PDA

View Full Version : Library cho MPASM, các module cơ bản


mafd_47a
02-11-2005, 10:58 PM
HIện nay để lập tình cho PIC đa phần mọi người chọn C ( HTPIC, CCS .... ) làm công cụ cho mình. Còn MPASM thì nói chung đuợc ít ngưòi dùng đến: vì lý do sau

+ Lập tình dai hơn ( kiến trúc Risc có dung lượng code hơn khoảng 30% so vơi CISC so với một bài toàn ) ( nguyên nhân tổng quan )
+ Lúc nào cũng phải kè kè cái ông thanh ghi W bên cạnh trong mọi phép toán hay chuyển dổi
+ Phải liên tục chọn bank thanh ghi khi ta muốn truy cập
+ KHó khăn trong việc thực hiện phép toán, Điển hình như phép so sánh. phép nhân chia......
...............

Lập trình cho MPASM là rất dài và phải luôn đỏi hỏi mỗi chúng ta phải thật kiên nhẫn. Và theo tôi để lập trình tốt MPASM chúng ta cũng phải gây dựng các thư viện sẵn của riêng mình. Thư viện đó bao gồm những gì : đó là bao gồm những module mà chúng ta tự gây dựng nên, hay là các Code có sẵn , và phải lưu ý các module phải dùng đuợc cho nhiều bài toán khác nhau

Tôi có một VD: module về LCD tôi chỉ mất có một lần đê thiết lập ( cũng mất khá nhiều thới gian vì đó là cái tôi làm đầu tiên cho PIC nên hồi đó chưa có kinh nghiệm ) sau khi làm xong những lần sau chỉ việc copy và paste lên để sử dụng

Tất nhiên là cái VD LCD là rất tổng quát, nhưng cũng có rất nhiều chuơng trình con ta cũng phải nên làm vậy . Hãy luôn tối ưu nó để cho lần sử dụng sau

Việc tự thiết lập các module cũng có nhiều cái lợi : ta sẽ hiểu rõ hơn về cái ta dang làm, Nhưng có một điểm dở là nhiều khi module đó thường dài , và không tối ưu, và đôi khi mắc những lỗi mà chúng ta ko biết, và sẽ mất nhiều thời gian . Và hướng thứ hai theo tôi dùng các code chuẩn trên mạng như ở trên microchip, piclist...... hoặc từ nhà sản xuất họ luôn đưa ra các Tutorial ( những cái này ko cẩn bản quyền thì phải ) : hãy chỉnh sửa và chuyển nó thành của mình, hãy biến nó thành công cụ cho mình

Do đó tôi mở topic này là để tập hợp tất cả những code, module về MPASM, KHông nhất thiết phải là của mình mà có thể tư bất cứ nguồn nào cũng đuợc. Mỗi ngưòi góp một tý ắt chúng ta sẽ có một thư viện đồ sộ, ==>> đỡ phải nhọc công đi đâu xa,

Mọi người lưu ý khi đưa lên các bạn đinh kèm theo cả file nhé ( đẻ copy cho dễ mà ) và nõi rõ nó có ý nghĩa gì nhé

mafd_47a
02-11-2005, 11:09 PM
Module thứ nhất tôi muốn gửi cho các bạn là về I2C trong 16F87x

Các bạn biết rồi đó I2C là một chuẩn giao tiếp rât phổ biến hiện nay, và trong 16F87x có tich hợp I2C cả chế độ Master và Slave. Dưới đây là code về sử dụng Master I2C Mode. Đây là một VD rất căn bản mà tôi lấy từ tập " I2C master mode"

Nếu bạn nào chưa dùng I2C Master mode trong 16F87x bao giờ tôi nghĩ rằng chưong trình này sẽ rất có ích

( Hix mất một buổi tôi để đánh máy đấy )






; I2C ket noi voi 24C01C EEPROM
; Ghi tai dia chi 0x12, du lieu 0x34 va doc lai
; MSSP module duoc su che de I2C master mode

#define LC01CTRLIN H'A0' ; Gia tri cua I2C cho Control byte khi dua du lieu vao EEPROM
#define LC01CTRLOUT H'A1' ; ................................... doc du lieu tu EEPROM
#define LC01ADDR H'12' ; Dia chi can luu du lieu
#define LC01DATA H'34' ; Du lieu
#define BAUD D'100' ; Gia tri BAUD RATE
#define FOSC D'4000' ; Gia tri thach anh 4Mhz

