PDA

View Full Version : Thiết kế mạch cầu H để truyền động động cơ DC (trích lọc)


scentoflove
07-08-2006, 01:30 AM
Mạch này em vẽ lại nhưng các điện trở R2,5,8,11 em ko biết giá trị có đúng ko ang namqn sử lại giúp e, 4 con zener D5,6,7,8 đều là 15V nhưng em ko biết mua ở chợ nói thế nào (chưa mua loại zener này)

Opto thì theo sphinx loại P521 ko đáp ứng được em cũng ko biết loại nào thì được.

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbrigde.jpg

namqn
07-08-2006, 01:50 AM
Mạch này e vẽ lại nhưng các điện trở R2,5,8,11 e ko biết giá trị có đúng ko, 4 con zener D5,6,7,8 đều là 15V nhưng e ko biết mua ở chợ nói thế nào (chưa mua loại zener này)
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbrigde.jpg
Khoan nói đến giá trị của các điện trở trong các mạch kích, mạch này nếu có chạy được thì hai MOSFET phía cao (high-side) nối với rail +24V sẽ bị nóng, và sẽ chạy ở vùng khuếch đại chứ không đóng ngắt như khóa/van.

Nếu em đã chọn tất cả các khóa đều là MOSFET kênh N thì chúng cần có 2 mạch kích cho phía cao, còn hai mạch kích cho phía thấp thì dễ dàng hơn. Một số vi mạch kích, chẳng hạn như IR2110 có một cặp driver dành cho phía cao và phía thấp. Nhưng nếu sử dụng các mạch kích loại này thì chúng ta sẽ không thể chỉ dùng một khóa để điều rộng xung, mà các khóa phải được đổi vai trò liên tục để cho mạch bootstrap của vi mạch kích nạp điện tích cho bộ kích phía cao.

Một giải pháp đơn giản hơn là chúng ta dùng các biến áp nhỏ để cấp nguồn cho các mạch kích, khi đó mạch sẽ cồng kềnh hơn, nhưng lại khả thi hơn đối với thị trường VN. Nếu dùng biến áp thì chúng ta sẽ cần có 3 cuộn thứ cấp nhỏ, cách ly với nhau, hay chúng ta cần có 3 biến áp nhỏ riêng biệt. Chú ý là biến áp phải có sơ cấp và thứ cấp hoàn toàn cách ly.

Dùng trực tiếp opto như vậy sẽ không thể kích nhanh được MOSFET, vì opto có giới hạn về khả năng/tỷ số truyền dòng (current transfer ratio).

Em chọn tiếp giải pháp cấp nguồn cho mạch kích đi, rồi chúng ta sẽ bàn tiếp.

À, cái hình của em post lên rất nhỏ, không thể đọc được thông số của linh kiện.

Thân,

sphinx
07-08-2006, 02:42 AM
- IR2110 có lẽ là khả thi đấy anh ạ, 21k/1em ở thị trường miền Bắc. Chỉ cần 2 con là đủ cho 1 cầu H.

- Nếu dùng cầu H loại PN có thể tham khảo mạch kích tần số cao ở trang ELM của một ông người Nhật (đã post rồi nhưng hình như ko ai chịu đọc):
http://elm-chan.org/works/smc/smc3.png
Ông ấy cũng làm DC Servo và các bạn có thể tham khảo thông tin tại địa chỉ này http://elm-chan.org/works/smc/report_e.html

Mạch kích này đã xuất hiện trong 1 số sách về điện tử công suất, tuy nhiên ở đây tác giả đã thêm vào phần điều khiển dead-time.
Khối kích FET đã được thử nghiệm, đo đạc, thay đổi thành phần cho phù hợp với điều kiện linh kiện ở ta, các bạn có j thắc mắc cứ đặt câu hỏi.

scentoflove
07-08-2006, 10:48 PM
Em vẽ nhầm 2 con fet kênh P. Đúng sẽ là như hình sau
Phần cách li sẽ thay 4 con opto thành 2 con IR2110, a namqn cho e hỏi 2 chân Vb và Vs có tác dụng gì

namqn
08-08-2006, 01:12 AM
Em vẽ nhầm 2 con fet kênh P. Đúng sẽ là như hình sau
Phần cách li sẽ thay 4 con opto thành 2 con IR2110, a namqn cho e hỏi 2 chân Vb và Vs có tác dụng gì
Nếu em dùng phía cao là 2 MOSFET kênh P thì mạch kích vẫn sai, vì em phải kéo chân G của MOSFET kênh P xuống mức áp thấp hơn chân S để nó dẫn.

Nếu dùng phía cao là 2 MOSFET kênh P thì IR2110 lại không thích hợp, vì nó có một floating driver (bộ kích có áp trôi tự do) cho một MOSFET kênh N ở phía cao. Các chân Vb và Vs là hai chân nguồn của bộ floating driver đó, nó dùng mạch bootstrap để nạp điện tích cho tụ bootstrap nằm giữa Vb và Vs, điện tích đó dùng để kích cho MOSFET phía cao.

Chú ý là IR2110 không dùng để cách ly nhé.

Thân,

scentoflove
08-08-2006, 05:52 PM
Mạch hôm qua em vẽ dùng 2con MOSFET kênh P và 2 con kênh N, ko dùng IR2110. Anh nói sai ở 2 con kênh P em ko hiểu lắm anh giải thích cụ thể

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbridge.png

Anh namqn xem dùm em mạch có sai chổ nào ko em dùng 4 con MOSFET kênh N và 2 con IR2I10. Em nghĩ là chân Vb1 nối lên 24V còn chân Vs1 sẽ nối với DONGCO1 (Vs2 DONGCO2, trong mạch em quên ko ghi rõ chân Vb 1/2 Vs1/2). Em up luôn file dsn anh namqn có thể sửa trên file giúp em

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbridge-1.jpg

namqn
08-08-2006, 06:52 PM
Với MOSFET kênh P thì gate của nó phải âm hơn source thì nó mới dẫn, điện áp source dương hơn điện áp drain để MOSFET dẫn dòng từ source đến drain. Với mạch kích của em thì làm sao kéo gate âm so với source?

Mạch kích của em dùng IR2110 có nhiều chỗ sai, chúng ta cần 4 tín hiệu kích riêng biệt cho 4 khóa, không thể nối thẳng các Vb vào Vcc(+24V) vì như vậy thì Vb không thể bay lên điện thế cao hơn Vcc để kích cho các khóa phía cao. Anh sẽ vẽ mạch kích cụ thể rồi post lên đây.

Anh không dùng OrCAD, chỉ dùng Proteus và Eagle, nên nếu ai đó dùng phần mềm khác với hai phần mềm trên thì nên post ảnh chụp của sơ đồ.

Một vấn đề nữa nhân tiện cũng nói luôn, không biết có bạn nào biết được các loại mạch kích tương tự như IR2110 hiện có tại thị trường VN, nếu có bạn nào nắm được thông tin về chúng thì xin hãy post lên để chúng ta có nhiều phương án lựa chọn.

Thân,

namqn
08-08-2006, 06:57 PM
- IR2110 có lẽ là khả thi đấy anh ạ, 21k/1em ở thị trường miền Bắc. Chỉ cần 2 con là đủ cho 1 cầu H.

- Nếu dùng cầu H loại PN có thể tham khảo mạch kích tần số cao ở trang ELM của một ông người Nhật (đã post rồi nhưng hình như ko ai chịu đọc):
http://elm-chan.org/works/smc/smc3.png
Ông ấy cũng làm DC Servo và các bạn có thể tham khảo thông tin tại địa chỉ này http://elm-chan.org/works/smc/report_e.html
Link trực tiếp của em đến hình "http://elm-chan.org/works/smc/smc3.png" có vẻ không ổn (ít nhất là với anh, vì nhấn vào link đó thì bị redirect đến trang "http://www.pir.org/", anh phải dùng "http://elm-chan.org" rồi sau đó theo các mênu để đến phần smc). Link "http://elm-chan.org/works/smc/report_e.html" thì chạy tốt.

Thân,

namqn
08-08-2006, 07:01 PM
Nếu em đã chọn tất cả các khóa đều là MOSFET kênh N thì chúng cần có 2 mạch kích cho phía cao, còn hai mạch kích cho phía thấp thì dễ dàng hơn. Một số vi mạch kích, chẳng hạn như IR2110 có một cặp driver dành cho phía cao và phía thấp. Nhưng nếu sử dụng các mạch kích loại này thì chúng ta sẽ không thể chỉ dùng một khóa để điều rộng xung, mà các khóa phải được đổi vai trò liên tục để cho mạch bootstrap của vi mạch kích nạp điện tích cho bộ kích phía cao.

Chỗ này anh nói không hoàn toàn chính xác, nếu chúng ta dùng khóa phía thấp của một nửa cầu để tạo đường dẫn dòng, và khóa phía cao của nửa cầu còn lại dùng để điều rộng xung thì vẫn có thể dùng tốt các mạch kích như IR2110. Như anh đã nói ở trên, chúng ta cần xác định các yêu cầu đối với mạch kích rồi mới chọn mạch kích, nhưng nếu thị trường VN chỉ có mỗi con IR2110 thì đành phải dùng nó (dù rằng với bài toán của chúng ta mà dùng nó thì quá phí).

Dùng các mạch kích như IR2110 còn có một thuận lợi là chúng ta chỉ cần một nguồn nuôi cho tất cả mạch kích (không cần giải pháp nhiều biến áp nhỏ hay nhiều nguồn một chiều cách ly).

Thân,

scentoflove
09-08-2006, 12:36 AM
Theo anh namqn thì 2 con MOSFET kênh P em mắc thêm điện trở nhỏ khoản 22ohm giửa Zener và chân Gate của FET là tạo được áp gate nhỏ hơn S là ok rồi phải ko anh

namqn
09-08-2006, 12:52 AM
Theo anh namqn thì 2 con MOSFET kênh P em mắc thêm điện trở nhỏ khoản 22ohm giửa Zener và chân Gate của FET là tạo được áp gate nhỏ hơn S là ok rồi phải ko anh
Vấn đề ở mạch kích của em là khi transistor của opto dẫn thì nó sẽ kéo G của MOSFET kênh P lên mức +24V, là mức áp mà chân S đang nối vào, do đó Vgs sẽ là 0 V, còn khi transistor của opto không dẫn thì cực G của MOSFET kênh P được thả nổi.

Anh đã nói là sẽ vẽ và post các mạch lên rồi mà.

Thân,

sphinx
09-08-2006, 09:55 AM
nhưng nếu thị trường VN chỉ có mỗi con IR2110 thì đành phải dùng nó (dù rằng với bài toán của chúng ta mà dùng nó thì quá phí).
Thân,

Ở mình còn con IR2103 anh ạ, :) dưng mà giá vẫn thế trong khi con này kém hơn IR2110 rất nhiều, mạch ứng dụng IR2110 có thể serach ra rất nhiều, các bạn hãy tự tìm hiểu kĩ càng trước khi đặt các câu hỏi, cần tự thân vận động đã chứ.

Mạch ở trang ELM là lý tưởng nếu muốn chỉ sử dụng các linh kiện cơ bản.

namqn
09-08-2006, 06:42 PM
Mạch cầu H điển hình dùng IR2110, và các MOSFET kênh N. Các linh kiện chưa có giá trị vì sẽ tính toán sau.

Thân,

namqn
09-08-2006, 06:48 PM
Chao!

O Nhat tao co ban con cach li quang toc do cao tich hop luon phan amplifier cho Transitor cong suat do (neu dung de dk cho FET hoac IGBT thi noi them 1 con dien tro 4k7 tu chan 5 xuong chan 7 cua no la OK). Gia la 10k/1con (Xem datasheet)
Con này có thời gian trễ khá lớn (điển hình 2 us, tối đa 5 us), tuy thời gian lên/xuống có khá hơn (điển hình 0.2/0.1 us, tối đa 1 us). Dòng ra DC tối đa 0.5A, cũng có thể dùng được.

Rất cám ơn bạn đã cung cấp thông tin, bạn nào khác có những thông tin tương tự thì xin hãy post lên, chúng tôi xin chân thành cám ơn những đóng góp của các bạn.

Thân,

scentoflove
09-08-2006, 08:26 PM
Theo mạch của anh namqn, nếu em đk bằng 2 PWM bù nhau thì em sẻ đưa PWM1 vào chân Q1 và Q4, PWM2 vào chân Q3 và Q2 (mạch của em vẽ thì IR2110 thứ nhất sẽ đk 1 chiều: đk 2 con MOSFET Q1 và Q4, con thứ hai sẽ đk chiều ngược lại Q3 và Q2 ->nên em mới đưa PWM1 vào cả 2 chân Hin và Lin của IR2110).

scentoflove
09-08-2006, 10:46 PM
Em đọc bài đó của anh rồi, vì em chưa làm PWM theo 2 pha bù nhau nên em định làm theo cách đó, PWM từ 0-100% thì em đã làm cho đồ án của em với mạch FET_RELAY.

Em thấy trong mạch cũa anh chân mass của cầu H nên tách ra khỏi chân mass của 12V đưa vào IR2110.

Như vậy chân CCP2 (RC1) của pic có thể nối trực tiếp với chân Q1, và 1 chân khác của pic (RC0) sẽ kick cho Q4 luôn dẫn dòng. Khi theo chiều ngược lại thì đảo lại RC1 cho Q3 và RC0 cho Q2.

namqn
09-08-2006, 11:17 PM
Em thấy trong mạch cũa anh chân mass của cầu H nên tách ra khỏi chân mass của 12V đưa vào IR2110.

Như vậy chân CCP2 (RC1) của pic có thể nối trực tiếp với chân Q1, và 1 chân khác của pic (RC0) sẽ kick cho Q4 luôn dẫn dòng. Khi theo chiều ngược lại thì đảo lại RC1 cho Q3 và RC0 cho Q2.
Em tách ra thì hai con MOSFET phía thấp sẽ kích như thế nào? Em nói tách chân Vss và COM của IR2110 thì nghe còn hợp lý.

Kích qua IR2110 thì có thể dùng chân vi điều khiển nối trực tiếp với IR2110(mức ngưỡng logic ngõ vào của IR2110 là 3.3V).

Thân,

scentoflove
02-09-2006, 05:17 PM
Em tính thử điện trở theo công thức này

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Rgate.jpg

voi Ls=7.5nH, Ciss=890pF thì Rgate=5.8ohm chưa trừ cho (Rdrv+Rg,i) như vậy sau khi trừ xong có nhỏ quá ko anh namqn

trong công thức tính tụ

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Cbst-1.jpg

Q(g), Q(rr) có trong datasheet
Dmax/fdrv em nghĩ là thời gian đóng hoặc mở ton và toff
I(bst) em ko biết cách tính
delta V(bst)=V(bst)-V(uvlo) em ko biết V(uvlo), V(bst) em nghĩ là hiệu Vb và Vs của IR2110 nhưng ko biết làm sao có giá trị

Các giá trị em lấy từ datasheet em up lên

namqn
02-09-2006, 11:00 PM
Em tính thử điện trở theo công thức này

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Rgate.jpg

voi Ls=7.5nH, Ciss=890pF thì Rgate=5.8ohm chưa trừ cho (Rdrv+Rg,i) như vậy sau khi trừ xong có nhỏ quá ko anh namqn

trong công thức tính tụ

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Cbst-1.jpg

Q(g), Q(rr) có trong datasheet
Dmax/fdrv em nghĩ là thời gian đóng hoặc mở ton và toff
I(bst) em ko biết cách tính
delta V(bst)=V(bst)-V(uvlo) em ko biết V(uvlo), V(bst) em nghĩ là hiệu Vb và Vs của IR2110 nhưng ko biết làm sao có giá trị

Các giá trị em lấy từ datasheet em up lên
Giá trị của Ls phải kể luôn cả điện cảm của phần mạch in, vì không thể có khoảng cách bằng 0 giữa ngõ ra của mạch kích và các chân G, S của MOSFET. Khả năng làm mạch in tốt nhất của bọn em có thể đạt điện cảm của phần mạch in bằng khoảng 20 nH. Như vậy, tính gộp điện cảm đầu nối của MOSFET và điện cảm của mạch in, em phải dùng giá trị 27.5 nH khi tính điện trở.

