PDA

View Full Version : ko chạy được application code sau khi download


dvdsoul
01-02-2008, 04:09 PM
Mình viết 1 trình bootloader (cho 18F67J10) và sẽ đặt nó ở vùng gần giữa của memory (bắt đầu từ 0x9000). Trong file linker mình sửa lại thành

CODEPAGE NAME=vectors START=0x0 END=0x29
CODEPAGE NAME=page START=0x9000 END=0x1FD3F // dòng này đc sửa
CODEPAGE NAME=config START=0x1FFF8 END=0x1FFFD
CODEPAGE NAME=devid START=0x3FFFFE END=0x3FFFFF

Còn trong c18i.c vẫn giữ _entry_scn=0x000000.

Sau khi nạp xong chương trình sẽ load application code thông qua hyperterminal. Application code sẽ được lưu ở địa chỉ 0x800. Trong linker file của application code mình sửa lại như sau:

CODEPAGE NAME=boot START=0x9000 END=0x1FD3F protected
CODEPAGE NAME=vectors START=0x0 END=0x29 protected
CODEPAGE NAME=rvectors START=0x800 END=0x829 protected
CODEPAGE NAME=page START=0x82A END=0x8000

còn trong file c18i.c , sửa lại _entry_scn=0x000800. File hexa cũng đc export với start address = 0x800

Sau khi download xong application code, bootloader sẽ nhảy đến vùng nhớ có chứa application code (0x800) để bắt đầu thực thi chương trình. Mình viết là:

_asm
clrf STKPTR, 0
goto 0x800
_endasm

Đến đây thì chươgn trình ko chạy được nữa. Toàn bộ quá trình từ đầu đến sau khi download xong application code đều chạy tốt. (mình đã kiểm tra bằng cách đọc trên vùng nhớ của program memory thì thấy bootloader code và application code đều được đặt đúng chỗ)

Ko phải là dân về vi điều khiển nhưng vì có project nên mình phải nhảy ngay vào PIC18 này. Mình vẫn chưa hiểu rõ được:

- cơ chế hoạt động của reset vector và redirect nó như thế nào.
- cách thiết lập chúng ra sao (rvector trong linker file có phải là redirect vector ko? Cách mình nêu ở trên có chỗ nào sai ko?

Mong mọi người hướng dẫn giúp. Cám ơn nhiều

namqn
02-02-2008, 04:45 AM
Xin được hỏi, dòng
CODEPAGE NAME=rvectors START=0x800 END=0x829 protected
là ở đâu mà ra (vì trong linker script chuẩn của PIC18F67J10 không có dòng này)?

Theo tôi biết thì PIC18F không hỗ trợ redirect bảng vectơ ngắt. Bạn chỉnh lại c18i.c của chương trình ứng dụng xong thì có rebuild lại startup object file c18i.o hay không? Tôi không thấy cần thiết phải di chuyển bảng vectơ ngắt của chương trình ứng dụng để dùng với bootloader, nếu bootloader được viết một cách thích hợp. Bạn tham khảo tư duy thiết kế bootloader của Claudiu Chiculita ở đây: http://www.etc.ugal.ro/cchiculita/software/picbootloader.htm (phần 'General info about Bootloaders', bạn có vẻ đang làm phức tạp hóa vấn đề).

Thân,

dvdsoul
02-02-2008, 02:41 PM
Xin được hỏi, dòng
CODEPAGE NAME=rvectors START=0x800 END=0x829 protected
là ở đâu mà ra (vì trong linker script chuẩn của PIC18F67J10 không có dòng này)?

Tham khảo linker của 18f8722 có cái rvector này, mình nghĩ đó là redirect vector để chương trình sẽ nhảy từ bootloader đến user code, nên đem sử dụng vào con MCU của mình. Thực sự là mình ko có nhiều kiến thức về cách hoạt động của bảng vector, nên mới post lên nhờ mọi người giải thích.


Bạn chỉnh lại c18i.c của chương trình ứng dụng xong thì có rebuild lại startup object file c18i.o hay không?

có, mình đã include 1 copy của c18i.c vào workspace và build nó cùng với các file khác.