#include <p16F877.inc>

__CONFIG _CP_OFF & _DEBUG_OFF & _WRT_ENABLE_OFF & _CPD_OFF & _LVP_OFF & _BODEN_OFF & _PWRTE_ON & _WDT_OFF & _XT_OSC

ORG 0x00
; *** Thiet lap I/O ***
CLRF PORTB ; PORTB pins duoc dua ve 0
BANKSEL TRISB ; BANH1
MOVLW B'00011000' ; RC3,RC4 la input
MOVWF TRISC ; Nhung chan con lai la outputs
CLRF TRISB ; cho moi chan cua portB la outputs

; *** THIET LAP CAC THANH GI CHO I2C ***
; chon MSSP che do MASTER MODE
BANKSEL SSPCON
MOVLW B'00101000' ; Thiet lap MSSP cho chan PORTC o che do I2C
; SSPEN, SSPM BITS
MOVLW SSPCON
; Thiet lap muc cap do cho I2C ( I2C standard level )
BANKSEL SSPSTAT
MOVLW B'10000000'
MOVWF SSPSTAT
; Thiet lap toc do duong truyen
BANKSEL SSPADD
MOVLW (FOSC/(4*BAUD)) - 1; Tinh toan gia tri cho thiet lap toc do
MOVWF SSPADD

; *** Begin I2C Data Transfer Sequences ***
I2CWrite
; Gui bit START va doi cho cho den khi gui xong
BANKSEL SSPCON2
BSF SSPCON2,SEN ; Gui bit Start
CALL WaitMSSP ; Doi cho den khi bit START duoc gui xong

; Nhan va kiem tra CONTROL BYTE, doi cho den khi hoan thanh
MOVLW LC01CTRLIN ; Load CONTROL BYTE (input mode)
CALL Send_I2C_Byte ; Gui byte di
CALL WaitMSSP ; Doi cho den khi ket thuc cong viec

BANKSEL SSPCON2
BTFSC SSPCON2,ACKSTAT ; Kime tra bit ACK tu I2C
goto I2CFail

; Gui va kiem tra bit Stop, doi cho den khi hoan thanh xong
MOVLW LC01ADDR ; load addressByte
CALL Send_I2C_Byte ; Gui dia chi di
CALL WaitMSSP

BANKSEL SSPCON2
BTFSC SSPCON2,ACKSTAT ; Kiem tra ACK
GOTO I2CFail

; Gui va kiem tra DATA byte , doi cho den khi ket thuc
MOVLW LC01DATA ; Load Data Byte
CALL Send_I2C_Byte ; Gui byte di
CALL WaitMSSP

BANKSEL SSPCON2
BTFSC SSPCON2,ACKSTAT
GOTO I2CFail ; Kiem tra trang thai cua co ACK
; Gui va kiem tra bit STOP, doi cho den khi ket thuc
BANKSEL SSPCON2
BSF SSPCON2,PEN ; gui bit Stop
CALL WaitMSSP
; Ket thuc qua trinh viet du lieu len EEPROM


I2CRead
; Gui bit RESTART va doi den khi gui xong
BANKSEL SSPCON2
BSF SSPCON2,RSEN ; Gui bit Restart
CALL WaitMSSP

; Gui va kiem tra CONTROL BYTE, doi cho den khi hoan thanh
MOVLW LC01CTRLIN ; Load CONTROL BYTE ( cho viec xuat du lieu )
CALL Send_I2C_Byte ; Bat dau gui
CALL WaitMSSP ;

; Kiem tra trang thai san sang cua thiet bi
BANKSEL SSPCON2
BTFSC SSPCON2,ACKSTAT ; Kiem tra ACK Status bit
GOTO I2CRead ; Neu chua san sang thi nhay

; Gui va check Diachi Byte, doi cho den khi hoan thanh
MOVLW LC01ADDR ; Load ADDRESS Byte vao W
CALL WaitMSSP ; Gui du lieu
CALL WaitMSSP ; Doi cho den khi gui xong

BANKSEL SSPCON2
BTFSC SSPCON2,ACKSTAT ; Kiem tra ACK Status bit
GOTO I2CFail ; FAILED, NHAY NEU NHU THANH CONG

