PDA

View Full Version : Microchip là một công ty đang phát triển


herrtien
01-09-2008, 09:19 AM
Tôi thấy, so sánh Microchip với các công ty sx về chíp nổi tiếng như Atmel, Ti, ST, Dallas, Freescale ...thì thấy Microchip nhỏ bé quá, không biết các bạn có đồng ý kiến không ?

namqn
01-09-2008, 07:10 PM
Tôi thấy, so sánh Microchip với các công ty sx về chíp nổi tiếng như Atmel, Ti, ST, Dallas, Freescale ...thì thấy Microchip nhỏ bé quá, không biết các bạn có đồng ý kiến không ?
Nhận định của bạn không có minh chứng cụ thể. Bạn có thể đưa ra các thông tin đã dùng để so sánh hay không?

Thân,

herrtien
02-09-2008, 12:14 PM
Tôi chỉ lấy ra một dẫn chứng nhỏ là dòng vi điều khiển 32bit của Microchip mới ra đời cách đây một năm. Và nó cũng chưa thể hiện được sức mạch thực sự, hiện nay nó chiếm thị phần quá ít so với dòng VĐK 32bit khác.

falleaf
02-09-2008, 01:04 PM
Tôi chỉ lấy ra một dẫn chứng nhỏ là dòng vi điều khiển 32bit của Microchip mới ra đời cách đây một năm. Và nó cũng chưa thể hiện được sức mạch thực sự, hiện nay nó chiếm thị phần quá ít so với dòng VĐK 32bit khác.

MCHP là một công ty trẻ, theo nghĩa thời gian sáng lập của nó là vào năm 1989. Có thể bạn nói nó là một công ty non trẻ theo nghĩa này. Tuy nhiên bạn đánh giá rất sai về sự phát triển của một công nghệ.

1) MCHP được lập ra ban đầu chú trọng tới thị trường 8-bit, và nó bắt đầu với dòng PIC1654 trong các ứng dụng công nghiệp.

2) Chỉ trong vòng 10 năm, MCHP vượt lên đứng vị trí số 1 trên thế giới 2002 và 2004.

3) Sự phát triển công nghệ được tính bằng số năm kỹ sư, chứ không tính bằng số năm hoạt động. Hiện nay sự hỗ trợ kỹ thuật của MCHP lớn mạnh tới mức không tưởng. Hầu hết mọi nơi người ta đều hỗ trợ mạnh mẽ cho MCHP, tuy thời gian ra đời ngắn, nhưng sự phát triển lại rất lớn. Dự kiến tới đây MCHP sẽ tấn công mạnh vào thị trường 16-bit.

4) Về đối trọng thế giới nhúng, có thể nhận thấy thị trường nhúng có thể chia làm 3 thị trường chính: 8/16 bit, 16/32 bit, 32/64 bit. Trong các thị trường này, đứng đầu lần lượt là MCHP, TI/ARM , AMD/Intel

So sánh với Atmel và Philips hay Renesas, thực sự họ không phải là những nhà thiết kế chip chuyên nghiệp, họ chỉ đi mua lại các core chip như 8051, ARM, ... để phát triển và đóng gói lại sản phẩm.

Trong thị trường 32-bit hiện nay, các dòng tiêu thụ điện áp thấp, thì chủ yếu rơi vào tay TI và ARM, Atmel không được kể đến vì chỉ là đơn vị đi mua core và đóng gói. Ngoài ra còn một đối trọng nữa là MIPS. MIPS từ trước tới nay khó phát triển, vì nó là hệ thống opensource nhưng không đủ sức cạnh tranh với ARM. PIC32 bắt đầu đánh vào thị trường này và sử dụng core MIPS.

5) MCHP hiện nay đang thắng lớn trên toàn thế giới với các thiết kế rẻ tiền, bền vững, ổn định, ngoài ra, quan trọng nhất là công nghệ tiết kiệm năng lượng. RP đã thiết kế cho một công ty Hà Lan một sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Một sản phẩm khác mà F đã giới thiệu trên blog của F sử dụng PIC (chống trộm cho laptop) có thể sử dụng 3 cục pin đồng hồ bé tí teo trong 3 năm và nó được bảo hành 2 năm.

Đây là những gì rất cụ thể mà MCHP mang lại.

6) MCHP còn thắng với sản phẩm MiWi, trong khi Zigbee cần sự hiểu biết rất lớn để có thể thiết lập mạng, và có khả năng mở rộng lên 65000 nodes, MiWi của MCHP chỉ dùng cho mô hình nhỏ 1000 nodes, nhưng chỉ cần 10 phút để thiết lập mạng.

7) MCHP thắng trong các ứng dụng công nghiệp/dân dụng: đèn xe, còi xe, UPS, công tơ điện tử, chiếu sáng,...

Đừng đem MCHP đi so sánh với Intel, bởi vì ứng dụng hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu tới đây của MCHP là cạnh tranh với TI/ARM trong thị trường 16/32-bit.