Dmax là chu kỳ nhiệm vụ cực đại của MOSFET phía cao (vì đang tính cho phía cao). Qg là của MOSFET, còn Qrr là của diode nối vào mạch bootstrap.

Vbst là điện áp nạp cực đại cho tụ (lấy bằng áp nguồn nối vào phía thấp trừ cho sụt áp trên diode của mạch bootstrap). Vuvlo là ngưỡng điện áp khóa mạch kích khi thấp áp, có trong datasheet của IR2110.

Ibst như đã giải thích ở dientuvietnam, là tổng của dòng rò qua diode bootstrap, dòng cung cấp cho bộ dịch mức, dòng cung cấp cho mạch lái, và dòng kích cho MOSFET.

Thân,

scentoflove
05-09-2006, 11:51 AM
Anh namqn có thể cung cấp link topic về Ibst trong dientuvietnam, em lên đó kiếm nhưng ko thấy (có thể chưa kĩ).
Qrr em nghĩ là của IRF vì trong datasheet diode ko có.
Theo như anh namqn nói thì em có thể tính Rgate=15ohm

Anh sphinx có thể cung cấp đaị chỉ mua IR2110 ở HN ko, ở Nhật Tảo ko có ->ai đã xài IR2110 giúp em với

namqn
05-09-2006, 07:33 PM
Anh namqn có thể cung cấp link topic về Ibst trong dientuvietnam, em lên đó kiếm nhưng ko thấy (có thể chưa kĩ).
Qrr em nghĩ là của IRF vì trong datasheet diode ko có.
Theo như anh namqn nói thì em có thể tính Rgate=15ohm

Em đọc post #14 ở luồng này:
http://www.dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=2993&page=2

Rgate chưa trừ (Rdrv+Rg,i) thì là 11 ohm chứ, Rdrv thì có giá trị trong datasheet của mạch kích (IR2110 chẳng hạn), còn Rg,i thì thường không có trong datasheet của MOSFET.

Qrr là của diode bootstrap, đó là điện tích cần thiết để diode bootstrap trở lại trạng thái khóa sau khi đã dẫn dòng nạp cho tụ bootstrap. Với các diode phục hồi nhanh, chẳng hạn như 1N4933 - 1N4937 thì điện tích đó có thể lấy bằng 75 nC, với các diode thường như 1N4001 - 1N4007 thì điện tích đó có thể gấp 5 đến 10 lần. Do đó, cần chú ý khi chọn diode bootstrap, nếu tụ bootstrap cỡ 1 uF trở lại thì chỉ nên dùng loại 1N4148 nếu không tìm được loại fast reverse recovery.

Thân,

scentoflove
06-09-2006, 01:41 AM
Rgate thì em ko hiểu nếu làm mạch tốt nhất là 20nH vậy thì điện cảm tăng lên khi làm mạch trong đkiện khác Rgate khi chưa trừ là 11ohm nhưng khi điện cảm tăng thì Rgate phaỉ lớn hơn vậy -> chọn 12ohm được ko anh

Em đọc datasheet của HIP4081 thấy có thể bỏ qua Ibst (em ko biết tính như thế nào thấy bỏ qua mừng quá). Theo vd trong datasheet em chọn 1N4007 dòng xung trong 1 bán kỳ hình sin (8.3 ms) là 30uA ta có Qrr=124.5nC, Qg=65nC datasheet IRF540, Vbst=9.7 Vuvlo=9.4 datasheet IR2110-> Cbst=631.7nF. Em cũng tính thử với 1N4148 nhưng lại ko được Qrr=0.01pC.

namqn
06-09-2006, 09:12 PM
Rgate thì em ko hiểu nếu làm mạch tốt nhất là 20nH vậy thì điện cảm tăng lên khi làm mạch trong đkiện khác Rgate khi chưa trừ là 11ohm nhưng khi điện cảm tăng thì Rgate phaỉ lớn hơn vậy -> chọn 12ohm được ko anh

Em đọc datasheet của HIP4081 thấy có thể bỏ qua Ibst (em ko biết tính như thế nào thấy bỏ qua mừng quá). Theo vd trong datasheet em chọn 1N4007 dòng xung trong 1 bán kỳ hình sin (8.3 ms) là 30uA ta có Qrr=124.5nC, Qg=65nC datasheet IRF540, Vbst=9.7 Vuvlo=9.4 datasheet IR2110-> Cbst=631.7nF. Em cũng tính thử với 1N4148 nhưng lại ko được Qrr=0.01pC.
Nếu không đạt được điều kiện chiều dài mạch vòng là nhỏ nhất thì điện cảm sẽ cao hơn 20 nH, khi đó sẽ cần dùng Rgate lớn hơn. Nhưng phải chú ý đây là giá trị điện trở tổng của mạch vòng, chúng ta chỉ thêm vào một điện trở với giá trị bằng Rgate - (Rdrv + Rg,i). Không may là datasheet của IR2110 cũng không cho biết giá trị Rdrv. Nhưng nếu cần thiết thì chúng ta vẫn có thể đo được Rdrv của IR2110 một cách gián tiếp, còn Rg,i thì thường không có trong datasheet của MOSFET. Dù sao thì em vẫn có thể chọn điện trở thêm vào là khoảng 10 ohm.

Ibst không thể bỏ qua được, vì nó là dòng tổng của nhiều thành phần hiển nhiên tồn tại trong mạch, và các thành phần đó hoặc được cho trong datasheet, hoặc có thể tính được từ mạch kích. Qrr tính như em là không đúng, vì đó là khả năng chịu dòng xung của 1N4007 (30A trị đỉnh của một bán kỳ dòng hình sin, kéo dài 8.3 ms). Với 1N4148 thì có thể bỏ qua Qrr (chỉ khoảng 100 pC là tối đa).

Còn một chỗ nữa cần nói, Vulvo = 9.4 là đúng rồi, còn Vbst phải là Vcc - Vd (áp rơi trên diode).

Thân,

scentoflove
07-09-2006, 10:57 AM
Trong datasheet 1N400 ở dưới có Irr= 30uA và theo time 8.3ms (em ko sử dụng giá trị Ifsm=30A) em tính ra Qrr=124.5nC
Vbst=Vcc-Vd=12-1.1=10.9, Vd 1N4007 1.1V (datasheet ghi là Vf)
Ibst=Ilk,d+Iq,ls+Iq.drv+Igs
Igs=Vgs/Rgs=3/50=0.06 A (datasheet IR2110)
Iq,drv em nghĩ đo trện mạch
Iq,ls em ko thấy trong datasheet IR2110 (trong datasheet có Iqbs là gì vậy anh namqn)
Ilk datasheet diode ko có
ton,max = ton,rise+ton,delay = 38+9 =47ns (datasheet IRF540)
->Khi chưa tính Iq,drv; Id,ls; Ilk ta có Cbst=128.88nF

namqn
07-09-2006, 07:05 PM
Trong datasheet 1N400 ở dưới có Irr= 30uA và theo time 8.3ms (em ko sử dụng giá trị Ifsm=30A) em tính ra Qrr=124.5nC
Vbst=Vcc-Vd=12-1.1=10.9, Vd 1N4007 1.1V (datasheet ghi là Vf)
Ibst=Ilk,d+Iq,ls+Iq.drv+Igs
Igs=Vgs/Rgs=3/50=0.06 A (datasheet IR2110)
Iq,drv em nghĩ đo trện mạch
Iq,ls em ko thấy trong datasheet IR2110 (trong datasheet có Iqbs là gì vậy anh namqn)
Ilk datasheet diode ko có
ton,max = ton,rise+ton,delay = 38+9 =47ns (datasheet IRF540)
->Khi chưa tính Iq,drv; Id,ls; Ilk ta có Cbst=128.88nF
Em vẫn nhầm lẫn nhiều chỗ.
Irr (không biết em dùng datasheet của hãng nào) = 30 uA là dòng rò khi diode bị phân cực ngược, hoàn toàn khác với dòng điện phục hồi ngược cực đại. Dòng điện phục hồi ngược cực đại phụ thuộc vào lượng điện tích trong tiếp giáp p-n khi diode dẫn dòng thuận, do đó dòng điện phục hồi này ít nhiều phụ thuộc vào dòng điện dẫn khi phân cực thuận. Trường hợp xấu thì ta lấy bằng dòng định mức khi phân cực thuận.

Ilk,d chính là Irr mà em dùng nhầm ở trên.

Với IR2110, Iqbs = Iq,ls + Iq,drv, là dòng điện nguồn (dòng tĩnh) để nuôi bộ dịch mức và mạch lái (chưa tính dòng điện từ mạch lái đến gate của MOSFET, vì cái này tùy vào loại MOSFET đang dùng).

Igs là dòng điện trung bình để nạp điện tích cho MOSFET trong một chu kỳ, tính bằng công thức Igs = Qg*fs, Qg là điện tích gate của MOSFET, fs là tần số chuyển mạch của cầu H (có lẽ chúng ta sẽ chuyển mạch ở 25 kHz)

Ton,max tính từ tần số chuyển mạch và Dmax (chu kỳ nhiệm vụ cực đại), ví dụ với Dmax = 0.8, fs = 25 kHz thì Ton,max = Dmax/fs = 0.8/25000 = 32 us.

Cái ton,max mà em đã tính là thời gian đáp ứng kể từ khi có tín hiệu đóng MOSFET từ mạch điều khiển, đến khi MOSFET đóng.

Thân,

scentoflove
08-09-2006, 12:16 AM
Anh namqn Irr trong datasheet ghi la maximum full load reverse curent, Full cycle -> em nghĩ là đúng chứ anh
Ibst=Ilk,d +Iqbs +Igs
Iqbs= 125uA
Igs=Qg*fs=65nc*20Khz=1.3uA fs=20Khz vì chân CPP pic có tần số 19.53Khz

ton,max =Dmax/fs =0.8/20khz=40us (Dmax này em chọn là 1 được ko, đọc bài anh viết trên dientuvietnam thì ko thể chạy 100% chu kì vậy Dmax bao nhiêu là dc)

Cbst=0.13uF

Các datasheet em dử dụng em up lên

To sphinx: thanks, em đã mua được IR2110

namqn
08-09-2006, 07:08 PM
Anh namqn Irr trong datasheet ghi la maximum full load reverse curent, Full cycle -> em nghĩ là đúng chứ anh
Ibst=Ilk,d +Iqbs +Igs
Iqbs= 125uA
Igs=Qg*fs=65nc*20Khz=1.3uA fs=20Khz vì chân CPP pic có tần số 19.53Khz

ton,max =Dmax/fs =0.8/20khz=40us (Dmax này em chọn là 1 được ko, đọc bài anh viết trên dientuvietnam thì ko thể chạy 100% chu kì vậy Dmax bao nhiêu là dc)

Reverse current và reverse recovery current là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Anh đã giải thích trong post trước rồi, em đọc kỹ lại đi.

Igs phải là 1300 uA hay 1.3 mA!

Nếu dùng ít hơn 8 bit cho PWM thì có thể dùng 25 kHz.

Dmax cứ lấy là 0.8 đi, coi như chúng ta điều rộng từ khoảng 0.1 hay 0.2 đến 0.8 thôi.

Thân,

scentoflove
12-09-2006, 03:59 PM
Em chọn Dbst là 1N4148 từ đó tính Cbst
Qg=65nC. Qrr bỏ qua, Ilk,d=10uA, Iqbs=125uA, Igs=1.3mA, ton,max=40us, Vuvlo=9.4V, Vbst=15-1=14V ->Cbst= 0.027uF
Giá trị C1,C2=Cbst, C3,C4 trong datasheet IR2110 vẽ nhưng ko đưa giá trị. Các R5-R8 chịu dòng cho zener15V chưa có giá trị

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbridge.jpg

namqn
12-09-2006, 05:44 PM
Em chọn Dbst là 1N4148 từ đó tính Cbst
Qg=65nC. Qrr bỏ qua, Ilk,d=10uA, Iqbs=125uA, Igs=1.3mA, ton,max=40us, Vuvlo=9.4V, Vbst=15-1=14V ->Cbst= 0.027uF
Giá trị C1,C2=Cbst, C3,C4 trong datasheet IR2110 vẽ nhưng ko đưa giá trị. Các R5-R8 chịu dòng cho zener15V chưa có giá trị

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbridge.jpg
Cbst mà em tính ra là giá trị tối thiểu, nên chọn C1, C2 bằng khoảng 10 đến 15 lần giá trị Cbst (theo khuyến cáo của hãng International Rectifier). Với C3, C4, mỗi giá trị nên thực hiện bằng một tụ 0.1 uF (ceramic) + một tụ 1 uF (tantalum nếu có thể).

Các điện trở R5-R8 để chống latch-up cho MOSFET, có thể chọn 4.7 k.

Thân,

falleaf
12-09-2006, 09:23 PM
http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/L298N.jpg

Gửi cái schema này thiết kế cho con L298N, đang định làm nó để chuẩn bị cho phòng thí nghiệm ở HCM và HN. Xin anh Nam cho ý kiến luôn về các giá trị tụ trở mắc kèm theo.

Mạch này làm xong thì bé bằng 2 ngón tay, dài bằng 2 đốt tay (đã bao gồm cục tản nhiệt to oạch phía sau).

Chúc vui.

namqn
13-09-2006, 06:27 PM
Gửi cái schema này thiết kế cho con L298N, đang định làm nó để chuẩn bị cho phòng thí nghiệm ở HCM và HN. Xin anh Nam cho ý kiến luôn về các giá trị tụ trở mắc kèm theo.

Mạch này làm xong thì bé bằng 2 ngón tay, dài bằng 2 đốt tay (đã bao gồm cục tản nhiệt to oạch phía sau).

Chúc vui.
Nếu làm cho phòng thí nghiệm thì em nên để 4 tín hiệu kích độc lập nhau, như vậy có thể thí nghiệm kích theo nhiều kiểu khác nhau.

Các ngõ vào của L298N là dạng TTL, do đó không cần làm phức tạp hóa mạch đâu em. Em có thể bỏ phần mạch R, C, và D ở các chân input của L298N.

Nếu nguồn đã ổn áp thì C7 không cần lớn, vài uF là được. C8 cũng chỉ cần vài uF, nếu có tụ tantalum thì nên dùng (lọc nhiễu cho phần logic của L298N).

Rs thì phải chọn tùy theo cỡ dòng điện qua mạch cầu H của L298N. Nếu dòng max cỡ 1A thì có lẽ chọn 0.1 ohm (sẽ cần có một mạch khuếch đại dùng OPAMP loại rail-to-rail input).

Mạch lọc mắc song song với Rs thì có thể dùng R = 220 ohm, C = 1 nF.

Thân,

namqn
13-09-2006, 06:29 PM
Em muốn làm phần phản hồi dòng điện luôn anh namqn giúp em phần này
Trong mạch F dùng L298N vừa post có Rs dùng cho phản hồi dòng điện đó, em tham khảo thêm phần trả lời của anh để chọn giá trị cho điện trở cảm nhận dòng và mạch lọc cho nó.

Thân,

scentoflove
13-09-2006, 08:16 PM
Rs mắc giữa chân isenA và mass, mạch cầu H thì mình sẽ mắc Rs như thế nào anh

namqn
13-09-2006, 10:18 PM
Rs mắc giữa chân isenA và mass, mạch cầu H thì mình sẽ mắc Rs như thế nào anh
Trong L298N cũng là một mạch cầu H mà em.

Mắc Rs giữa âm nguồn và điểm nối các chân S của các MOSFET phía thấp.

Thân,

bluepine
14-09-2006, 10:14 AM
anh Namqn ơi, có thể giải thích rõ hơn vai trò của chân sens trong mạch cầu được không ? ta đã dùng encoder để hồi tiếp tốc độ động cơ rồi thì thêm chân sens có ý nghĩa gì vậy anh. Em đọc trong datasheet của cầu LM18200 thì thấy nó nói rằng độ nhạy là 377uA/1A, để tối ưu độ chính xác và tuyến tính thì phải chọn điện trở giữa chân sens này với mas sao cho điện áp giới hạn giữa chân sens này với mas là 5V, và trong thiết kế đó thì nó chọn điện trở 2K. em mắc thử thì thấy mạch vẫn chạy tốt. mong anh giải thích thêm,
mến


falleaf
14-09-2006, 01:07 PM
Các ngõ vào của L298N là dạng TTL, do đó không cần làm phức tạp hóa mạch đâu em. Em có thể bỏ phần mạch R, C, và D ở các chân input của L298N.
Thân,

Cái phần R, C, D là để chống ngắn mạch. Mạch này đã kiểm tra rất tốt. Nếu đang chạy, chập hai dòng vào nhau, lập tức nó kéo tín hiệu điều khiển ngõ vào xuống 0. Có nghĩa là khoá thẳng ở ngõ vào luôn, cho dù ngõ ra chân vi điều khiển đang ở mức cao. Bảo vệ cả L298 và vi điều khiển.

