PDA

View Full Version : Thắc mắc về điện trở trong các mạch phát triển


bigtitan
29-06-2007, 06:27 PM
Chào các bác,em có lên trang chủ của Mircochip,vào phần của board mạch Explorer 16,trong manual của nó,có mấy cái Schematic,trong đó có mấy giá trị điện trở hơi bị...kì.Một số có giá trị là 0,một số ghi giá trị là NL(hình như là No Loads),đa số linh kiện là dạng linh kiện dán,em không hiểu giá trị là thế nào,bằng 0 nghĩa là không có hả,không có để làm gì.Còn khái niệm điện trở No loads là sao??Hổng hiểu :confused:
Ai có kinh nghiệm chỉ em cái nha :)

namqn
29-06-2007, 07:50 PM
Chào các bác,em có lên trang chủ của Mircochip,vào phần của board mạch Explorer 16,trong manual của nó,có mấy cái Schematic,trong đó có mấy giá trị điện trở hơi bị...kì.Một số có giá trị là 0,một số ghi giá trị là NL(hình như là No Loads),đa số linh kiện là dạng linh kiện dán,em không hiểu giá trị là thế nào,bằng 0 nghĩa là không có hả,không có để làm gì.Còn khái niệm điện trở No loads là sao??Hổng hiểu :confused:
Ai có kinh nghiệm chỉ em cái nha :)
Có lẽ người thiết kế board không phải là người nói tiếng Anh bản xứ, thông thường người ta nói là not loaded với các linh kiện không được hàn lên board. Điện trở giá trị 0 là bình thường thôi, người ta dự kiến sẽ nối các điểm đó với nhau, nhưng cũng có thể ngắt mạch ra khi cần thiết, vậy thì đặt 1 điện trở 0 ohm vào để nối, và xả điện trở đó ra để ngắt mạch.

Thân,

bigtitan
30-06-2007, 12:15 AM
Em vẫn chưa hiểu lắm.Về cái điện trở 0 ohm,bác giảng lại kĩ hơn 1 chút được ko ạ.Rồi còn cái no loaded đó,nếu ko hàn ko gắn lên mạch thì vẽ để làm gì.Giả sử em muốn làm lại mạch đó (linh kiện coi như đã có,ko phải dạng linh kiện dán) thì sao làm được, mấy cái điện trở đó xử lý thế nào.

namqn
30-06-2007, 02:19 AM
Em vẫn chưa hiểu lắm.Về cái điện trở 0 ohm,bác giảng lại kĩ hơn 1 chút được ko ạ.Rồi còn cái no loaded đó,nếu ko hàn ko gắn lên mạch thì vẽ để làm gì.Giả sử em muốn làm lại mạch đó (linh kiện coi như đã có,ko phải dạng linh kiện dán) thì sao làm được, mấy cái điện trở đó xử lý thế nào.
Ở vị trí điện trở 0 ohm, nếu điện trở có hàn thì mạch điện 2 phía được nối với nhau, ngược lại khi không hàn điện trở đó thì mạch điện 2 phía bị cô lập.

Người ta thiết kế mạch một lần, có thể thiết kế tổng quát, và làm mạch in một lần. Khi thực hiện board mạch thì tùy theo yêu cầu mà hàn các phần cần thiết. Đây là một trong những biện pháp làm giảm giá thành phần cứng khi sản xuất. Bạn xem thử các mainboard máy tính chẳng hạn, có nhiều chỗ không hề được hàn linh kiện, thử hỏi hãng sản xuất xem không hàn thì vẽ ra để làm gì. Thực tế họ có một loạt mainboard giống nhau, nhưng board giá cao hơn sẽ có nhiều ngoại vi hơn trên đó chẳng hạn.

Bạn dựa vào sơ đồ của họ mà thiết kế board của mình, chỗ nào thấy không cần thiết thì bỏ đi.

Thân,

thaithienanh
30-06-2007, 04:17 AM
Cái điện trờ 0 ohm ở một số mạch thì nó cũng chính là cầu chì (Fuse), ngắt mạch khi quá tải :)

falleaf
30-06-2007, 06:47 AM
Cái điện trờ 0 ohm ở một số mạch thì nó cũng chính là cầu chì (Fuse), ngắt mạch khi quá tải :)

Good! Dạo này chú có vẻ khá hơn nhiều rồi đấy. Roai an sờ :D

Chúc vui

kiddy
23-07-2007, 04:15 PM
Các linh kiện ko được hàn thì trong mạch sch người ta thường kí hiệu DNI = Do not install.
Khi SX mạch, trong quá trình test người ta có thể dễ dàng thêm vào các LK để hiệu chỉnh lại các thông số cho phù hợp.
Điện trở có trị số rất nhỏ từ mili ohm đến 0 ohm hay được dùng làm R_Sense trong các mạch hotswap hay power sequencing...