PDA

View Full Version : Có ai cho em bản cài đặt orcad và giáo trình của nó với!!!


makiemlong1985
09-04-2007, 05:29 PM
Em đang định học orcad ma không biết kiếm giáo trình ở đâu,có ai cho em hok

Mecha
09-04-2007, 07:37 PM
Bạn tham khảo tại đây:

Hướng dẫn ORCAD cơ bản
http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=54&highlight=Orcad

noinaotinhyeulamaimai47
11-04-2007, 08:53 PM
http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=3451

phongpro
17-06-2007, 04:32 PM
co bac nao biet ve huong dan ban orcad 15.7

thangvdk
02-10-2007, 06:19 PM
các bác dúp em phần nạp chương trình cho pic trong orcad với em xiin cám ơn

thanhtuan_vchip
03-10-2007, 02:50 PM
thử vào trang này tìm xem mình thấy có nhiề bài hay lắm :www.esnips.com

vantu1608hd
01-05-2010, 11:04 AM
Sau 7 năm, quy mô cuộc thi tuy có được mở rộng nhưng công nghệ (trừ đề thi các năm khác nhau) hầu như không có gì thay đổi. Năm 2007, mọi người trầm trồ trước một công nghệ mới được ứng dụng cho Robot đó là Công nghệ xử lý ảnh nhưng liệu có cần thiết phải mang một thứ công nghệ quá phức tạp, tiêu tốn đến bạc tỷ vào một cuộc thi cho SV hay không trong khi hiệu quả đem lại không được như mong đợi. Mọi người bắt đầu thấy RBC nhạt dần.

Để thành lập, duy trì một đội RBC và cho ra đời những con Robot chạy được trên sân đấu các bạn SV đã phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ (trung bình khoảng 20 – 30 triệu với một đội đầu tư ít và đã có kinh nghiệm) còn với những đội “chịu chơi” số tiền ấy có thể gấp lên vài lần.

Chưa kể đến một khoản tiền không nhỏ nữa để “mua kinh nghiệm”, để thử nghiệm trên những con Robot “thí mạng” mà về sau chỉ xếp lại để bán nhôm vụn vì hầu hết SV đến với Robocon khi hoàn toàn chưa biết gì, tự mày mò học hỏi với rất ít sự định hướng.

Đây là một sự lãng phí khổng lồ trong khi túi tiền của SV làm Robot vô cùng eo hẹp. Để có những khoản tiền “đốt vào Robot”, họ phải cậy nhờ đến những khoản tài trợ từ gia đình, nhà trường, người thân, thậm chí là dạy thêm, làm thêm đủ nghề để nuôi giấc mộng Robot.

Kéo theo đó là một loạt sự lãng phí khác về thời gian và những cơ hội học tập, người ta gọi đó là cái giá khi lao đầu theo RBC. Để duy trì một đội RBC trung bình mất khoảng từ 3 đến 6 tháng, đó là thời gian SV “hành xác” trong những xưởng cơ khí, bỏ bê học hành và tất cả những mối quan tâm khác. Chưa kể đến việc có những người theo RBC đến năm thứ 3, năm thứ 4, chấp nhận chậm việc học lại vài năm vì RBC.

Trông người lại ngẫm đến ta

Trong khi SV Việt đốt từ 5 – 8 tỉ đồng mỗi năm vào những con Robot không chạy được thì SV các nước khác trong khu vực coi RBC là một cuộc thi vô cùng trong sáng và đơn giản, nó không phải là cái đích duy nhất để họ cố sống cố chết vươn tới.


Ở Hàn Quốc dù là một trường ĐH nổi tiếng đi nữa cũng chỉ có duy nhất một đội với khoảng 10 người (trong khi riêng ĐHBKHN năm 2007 có đến 55 đội đăng ký tham gia, cả nước có 357 đội với hơn 3000 SV). Việc làm robocon của họ chỉ kéo dài khoảng 2 tháng, làm chủ yếu vào ban ngày và sau giờ học (rất ít khi thấy vì robocon mà bỏ tiết). Ngày thi đấu toàn quốc, có khoảng trên 20 đội (thường mỗi trường chỉ duy nhất có 1 đội chứ không phải thi vòng loại ý tưởng từ cấp khoa, cấp trường như ở Việt Nam).