Về phần nối chung chân, vì em đi mạch in chỉ nhỏ bằng 2 ngón tay và dài bằng hai đốt ngón tay. Gần như rất khít (đã bao gồm tản nhiệt), nên em gôm chung lại luôn.

Nếu thiết kế thì có thể kéo chân ra test board để cắm. Em dự tính làm thêm một cái dãy test board cắm chân, để thực hành trong phòng thí nghiệm với các thiết bị trung bình, như kiểu động cơ.

Em sẽ suy nghĩ lại phần thiết kế để thực hành cho đơn giản nhất.

Thanks anh

http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=79

Các bạn xem thêm bài viết trong luồng này để hiểu về hoạt động của R,C,D ở ngõ vào. Bài này viết lâu lắm rồi, và mạch này được dùng trong robot của F khi làm đề tài tốt nghiệp. Nó làm to oạch vì lý do cũng như các bạn, thời sinh viên, F không có nhiều điều kiện, mạch in đặt miễn phí ở phòng làm mạch in BK HCM, không phủ gì cả. Hồi đó phòng này mới thành lập, chưa làm được lỗ in nhỏ, chưa phủ xanh được. Bây giờ thì không biết thế nào rồi. Ai có thông tin về phòng làm mạch in này hiện nay, xin cung cấp cho mọi người biết.

Chú ý, trong mạch này, lúc đó không tìm được Schotky, cho nên dùng 1N4007, và nó chỉ cho phép tối đa 3-5KHz thôi. Đây là bộ điều khiển không tốt. Trong mạch mới mà F đưa lên, dùng UC3611 thì nó có thể nâng tần số lên. Việc điều khiển ở 7.8KHz như trong báo cáo, là làm lụi theo kiểu thực hành, vì đưa lên 7.8KHz còn thấy chấp nhận được nên làm. Tuyệt đối anh em không bắt chước làm mấy cái trò lụi này của F nhé.

Chúc vui

scentoflove
16-09-2006, 01:51 AM
Mạch phản hồi dòng em dùng 2 con diode (nối từ 2 chân jump động cơ vào chân Rs) mắc với mạch Rs, thì diode đó có cần phải phục hồi nhanh hay chỉ cần 1N4007.
Nguyên lý của mạch phản hồi dòng có phải là tạo ra điện áp trên Rs để PIC đọc ADC ko anh. Nếu như vậy thì Vref=5V thì em nghĩ Rs=Vref/Imax

scentoflove
18-09-2006, 10:57 AM
Anh Nam, mạch phản hồi dòng của em 2 con diode d7,d8 là diode thường hay phục hồi nhanh ko anh.
Anh có thể giải thích thêm cách chọn Rs

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbridgesense.jpg

namqn
18-09-2006, 07:14 PM
Anh Nam, mạch phản hồi dòng của em 2 con diode d7,d8 là diode thường hay phục hồi nhanh ko anh.
Anh có thể giải thích thêm cách chọn Rs

http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Hbridgesense.jpg
Em đặt Rs không đúng rồi, xem lại hình gửi kèm nhé.

Nếu chọn Rs để áp rơi cực đại trên nó bằng với Vref của ADC thì chúng ta tổn thất quá nhiều điện áp (áp nguồn chỉ có 24V). Do đó chúng ta thường chỉ chọn Rs để áp rơi ứng với dòng cực đại là khoảng 1V trở lại, và chúng ta sẽ dùng một mạch khuếch đại để nâng mức áp đó lên trước khi đưa nó vào ADC của PIC. Vì tầm điện áp là từ 0V đến 1V (chẳng hạn), các OPAMP dùng trong mạch khuếch đại sẽ cần có rail-to-rail input.

Tính ví dụ, chọn 1V là áp cực đại, dòng cực đại qua Rs là 2A, vậy Rs = 1/2 = 0.5 ohm (công suất trên điện trở này là 1V*2A = 2W!). Nếu để áp trên Rs cực đại là 5V, với dòng cực đại là 2A, thì công suất tiêu tán trên điện trở này là 5V*2A = 10W!! Hy vọng các bạn hình dung ra vấn đề.

Thân,

namqn
18-09-2006, 07:24 PM
anh Namqn ơi, có thể giải thích rõ hơn vai trò của chân sens trong mạch cầu được không ? ta đã dùng encoder để hồi tiếp tốc độ động cơ rồi thì thêm chân sens có ý nghĩa gì vậy anh. Em đọc trong datasheet của cầu LM18200 thì thấy nó nói rằng độ nhạy là 377uA/1A, để tối ưu độ chính xác và tuyến tính thì phải chọn điện trở giữa chân sens này với mas sao cho điện áp giới hạn giữa chân sens này với mas là 5V, và trong thiết kế đó thì nó chọn điện trở 2K. em mắc thử thì thấy mạch vẫn chạy tốt. mong anh giải thích thêm,
mến

Post này đọc rồi mà lại quên trả lời.

Chân sense để phản hồi giá trị dòng điện, có thể dùng để bảo vệ quá tải, ngắn mạch, cũng có thể dùng để tính toán trong một số phương pháp điều khiển, vì dòng điện qua động cơ tỷ lệ với mômen điện từ sinh ra trong động cơ.

Giải thích về chân sense của LMD18200: có 2 cảm biến dòng điện sẽ cảm nhận dòng điện qua 2 MOSFET phía cao, sau đó đưa vào mạch ổn định và tạo dòng ở chân sense của vi mạch. Chúng ta sẽ mắc một điện trở chuẩn vào giữa chân này và 0V để tạo áp rơi tỷ lệ với dòng điện (dùng cho các mạch điều khiển, giới hạn dòng).

Với LMD18200 thì chân sense của nó cho phép chúng ta chọn ngưỡng dòng để tác động, vì giá trị điện trở khác nhau sẽ tạo ra áp rơi khác nhau. Nguyên tắc cảm nhận dòng điện của LMD18200 khác với cách chúng ta làm ở đây (có lẽ nó đang dùng cảm biến Hall, do đó mới có thông số độ nhạy 377 uA/A). Nếu chúng ta dùng điện trở Rs như trong các mạch cầu H đang được thực hiện ở đây thì độ nhạy sẽ là 1A/1A (chúng ta dùng giá trị thực của dòng điện).

Giá trị 2k mà họ dùng đảm bảo điều kiện áp rơi không quá 5V so với GND, do đó mạch chạy tốt là đương nhiên.

Thân,

bluepine
19-09-2006, 10:28 AM
em đã vẽ xong phần mạch điều khiển động cơ servo dùng cầu LM18200, các anh tham khảo góp ý cho nhé.
mến

namqn
11-06-2007, 08:21 PM
Các post này đã được trích lọc từ luồng 'Tìm người làm bài tập thực hành: Bộ ĐK PID động cơ DC', nhằm giúp cho các thành viên quan tâm đến việc thiết kế mạch cầu H (để truyền động động cơ DC) được thuận tiện hơn trong việc tham khảo.

Post này có mục đích giới thiệu luồng này với các bạn.

Thân,

scentoflove
10-09-2007, 02:16 AM
Hiện giờ em đang làm lại mạch cầu H dùng IR2110 như hình (anh namqn vẽ). Hiện tại em thắc mắc về mạch như sau

1. Nếu ko có các điện trở R1 R2 R3 R4 thì cấp nguồn vào là 2 FET thấp rất nóng?? Theo appnote (an-978) cua IRF thì mạch cầu H dùng IR2110 hoàn toàn ko sử dụng 4 điện trở đó?? -> em ko hiểu chổ này

2. Theo datasheet IR2110 thì Hin=0 Vho=Vs, khi ta kick Q4 để chạy động cơ thì Vs ở cà 2 IR2110=0, Vho=0 do Q1 dẫn nên keo xuống mass -> ko thể kick Q1 để chạy động cơ

namqn
11-09-2007, 01:06 AM
Hiện giờ em đang làm lại mạch cầu H dùng IR2110 như hình (anh namqn vẽ). Hiện tại em thắc mắc về mạch như sau

1. Nếu ko có các điện trở R1 R2 R3 R4 thì cấp nguồn vào là 2 FET thấp rất nóng?? Theo appnote (an-978) cua IRF thì mạch cầu H dùng IR2110 hoàn toàn ko sử dụng 4 điện trở đó?? -> em ko hiểu chổ này

2. Theo datasheet IR2110 thì Hin=0 Vho=Vs, khi ta kick Q4 để chạy động cơ thì Vs ở cà 2 IR2110=0, Vho=0 do Q1 dẫn nên keo xuống mass -> ko thể kick Q1 để chạy động cơ
1. Các điện trở đó tôi gắn theo kinh nghiệm, vì các MOSFET không có các điện trở đó dễ bị trôi điện thế gate, làm cho MOSFET không ngắt hẳn. Điều này có thể dẫn đến tạo kênh dẫn giữa 2 rail nguồn, làm cho MOSFET bị nóng như bạn đã thấy. Việc appnote không vẽ các điện trở đó vì họ chỉ nhấn mạnh cách dùng mạch kích, và giả thiết là kỹ sư đã thiết kế mạch động lực (cầu H) tốt.

2. Dẫn giải của bạn ở phần này không đúng, các chân Vs của hai IR2110 không nối với nhau. Nếu nhìn vào sơ đồ mà tôi đã vẽ (và bạn post kèm theo), khi kích Q4 thì Vs của IR2110 phía bên phải đúng là bị kéo xuống gần 0V (do Q4 dẫn), nhưng kích Q1 thì phải ngắt Q2, nghĩa là chân Vs của IR2110 bên trái được tự do bay lên một điện thế tùy ý, và áp ra tại chân HO của IR2110 bên trái sẽ đủ để kích Q1.

Thân,

scentoflove
11-09-2007, 07:55 AM
Khi Q4 dẫn Vs bên phải bị kéo xuống 0V, giữa 2 chân Vs lúc này là động cơ mà thực chất là cuộn dây điện trổ nhỏ nên Vs bên trái cũng coi như được nối tắt với Vs bên phải và cũng bị kéo về 0. Nếu ko gắn động cơ vào giữa thì khi Q4 dẫn chỉ có Vs phải kéo xuống 0, Vs trái vẫn ở mức cao
Em làm mạch rồi và đo từng chân Vs khi FET dưới được kick lúc gắn động cơ 2Vs đều bị kéo xuống 0V và ko găn đông cơ Vs trái là 12V, Vs phải kéo xuống 0V. Vcc=15V Vb=14V
Hiện em chỉ đang test mạch nên kick các chân Hin Lin hoàn toàn bằng tay ko biết như vậy có test được ko, vì nếu tần số thấp thì ko thể nạp được tụ Cb đóng ngắt FET trên, theo như cách tét hiện giở của em thì Q1 và Q4 với PWM 100% thì chỉ có Q4 là dẫn, Q1 hoàn toàn ko dẫn, Vs trai =0V, Vho trai =0V, Vcc=15V, Vb=14V

namqn
11-09-2007, 05:40 PM
Khi Q4 dẫn Vs bên phải bị kéo xuống 0V, giữa 2 chân Vs lúc này là động cơ mà thực chất là cuộn dây điện trổ nhỏ nên Vs bên trái cũng coi như được nối tắt với Vs bên phải và cũng bị kéo về 0. Nếu ko gắn động cơ vào giữa thì khi Q4 dẫn chỉ có Vs phải kéo xuống 0, Vs trái vẫn ở mức cao
Em làm mạch rồi và đo từng chân Vs khi FET dưới được kick lúc gắn động cơ 2Vs đều bị kéo xuống 0V và ko găn đông cơ Vs trái là 12V, Vs phải kéo xuống 0V. Vcc=15V Vb=14V
Hiện em chỉ đang test mạch nên kick các chân Hin Lin hoàn toàn bằng tay ko biết như vậy có test được ko, vì nếu tần số thấp thì ko thể nạp được tụ Cb đóng ngắt FET trên, theo như cách tét hiện giở của em thì Q1 và Q4 với PWM 100% thì chỉ có Q4 là dẫn, Q1 hoàn toàn ko dẫn, Vs trai =0V, Vho trai =0V, Vcc=15V, Vb=14V
Mạch kích IR2110 mà thử bằng tay thì sẽ không đúng điều kiện làm việc. Tôi cũng nhắc lại là duty cycle của các MOSFET phía cao không thể là 100%. Bạn dùng một mạch tạo xung có duty cycle < 100% và khác 50% để thử. Phải kích cả 4 MOSFET theo đúng logic.

Thân,

scentoflove
11-09-2007, 11:13 PM
Kích 4 MOSFET cùng 1 lúc theo logic của nó. Anh có thể ví dụ cụ thể ko. Giả sử như em muốn dòng chạy từ Q1 - động cơ - Q4 thì em nghĩ là kích Q1 và Q4 còn Q2 Q3 ko kích, nếu muốn đảo chiều thì kéo đóng Q1 Q4 và kích Q2 Q3.
Nếu mạch kích mosfet bằng IR2110 ko thể kích với 100%pwm vậy giá trị tối đa pwm là bao nhiêu %.

huybo02
11-09-2007, 11:33 PM
Em định làm mạch cầu H cho động cơ nhưng không biết làm sao để cách ly khi nối với MCU. Các con opto thì tần số nhỏ không đảm bảo. Dùng các IC cầu H như L298 có cách ly được không?? (Trên mạng có mấy mạch mắc thẳng PIC6F84 vào L298). Còn các diode Schotky thì được không?? (Tốc độ đóng ngắt nhanh và điện áp ngưỡng thấp).
Và nếu có thể dùng diode để cách ly thì dùng 1N4148 dc không??(vừa rẻ vừa dễ tìm)

namqn
12-09-2007, 02:14 AM
Kích 4 MOSFET cùng 1 lúc theo logic của nó. Anh có thể ví dụ cụ thể ko. Giả sử như em muốn dòng chạy từ Q1 - động cơ - Q4 thì em nghĩ là kích Q1 và Q4 còn Q2 Q3 ko kích, nếu muốn đảo chiều thì kéo đóng Q1 Q4 và kích Q2 Q3.
Nếu mạch kích mosfet bằng IR2110 ko thể kích với 100%pwm vậy giá trị tối đa pwm là bao nhiêu %.
Bạn nên dùng logic sau.
- Đặt áp dương vào động cơ: kích đóng Q1 và Q4, ngắt Q2 và Q3, gọi là trạng thái 1.
- Nối tắt 2 đầu cực động cơ: kích đóng Q2 và Q4, ngắt Q1 và Q3 (trạng thái này cho phép duty cycle là 100%, bất chấp chiều dòng điện qua động cơ), gọi là trạng thái 2
- Đặt áp âm vào động cơ: kích đóng Q2 và Q3, ngắt Q1 và Q4, gọi là trạng thái 3

Để điều chế độ rộng xung cho chiều quay thuận, chuyển đổi giữa hai trạng thái 1 và 2. Để điều chế độ rộng xung cho chiều quay ngược, chuyển đổi giữa hai trạng thái 2 và 3.

Duty cycle tối đa cho các khóa mức cao tùy thuộc vào giá trị cụ thể của tụ bootstrap, vào điện trở Rdson của khóa, vào nội trở của tụ bootstrap, và nhiều yếu tố khác. Do đó, giá trị này thường được xác định bằng thực nghiệm cho một cầu H cụ thể (dùng dao động ký để theo dõi sự suy giảm của điện áp trên tụ bootstrap khi tăng duty cycle, đến khi nào không chấp nhận cho điện áp đó giảm thấp hơn nữa thì đó là giới hạn của duty cycle cho các khóa phía cao). Tuy nhiên, người ta có thể thiết kế để động cơ đạt dòng điện/mômen định mức ở duty cycle < 100%, do đó thực tế đây không phải là một giới hạn nghiêm trọng.