Mình đã theo link đọc cách thiết kế của Claudiu Chiculita và cũng có ý định thiết kế bootloader cho mình tương tự vậy. Nhưng vì ko có kiến thức về cấu trúc của MCU (như mình đã nói ban đầu là mình phải nhảy gấp vào nó vì project) nên mình muốn hỏi là thiết lập địa chỉ cho các vector như thế nào để khi reset thì chương trình sẽ nhảy đến bootloader và từ bootloader sau khi download user program xong có thể nhảy đến user program?

Như ở bài viết đầu, mình đặt bootloader ở địa chỉ 0x9000 còn usercode ở 0x800.

Cám ơn.

namqn
02-02-2008, 05:03 PM
Tham khảo linker của 18f8722 có cái rvector này, mình nghĩ đó là redirect vector để chương trình sẽ nhảy từ bootloader đến user code, nên đem sử dụng vào con MCU của mình. Thực sự là mình ko có nhiều kiến thức về cách hoạt động của bảng vector, nên mới post lên nhờ mọi người giải thích.
Các linker script chuẩn của PIC18F8722 cũng không hề có dòng đó. Do đó tôi cho là bạn đã tham khảo từ một project nào đó, và bạn chưa cho biết thông tin về project đó (làm sao để đọc được linker script đó cùng các thông tin liên quan). Có thấy được toàn bộ project đó thì mới có cái nhìn rõ ràng hơn chức năng của vùng 'rvectors'. 'rvectors' chỉ là một cái tên cho vùng nhớ chương trình đó, nó không nhất thiết mang ý nghĩa là redirect vector (nhìn vào bản đồ bộ nhớ của các PIC18F thì thấy rõ là các vectơ ngắt có độ ưu tiên cao và thấp chỉ nằm ở 0x000008 và 0x000018 một cách tương ứng, không phụ thuộc vào chế độ làm việc của bộ nhớ chương trình).


có, mình đã include 1 copy của c18i.c vào workspace và build nó cùng với các file khác.
E rằng cách làm này của bạn không ổn. Bạn hãy đọc mục 3.3.2 - Customization, trong tài liệu 'MPLAB C18 C Compiler User's Guide', nói về cách tùy biến startup code. Tài liệu này có thể download ở link sau:
http://ww1.microchip.com/downloads/en/DeviceDoc/C18_User_Guide_51288j.pdf

Mình đã theo link đọc cách thiết kế của Claudiu Chiculita và cũng có ý định thiết kế bootloader cho mình tương tự vậy. Nhưng vì ko có kiến thức về cấu trúc của MCU (như mình đã nói ban đầu là mình phải nhảy gấp vào nó vì project) nên mình muốn hỏi là thiết lập địa chỉ cho các vector như thế nào để khi reset thì chương trình sẽ nhảy đến bootloader và từ bootloader sau khi download user program xong có thể nhảy đến user program?

Như ở bài viết đầu, mình đặt bootloader ở địa chỉ 0x9000 còn usercode ở 0x800.

Cám ơn.
Bạn không có kiến thức về cấu trúc của riêng PIC hay không có kiến thức về cấu trúc của các MCU nói chung? Thông tin về background của bạn sẽ giúp chúng tôi, những người đang tìm cách hỗ trợ, có được cách hỗ trợ thích hợp hơn cho bạn.

Thân,

dvdsoul
02-02-2008, 09:12 PM
Bạn nói đúng, mình đã làm vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Sau khi tham khảo link bạn đưa và bài viết tóm tắt nội dung tìm hiểu về Tiny bootloader của Nguyễn Trung Chính (link http://picvietnam.com/forum/showthread.php?t=439), mình đã hiểu thêm đc một số điều. Theo đó giờ mình sẽ trình bày lại chương trình đã đc sửa như sau (theo như cấu trúc của bootloader mà Claudiu Chiculita đưa ra):

Bootloader sẽ được dịch với linker
vectors = 0x00 - 0x07 (4 word cho reset vector để nhảy đến boot code)
page = 0x9000 - 0x1FD3F
còn c018i vẫn ko thay đổi.

Khi download user code (dưới dạng 1 file binary),bootloader sẽ thực hiện cắt 4 word đầu tiên của file này, ghi vào ngay trên vùng nhớ chứa bootloader (0x8FF8), đồng thời thay thế vào đó 4 word đầu tiên của bộ nhớ (nằm tại vị trí 0x00). Sau đó toàn bộ user code đc ghi vào memory (từ vị trí 0x00)

Sau khi ghi xong, mình sẽ chuyển program counter đến vùng nhớ chứa 4 word được ghi ngay trên bootloader (bằng lệnh goto 0x8FF8) . Tại đây theo mình biết thì program counter sẽ đọc instruction ở đó và nhảy đến user program, lại đọc các instruction và bắt đầu thực thi.