; Gui REPEATED START bit va doi cho den khi thuc hien xong
BSF SSPCON2,RSEN ; phat ra REPEATE START bit
CALL WaitMSSP ;
; Gui va kiem tra CONTROL BYTE (out) va doi cho den khi hoan thanh
MOVLW LC01CTRLOUT ; Load CONTROL BYTE
CALL Send_I2C_Byte ; Gui
CALL WaitMSSP ; Doi den khi ket thuc

BANKSEL SSPCON2
BTFSC SSPCON2,ACKSTAT ; Kiem tra ACK BIT
GOTO I2CFail ; FAILED, nhay neu nhu thanh cong

; Chuyen trang thai MSSP sang I2C Receive mode
BSF SSPCON2,RCEN ; cho phep RECEIVE Mode (I2C )

; Nhan da ta tu Slave va doi cho den khi ket thuc
; Luu y Receive MODE se tu dong Disable boi MSSP module
CALL WaitMSSP ; Doi cho den khi I2C thuc hien xong

; Gui bit NACK cho Acknowledge Sequence
BANKSEL SSPCON2
BSF SSPCON2,ACKDT ; Chon gui NACK
BSF SSPCON2,ACKEN ; Gui di

; Gui va va kiem tra STOP bit, va doi cho den khi ket thuc
BSF SSPCON2,PEN
CALL WaitMSSP

; I2C Write va Read ket thuc, gia tri se duoc dua ra LEDs
BANKSEL SSPBUF ;
MOVF SSPBUF,W ; Luu gia tri doc duoc tu EEPROM vao thanh ghi W
MOVWF PORTB

; Ket thuc qua trinh doc ghi
GOTO $ ; Vong lap vo han

;*** CAC chuong trinh con va cac loi cua chuong trinh ***
I2CFail
BANKSEL SSPCON2
BSF SSPCON2,PEN ; Send STOP condition
CALL WaitMSSP ; Doi

BANKSEL PORTB
MOVLW 0xFF
MOVWF PORTB ; Loi dua RA PORTB
GOTO $

; Day la chuong tirnh con cho viec gui BYTE len Slave. INput: W
Send_I2C_Byte
BANKSEL SSPBUF ; Chon bank0
movf SSPBUF ;
RETLW 0


WaitMSSP
BANKSEL PIR1
BTFSS PIR1,SSPIF ; Kiem tra trang thai co
GOTO $-1 ; Chua hoan thanh
BCF PIR1,SSPIF ; Da hoan thanh cong viec, va bat dau thu don chien truong
RETLW 0

END

falleaf
03-11-2005, 12:20 AM
Em không cần làm cái này, trong tài liệu hướng dẫn của Nigel có đầy đủ và khá chi tiết.

Em nên làm là phân tích đoạn code, có nghĩa là em trích từng đoạn ra, viết, và giải thích từng đoạn một, đừng đưa vào trong chương trình như thế này.

Em nên vẽ thêm sơ đồ mạch, để người đọc dễ hình dung.

Nếu là một chương trình, thì chú thích quá nhiều, người ta sẽ loạn lên, nếu là một chỉ dẫn phân tích, thì chưa đủ.

Vì vậy, em chỉ cần rút kinh nghiệm trình bày, và sửa chữa đôi chút, bài viết của em sẽ rất tốt.

chuabietgi
25-12-2005, 08:37 AM
Xin hỏi bác tài liệu hướng dẫn của Nigel có thể load ở đâu?
Cảm ơn!

mafd_47a
25-12-2005, 10:16 AM
Xin hỏi bác tài liệu hướng dẫn của Nigel có thể load ở đâu?
Cảm ơn!

Chac la day :D

http://www.winpicprog.co.uk/pic_tutorial.htm
http://www.picvietnam.com/download/Nigel%20tutorial.pdf
http://picvietnam.sytes.net/MHz/Pic%20Tutorial.pdf

picpicpic
18-01-2006, 06:38 PM
Thanks mafd_47a!
Tôi cũng đang cần những tài liệu này!
Tài liệu PIC6F84 và PIC8x:
http://www.freewebtown.com/bantoi/PIC%2018FXX2%20-tinh%20nang.doc
http://www.freewebtown.com/bantoi/Pic84.doc

namdinhno1
23-06-2006, 10:27 AM
anh Mạnh ơi sao anh không làm một tut về LCD
Em đang tự học nên thấy khó quá

mafd_47a
23-06-2006, 02:41 PM
anh Mạnh ơi sao anh không làm một tut về LCD
Em đang tự học nên thấy khó quá