Thân,

scentoflove
12-09-2007, 10:28 AM
Như vậy mạch cần mở Q2 Q4 ỏ trạng thái default, khi ta cần động quay theo chiều thuần thì ngắt Q2 trước sau đó mở Q1 (hay là ngược lại hả anh namqn). Như vậy coi như Q2 va Q4 chỉ có on và off ko cần pwm ???. Giờ e muốn đảo chiều thì phải về lại trạng thái 2, sau đó mới bắt đầu cho qua trạng thái 3.
Trong lúc PWM thay đổi duty hay chuyên on off trong chu kỳ ta ko cần chuyển đổi ve lại trạng thái 2.

namqn
12-09-2007, 04:50 PM
Như vậy mạch cần mở Q2 Q4 ỏ trạng thái default, khi ta cần động quay theo chiều thuần thì ngắt Q2 trước sau đó mở Q1 (hay là ngược lại hả anh namqn). Như vậy coi như Q2 va Q4 chỉ có on và off ko cần pwm ???. Giờ e muốn đảo chiều thì phải về lại trạng thái 2, sau đó mới bắt đầu cho qua trạng thái 3.
Trong lúc PWM thay đổi duty hay chuyên on off trong chu kỳ ta ko cần chuyển đổi ve lại trạng thái 2.
Ngắt Q2 rồi đóng Q1, như vậy mới tránh trùng dẫn (shoot through). Để tạo điều rộng xung thì không nhất thiết phải đóng ngắt cả 2 khóa, chỉ cần một khóa thực hiện chức năng đó thôi. Đúng như bạn nói, Q2 và Q4 chỉ dùng để chọn chiều quay. Để đổi chiều quay, bạn nên về trạng thái 2 và chờ đến khi tốc độ động cơ giảm về gần 0 rồi mới đổi chiều quay.

Như tôi đã nói ở post trước, việc điều rộng xung luôn liên quan đến trạng thái 2, do đó khi thay đổi độ rộng xung thì bạn sẽ chuyển đổi giữa trạng thái 2 (đặt điện áp 0V vào động cơ) và trạng thái 1 (chiều thuận) hay trạng thái 3 (chiều ngược).

Thân,

scentoflove
12-09-2007, 11:46 PM
Em viết chương trình kích thử mạch cầu H chiều nay và có 1 số thắc mắc.
Em viết pic4331, Fcy=10MIPS, PTPER=1249, duty 90% dùng Power PWM của 4331
Khi chọn prescaler = 1:4, ta có tần số pwm=Fcy/(PTPER+1)/pre=2KHz, khi lập trình động cơ chạy chiều thuận 5s rồi chuyển sang trạng thái 2 rồi đảo chiều chạy 5s trong while(1) thì khi quay động cơ áp trên động cơ dao động khá lớn 18-22V (V=24V) và trong vòng lặp có 1 số lần khi đảo chiều động cơ ko quay (quay thuận dừng lại ko quay thay vì quay nghịch sau đó quay thuận trở lại)
Khi chọn precaler = 1: 16, pwm tần số 500Hz thì việc đảo chiều quay ko vấn đề gì và áp trên động cơ lại ổn định 18V
Tần số tăng thì việc khởi động lại sau khi Q2 va Q4 dẫn là random, tần số càng cao thì khả năng động cơ ko quay càng nhiều sau khi kích quay theo 1 chiều nào đó. Áp trên động cơ dao động (động cơ quay giật giật)
Tần số giảm mọi việc ok
Em nghĩ là vấn đề ở tụ Cb ko biết đúng hay sai. Theo appnote thi mach cầu H voi IRF540 Cb=0.47uF em xài 1uF, Db là 4148. Rgate=10ohm

namqn
13-09-2007, 12:00 AM
Em viết chương trình kích thử mạch cầu H chiều nay và có 1 số thắc mắc.
Em viết pic4331, Fcy=10MIPS, PTPER=1249, duty 90% dùng Power PWM của 4331
Khi chọn prescaler = 1:4, ta có tần số pwm=Fcy/(PTPER+1)/pre=2KHz, khi lập trình động cơ chạy chiều thuận 5s rồi chuyển sang trạng thái 2 rồi đảo chiều chạy 5s trong while(1) thì khi quay động cơ áp trên động cơ dao động khá lớn 18-22V (V=24V) và trong vòng lặp có 1 số lần khi đảo chiều động cơ ko quay (quay thuận dừng lại ko quay thay vì quay nghịch sau đó quay thuận trở lại)
Khi chọn precaler = 1: 16, pwm tần số 500Hz thì việc đảo chiều quay ko vấn đề gì và áp trên động cơ lại ổn định 18V
Tần số tăng thì việc khởi động lại sau khi Q2 va Q4 dẫn là random, tần số càng cao thì khả năng động cơ ko quay càng nhiều sau khi kích quay theo 1 chiều nào đó. Áp trên động cơ dao động (động cơ quay giật giật)
Tần số giảm mọi việc ok
Em nghĩ là vấn đề ở tụ Cb ko biết đúng hay sai. Theo appnote thi mach cầu H voi IRF540 Cb=0.47uF em xài 1uF, Db là 4148. Rgate=10ohm
Bạn dùng tụ 1 uF loại nào? Chỉ có 1 tụ đó thôi hay còn có tụ nào khác?

Thân,

scentoflove
13-09-2007, 12:10 AM
Tụ hóa 1uF đó anh, chỉ có 2 tụ hóa 1uF ở 2 con IR thôi, các tụ lọc nguồn là tụ pi 104 . Em nghĩ là mạch IR xài tần số cao tốt hơn tần số thấp chứ sao lại ngược lại

namqn
13-09-2007, 12:19 AM
Tụ hóa 1uF đó anh, chỉ có 2 tụ hóa 1uF ở 2 con IR thôi, các tụ lọc nguồn là tụ pi 104 . Em nghĩ là mạch IR xài tần số cao tốt hơn tần số thấp chứ sao lại ngược lại
Bạn nên dùng tụ tantalum, tụ hóa có điện trở nối tiếp tương đương (ESR) và dòng rò khá lớn.

Thân,

scentoflove
13-09-2007, 12:23 AM
Tụ tantalum ở chợ mua nói thế nào hả anh, loại này e chưa xài bao giờ.
Anh có thể giải thích giúp em chổ đáp ứng tần số.
Em cấp Vdd=Vcc=15V thì pwm 5V ko thể đk được IR -> mach có 3 mức áp Vdd=5V Vcc=15V V=24V tất cả chung mass thì pwm mới đk đc IR đóng mở FET

namqn
13-09-2007, 07:02 PM
Tụ tantalum ở chợ mua nói thế nào hả anh, loại này e chưa xài bao giờ.
Anh có thể giải thích giúp em chổ đáp ứng tần số.
Em cấp Vdd=Vcc=15V thì pwm 5V ko thể đk được IR -> mach có 3 mức áp Vdd=5V Vcc=15V V=24V tất cả chung mass thì pwm mới đk đc IR đóng mở FET
Theo tôi biết thì ngoài Hà Nội gọi là tụ tantan, còn ở Tp. HCM thì tôi không rõ nó được gọi như thế nào, vì tôi chỉ nhìn vào là biết nó có phải tụ tantalum hay không, và nếu đúng thì tôi cứ chỉ vào nó mà hỏi mua.

Bạn có thể xem trang sau để biết mặt mũi cái tụ tantalum:
http://www.uoguelph.ca/~antoon/gadgets/caps/caps.html

Về đáp ứng tần số, sau này bạn hiểu thêm về các mạch điện tử thì có lẽ sẽ hiểu ra được. Ở đây không tiện trình bày.

Bạn đọc lại datasheet của IR2110 để biết các điện áp ngưỡng của các mức logic '1' và '0' ở ngõ vào của IR2110. Khi thiết kế mạch điều khiển cần chú ý điểm này.

Thân,

scentoflove
14-09-2007, 12:19 AM
A nói vậy thì em ko hỏi nữa. Thật sự em làm mạch này là để đk pwm ở tần só cao >20Khz chứ tàn số >10Khz thì mạch cầu H với 2 MOSFET kênh P và 2 MOSFET kênh N đáp ứng rất tốt.

hanhluckyly
14-09-2007, 09:34 PM
Mấy anh cho em hỏi là có cặp nào mà điều khiển giống như cặp IRF9540 và IRF540 không mà công suất cao hơn một tí cỡ 10A hay 20A và hoặc tần số đóng ngắt cao hơn, hay cả hai càng tốt.

Xin cám ơn

namqn
15-09-2007, 01:04 AM
Mấy anh cho em hỏi là có cặp nào mà điều khiển giống như cặp IRF9540 và IRF540 không mà công suất cao hơn một tí cỡ 10A hay 20A và hoặc tần số đóng ngắt cao hơn, hay cả hai càng tốt.

Xin cám ơn
Không rõ bạn định chạy đến tần số bao nhiêu mà cho rằng IRF540 không đủ nhanh. Dòng định mức của IRF540 đến 32 A ở 25 độ C, có lẽ lớn hơn yêu cầu của bạn rồi.

Thân,

hanhluckyly
15-09-2007, 10:22 AM
Em đã dùng thử cặp này rồi, và sơ đồ mắc mạch cũng không khác là gì mấy so với các mạch của mấy anh ghi ở đây nhưng có lẽ 32A là dòng ghi của nhà sản xuất thôi
Em đã dùng thử mạch DC H Bridge kích cho :
- 1 động cơ khoảng 12A thì rất nóng (đã đầy đủ tản nhiệt và quạt) và có thể hư bất cứ lúc nào (độ tin cậy không cao).
- Cấp dòng cho cuộn kích từ nhưng lên khoảng 10A là có vấn đề rồi (rất nóng )

PS: Mạch ở trên là em đã nối song song 2 con IRF trên cùng một nhánh rồi đó tức là em dùng đến 4 con IRF540 và IRF9540 (vì em nghĩ nối song song dòng sẽ chia đôi được) chứ nếu chỉ mắc 1 con trên 1 nhánh như mấy anh thì 3A là con đó bốc khói rồi
- Ah anh Nam đã dùng thử mạch này và thử kích dòng tối đa chưa?
Nên em không biết là nên dùng cặp nào khác ngon hơn không chứ nếu dùng IGBT thì em phải đổi mạch và làm lại từ đầu

Xin cám ơn

namqn
16-09-2007, 10:14 PM
Nếu bạn xem datasheet thì sẽ thấy với IRF540, ngay cả vận hành ở 100 độ C thì dòng định mức của nó vẫn là 23 A. Do đó MOSFET của bạn bị bốc khói ở 3A là một trường hợp bất thường.

Tôi đã dùng khá nhiều MOSFET công suất, và thông thường là những linh kiện mới có thông số tốt hơn thông số trong datasheet chút ít. Tôi đề nghị bạn thử riêng các MOSFET như sau:

- Làm một mạch thử MOSFET rất đơn giản, có một chiết áp để thay đổi áp cấp cho cực gate (nên có zener bảo vệ cho MOSFET), dùng một tải trở và nguồn đủ mạnh để thử đến mức dòng mà bạn muốn vận hành lâu dài. Tải đơn giản nhất là các bóng đèn dây tóc, bạn có thể có công suất lớn và có luôn sự chỉ thị khi tải có dòng đi qua. Ví dụ, với nguồn 24 V, bạn muốn có dòng điện là 5 A, như vậy bạn có thể tìm các bóng đèn 24V/25 W và 24V/50 W để mắc phối hợp thành tải cần thiết.
- Sau khi có mạch thử nghiệm rồi bạn tăng dần điện áp gate đến khi đạt được dòng điện mong muốn qua tải (có thể dùng một điện trở công suất 0.1 ohm chẳng hạn để xác định giá trị dòng qua tải, điện trở này tất nhiên nối tiếp với tải và có công suất đủ lớn, 10 W cho dòng tải tối đa là 10 A). Bạn đo điện áp rơi giữa cực drain và cực source của MOSFET, từ giá trị điện áp rơi này và dòng tải, bạn có thể tính ra điện trở Rdson ở giá trị điện áp gate đó, hay tính ra công suất tiêu tán khi MOSFET dẫn dòng.

Tôi cũng muốn hỏi thêm tản nhiệt của bạn: bạn có biết nhiệt trở của cánh tản nhiệt khi đã được làm mát bằng quạt là bao nhiêu không? Nếu không biết nhiệt trở đó thì bạn có thể cho biết nó cánh tản nhiệt hình dạng ra sao, kích thước bao nhiêu.

Tôi cho rằng vấn đề có thể nằm ở chỗ tổn hao dẫn của MOSFET đang là khá lớn và cánh tản nhiệt chưa tản nhiệt đủ cho MOSFET.

Tôi đang dùng MOSFET ở các dòng điện đỉnh gần với giá trị định mức tại 25 độ C, tần số làm việc của mạch là khoảng 200 kHz (tôi dùng chuyển mạch mềm), do đó tôi khẳng định là các MOSFET có thể làm việc ở các điều kiện mà nhà sản xuất đã nêu trong datasheet.

Thân,

scentoflove
17-09-2007, 12:54 AM
Sau nhiều lần test với các tụ khác nhau thì chỉ có tần số <1khz là chạy ổn định. Các tần số lớn hơn áp 2 đầu động cơ dao dộng và đảo chiều động cơ khi sau khi vận tốc về 0 thì random có lúc được lúc ko.
Mạch IR thiết kế để kích FET tần số cao có thể >100Khz. Ko biết mạch em làm sai chổ nào, Cb=0.47uF Rgate 10ohm Db 4148

Chương trình test mạch như sau: D1 D0 đk 2 FET thấp, 2 chân PWM 0 1 đk 2 FET cao, duty max 4095, tần số 500hz


output_high(pin_D0);
output_high(pin_D1);
while(1)
{
delay_ms(10);

output_low(pin_D1);
delay_ms(5);
setmotorsspeed(3000);
delay_ms(5000);

setmotorsspeed(0); <= cú pháp của hàm chỉ có 1 đối số!?
output_high(pin_D1);
output_high(pin_D0); <= những lệnh thao tác ngõ ra này nên nằm trong hàm setmotorsspeed()
delay_ms(10);

output_low(pin_D0);
delay_ms(5);
setmotorsspeed(-3000);
delay_ms(5000);
setmotorsspeed(0); <= cú pháp của hàm chỉ có 1 đối số!?

output_high(pin_D1);
output_high(pin_D0);
}

setmotorsspeed (signed long duty)
{
if(duty==0){
set_power_pwm_override(1, true, 0);
set_power_pwm_override(0, true, 0);
}else if(duty<0){ <= if cái gì < 0?!
set_power_pwm_override(1, true, 0);
set_power_pwm_override(0, false, 0);
set_power_pwm0_duty(-Duty);
}else{
set_power_pwm_override(0, true, 0);
set_power_pwm_override(1, false, 0);
set_power_pwm0_duty(Duty);
}
}

namqn
17-09-2007, 02:08 AM
Bạn muốn nói là thử với nhiều loại tụ khác nhau hay với nhiều giá trị tụ khác nhau? Tôi đã đề nghị bạn dùng tụ tantalum, bạn đã thử chưa?

Nếu bạn cho động cơ chạy không tải, bạn cần có thời gian chờ khá lớn để động cơ giảm tốc độ, sau đó mới đổi chiều quay. Trong code của bạn, khoảng thời gian chờ đó là khoảng 10 ms, rất không thực tế.

Code của bạn cũng có nhiều chỗ không ổn. Tôi đã chú thích trong code của bạn rồi, bạn hãy xem lại.

Thân,

scentoflove
18-09-2007, 12:28 AM
Thời gian giữa đảo chiều e giảm từ 10s xuống còn 10ms để test. Còn tụ thì em cũng có xài tụ tantalum rồi 2.2uF.
Khi thử duty <50% thì ở tần số cao (20Khz 32Khz) động cơ chạy êm tăng duty >50% thì lại giật giật

namqn
18-09-2007, 12:49 AM
Thời gian giữa đảo chiều e giảm từ 10s xuống còn 10ms để test. Còn tụ thì em cũng có xài tụ tantalum rồi 2.2uF.
Khi thử duty <50% thì ở tần số cao (20Khz 32Khz) động cơ chạy êm tăng duty >50% thì lại giật giật
Vậy tôi tạm thời kết luận rằng mạch cầu và mạch kích không có vấn đề. Nếu bạn có dao động ký (máy hiện sóng) thì bạn kiểm tra lại dạng sóng xung PWM ở ngõ ra của PIC trong trường hợp duty cycle > 50% xem có ổn hay không.