Trong user program, mình cấu hình linker như sau:

vector 0x00 - 0x29
page 0x2A - 0x1FFF

Theo đó thì user program sẽ được ghi bắt đầu từ vị trí 0x2A. Còn các vector sẽ nằm trong khoảng 0x00-0x29.

Ko biết mình làm vậy có đúng chưa? Mình vẫn chưa hiểu rõ tác dụng của file linker, và vai trò của _entry_scn trong c018i.c

À, còn cái linker của PIC18F8722 thì mình tham khảo từ project về HPC của Microchip (http://www.microchip.com/stellent/idcplg?IdcService=SS_GET_PAGE&nodeId=1406&dDocName=en022480&part=DM183022). Mình đọc file FAQ & trouble shooting, câu 11 có nhắc đến cái rvectors.

Mình chỉ có kiến thức rất sơ đẳng về MCU nói chung, (viết C cho các ứng dụng đơn giản sử dụng interrupt, timer, I/O, USART), những cái khác mình đọc chỗ này một ít chỗ khác một ít nên ko thực sự hiểu rõ lắm. Với PIC thì mình mới làm quen vài tuần.

Cheers :)

namqn
03-02-2008, 03:28 AM
Bạn có thể sử dụng tiện ích của Microchip (cung cấp dạng mã nguồn cho AN851) hoặc có thể sử dụng một tiện ích của hãng thứ ba (như Tiny Bootloader chẳng hạn). Nếu bạn chọn giải pháp của Microchip, bạn làm theo những hướng dẫn của AN851 để viết bootloader và application code (nhưng theo tôi giải pháp của Microchip rườm rà một cách không cần thiết). Nếu bạn sử dụng Tiny Bootloader chẳng hạn, bạn chỉ cần làm theo quy ước mà Claudiu đã giới thiệu. Lấy ví dụ cụ thể cho PIC18F67J10 của bạn.

Với bootloader, bạn cần dành ra một phần nhỏ ở phía cuối bộ nhớ chương trình (chú ý không đè lên các từ cấu hình). Nếu viết bằng hợp ngữ thì kích thước của bootloader thường không quá 100 word. Nếu viết bootloader bằng C thì bạn có thể xác định kích thước của bootloader bằng cách dịch xong rồi xem vùng nhớ chương trình. Vậy trong linker script của bootloader bạn chỉ cần chỉnh phần dành cho page như sau (bootloader thông thường không sử dụng ngắt):
CODEPAGE NAME=page START=(0x1FFF7-<kích thước của bootloader>) END=0x1FFF7
Kích thước của bootloader đã kể đến 4 word dùng cho việc lưu trữ 4 word của vectơ reset của chương trình ứng dụng.

Với chương trình ứng dụng, bạn có thể dùng cho đến ô nhớ nằm ngay phía trước vùng nhớ dành cho bootloader, nghĩa là:
CODEPAGE NAME=page START=0x0002A END=(0x1FFF7-<kích thước của bootloader>)

Đến đây bạn có thể thấy một trong những tác dụng của linker script là mô tả bản đồ bộ nhớ khả dụng cho một project cụ thể (bạn thường dùng nó để thay đổi cách trình biên dịch sử dụng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu khi biên dịch project cụ thể). _entry_scn là section sẽ được chạy đầu tiên, hay là điểm vào chương trình (có ý nghĩa với trình biên dịch, chứ không nhất thiết mang ý nghĩa vật lý là điểm vào của chương trình khi bạn cấp nguồn hay reset PIC, vì PIC luôn bắt đầu chạy từ 0x000000 khi cấp nguồn hay reset).

Với cách làm của AN851, bạn thường phải chú thích 1 trong những dòng
FILES c018i.o
hay FILES c018i_e.o
trong linker script, và phải copy c018.c hay c018i.c vào project để sửa đổi, biên dịch và liên kết với riêng project của bạn chứ không tạo ra sự thay đổi mang tính hệ thống.