8) MCHP đã lên số 1 và vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1 trong thị trường 8-bit, trong khi Atmel đang rớt hạng từ 6 xuống 9.

....

Hàng loạt dẫn chứng như vậy để thấy như điều bạn nói về MCHP cũng có thể diễn dịch ra thế này: "Google là một công ty non trẻ" vì nó chỉ có 10 năm vậy.

Chúc vui

herrtien
02-09-2008, 03:44 PM
Tôi thấy bài viết phản biện này của F rất hay. Nhưng chưa có nghĩa là cuộc tranh luận này đã kết thúc. Để tìm ra điều đúng, sai -> định hướng vĩ mô, Vì sự phát triển của công nghệ điện tử của VN.

falleaf
02-09-2008, 04:22 PM
Tôi thấy bài viết phản biện này của F rất hay. Nhưng chưa có nghĩa là cuộc tranh luận này đã kết thúc. Để tìm ra điều đúng, sai -> định hướng vĩ mô, Vì sự phát triển của công nghệ điện tử của VN.

Thực sự mà nói, F đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này, và tiếp tục làm việc về vấn đề này để triển khai phát triển ở Việt Nam. Do vậy, F rất hoan nghênh những thông tin từ phía bạn để có thể phát triển được sản phẩm ở VN.

Vấn đề cơ bản mà bạn nên tập trung vào để thảo luận và nghiên cứu ứng dụng của một con chip, quanh đi quẩn lại vẫn sẽ là giá thành sản phẩm. Lưu ý giá thành ở đây là giá thành sản phẩm cuối, chứ không phải là giá thành của một con chip hay giá bán lẻ hoặc giá bán buôn.

Nếu bạn dự định làm ra một sản phẩm có sản lượng trên 100pcs/tháng, hãy đặt vấn đề với RP và MCHP. Nếu sản phẩm của bạn chỉ ở mức độ nhỏ, việc chọn dòng chip nào không phải là vấn đề cần quan tâm.

Bài toán đặt ra luôn là giá cost thấp nhất.

Giá cost = giá linh kiện + chi phí thiết kế / số sản phẩm

Chi phí thiết kế = Thời gian thiết kế * Số kỹ sư thiết kế

Thời gian thiết kế = Thời gian demo + thời gian hoàn thiện + thời gian sản xuất thử + thời gian thiết kế lại hoàn chỉnh.

Vòng đời của sản phẩm điện tử ngắn, dưới 1 năm. Do vậy yêu cầu thời gian thiết kế phải dưới 3 tháng, nếu không thì coi như vứt đi.

Giá linh kiện = giá deal theo số lượng, không phải giá theo số lượng bán lẻ.

Giá linh kiện bị ảnh hưởng bởi các giá của các linh kiện liên quan, vd như nếu bạn dùng 89C51, bạn cần điện trở kéo lên, cần thạch anh, cần wdt, cho một ứng dụng tối thiểu, với PIC bạn không cần. Giá linh kiện bị ảnh hưởng bởi việc tiêu thụ dòng lớn, phần nguồn bạn phải to hơn, bạn mua một con biến áp to và một con biến áp nhỏ khác nhau nhiều,... cái này người ta thường gọi là hiden cost. Rất nhiều nhà thiết kế không chú ý tới những điểm này, và kết quả là họ không bao giờ đạt được giá sản phẩm rẻ.

Một sản phẩm điều khiển thông minh mà RP vừa làm cho một đối tác Hà Lan, tính ra giá sản phẩm chỉ khoảng 1-2$ và trên đó đã bao gồm cả con PIC, đồng thời thời gian thiết kế là 3 ngày. Đối tác lập tức chấp nhận ký hợp đồng mua 10,000pcs với RP và tiếp tục đặt hàng dự án thứ hai.

Đó là cách mà chúng ta cần phải nắm thị trường. Rất tốt thôi nếu bạn đã quen làm việc với AVR, và bạn đã làm những sản phẩm hàng chục nghìn con. Không có lý do gì để bạn mạo hiểm thay đổi thiết kế, tuy nhiên, nếu RP nói với bạn rằng khi bạn thay đổi thiết kế, các bạn tiết kiệm được 1$ cho mỗi sản phẩm, RP sẽ lấy 0.3$ và cùng chịu rủi ro với bạn bằng chi phí thiết kế. Tất nhiên, F chỉ đề cập ở đây với những sản phẩm có số lượng sản xuất lớn, và muốn đánh ngược lại thị trường sp TQ, hoặc những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ở VN.

Lưu ý rằng, các bạn có cả một cộng đồng người dùng PIC đang sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau. Đó chính là điều quan trọng. RP phải hỗ trợ bạn để bạn thắng thiết kế đó. Nếu bạn thiết kế bằng AVR, không một thành viên nào hỗ trợ bạn ở picvietnam cả, bạn cũng không có nhà phân phối nào hỗ trợ bạn để deal được các broken prices ở VN cả.

Chúc vui.