Thân,

scentoflove
20-09-2007, 12:08 AM
Hic hình của pwm vào chân Hin và ngỏ ra Ho của mạch. Cạnh lên và cạnh xuống gần như trùng với pwm, nhưng khi pwm=0 thì ngõ ra rất lạ
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Div1640954000.jpg
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Image007.jpg
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Image006.jpg

Còn 1 điều lạ là khi ở tần số cao cạnh xuống của pwm có nhiễu (dao động quanh mức 0 3-4 lần rồi về 0) như hình thứ 3.

namqn
20-09-2007, 01:39 AM
Bạn chú thích thêm về các dạng sóng trong các hình. Tôi đoán sóng vuông phía dưới là ngõ ra của PIC/ngõ vào của mạch kích.

Bạn cho biết điểm GND của 2 dạng sóng đó ở đâu. Bạn đo Ho thì GND của kênh đó nối đi đâu? Nhờ bạn chỉ dùng 1 kênh nhưng đo điện áp giữa hai đầu cực của động cơ. Bạn không chụp hình các setup trên máy hiện sóng, nên nhờ bạn cho biết time scale của các hình khác nhau luôn (1 div theo chiều ngang là bao nhiêu ms, hay us?). Hình đầu tiên là trường hợp nào, và hình thứ hai là trường hợp nào?

Tôi đề nghị bạn đo với PWM > 50%, nhưng trong các hình bạn gửi lên thì có vẻ PWM < 50%.

Thân,

scentoflove
20-09-2007, 10:14 AM
GND là mass của mach, xung vuông ở dưới là ngỏ ra PIC và ngỏ vào Hin, xung ở trên là ngay chân Ho của IR. Tất cả các hình đều ở tần số 20khz (theo công thức trong datasheet thạch anh 10Mhz PLL x4) nhưng trên máy chình scale 20us 1 ô thì đếm 1 chu kỳ pwm >4ô (12.5Khz dù đã chỉnh scale bằng tần số chuẩn 1khz trên máy) -> sau đó thì em chỉ quan tâm tới hình dạng ung chứ ko quan tâm tới tần số trên máy có giống với tần số tính theo công thức hay ko (đầu tiên e đo ở 20Khz sau đó tăng giảm 10Khz 1Khz 312.5Khz 500Hz) gần như biên dạng xung là gần giống nhau như hình.
Đã đo thì đương nhiên là em có đo duty <50% và >50% nhưng khi >50% máy ko ra được dạng xung cố định để chụp hình (ra dạng xung như hình 1 chút rồi thành 1 đường ngang nhiễu giống như khi để tay vào đầu dò của máy cứ như vậy lặp đi lặp lại)

namqn
20-09-2007, 05:44 PM
Bạn hãy đọc lại post #66 của tôi, tôi nhờ bạn đo dạng sóng ngõ ra của PIC khi duty cycle > 50%, để kiểm tra xem lỗi ở phía PIC hay ở phía mạch công suất, chứ tôi biết rằng ở duty cycle > 50% thì động cơ của bạn chạy giật giật rồi.

Tôi cũng có đề nghị bạn chỉ dùng 1 kênh và đo dạng sóng giữa hai đầu động cơ, trong post #68. Bạn đo cho cả hai trường hợp duty cycle < và > 50%.

Bạn thí nghiệm thêm những phần tôi vừa nói rồi chúng ta thử bàn xem bạn đang gặp vấn đề ở khâu nào.

Bạn nhớ cho biết luôn scale cho các kênh tín hiệu (1 div dọc tương ứng với bao nhiêu V, cho từng kênh khác nhau luôn).

Thân,

scentoflove
20-09-2007, 06:44 PM
Mới ở trường về đọc bài này đo lại lần nữa với 2 tần số 1k(div ngang la 0.2ms) và 20k (div ngang là 20us). Em ko chú lắm div dọc
Duty 40% tần số 1K
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/401k.jpg
Duty 80% tần số 1K
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/801k.jpg
Duty 40% tần số 20K
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/4020K.jpg
Duty 70% tần số 20K
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/7020K.jpg

Cạnh lên và cạnh xuống của Ho gần như trùng với pwm, như ở mức 0 sau khi cạnh xuống về 0 Ho lên lại duty >50% Ho sau khi về 0 xu hướng lên ngang với mức 1 và động cơ đang chạy thì dừng lại, sau đó thì chạy lại bình thường cứ như vậy.

Khi có tải nặng động cơ gần như ko quay thì Ho mới ở mức 0 cho tới khi có cạnh lên của pwm. 1 xung pwm và Ho rõ nhât là như hình
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/Image007.jpg

Tần số càng cao thì Ho càng lên sát mức 1, tần số thấp Ho như hình trên. Em nghĩ vấn đề là ở mức 0 của Ho. trên trường có mạch cầu H xài IR2104 Db 4001 Cb tụ hóa 3.3uF Rgate 10ohm ko có 4 điện trở giữa gs mạch chạy rất tốt đo xung rất đẹp

namqn
20-09-2007, 11:48 PM
Chúng ta đang bàn về các vấn đề kỹ thuật, trong đó các mức điện áp của các dạng sóng mang ý nghĩa quan trọng. Bây giờ bạn nói rằng không chú ý đến scale của các kênh thì tôi không bàn thêm được. Lấy ví dụ, nếu mức áp cao nhất của HO là 30 V thì có bất thường không khi áp nguồn cấp cho động cơ là 24V, và nếu mức áp cao nhất của HO là 24 V thì sao? Lẽ ra tôi còn phải hỏi mức GND của bạn nằm ở đâu trong các hình đó. Dạng sóng là quan trọng, nhưng ít nhất với tôi, các giá trị cụ thể tại các mức điện áp khác nhau là quan trọng hơn.

Thân,

le_nguyen000
22-09-2007, 01:56 PM
ở SaiGon có ai biết chỗ bán IR2110, hay các con tương tự không, thấy mọi người bàn luận sôi nổi quá, chắc các pac biết chỗ mua nhỉ, chỉ cho mọi người với

scentoflove
23-09-2007, 09:10 AM
Mua ở HN đó bạn, 269 Đội Cấn Cty Toàn Cầu, ở Tp mình ko biết chổ mua

scentoflove
29-09-2007, 07:06 PM
Sau khi làm lại mạch và cháy 1 số IR2110, thì sáng nay đo được những hình sau. Div dọc cho xung trên pwm là 2V, div dọc xung dưới chân g của FET là 5V
Tần số 1k div 0.2ms duty 50%
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/1k50.jpg

Tần số 5khz div 0.50ms duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/5k.jpg

Tần số10khz div 20us
duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/10kw.jpg

duty 50%
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/10k50.jpg

Tần số 20khz div 10us duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/20k25.jpg

Tần số 40khz div 5us duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/40k.jpg

Tần số 100khz div 0.5us duty 50%
http://i71.photobucket.com/albums/i123/scentoflove_ppan/100k.jpg

duty >50% thì hình giống như duty<50%, nhưng tần số càng cao thì duty mã càng giảm 10khz duty max 95%, 20khz 90%, 40khz 85%,100khz 70%

Cạnh xuống của các hình bị lài ra có phải là do điện trở Rgate tạo ra ko?? Tần số 10khz là cạnh xuống tốt nhát, càng cao càng bị lại ra.

namqn
01-10-2007, 12:11 AM
Phần lài ra mà bạn đề cập là thời gian cực gate của MOSFET phía dưới được nạp điện tích. Tuy nhiên, theo hình mà bạn chụp thì nó là khoảng 6 us (không phụ thuộc vào tần số chuyển mạch) thì là bất thường. Theo datasheet của IR2110, IRF540, điện trở gate của bạn là 10 ohm, và áp Vcc là 15V, thì thời gian này chỉ khoảng vài chục ns.

Bạn so sánh xung kích cho HIN và LIN của IR2110 đang dùng làm PWM trên cùng một trục thời gian xem thế nào.

Thân,

scentoflove
03-10-2007, 01:21 AM
Vcc sau này chỉ còn 12V.
Hin và Lin anh nói là của 1 con IR hay là của 2 con tạo ra 1 chiều quay.
Em thấy phần lài ra đó chỉ xuất hiện khi áp còn 20v (4 ô), tử 30v-20v (2 ô trên) vần là xung vuông.

namqn
03-10-2007, 06:13 PM
Vcc sau này chỉ còn 12V.
Hin và Lin anh nói là của 1 con IR hay là của 2 con tạo ra 1 chiều quay.
Em thấy phần lài ra đó chỉ xuất hiện khi áp còn 20v (4 ô), tử 30v-20v (2 ô trên) vần là xung vuông.
Như tôi đã nói ở post trước đó, bạn kiểm tra dạng sóng đưa vào HIN và LIN trên cùng một trục thời gian, của IR2110 đang dùng để tạo PWM (nếu bạn dùng logic mà tôi đã đề nghị thì chỉ có 1 IR2110 tạo PWM, còn IR2110 còn lại sẽ chỉ ở trạng thái tĩnh: đóng MOSFET dưới, ngắt MOSFET trên).

Thân,

scentoflove
04-10-2007, 12:52 AM
E làm theo logic của anh chỉ có Hin là pwm còn IR còn lại ở trạng thái như anh nói ngắt FET trên mở FET dưới. Như vậy Hin và Lin trên 1 trục thời gian cũng chĩ thấy xung ở Hin còn Lin là đường ngang.

Sangcao
04-10-2007, 10:03 AM
Bạn thử xem lại mạch đi. Nhớ là nối động cơ vào, hoặc nối 2 đầu ở đường động cơ bằng 1 điện trở vài k và đo.
Cách thử đơn giản là cho Hin1 và Lin2 cùng 1 xung. Nối các chân SD và Hin2, Lin1 với trở xuống đất.
Đo Lo thì đơn giản rồi phải ko. Còn Ho thì đo trên 2 chân Ho và Vs, xung ra vẫn ok.
Mạch này tôi làm thực nhiều rồi, chạy khá OK, nhưng nếu điện áp cao phải có 1 số linh kiện dập nhiễu tăm nữa.
Chúc bạn thành công!

scentoflove
04-10-2007, 11:33 AM
Mạch bootstrap thì phải có đcơ vào mới thử đc, 2 chân SD cũng nối trở nối mass ->mạch chạy rồi mới có sơ đồ xung đó a Sangcao.
Vấn đề là cạnh xuống có phần lài ra, nên duty ko thể >90% dc. Mặc dù 1 số appnote có nói là 99% ở tần số 100khz, e cũng chĩ muốn tới khoản 95% thôi

hampic
04-10-2007, 03:10 PM
Ngắt Q2 rồi đóng Q1, như vậy mới tránh trùng dẫn (shoot through). Để tạo điều rộng xung thì không nhất thiết phải đóng ngắt cả 2 khóa, chỉ cần một khóa thực hiện chức năng đó thôi. Đúng như bạn nói, Q2 và Q4 chỉ dùng để chọn chiều quay. Để đổi chiều quay, bạn nên về trạng thái 2 và chờ đến khi tốc độ động cơ giảm về gần 0 rồi mới đổi chiều quay.

Như tôi đã nói ở post trước, việc điều rộng xung luôn liên quan đến trạng thái 2, do đó khi thay đổi độ rộng xung thì bạn sẽ chuyển đổi giữa trạng thái 2 (đặt điện áp 0V vào động cơ) và trạng thái 1 (chiều thuận) hay trạng thái 3 (chiều ngược).

Thân,

Nếu ở trạng thái 2, namqn nói là đặt điện áp 0V vào động cơ nhưng thực chất là nối 2 đầu cuộn dây động cơ, việc này có hợp lý khi đk cơ hay không, vì nếu nối như vậy, động cơ sẽ bị đứng yên ngay tức khắc, trong khi động cơ đang chạy nhanh, việc này có tốt ko? Theo tôi hiểu thì chỉ ở trạng thái 2 khi cần thắng động cơ mà thôi.

hampic
04-10-2007, 03:52 PM
Em viết chương trình kích thử mạch cầu H chiều nay và có 1 số thắc mắc.
Em viết pic4331, Fcy=10MIPS, PTPER=1249, duty 90% dùng Power PWM của 4331
Khi chọn prescaler = 1:4, ta có tần số pwm=Fcy/(PTPER+1)/pre=2KHz, khi lập trình động cơ chạy chiều thuận 5s rồi chuyển sang trạng thái 2 rồi đảo chiều chạy 5s trong while(1) thì khi quay động cơ áp trên động cơ dao động khá lớn 18-22V (V=24V) và trong vòng lặp có 1 số lần khi đảo chiều động cơ ko quay (quay thuận dừng lại ko quay thay vì quay nghịch sau đó quay thuận trở lại)
Khi chọn precaler = 1: 16, pwm tần số 500Hz thì việc đảo chiều quay ko vấn đề gì và áp trên động cơ lại ổn định 18V
Tần số tăng thì việc khởi động lại sau khi Q2 va Q4 dẫn là random, tần số càng cao thì khả năng động cơ ko quay càng nhiều sau khi kích quay theo 1 chiều nào đó. Áp trên động cơ dao động (động cơ quay giật giật)
Tần số giảm mọi việc ok
Em nghĩ là vấn đề ở tụ Cb ko biết đúng hay sai. Theo appnote thi mach cầu H voi IRF540 Cb=0.47uF em xài 1uF, Db là 4148. Rgate=10ohm

Theo kinh nghiệm của mình, thì khi bạn đảo chiều quay, không phải là có những lúc không quay mà là lúc nào cũng không quay. Vì sao? Vì khi bạn cho Q2 và Q4 cùng dẫn, điều này sẽ là cho động cơ bị khóa, ko quay chiều nào được cả. Nếu bạn muốn đảo chiều thì nên điều khiển bằng cách cho 50% của PWM dưới là chiều 1, 50% PWM trên là chiều 2, khi đó bạn sẽ đảo chiều dể dàng hơn và không nên quay về trạng thái 2, chỉ dùng trạng thái này khi bạn muốn động cơ dừng hẳn.
Thân.

namqn
04-10-2007, 05:43 PM
E làm theo logic của anh chỉ có Hin là pwm còn IR còn lại ở trạng thái như anh nói ngắt FET trên mở FET dưới. Như vậy Hin và Lin trên 1 trục thời gian cũng chĩ thấy xung ở Hin còn Lin là đường ngang.
Bạn tự đọc lại post của bạn. Theo logic mà tôi đã đề nghị ở post #49, lấy ví dụ chúng ta có chiều quay thuận, như vậy chúng ta sẽ chuyển đổi giữa trạng thái 1 (kích đóng Q1 và Q4, ngắt Q2 và Q3) và trạng thái 2 (kích đóng Q2 và Q4, ngắt Q1 và Q3).

Như vậy Q3 luôn ngắt, và Q4 luôn đóng, chúng thuộc về nửa cầu có trạng thái tĩnh, và do 1 IR2110 điều khiển. Còn khi Q1 đóng thì Q2 ngắt, và ngược lại, khi Q1 ngắt thì Q2 đóng, chúng thuộc về nửa cầu còn lại mà tôi đang gọi là nửa cầu tạo PWM, và do IR2110 còn lại điều khiển. Như vậy dạng sóng đưa vào HIN và LIN của con IR2110 này là bổ phụ.

Có vẻ như bạn chưa thực hiện đúng logic đã được đề nghị.

Thân,

namqn
04-10-2007, 05:48 PM
Nếu ở trạng thái 2, namqn nói là đặt điện áp 0V vào động cơ nhưng thực chất là nối 2 đầu cuộn dây động cơ, việc này có hợp lý khi đk cơ hay không, vì nếu nối như vậy, động cơ sẽ bị đứng yên ngay tức khắc, trong khi động cơ đang chạy nhanh, việc này có tốt ko? Theo tôi hiểu thì chỉ ở trạng thái 2 khi cần thắng động cơ mà thôi.
Hằng số thời gian của hệ cơ thường lớn hơn nhiều lần so với hằng số thời gian của hệ điện. Đúng là khi nối tắt hai đầu cuộn dây phần ứng của động cơ thì động cơ ở trạng thái hãm động năng, nhưng thời gian động cơ ở trạng thái này là rất nhỏ so với thời gian cần thiết để động cơ giảm tốc độ về đến trạng thái đứng yên.