Phần rvectors trong ví dụ của HPC là phần ánh xạ lại các vectơ ngắt của chương trình ứng dụng, và nếu đọc tập tin 'bootload.asm' của họ thì bạn sẽ thấy họ vẫn phải đặt các lệnh rẽ nhánh ở các vectơ ngắt cứng 0x00008 và 0x00018 để nhảy đến các đoạn xử lý ngắt tương ứng trong mã của chương trình ứng dụng (nói chung cách làm này của Microchip khá rườm rà).

Thân,

dvdsoul
19-02-2008, 10:24 AM
Chào Namqn, chúc năm mới vạn sự như ý. Thời gian qua mình về quê ăn Tết, sorry đã bỏ qua thread này khá lâu.

Mình đã thử viết theo mô hình của tiny bootloader. Hiện giờ chương trình của mình đã có thể nhảy đến phần start của user Main program sau khi bootloader download toàn bộ user code. Tuy nhiên đến đây thì con trỏ ko thực thi hết các instruction có trong user program. Dùng ICD2 debug thì mình thấy sau khi nhảy lên user main program, con trỏ chỉ đến opcode EE1E (LFSR 0x1, 0xe00) , tuy nhiên khi gõ F7 để execute instruction này thì con trỏ nhảy ngược về vùng nhớ của bootloader, trỏ đến ngay opcode EE1E (LFSR 0x1, 0xe00) và giống như bootloader đc chạy lại từ đầu. Và mình nghĩ có lẽ con trỏ đã nhảy ngược lại vùng _startup của bootloader.

Linker của bootloader mình đã chỉnh là

CODEPAGE NAME=vectors START=0x0 END=0x29
CODEPAGE NAME=page START=0x160 END=0x1FFF7

còn của user code là :

CODEPAGE NAME=vectors START=0x0 END=0x29 PROTECTED
CODEPAGE NAME=page START=0x2A END=0x15F

_entry_scn của c18i.c ở cả hai file mình đều chọn _entry_scn = 0x0.

Bổ sung thêm là khi debug thì thấy lệnh 'LFSR 0x1, 0xe00' là lệnh 'lfsr 1, _stack' trong file c18i.c.

Xin hỏi làm thế nào để MCU có thể thực thi đc các lệnh ở ctrinh ứng dụng mà con trỏ đã nhảy đến?

Cám ơn.

namqn
19-02-2008, 08:15 PM
Nhận xét: không gian cho user code của bạn quá nhỏ so với không gian dành cho bootloader (bootloader chiếm đến hơn 99.7% dung lượng flash).

Trước khi bàn tiếp, tôi có vài câu hỏi.

1. Bạn định dùng một bootloader nào đó cho ứng dụng của mình, hay bắt buộc phải tự viết bootloader?

2. Bạn đã dùng phần mềm nào trên host PC để giao tiếp với firmware?

3. Code trong firmware của bootloader để nhảy đến chương trình ứng dụng ra sao?

Bootloader thường là một ứng dụng rất nhỏ, và có chức năng tương đối đặc biệt, do đó tốt nhất nên được viết bằng hợp ngữ. Chương trình ứng dụng thường phức tạp hơn, có thể viết bằng hợp ngữ hay ngôn ngữ cấp cao tùy theo khả năng của người lập trình.

Thân,

dvdsoul
19-02-2008, 11:37 PM
Trả lời namqn:

1. mình bắt buộc viết 1 bootloader mới. Ko có kiến thức về assembly, lại fải viết thêm vài ứng dụng nhỏ dùng C nữa, nên mình xài MCC18.

2. Mình dùng Hyperterminal trên PC để download file xuống PIC

3. Sau khi download xong app code. Mình clear stack pointer và gọi lệnh goto <address của reset vector của app code>.

Tại đây con trỏ sẽ đọc instruction cũng là lệnh goto <address của app code> và sẽ nhảy đến fần _startup của app code. Tại đây mình nghĩ nó bị reset nên tiếp theo nó nhảy đến _startup của bootcode (mà ko thực thi gì trong đoạn app code)

Hiện mình mới đang thử test bootloader nên tạm thời đặt app code và bootloader code trong vùng nhớ nhỏ để dễ truy xuất và debug. Theo mình đc biết thì goto có thể nhảy đc trong vòng 64 kb cho 18F67J10 (hay 128kb nhỉ?? ) nên sau này sẽ đặt boot code gần cuối của program memory.