Từ lúc nhận đề thi tới lúc chọn ra một đội đi thi quốc tế chỉ duy nhất một vòng thi (trong khi ở Việt Nam phải vượt qua ít nhất 3 hoặc 4 vòng thi, chưa kể các kỳ thi ý tưởng, thi trong trường loại bớt đội để giới hạn cho đúng chỉ tiêu).

Vòng chung kết của Hàn Quốc (tháng 4-2007) có khoảng chưa đầy một trăm người tới xem. Các trận đấu cũng khá sôi nổi. Thậm chí đội vô địch trong nước cũng chỉ ăn mừng chiến thắng đơn giản với một buổi tối uống So-chul gần trường.

Ngẫm lại hình ảnh trao giải những cuộc thi của Việt Nam chúng ta không khỏi giật mình: Có phải chúng ta đang tự giới hạn và giam hãm tất cả nguồn lực lớn trong cái ao tù Robocon? Có phải tính chất của cuộc chơi trí tuệ đã thay đổi và ảnh hưởng quá nhiều tới cả tinh thần, tâm lý và sức lực của thời SV?

Vì sao SV các nước lại “thờ ơ” thế? Đơn giản RBC cũng chỉ là một cuộc chơi trong nhiều cuộc chơi khác. Ngoài RBC còn nhiều các hoạt động khác rất cuốn hút. Lấy ví dụ ở các trường ĐH ở Malaysia, có các câu lạc bộ về đủ các lĩnh vực kinh tế, nhạc họa, thể thao... và đa phần các bạn SV thích tham gia vì được rèn luyện các kỹ năng “mềm” ngoài các kiến thức kỹ thuật đã được học trên lớp.

Các dự án của SV thường rất được chú trọng vào tính thực tiễn, trong khi đó RBC lại ít mang ứng dụng. Đơn cử như trong cuộc triển lãm các đề tài nghiên cứu của UTP năm 2006, đề tài được giải nhất là một thiết kế chiếc mũ bảo hộ có khả năng làm mát đầu, tên là “cool cap”, thiết kế chỉ đơn giản là gắn một chiếc quạt vào gáy của chiếc mũ để làm mát đầu trong lúc đội nhưng nó có tính sáng tạo và tính ứng dụng tương đối cao. Sau đó, tác phẩm này được đưa sang dự Invention & New Product Exposition 2007 (INPEX) tại Pittsburgh, Mỹ và đã giành được huy chương vàng.


Trở về cuộc thi đúng nghĩa

RBC chỉ là một cuộc thi tôn vinh sự sáng tạo, khơi dậy những ý tưởng và giải pháp của SV, nó hoàn toàn chưa thể được coi là Robotics, một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và một đội thành công ở sân chơi RBC chưa thể coi là đã nắm được những kiến thức về Robotics.

Nếu SV chỉ tham gia vào cuộc thi một lần thì những giá trị học tập được cũng vô cùng hữu ích nhưng nếu chạy theo cái bóng của cuộc thi suốt nhiều năm thì đó có thể là một sự đầu tư sai lầm.

Năm nay số đội đăng ký tham gia RBC giảm đi gần một nửa so với năm ngoái, các trường có thành tích và có tiếng những năm trước như BKHN, BKTPHCM đóng góp một số lượng đội vô cùng khiêm tốn. Có thể coi đây là một dấu hiệu đáng mừng. Phải chăng đã đến lúc SV nhìn nhận một cách khách quan về RBC và vươn ra những sân chơi khác rộng hơn, thay vì ăn thua ở một cuộc đua đã “mất màu vui vẻ”?


Nguồn: http://www.svdanang.com/@pbk/showthread.php?t=27203