Bạn yên tâm về logic mà tôi đã đề nghị, tôi đã viết giáo trình cho khoa Điện - Điện Tử của ĐHBK HCM về các loại động cơ (Giáo trình 'Kỹ thuật điện đại cương', các tác giả Trương Sa Sanh, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Quang Nam). Sinh viên của tôi đã làm luận văn tốt nghiệp về điều khiển động cơ DC theo cách này cách đây hơn 3 năm.

Thân,

scentoflove
05-10-2007, 11:06 AM
Theo a namqn thì Q1 và Q2 cấp pwm bù nhau. Việc này em cũng có nghĩ tới nhưng thấy ko có tác dụng.
Theo em nghĩ. Khi pwm trên Q1 là 1 thì Q1 dẫn (Q2 khóa), khi pwm=0 Q1 ko dẫn, nạp tụ Cb cho lần kích Q1 sau. Bây giờ nều Q2 dẫn hay Q2 ko dẫn thì chân Vs bên Q1 vẫn dc kéo mass do nối qua đcơ qua Q4 (Q2 khóa) hoặc qua Q2 xuống mass (Q2 dẫn)
Thực tế là sau khi làm lại mạch em chưa cấp theo kiểu xung bù để đo (mạch ban đầu có vấn đề nên dù cấp xung bù vẫn ko có kết quả). Có thể chiều nay em lên trường đo lại.
Cấp xung bù cho IR2110 giống như việc sử dụng IR2104 (chỉ 1 chân in, in=1 Ho=1 Lo=0, in=0 Ho=0 Lo=1)

namqn
05-10-2007, 04:53 PM
...
Theo em nghĩ. Khi pwm trên Q1 là 1 thì Q1 dẫn (Q2 đóng), khi pwm=0 Q1 ko dẫn, nạp tụ Cb cho lần kích Q1 sau. ...
Cấp xung bù cho IR2110 giống như việc sử dụng IR2104 (chỉ 1 chân in, in=1 Ho=1 Lo=0, in=0 Ho=0 Lo=1)
Chính là kích cho Q2 dẫn để nạp tụ bootstrap. Việc Q1 và Q2 đóng/ngắt bổ phụ là thuật toán đơn giản nhất, do đó nó giống như sử dụng IR2104. Tuy nhiên, với IR2110, người thiết kế có thể linh hoạt thêm vào dead time theo ý của họ.

Bạn nên dùng từ cho chính xác: đóng/ngắt, hoặc bật/tắt, hoặc dẫn/khóa.

Thân,

scentoflove
05-10-2007, 06:16 PM
Thanks a namqn, e mới lên trường về thì mạch chạy ok, Ho gần như giống Hin và duty lên tới 98%.
Của em đóng/dẫn = khóa/dẫn của a. Học được từ anh ở luồng này rất nhiều
To a Sangcao a biết chổ nào mua IR ko, hiện giờ em đang cần thêm một số IR loại này nhưng cửa hàng nói khoảng 1 tháng nữa thì mới có.

Alex102
12-10-2007, 05:09 PM
Chào scentoflove!
Mình rất quan tâm tới vấn đề ông vừa làm.
Ông có thể chia sẻ kết quả cho anh em đuợc không.
Cách thiết kế bộ điều khiển.
Email của tôi:haihabk@yahoo.com

scentoflove
13-10-2007, 04:10 PM
Alex102 muốn chia sẽ những gì, tất cả công việc mình làm đều trong luồng này từ những câu củ chuối cho tới lúc mình làm xong.
Trong luồng này mình chỉ thiết kế cầu H, bạn hỏi bộ điều khiển mình ko rõ ý của bạn
Ở đây có nhiều anh giỏi hơn mình bạn nêu thắc mắc cụ thể các anh có thể giúp.

seraph
14-10-2007, 10:08 AM
Hiện tại em đang cần 1 mạch cầu H để dk pid vị trí 1 động cơ có công suất khoảng 80W. Em đã đọc luồng này và luồng "Tìm người làm bài tập thực hành: Bộ ĐK PID động cơ DC" nhưng hình như 1 số link hình ảnh ko còn đọc được. Giải pháp đưa ra ở đây là dùng con ir2110 thì ko kiếm ra(phải đến tháng 11 mới có hàng) mọi người có thể tổng kết giúp em 1 sơ đồ mạch cầu h chạy ổn định được không ?

Alex102
23-10-2007, 03:07 PM
Chào bác scentoflove!
Bác có thể cho em số điện thoại của bác được không?
Em muốn gặp trực tiếp để hỏi vài thứ thắc mắc.
Chả là em cũng đang làm mạch điều khiển động cơ DC, khoảng 70W, kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Yêu cầu dùng IR2104, IRF540, PIC18F2320. Điều khiển thuận, nghịch. Set tốc độ, giao tiếp với máy tính...
OK.

scentoflove
28-10-2007, 09:35 AM
Liên lạc mình qua email friendlyppan@yahoo.com hoặc nick YM friendlyppan nha Alex102.

Anh namqn cho e hỏi 1 chút về các dòng IR.
IR2104 Io=130/270 (mA)

IR2110 Io=2/2 (A)
Dòng ngõ ra này là của các chân Ho và Lo phải ko a namqn và sự khác nhau giữa 2 dòng ngõ ra đối với mạch kích như thế nào vậy a.

namqn
28-10-2007, 08:10 PM
Anh namqn cho e hỏi 1 chút về các dòng IR.
IR2104 Io=130/270 (mA)

IR2110 Io=2/2 (A)
Dòng ngõ ra này là của các chân Ho và Lo phải ko a namqn và sự khác nhau giữa 2 dòng ngõ ra đối với mạch kích như thế nào vậy a.
Chính xác là Io+/-, thể hiện giá trị dòng ngắn mạch mức cao/thấp của các vi mạch IR21xx. Bạn đọc thêm trong mục 'Static Electrical Characteristics' của datasheet của các vi mạch đó về điều kiện thử nghiệm cụ thể.

Io+ là giá trị dòng điện ngắn mạch dưới điều kiện thử nghiệm đã nêu, khi có mức cao ở ngõ vào (ngõ vào là '1', nhưng ngõ ra lại là 0V).

Io- là giá trị dòng điện ngắn mạch dưới điều kiện thử nghiệm đã nêu, khi có mức thấp ở ngõ vào (ngõ vào là '0', nhưng ngõ ra lại là 15V).

Các giá trị dòng điện Io+/- cho phép ước tính nội trở của ngõ ra của các vi mạch IR. Nội trở tương ứng với Io+ sẽ ảnh hưởng quá trình nạp điện tích Cgs (quá trình kích đóng), còn nội trở tương ứng với Io- sẽ ảnh hưởng quá trình xả điện tích Cgs (quá trình kích ngắt).

Thân,

luu5634
06-01-2008, 12:49 PM
minh dang dung mach hinh cau


Các linh kiện sử dụng:
_ optocoupler hay còn gọi là cách quang P521 màu trắng, dưới dấu chấm là 1, các chân sẽ là 1====4
2====3
(loại này chắc về sau sẽ được nhà trường phát, mua trước về làm thì tốt hơn )
- 2 con MOSFET loại mình dùng là IRF540 (kênh N) và IRF9540 (kênh P). Thứ tự các chân nếu nhìn vào mặt trước (mặt có chữ) sẽ là
G-D-S (cả 2 loại giống nhau)
Đặc biệt chú ý:
-Các cổng NAND của 7400 phải là 74HC00
-TLP621 cũng giống như P521, nhưng khi thiết kế phải đổi lại số chân vì cấu tạo chân của TLP621 là 1243 không phải như hình vẽ (hình vẽ là sau khi đã sửa lại số chân rồi)
Nguyên tắc hoạt động
a1_a0__Motor__________MosFET D1__ D2__ D3__ D4
0___0__Stop_________________Off__ Off__ Off__ Off
0___1__Forward______________ On__ Off__ Off__ On
1___0__Backward_____________ Off__ On__ On__ Off
1___1__HOLD________________ On__ Off__ On__ Off
mach cua minh k chay k hieu la minh bi sai cho nao
xin cac bac chi giao?
cam on cac bac nhieu

namqn
06-01-2008, 05:44 PM
Hai MOSFET phía thấp sẽ không bao giờ dẫn, vì khi transistor của optocoupler nối với gate của chúng có dẫn hay bị ngắt, áp Vgs vẫn là 0 V.

Chú ý là tỷ số truyền dòng của các optocoupler thông thường khá thấp (khoảng 20 - 30%). Nên có điện trở mạch gate, để đệm dao động áp Vgs do tác dụng của điện cảm ký sinh. Tôi không kiểm tra logic của bạn, vì bạn phải thiết kế lại mạch kích trước.

Thân,

luu5634
07-01-2008, 03:48 AM
cam on bac nam rat nhieu nhung o day em thu rui thi thay lhi dong co quay nguoc chieu thi hai con fet Q4,Q2 boc khoi.ma k do ngueyn nhan

luu5634
07-01-2008, 03:59 AM
hien tai em thu rat nhieu rui ma chua thanh cong.mong bac chi giao cho em.khi thu thi N-fet va P-fet rat nong.em da ve thu mach kich k do da chinh xac chua.mong bac giup em.em cam on

luu5634
07-01-2008, 04:25 AM
dong kich thi va nhu tren,em chi thay doi ve 2con opto o phia duoi anh xem co dung ko?

namqn
07-01-2008, 06:40 AM
Nếu bạn dùng nguồn 24 V thì không nên dùng MOSFET kênh P như trong sơ đồ của bạn, vì nếu bạn kích cho MOSFET kênh P đóng thì áp Vgs sẽ gần bằng -24 V khi tụ Cgs đã nạp đầy, giá trị -24 V này vi phạm giới hạn an toàn của điện áp Vgs, và MOSFET có thể bị đánh thủng.

Thân,

luu5634
09-01-2008, 12:31 PM
nếu ở đây em thay 2 con kênh P bằng 2 con kênh N thì mạch co biến đổi gì không anh.va em muốn để như thế thì em pải dùng nguồn 12V hả anh.em đã test thử mạch trên rồi khi chạy động cơ chạy thuận chiều thì không có hiện tượng gì nhưng khi quay ngược thì con kênh N bi nóng và bốc khói như hình vẽ trên là Q1.và nếu em vẫn dùng MOSFET kênh P và nguồn 24V thì pải thay đổi j trong mạch hả anh.nếu có thể anh post mạch lên anh nhé.cảm ơn anh nhiều.

electronicltv
09-01-2008, 03:24 PM
Động cơ 24V mà dùng 12V thì sao được. Bạn không cần phải thay FET kênh P, bạn chỉ thêm diode zener để ghim áp VGS lại là được. Nếu bạn thay kênh P thành kênh N thì hơi khó điều khiển một chút và cũng không cần thiết lắm.Bạn nên post hình của mạch kích đầy đủ. Tôi xem qua nhưng thấy mạch kích bạn làm chưa đạt yêu cầu lắm. Bạn cố gắng xem lại datasheet của FET và xem điện áp kích như thế nào đối với từng loại kênh N hay P. khi đó bạn sẽ thiết kế mạch kích tốt hơn. Mạch kích bạn thiết kế sao cho 2 FET cùng một phía ( kênh N và P) không cùng dẫn ( trùng dẫn) là được. Do bạn làm chưa đúng nên khi đảo chiều thì Fet bốc khói. Còn vấn đề hãm thì chưa nói tới được.
Bạn cần chú ý là: khi VXL ở chế độ debug hay chưa nạp firmware thì đường PWM dễ bị treo ở giữa mức 0 và 1 => bốc khói.
Tốt nhất là bạn ngắt nguồn 24V, cho tín hiệu điều khiển rồi dùng VOM đo kiểm tra tất cả VGS coi đạt yêu cầu chưa rồi sau đó mới nối tải và nguồn 24V vào.

electronicltv
09-01-2008, 03:30 PM
Tôi có 1 mạch đơn giản. Bạn tính lại mấy giá trị điện trở và thêm diode zener ghim áp VGS lại là được (khỏi thêm cũng k sao).

chuongfriendly
04-04-2008, 12:56 PM
xin chào các bác.
đây là lần đầu tiên em làm mạch kích nửa cầu H và luồng này đã giúp em rất nhiều.
em dùng IR21271 để kích IRF540 theo sơ đồ sau.


http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/IR21271_phankich.jpg
hình 1: sơ đồ trích phần kích MOS.
[tụ bootstrap và Rgate tính theo công thức trong luồng này. sơ đồ đầy đủ em gửi ở file pdf kèm theo]



em test ở tần số 5KHz, duty 50% và kết quả trên Osci như sau:
hình 2: điện áp trên cực G của MOS.
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/kichG_5KHz-1.jpg




hình 3:dạng sóng áp kích. giống hình 2 nhưng được "phóng to". và dạng sóng này không thay đổi khi em thay đổi tần số kích lên 10KHz, 20KHz.
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/V_gsdotre.jpg




hình 4: điện áp trên tải R với dòng tải 3A.
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/V_tai3A_5KHz.jpg



câu hỏi của em:
1. tại sao áp trên cực G của MOS (hình 3) lại dao động nhiều vậy? do bị nhiễu hay do cảm kháng đoạn dây kích gây ra?
2. một mạch kích được xem là tốt (thực tế) thì áp Vgs có dao động không? ít nhiều như thế nào?
3. có thể cho em một vài kinh nghiệm để làm mạch kích (10KHz) hoat động ổn định.

em rất mong nhận được ý kiến của các bác.

namqn
04-04-2008, 06:51 PM
...
câu hỏi của em:
1. tại sao áp trên cực G của MOS (hình 3) lại dao động nhiều vậy? do bị nhiễu hay do cảm kháng đoạn dây kích gây ra?
2. một mạch kích được xem là tốt (thực tế) thì áp Vgs có dao động không? ít nhiều như thế nào?
3. có thể cho em một vài kinh nghiệm để làm mạch kích (10KHz) hoat động ổn định.

em rất mong nhận được ý kiến của các bác.
1. Bạn đang chuyển mạch cứng, với MOSFET được đóng khi áp Vds có giá trị dương khá lớn, do đó hiệu ứng Miller sẽ xảy ra, và dạng sóng điện áp Vgs sẽ có một đoạn gần như nằm ngang tại điện áp bằng điện áp ngưỡng Vth. Bạn chưa chọn giá trị tối ưu của điện trở mạch kích, do đó dạng sóng của bạn bị dao động mạnh. Bản chất của mạch vòng là một mạch RLC, do đó nhất định sẽ có dao động, và việc chọn giá trị tối ưu cho R là rất quan trọng để đệm dao động đó.

2. Một mạch kích được xem là tốt thì áp Vgs vẫn có thể dao động, miễn là dao động đó không ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của MOSFET. Trong trường hợp của bạn, dao động đầu tiên ngay sau khi hiệu ứng Miller kết thúc (chu kỳ dao động thứ ba của toàn bộ dạng sóng Vgs ngay sau khi tín hiệu PWM được thay đổi) quá lớn, với phần bán kỳ âm có đỉnh còn thấp hơn Vth, tức là MOSFET sẽ bắt đầu dẫn rồi lại tắt, rồi lại dẫn và tắt trong một vài chu kỳ dao động, rồi mới hoàn toàn dẫn.

3. Kinh nghiệm tùy vào trường hợp cụ thể, nhưng không thể dùng vài câu văn để diễn đạt. Bạn có thể tham khảo link sau để hình dung vấn đề:

http://focus.ti.com/lit/ml/slup169/slup169.pdf

Thân,

chuongfriendly
05-04-2008, 04:39 PM
em cám ơn Thầy đã trả lời, Em đã đọc kỹ và hiểu những gì Thầy nói ở trên.

1. Đúng vậy, mạch vòng là một mạch RLC. Theo lý thuyết mạch thì điều kiện để áp trên tụ không dao động là:

http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/Gateloop2.jpg

Như vậy, giá trị tính được theo công thức này là điện trở tối thiểu để việc nạp tụ CISS không có dao động.