Cám ơn.

namqn
20-02-2008, 05:43 AM
Trả lời namqn:

1. mình bắt buộc viết 1 bootloader mới. Ko có kiến thức về assembly, lại fải viết thêm vài ứng dụng nhỏ dùng C nữa, nên mình xài MCC18.

2. Mình dùng Hyperterminal trên PC để download file xuống PIC

3. Sau khi download xong app code. Mình clear stack pointer và gọi lệnh goto <address của reset vector của app code>.

Tại đây con trỏ sẽ đọc instruction cũng là lệnh goto <address của app code> và sẽ nhảy đến fần _startup của app code. Tại đây mình nghĩ nó bị reset nên tiếp theo nó nhảy đến _startup của bootcode (mà ko thực thi gì trong đoạn app code)

Hiện mình mới đang thử test bootloader nên tạm thời đặt app code và bootloader code trong vùng nhớ nhỏ để dễ truy xuất và debug. Theo mình đc biết thì goto có thể nhảy đc trong vòng 64 kb cho 18F67J10 (hay 128kb nhỉ?? ) nên sau này sẽ đặt boot code gần cuối của program memory.

Cám ơn.
Bạn có thể đang gặp rắc rối với 3. Có cần phải xóa stack pointer không, nếu chương trình ứng dụng tự thiết lập stack? Nếu bạn dùng lệnh goto đến địa chỉ của reset vector của chương trình ứng dụng, có 2 khả năng xảy ra, cả hai khả năng này đều không ổn.

+ Khả năng thứ nhất, bạn không ghi đè reset vector của chương trình ứng dụng lên reset vector của bootloader (reset vector của bootloader và chương trình ứng dụng là giống nhau và đều là 0x000000). Khi đó, lệnh goto đến địa chỉ reset vector của chương trình ứng dụng sẽ sử dụng reset vector của bootloader, và như vậy bootloader sẽ chạy lại, chứ không phải chương trình ứng dụng được gọi.

+ Khả năng thứ hai, bạn ghi đè reset vector của chương trình ứng dụng lên reset vector của bootloader. Khi đó, lệnh goto đến địa chỉ reset vector của chương trình ứng dụng sẽ chạy chương trình ứng dụng, nhưng reset vector của bootloader đã bị hỏng, dẫn đến lần reset tiếp theo của phần cứng sẽ không thể kích hoạt bootloader, mà chạy thẳng chương trình ứng dụng.

Ở đây, vấn đề là bootloader phải được kích hoạt mỗi khi phần cứng được reset, và khi nạp chương trình ứng dụng vào flash của chip thì bootloader phải biết được địa chỉ bắt đầu của chương trình ứng dụng để lưu lại, sau đó sẽ chuyển điều khiển đến địa chỉ đó khi đã nạp xong chương trình ứng dụng vào flash. Theo nguyên tắc, địa chỉ bắt đầu của chương trình ứng dụng phải nằm trong 4 word đầu tiên của flash (tức là các địa chỉ 0x000000 - 0x000003), và nó là thành phần của một lệnh chuyển điều khiển như rcall, call, hay goto.

Với Tiny Bootloader, phần công việc xác định địa chỉ bắt đầu của chương trình ứng dụng được phần mềm trên host PC đảm nhiệm (thông qua việc đọc tập tin .hex của chương trình ứng dụng, và phân tích các lệnh nằm trong vùng địa chỉ 0x000000 - 0x000003), do đó firmware của Tiny Bootloader có thể được viết ở mức độ rất đơn giản, với giao thức giữa phần mềm trên host PC và firmware được quy ước ở mức độ tương đối thấp.

Với trường hợp của bạn, phần mềm trên host PC (Hyper Terminal) chỉ được dùng để truyền thông tin dạng ASCII đến bootloader, mọi công việc còn lại đều phải được hiện thực trong bootloader, từ việc phân tích tập tin .hex, xác định địa chỉ và giá trị của ô nhớ, đến việc xác định địa chỉ bắt đầu của chương trình ứng dụng cũng như bảo vệ vùng nhớ của bootloader khỏi việc bị ghi đè, ...

Theo tôi, cách tiếp cận của Claudiu là hiệu quả nhất, và bạn hoàn toàn có thể tự tin khi phát biểu rằng bootloader là do bạn tạo ra, ngay cả khi bạn chỉ sửa lại mã hợp ngữ của firmware để có thể chạy trên PIC18F67J10 với cấu hình của riêng bạn.

Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục đi theo con đường hiện nay, bạn hãy tham khảo những gợi ý của tôi. Quan trọng nhất là xác định địa chỉ bắt đầu của chương trình ứng dụng, thông qua 4 từ lệnh của vùng 0x000000 - 0x000003 trong mã lệnh của chương trình ứng dụng, lưu địa chỉ đó lại, sau đó dùng lệnh goto đến địa chỉ đó, khi bootloader đã làm xong nhiệm vụ, chứ không nhảy đến reset vector của chương trình ứng dụng (tức là địa chỉ 0x000000).

Thân,

dvdsoul
20-02-2008, 06:13 PM
Cám ơn Namqn rất nhiều về những hướng dẫn rất cặn kẽ và nhiệt tình từ đầu thread đến giờ. Đây cũng là một kinh nghiệm đáng nhớ của mình khi vừa mới tập tành trong lĩnh vực MCU.

Hôm nay mình đã trao đổi với supervisor và có vài thay đổi trong project. Những phần cần thiết phải dùng C mình sẽ ko tiếp tục nữa. Do vậy mình chuyển qua dùng bootloader sẵn có viết bằng hợp ngữ. Sau khi tham khảo mình quyết định dùng AN851 vì đã có sắn 1 sample project cho con pic8F67j10.

Vấn đề còn lại là mình cần nắm nhanh được hợp ngữ để có thể điều chỉnh được chương trình theo những chức năng cần thiết của project. Mình nghĩ đi theo hướng này có thể sẽ dễ dàng hơn cho những trao đổi trên diễn đàn. Có gì thắc mắc mong mọi người cùng giúp mình với nhé.

Một lần nữa xin cảm ơn namqn :)

namqn
21-02-2008, 01:50 AM
Cám ơn Namqn rất nhiều về những hướng dẫn rất cặn kẽ và nhiệt tình từ đầu thread đến giờ. Đây cũng là một kinh nghiệm đáng nhớ của mình khi vừa mới tập tành trong lĩnh vực MCU.

Hôm nay mình đã trao đổi với supervisor và có vài thay đổi trong project. Những phần cần thiết phải dùng C mình sẽ ko tiếp tục nữa. Do vậy mình chuyển qua dùng bootloader sẵn có viết bằng hợp ngữ. Sau khi tham khảo mình quyết định dùng AN851 vì đã có sắn 1 sample project cho con pic8F67j10.

Vấn đề còn lại là mình cần nắm nhanh được hợp ngữ để có thể điều chỉnh được chương trình theo những chức năng cần thiết của project. Mình nghĩ đi theo hướng này có thể sẽ dễ dàng hơn cho những trao đổi trên diễn đàn. Có gì thắc mắc mong mọi người cùng giúp mình với nhé.

Một lần nữa xin cảm ơn namqn :)
Bạn dùng từ supervisor và project, vậy có lẽ bạn đang làm việc trong một công ty liên doanh/nước ngoài, cũng có thể bạn đang học ở một trường đại học nước ngoài?

Thân,

dvdsoul
25-02-2008, 08:43 AM
Uh, mình đang thực tập cho 1 công ty nhỏ ở Singapore. Task chính của mình là software nhưng lại được giao viết firmware (cụ thể là bootloader cho con PIC) Lĩnh vực này cũng mới với mình. Hỏi thăm vài người bạn thì được giới thiệu lên PICVIETNAM :)

Hân hạnh được làm quen. À, mà chắc namqn đã đi làm rồi phải k?

namqn
25-02-2008, 07:36 PM
Uh, mình đang thực tập cho 1 công ty nhỏ ở Singapore. Task chính của mình là software nhưng lại được giao viết firmware (cụ thể là bootloader cho con PIC) Lĩnh vực này cũng mới với mình. Hỏi thăm vài người bạn thì được giới thiệu lên PICVIETNAM :)

Hân hạnh được làm quen. À, mà chắc namqn đã đi làm rồi phải k?
Tôi làm việc ở DHBK HCM được 8 năm thì đi học PhD ở Anh, đến nay đã hơn 3 năm rồi.

Thân,

dvdsoul
26-02-2008, 01:44 PM
Vậy thì anh Nam lớn hơn em nhiều. Thất lễ quá.
Em cũng học BKHCM 2 năm trước khi qua Singapore, tính ra cũng được gần 3 năm rồi
:)