Lap trinh LCD khong kho nhu ban nghi dau. Duoi day la mot so link ban co the doc va lam theo no.

http://www.winpicprog.co.uk/pic_tutorial3.htm
http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=281

friends
13-05-2007, 08:54 PM
ban madf_47a ơi ,bạn có chương trình hiển thị lcd giao tiếp 8 đường dùng pic mà ráp mạch thực tế đã chạy rồi không , nếu có cho mình xin được không ,mình dang rất cần gấp.

tiendungkct
31-08-2007, 04:58 PM
trong mpasm làm sao để tận dụng lại các code mình đã viết rùi hở các anh vd như hiện thị lcd hay 7seg chẳng hạn chừ mối lằn làm lại hơi mất công
nếu có chỉ cho em cách làm luôn nha ,thaks

falleaf
31-08-2007, 06:42 PM
Em hoàn toàn có thể viết thành từng file riêng, sau đó include nó vào các đoạn em cần. Hoặc là em có thể sửa chữa một tí, viết thành một cái MACRO. Khi em dùng lại em chỉ cần gắn các tham số (thanh ghi phù hợp) vào các đoạn MACRO đó. Đây là cách mà CCS C phát triển trình dịch của mình.

Chúc vui

tiendungkct
02-09-2007, 03:10 PM
anh co thể hướng dẫn cho em cách viết MACRo được không em cũng mới tìm hiểu về nó nên chưa biết ,em cảm ơn anh

khangspkt
06-09-2009, 03:51 PM
anh co thể hướng dẫn cho em cách viết MACRo được không em cũng mới tìm hiểu về nó nên chưa biết ,em cảm ơn anh

Sử dụng macro sẽ giúp bạn sử dụng lại các chương trình viết sẵn, gọi lại và sử dụng nhanh chóng.

VD đơn giản nhất là sử dụng macro delayxs. Bạn theo các bước sau nhé.
B1: Bạn tạo 1 file mới tên delayxs.asm. Lưu lại ở c:\
B2: bạn soạn nội dung file delayxs.asm bằng nodepad cũng được, như sau,

delayxs macro ; day la chuong trinh delay 1s
MOVLW D’4’ ; Count 4 of 250 millisecond delays
MOVWF TIME2
LOOP_x_SEC:
MOVLW D’250’ ; Count 250 of one millisecond delays
MOVWF TIME1
LOOP_250_MS:
MOVLW D’250’ ; Count of 250 Loops of four cycles
MOVWF TIME
LOOP_ONE_MS:
NOP
DECFSZ TIME,F
GOTO LOOP_ONE_MS

DECFSZ TIME1,F
GOTO LOOP_250_MS

DECFSZ TIME2,F
GOTO LOOP_x_SEC
endm

b3: bạn mở và tạo 1 project trong mpasm
viet chương trình bật tăt portb delayxs

#include "c:\delayxs.asm"
cblock
TIME
TIME1
TIME2
org
<khởi tao trisb=0>
loop
delayxs; goi macro
clrf PORTB
delayxs; goi macro
movlw h'ff'
movwf PORTB
goto loop
end

Ban thấy đấy khi cần sử dụng bạn chỉ cần đánh tên marcro thôi, không cần lệnh call.
Chương trình chính sẽ đơn giản hơn nhiều, nhất là với ứng dụng sử dụng nhiều chức năng.
Chương trình macro bạn có thể viết các chương trình con, debug cho hoạt động chính xác. Đóng gói lại và sử dụng khi cần.

Hiện thời, mình viét chương trình đọc bàn phím ps2, hiển thị lcd và gửi serial.
Khi cần mình cũng viết các marco doc_banphim, khoi_tao_lcd, khoi_tao_serialcom, LCD_out(xuat du lieu ra lcd). Chương trình chính rất gọn và dễ kiểm tra khi có sai sót.
Tùy ứng dụng , bạn có thể phát triển theo ý bạn, nhất là viết bằng asm thì hơi dài và khó kiểm soát. sử dụng macro làm gọn chương trình cũng là 1 ưu điểm macro.
Thân