Áp dụng cho mạch em tính ở trên:
IR21271 có: Io+=250mA (test ở 15V);
IRF540 có: Ciss =1960pF; Qg=71nC

R_G = R_out(IC) + Rg = 15/0.25 + 10 = 70Ω

Với: R_out(IC) : điện trở ngõ ra của IR21271
Rg : điện trở em thêm vào.

Suy ra: Ls tối thiểu để mạch dao động:
Ls = Ciss .4R^2 = 1960p.4.70.70=38,4 µH.

Nhận xét: giá trị Ls quá lớn. mạch em làm có lẽ L chỉ vài trăm nH là cùng. Như vậy sẽ không có dao động mới đúng. nhưng thực tế lại có? Em hết biết giải thích rồi? Thầy có ý kiến chỗ này không?

2. Đúng như Thầy nói. Việc chọn giá trị R tối ưu rất quan trọng, và em thấy để tính được nó không dễ chút nào.
lúc tính giá trị R, em chỉ dùng công thức trong slup69 để ước lượng cận dưới của R thôi (vì em không biết được chính xác Ls). Em tính R theo năng lượng trung bình (tham khảo tài liệu DT04-4):
Qg = Q_av =[(Vdrv-Vth)/R_G]. T_sw
Tuy nhiên, cách tính này cho kết quả trong một khoảng từ 0-47 Ω. Em chọn 10 Ω làm thí nghiệm như trên.

Tóm lại: em nhờ Thầy ở 2 chỗ:
1. nhận xét về R>Rth, nhưng vẫn có dao động.
2. làm sao để tính được R tối ưu?

namqn
05-04-2008, 07:55 PM
Người ta không tính điện trở ngõ ra của IR21271 như bạn. Trong trường hợp bình thường, điện trở ngõ ra của vi mạch chỉ có vài ohm, chỉ khi ở trạng thái ngắn mạch thì vi mạch mới hạn dòng và điện trở ngõ ra do đó mới tăng lên.

Công thức tính điện cảm tối thiểu của bạn không đúng, phải chia cho 4 chứ không nhân với 4. Giả sử điện cảm mạch vòng của bạn là 100 nH, khi đó tổng điện trở tối thiểu của mạch kích sẽ khoảng 14 Ω. Giá trị 10 Ω của điện trở thêm vào khi đó sẽ thường xuyên đưa vi mạch vào trạng thái ngắn mạch ngõ ra. Với các vi mạch có giới hạn dòng ngắn mạch khá nhỏ, người ta thường phải chọn giá trị điện trở mạch kích theo giới hạn dòng ngắn mạch chứ không theo giá trị điện trở tối ưu. Bạn thử lại với giá trị điện trở thêm vào là 68 Ω xem sao.

Tôi vẫn tính điện trở tối ưu theo công thức của slup169 thôi, cái chính là kinh nghiệm ước lượng điện cảm của mạch vòng (theo các tài liệu về EMC, người ta thường ước lượng điện cảm của đường mạch in là 10 nH/cm).

Thân,

chuongfriendly
05-04-2008, 09:18 PM
yeah! cám ơn Thầy nhiều lắm, em hiểu rồi. em sẽ test lại.

ah, đúng là công thức tính điện cảm của em bị sai...hihi

chuongfriendly
10-04-2008, 06:22 PM
theo như Thầy, trong mạch kích IRF540 dùng IR21271. em chọn điện trở kích Rg=68Ω, kết quả như sau:

hình 1: Vgs rise
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/DSCF0007.jpg


hình 2: Vgs fall
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/DSCF0006.jpg


hình 3: Vds
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/DSCF0013.jpg


hình 4: Ids
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/DSCF0016.jpg


nhận xét: với Rg=68Ω thì
- dạng sóng kích đóng và kích khóa rất đẹp. nhưng có vẻ như thời gian đóng và ngắt này hơi lâu (trên 1us)
- thời gian để MOSFET chuyển từ trạng thái đóng sang ngắt khoảng 700ns là khá lớn so với T_rise IR540 là dưới 50ns!

thời gian chuyển trạng thái đóng ngắt càng lâu thì MOSFET càng nóng và tổn hao càng lớn. nên em thử với giá trị điện trở khác là Rg=34Ω. kết quả như sau:

hình 5: Vgs rise
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/DSCF0010.jpg


hình 6: Vds
http://i247.photobucket.com/albums/gg157/chuongfriendly/HCMUT/Half%20Bridge/DSCF0011.jpg


nhận xét: với Rg=34Ω thì
-thời gian nạp kích nạp cho cực G nhanh hơn. tuy nhiên, dạng sóng nạp tuy có dao động nhưng vẫn chưa đủ lớn để đưa MOSFET từ vùng dẫn bão hòa về vùng khuyếch đại.
-thời gian kích đóng MOSFET cũng nhanh hơn. tuy nhiên, dạng sóng Vds dao động khá lớn.
-việc chọn Rg tối ưu giúp giảm tổn hao, nhưng còn dòng điện Ids thì chỉ phụ thuộc vào tải. vì vậy, sự dao động của dòng tải là không thể điều khiển được bằng driver?

trên là kết quả thí nghiệm và một số nhận xét chủ quan của em. Thầy nhận thấy những nhận xét đó có gì chưa phù hợp không? Thầy có bổ sung gì để giúp em hiểu rõ hơn không?
em cám ơn Thầy vì đã dành thời gian trả lời thắc mắc của em.

namqn
10-04-2008, 07:27 PM
Nếu bạn dùng tần số 20 kHz (thời gian của 1 chu kỳ là 50 us) thì thời gian chuyển mạch khoảng 1 us là ổn.

Trong datasheet của IRF540, người ta cho biết thời gian tăng của MOSFET là 50 ns ứng với các điều kiện thử nghiệm, trong đó có Rg = 5.1 Ω. Bạn dùng Rg = 68 Ω thì đương nhiên thời gian tăng sẽ khoảng 700 ns, như vậy là hợp lý.

Bạn đang sử dụng phương pháp chuyển mạch cứng (hard switching) nên tổn hao chuyển mạch đương nhiên là đáng kể. Nhiệm vụ của người thiết kế là lựa chọn một điều kiện làm việc thích hợp nhất cho một ứng dụng cụ thể.

Khi quan sát thật gần dạng sóng chuyển mạch của các bộ biến đổi, bạn sẽ luôn luôn nhận thấy có sự dao động, ngay cả với các bộ chuyển mạch mềm. Tuy nhiên, người ta thường đánh giá chất lượng của dạng sóng một cách tổng thể, bằng cách đánh giá dạng sóng của 1 chu kỳ chuyển mạch hoàn chỉnh, để xem thời gian của phần dao động chiếm bao nhiêu phần trăm của 1 chu kỳ. Nếu giá trị đó chỉ là vài phần trăm, có thể coi dạng sóng chuyển mạch đó là tốt.

Thân,

leduy173
07-05-2008, 01:52 AM
Chân shutdown trong IR 2110 co ý nghĩa j vậy? Mình đang làm cầu H sử dụng IR2110 và 4 em IRF 540 như cái post #39 của a Nam! nhưng giờ mình muốn làm thêm phần cách ly giữa PIC và mạch công suất thì thiết kế thêm thế nào? sử dụng opto pc 900v có đáp ứng dc tần số cao (khoảng 20khz) ko?chu pc817 đâu có đáp ứng nổi .
Cho hỏi thêm sử dung ic cầu L298 chân đưa PWM vào là chân nào? chân en hay in1,in2

kieutrang1911
08-07-2008, 03:04 PM
Em viết 1 chuong trinh - điều khiển động cơ 1 chiều quay thuận, ngược, dừng. Dùng Pic 18F877A kết nối với máy tính. Các bác tư vấn giúp em với.

kieutrang1911
08-07-2008, 03:18 PM
Các bác có gì giúp em với.Em sắp phát điên với nó đây.Huhuuhuhuhu

namqn
08-07-2008, 07:19 PM
Em viết 1 chuong trinh - điều khiển động cơ 1 chiều quay thuận, ngược, dừng. Dùng Pic 18F877A kết nối với máy tính. Các bác tư vấn giúp em với.
Dùng sơ đồ ở post #13 hay #39 của luồng này. Logic điều khiển như post #49 của luồng này. Chỉ có PIC16F877A chứ không có PIC18F877A.

Bạn tìm hiểu phần cứng và sau đó viết thử code cho PIC. Rồi post những thắc mắc lên diễn đàn. Không ai làm sẵn cho bạn đâu, đặc biệt là tôi.

Thân,

nmhai
09-07-2008, 03:18 PM
Mạch cầu H nếu dùng 2 con P + 2 con N thì mạch kích khá dễ dàng, nhưng có một nhược điểm là thường con P sẽ chịu dòng kém hơn con N. Do đó để cầu đối xứng thì thường dùng con P to hơn con N.
Chúng ta có thể làm mạch cầu H dùng 4 con N, những con IR2110 or Ir2103 kích cũng khá tốt nhưng có một đặc điểm là không thể kích duty cycle 100%, nhiều khi rất bất tiện, để giải quyết vấn đề này các bạn có thể làm mạch bootrap riêng cho nó.

tuan_hq2008
30-07-2008, 12:13 PM
mình đang cần một sơ đồ mạch nguyên lý thiết kế bởi pic 18f877a, bạn nào có thể thiết kế giúp mình với
Cảm ơn nhiều!

NEM CHUA
04-08-2008, 11:12 AM
Ủa bác Mod xóa bài em rùi à :((

namqn
04-08-2008, 05:07 PM
Ủa bác Mod xóa bài em rùi à :((
Bài của bạn đã được chuyển sang một luồng mới, link ở đây (vì bạn hỏi đến việc điều khiển động cơ trong dải tốc độ rộng, và duy trì mômen, do đó không liên quan đến luồng này):

http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=2670

Thân,

NEM CHUA
04-08-2008, 06:32 PM
Hì may quá em tưởng không có ai quan tâm đến vấn đề này :D

tienminh
09-09-2008, 10:04 AM
Em tách ra thì hai con MOSFET phía thấp sẽ kích như thế nào? Em nói tách chân Vss và COM của IR2110 thì nghe còn hợp lý.

Kích qua IR2110 thì có thể dùng chân vi điều khiển nối trực tiếp với IR2110(mức ngưỡng logic ngõ vào của IR2110 là 3.3V).

Thân,

Bác Namqn cho em hỏi, chân COM và Vss của IR2110 khi cách ly nhau thì vẫn điều khiển được?
Tuy nhiên thực tế em thấy nếu điện áp chỉ cỡ 12-24V thì không sao, điều khiển cầu H bình thường.
Nếu điện áp cấp cho cầu là cao áp 300V thì IC bốc khói ? khi đó nếu nối COM và Vss nối với nhau thì lại OK.
Vậy kết luận COM và Vss nên nối với nhau thì có đúng không?

namqn
09-09-2008, 07:09 PM
Bác Namqn cho em hỏi, chân COM và Vss của IR2110 khi cách ly nhau thì vẫn điều khiển được?
Tuy nhiên thực tế em thấy nếu điện áp chỉ cỡ 12-24V thì không sao, điều khiển cầu H bình thường.
Nếu điện áp cấp cho cầu là cao áp 300V thì IC bốc khói ? khi đó nếu nối COM và Vss nối với nhau thì lại OK.
Vậy kết luận COM và Vss nên nối với nhau thì có đúng không?
Trong datasheet của IR2110, chân Vss là ground cho tín hiệu logic ngõ vào, còn chân COM là đường trở về của dòng điện ngõ ra của mạch kích phía thấp. Sơ đồ khối không thể hiện các chân này liên hệ ra sao, nhưng bảng giá trị tối đa cho phép của điện áp Vss so với COM cho thấy chênh lệch điện áp giữa 2 chân này phải nằm trong khoảng Vcc - 25 V và Vcc + 0,3 V, và giá trị khuyến cáo là -5 đến 5 V. Do đó, nên nối 2 chân này với nhau.

Thân,

tihonphaphach
09-09-2008, 09:56 PM
Các bạn thử làm mạch cầu H theo dạng này xem! đon giản! tuỳ theo công suất mà mình mắc song song bao nhiêu con công suất nha!

Mạch này mình chỉ lụm trên mang thôi! các bạn làm xong nếu thành công thì úp lại cái mạch hoàn chỉnh lên cho mọi người cùng làm nha!

hucky
23-09-2008, 10:42 PM
Em xin có một câu hỏi rất chuối thế này.
Em chỉ muốn điều khiển motor 3-6V, vậy em có cần phải thiết kế 1 mạch H-bridge phức tạp như vậy không.
Em thấy mọi ngưởi chủ yếu dùng IR2110.
Vậy em có thể dùng PIC18F4431 để điều khiển cho động cơ hay không. Vì động cơ của em là khá nhỏ, và PIC18F4431 cũng có thiết kế H-bridge bên trong của nó.
Xin mọi người giúp đỡ

anhga
05-11-2008, 09:01 AM
Các bác nào biết con động cơ DC này k?
Nó của hãng Hitachi, nhãn của nó bị mờ mất rồi. em đang cần tìm thông số của nó để mô phỏng. em chỉ biết encoder của nó 200 xung thôi.
Thanks!

anhga
05-11-2008, 09:11 AM
Có bác nào biết con động cơ DC này không?
Nó của hãng Hitachi. Nó bị mất nhãn rồi. Mình đang cần tìm thông số của nó để mô phỏng. em chỉ biết nó có encoder 200 xung thôi.
Thanks!

anhga
05-11-2008, 09:24 AM
Các bác có biết con động cơ này số hiệu gì k?hay thông số của nó là j vậy?
Nó là động cơ DC của Hitachi. Nhãn của nó mờ mất rồi. Em đang cần thông số của nó để mô phỏng. e chỉ biết encoder của nó 200 xung thôi.
Ai biết hoặc có con nào giống thế thì giúp em nhé.
Thanks!

anhga
06-11-2008, 09:37 AM
Sao chẳng ai giúp mình thế?hichic

anhga
11-11-2008, 03:42 PM
Mình đang cần mua cảm biến dòng điện Hall.
Có ai bán ko nhỉ?

ptngocanh
13-11-2008, 05:40 PM
mình đang làm mạch đồ án về điều khiển động cơ DC qua máy tính ....Mọi người ai có tài liệu về phần này giúp mình nha...

thang_dk
03-12-2008, 02:05 AM
rất cảm ơn góp ý của mọi người!các huynh cho đệ hỏi 1 tí: khi dùng L293 hoặc L298 ,con nào có ưu nhược điểm gì?

nhatson.elec
03-12-2008, 10:27 AM
L293 và L298 là vi mạch tích hợp, mua về cắm điện nối dây là xài, còn cầu rời phải thiết ke, rối đo kiểm rồi tối uu ah

thang_dk
05-12-2008, 10:54 PM
các ban ơi! minh thấy con L298N co thể điều khiển đc cả 2 moto cao ai biết rõ về hoạch đông cũng như cách mác của nó như thế nào ko? xin được chỉ gaío!Thanhk

thuyduong
30-03-2009, 03:59 PM
Mạch cầu H nếu dùng 2 con P + 2 con N thì mạch kích khá dễ dàng, nhưng có một nhược điểm là thường con P sẽ chịu dòng kém hơn con N. Do đó để cầu đối xứng thì thường dùng con P to hơn con N.
Chúng ta có thể làm mạch cầu H dùng 4 con N, những con IR2110 or Ir2103 kích cũng khá tốt nhưng có một đặc điểm là không thể kích duty cycle 100%, nhiều khi rất bất tiện, để giải quyết vấn đề này các bạn có thể làm mạch bootrap riêng cho nó.

anh co thể noi ro hơn vè cầu h giup em voi

gà mờ
08-04-2009, 07:19 PM
Chào các bác không hiểu sao em xem trên luồng này thấy bác bang chủ nói mạch cầu H sử dụng L298 ghép song song 2 cầu có thể chịu tới 4A , điện áp Vs của l298 lên tới 46v,vậy mà em mới cho nguồn 35v dòng chỉ khoảng 2,5 A vậy mà con L298 đã bốc khói là sao nhỉ bác nào có mạch 4 mosfet kênh N mà có đủ giá trị của các linh kiện cho em xin
THANKS

namqn
08-04-2009, 07:46 PM
Chào các bác không hiểu sao em xem trên luồng này thấy bác bang chủ nói mạch cầu H sử dụng L298 ghép song song 2 cầu có thể chịu tới 4A , điện áp Vs của l298 lên tới 46v,vậy mà em mới cho nguồn 35v dòng chỉ khoảng 2,5 A vậy mà con L298 đã bốc khói là sao nhỉ bác nào có mạch 4 mosfet kênh N mà có đủ giá trị của các linh kiện cho em xin
THANKS
Datasheet mô tả như vậy, với điều kiện bạn làm mát tốt cho vi mạch, và điều khiển đúng cách để tránh tổn thất công suất quá lớn (ngầm hiểu rằng bạn phải dùng kiểu vỏ Multiwatt15, dùng tản nhiệt đủ lớn và ghép với lưng của vi mạch đúng quy cách).

Thân,

gà mờ
11-04-2009, 08:10 AM
Nhờ Trưởng lão Nam giải thích giùm em với , em có lắp mạch cầu dùng IR2110 như sơ đồ của Anh và giá trị của các linh kiện em làm theo diễn đàn. Nhưng em có một thắc mắc đó là chân số 5 VS của IR khi mắch vào cực S của IRF(Q1) như trong sơ đồ của Anh thì IRF mở rất nhỏ còn khi không nối chân 5 với cực S nữa mà kéo thẳng xuống đất thì mở rất tốt ,Anh cho em hỏi giờ em cho chân 5 này xuống đất thì có ảnh hưởng gì không
Cảm ơn Anh

namqn
11-04-2009, 05:06 PM
Nhờ Trưởng lão Nam giải thích giùm em với , em có lắp mạch cầu dùng IR2110 như sơ đồ của Anh và giá trị của các linh kiện em làm theo diễn đàn. Nhưng em có một thắc mắc đó là chân số 5 VS của IR khi mắch vào cực S của IRF(Q1) như trong sơ đồ của Anh thì IRF mở rất nhỏ còn khi không nối chân 5 với cực S nữa mà kéo thẳng xuống đất thì mở rất tốt ,Anh cho em hỏi giờ em cho chân 5 này xuống đất thì có ảnh hưởng gì không
Cảm ơn Anh
Bạn nối như vậy là sai nguyên tắc hoạt động của mạch bootstrap.

Trước đó mạch của bạn hoạt động không tốt có thể do on-time của các khóa phía cao quá dài so với dung lượng của tụ nguồn bootstrap giữa hai chân VB và VS của IR2110. Đặc biệt mạch kích kiểu bootstrap không cho phép các khóa phía cao đóng (dẫn dòng điện) thường trực.

Thân,

gà mờ
12-04-2009, 11:17 AM
Bạn nối như vậy là sai nguyên tắc hoạt động của mạch bootstrap.

Trước đó mạch của bạn hoạt động không tốt có thể do on-time của các khóa phía cao quá dài so với dung lượng của tụ nguồn bootstrap giữa hai chân VB và VS của IR2110. Đặc biệt mạch kích kiểu bootstrap không cho phép các khóa phía cao đóng (dẫn dòng điện) thường trực.

Thân,

Anh cho em hỏi là mức logic cao của các chân HIN LIN trong datasheet là 9,5V vậy làm sao để kích Xung của VĐK lên được Vậy Dùng Opto có được không vậy

nhatson.elec
12-04-2009, 11:36 AM
Mức logic của IR2110 tùy thuộc vào Vcc logic cấp cho IR2110

b/r

trungdinhk4
12-08-2009, 10:35 AM
xin trợ giúp a`.huhuuhuhuhu.em đang làm đề tài chuyên ngành nhưng chưa viết được chương trình:"thiết kế mạch mô tơ một chiều qua cổng song song"".huhuhu ai viết được chương trình thì giúp em với nha'.em xin cam ơn nhiiiiiiuuuu 30.8 em báo cáo rùi a`

lecanhhuy
27-09-2009, 08:06 PM
cám ơn bác Namqn bác sentolove nhờ các bác mà em cũng làm được một mạch kick fet chạy cho ra hồn. Sau nhiều lần mắc các lỗi như các bác đã đề cập trong luồng này. Nhưng vẫn chưa đo được hình dang xung của động cơ được .
E còn một thắc mắc nữa muốn thỉnh giáo lại hai bác là nếu em dùng một cổng not để tạo ra cặp PWM bổ trợ cho con IR phía high side thì liệu thời gian ton toff của con này có ảnh hưởng đến các giá trị Db và Cb đã tính trước hay không?
vì E chỉ muốn tốn một chân điều xung cho động cơ thôi!!
cám ơn các bác vì những bài viết bổ ích và đầy tận tụy!!!

trâuđực
27-09-2009, 08:12 PM
với cùng ý kiến như Huy . Xin cho mình hỏi thêm là nếu đưa vào giá trị duty lớn hon duty max thì dong cơ sẽ không chạy phải không vậy các bác.
hoan hô picVN!!!

nguyentrivysv
29-10-2009, 12:50 AM
em đang làm cơ cấu master_slave thầy kêu tìm hiểu mạch cầu H.anh nao biết mạch cầu H làm gì trong cơ cấu MASTER_SLAVE này không va thiết kế thế nào chỉ em với.

taiktcn
30-10-2009, 12:11 PM
chào anh namqn, em là thành viên mới, em đang làm đồ án môn hoc dùng mạch cầu h điều khiển động cơ dc 400w với nguồn 24vdc 5A. và đọc tín hiệu encoder đưa về vậy dùng mạch cầu h với 2 con ir2103 và 4 con fet ir9540 kênh N được ko. em đang phân vân không biết có dùng 4 con TIP 122 và 4 con fet ir9540 kênh N. còn tác dụng của 2 con ir2103 em chưa hiểu rõ lắm. anh giúp em với nhé! cảm ơn anh rất nhiều. email của em: taiktcn@gmail.com

namqn
30-10-2009, 12:24 PM
chào anh namqn, em là thành viên mới, em đang làm đồ án môn hoc dùng mạch cầu h điều khiển động cơ dc 400w với nguồn 24vdc 5A. và đọc tín hiệu encoder đưa về vậy dùng mạch cầu h với 2 con ir2103 và 4 con fet ir9540 kênh N được ko. em đang phân vân không biết có dùng 4 con TIP 122 và 4 con fet ir9540 kênh N. còn tác dụng của 2 con ir2103 em chưa hiểu rõ lắm. anh giúp em với nhé! cảm ơn anh rất nhiều. email của em: taiktcn@gmail.com
Bạn đọc lại luồng trích lọc này nhé. Tôi không muốn viết lại những gì đã viết.

Có phải bạn đã gửi một email cho tôi với nội dung sau hay không?
chao thay nam
em dang lam do an dieu khien dong co dc 400w dung avr va ket noi may tinh bang visua basic 6.0. thay co tai lien nao ko cho em xin duoc ko a.
em la sinh vien nam 3 truong dhktcn
em xin cam on thay!

Email được gửi từ địa chỉ taiktcn@yahoo.com.vn.

Thân,

taiktcn
05-11-2009, 10:03 PM
vang em cam on a, em se tim hieu. chuc vui ve va thanh cong!

lexuantien
06-11-2009, 01:55 PM
Có ai biết về con VQ3001J ?. Có phải nó tích hợp 4 con fet trên cùng một con VQ3001J không ? Liệu khi làm trong mạch điều khiển động cơ có nhược điểm gì không ? Ai đã làm nó với mạch điều khiển động cơ rồi thì hãy cho mình ý kiến ! Cảm ơn.

conghuu196
26-11-2009, 05:52 PM
mình thấy fet của minh trong protues không thấy giống của mấy bạn. các bạn vẽ bằng j thế. có j thì liên hệ minh qua yahoo:conghuu196 mình không biết cách up file

centertaimen
26-11-2009, 06:55 PM
Anh namqn với các tiền bối cho em hỏi về cái mạch và phần cứng cảu bài này với ạ.trời ơi hình như mạng nhà em lag quá không up được file.em phải up lên đây vậy
Nếu cho tín hiệu encoder vào timer hoặc ngắt của VDK cho em xin hỏi phần hiển thị tốc độ thì nó lúc nòa cũng hiển thị hay chỉ hiển thị trong một khoảng thời gian nào đó thôi ạ?
http://www.mediafire.com/file/yzgwy3zzg3m/picvietnam.rar

congdatquan
10-12-2009, 08:37 PM
Anh nam ah?anh cho em hỏi về mạch cầu dùng IR2110 em dùng IRF540.em dùng mạch theo datasheet của con IR2110 thì có thể chạy được động cơ 1 chiều công suất lớn không anh.và khi test mạch.em thử cho 100% xung(chân 10 nối lên dương nguốn)thì tín hiệu đầu ra đúng như mong muốn nhưng khi đổi lại cho chân 12 lên dương thì tín hiệu ra không dduwowcjnhuw mình muốn.chân 1 vẫn ở mức thấp.anh có thể giải đáp cho em được không ạ.cảm ơn anh

thangtram11
12-12-2009, 10:45 AM
dong cơ của bạn la D06040TE của hitachi.

thangtram11
12-12-2009, 10:47 AM
động cơ nay là D0604TE tốc độ là 2750v/p.bạn tiimf hiểu thêm nha

huyxuantienluc
01-12-2010, 07:39 PM
có bác nào biết nguyên lý hoạt động của ir 2103 giúp em với. thank

ak47
04-12-2010, 10:39 AM
có bác nào biết nguyên lý hoạt động của ir 2103 giúp em với. thank

Bạn nhìn vào giản đồ xung là biết ngay ấy mà ! Nó hơi ngược chút xíu thôi !

minhvu088
06-12-2010, 06:33 PM
cho minh xin vai thong tin cơ bản về mofet di

toan258252
17-05-2011, 08:44 AM
Chỗ này anh nói không hoàn toàn chính xác, nếu chúng ta dùng khóa phía thấp của một nửa cầu để tạo đường dẫn dòng, và khóa phía cao của nửa cầu còn lại dùng để điều rộng xung thì vẫn có thể dùng tốt các mạch kích như IR2110. Như anh đã nói ở trên, chúng ta cần xác định các yêu cầu đối với mạch kích rồi mới chọn mạch kích, nhưng nếu thị trường VN chỉ có mỗi con IR2110 thì đành phải dùng nó (dù rằng với bài toán của chúng ta mà dùng nó thì quá phí).

Dùng các mạch kích như IR2110 còn có một thuận lợi là chúng ta chỉ cần một nguồn nuôi cho tất cả mạch kích (không cần giải pháp nhiều biến áp nhỏ hay nhiều nguồn một chiều cách ly).

Thân,

anh nam ơi cho em cai mạch trên dùng ir2110 vẽ bằng eagle đi em đang cần.anh gửi lên media đi hoặc anh gửi mail em nhé quoctoan258@gmail.com
ok..cảm ơn anh

hainamsouth
07-06-2011, 01:13 AM
cám ơn 2 thành viên namqn va scentoflove đã chỉ rất tận tình trong luồng này. mình đã làm theo công thức của bạn cũng đã thành công cảm ơn 2 bạn rất nhiều.

duyetpham88
27-06-2011, 12:17 PM
em có một mạch điều khiển dùng IR21184 và IRF3205 như hình đính kèm, em tính thay 4 com IRF3205 bằng 4 con IRF540 có được không mong các tiền bối giúp đỡ

luongtuan
13-03-2012, 12:04 AM
mọi người vẽ mạch,bàn tán nhìn sôi nổi quá.khi mình thử vẽ mô phỏng protues thì lại không có con IR2110 trong thư viện vậy nhỉ?mọi người ai biết cách lấy nó ra để vẽ thì chỉ mình với.thanks.

thinh1113
27-06-2012, 08:01 AM
Chào,

mình đang làm mạch cầu H kích bằng opto TLP250 (chỉ mới test phần high side thôi)
http://www.mediafire.com/i/?a50z512b36qjm7t
Phiền mọi người download cái ảnh đó về coi giúp mình, mình ko up ảnh lên được!
Các giá trị linh kiện như trong hình.
VCC1 = 24V, VCC2 = 12V (2 nguồn này độc lập nhau).

Nếu mọi người chưa quen với opto TLP250 thì có datasheet ở đây:
http://www.alldatasheet.com/datasheet-pdf/pdf/32418/TOSHIBA/TLP250.html

mình kích PWM với tần số 10kHz, đo áp giữa 2 đầu động cơ bằng dao động kí thì xung dao động từ +24V tới -24V (phần xung -24V méo hơn phần +24).
Nếu cho duty 50% hoặc thấp hơn thì động cơ gần như ko chạy.

Có ai cho mình biết nguyên nhân hiện tượng này ko? và nếu có đề xuất cách khác phục thì tốt quá.

mình tự nghĩ là do diode FR307 chưa đủ nhanh, nhưng đọc datasheet thì thấy t_max của nó chỉ là 500ns (rất nhanh so với tần số 10kHz)...vậy nên mình đang bị kẹt ở đây, mong sớm được mấy bác trả lời giúp!

một hiện tượng khác nữa là nếu kích low side (mạch hoàn toàn tương tự, chỉ khác là động cơ song song với FR307 và nối với nguồn VCC1 và chân D của FET) thì mạch chạy tốt với tần số 10kHz.

PS: khi mình click vào "tải file từ máy" thì ngoài "choose file" chỉ có "thêm file" và "đóng khung này"...ko tìm thấy tag nào "tải file" hay tương tự...ai biết cách up ảnh thì giúp với...!

thinh1113
28-06-2012, 12:14 PM
Mình cung cấp thêm 1 số hình ảnh khi đo tính hiệu bằng dao động ký.
http://www.mediafire.com/?ze88ubtdx522hs2

Hy vọng sẽ có người hiểu vấn đề mà mình đang gặp phải.

PS: ko hiểu sao mình vấn chưa thể up ảnh lên đây được, mà cũng chẳng có ai chỉ cho mẹo gì để up ảnh...dường như chủ đề này quá cũ với mọi người thì phải...:((

thinh1113
29-06-2012, 10:09 AM
xin lỗi các bác, do em làm mạch bị lỗi nên gặp hiện tượng như trên...

Các test high side và low side đều cho kết quả như em muốn.

Chào,

giang_lee
22-10-2012, 10:30 AM
scentoflove sao minh dow PVN về ko co j , minh mo proteus ko co mach. thank

litieulong183
04-04-2013, 10:45 AM
có bác nào chỉ em cach tinh toan cac linh kien trong mach cau h k?hiện e dang lam mạch nay để nộp cho thay nhug k biết tính toán sao hết.hichic

litieulong183
04-04-2013, 10:48 AM
mach cau h cua e dung scr co được k các bác???

field2007
27-05-2013, 09:41 AM
Mình đang làm mạch cầu H để điều khiển động cơ theo sơ đồ tham khảo như hình vẽ, nhưng không biết 2 con diode mắc chỗ 2 con IR2184 là con nào. Ai biết thì chỉ cho mình dùng con nào??? Nhân tiện hỏi luôn thông số mấy con tụ, trở như thế có được ko?? Đây là mạch minh tham khảo, lần đầu làm về mạch này lên cũng ko có nhiều hiểu biết. Động cơ của mình là động cơ DC 24V/60W.

hainamsouth
21-06-2013, 01:40 AM
thực ra nếu bạn Field2007 đọc kĩ từ đầu sẽ thấy thầy nam hướng dẫn rất dễ hiểu với mạch IR2110 và IR2184 không khác nhau là mấy bạn có thể xem và so sánh
chỗ 2 con diode bạn hỏi là dung diode muỗi 4148 còn vì sao thầy nam đã trả lời rôi. Hình dùng 2 con tụ nhưng ở đây bạn có thể dùng 1 con tụ la 4.7uF nhưng phải là tu tantatium
còn R trước mỗi con fet nên dùng là 10 Ohm. do trước đây có làm mạch này và nhở vào diễn đàn dưới mỗi con fet bạn nên mắc thêm diode zenner 15V và R 10K. và điên áp kich fet nên là 15V bạn sẽ thấy được hiệu quả. có j bạn thắc mắc bạn hãy đọc thật kĩ và bạn sẽ tìm ra vấn đề