PDA

View Full Version : Ổn định đầu ra cho máy phát điện sức gió


tienminh
19-11-2009, 11:31 AM
Máy phát điện sức gió có đầu ra điện áp 1 chiều không ổn định trong dải 70-120VDC,
Yêu cầu kỹ thuật là phải chuyển thành điện áp đầu ra ổn định ở 48VDC để đưa vào Battery dự phòng.
Mong các cao thủ về ĐTCS cho ý kiến về chuyển đổi DC-DC phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật này (Tất nhiên là dùng PIC).

tungnh
19-11-2009, 01:00 PM
Máy phát điện sức gió có đầu ra điện áp 1 chiều không ổn định trong dải 70-120VDC,
Yêu cầu kỹ thuật là phải chuyển thành điện áp đầu ra ổn định ở 48VDC để đưa vào Battery dự phòng.
Mong các cao thủ về ĐTCS cho ý kiến về chuyển đổi DC-DC phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật này (Tất nhiên là dùng PIC).

Cái mà bạn đang nói là mạch buck/boost converter , bạn search app note trong trang microchip.com

tienminh
19-11-2009, 07:00 PM
Mình quên không nói 1 thông tin, đó là công suất của nó là 6KW và có cách ly.
Vì vậy không thể dùng Buck được.

tungnh
19-11-2009, 11:36 PM
Mình quên không nói 1 thông tin, đó là công suất của nó là 6KW và có cách ly.
Vì vậy không thể dùng Buck được.

Sao Buck lại không thể vậy bạn? Bạn đã search và đọc về nó chưa vậy

tienminh
20-11-2009, 09:21 PM
Sao Buck lại không thể vậy bạn? Bạn đã search và đọc về nó chưa vậy
Vì mạch Buck là mạch không cách ly

tungnh
20-11-2009, 10:37 PM
Vì mạch Buck là mạch không cách ly

hihi bất kỳ mạch "công suất" nào có điều khiển ( dùng vi điều khiển để điều khiển ) thì nên cách ly mạch lực và mạch điều khiển bạn ạ ( để bảo về mạch điều khiển ) .
"mạch Buck là mạch không cách ly" bạn đọc ở đâu đó cho links để tôi xem với,hi

tienminh
21-11-2009, 05:56 PM
Ở đây mình muốn nói đến sự cách ly giữa điện áp vào và điện áp ra, không phải sự cách ly mà bạn nói giữa mạch điều khiển và bên công suất.
http://en.wikipedia.org/wiki/File:Buck_conventions.svg
Trong hình này thì điện áp ra và điện áp vào chung GND, do vậy nó không cách ly với nhau.

Em xin ý kiến của bác Namqn, thanks

tungnh
23-11-2009, 10:26 AM
Vậy là mình hiểu nhầm ý bạn.sorry nha !.
Như vậy mạch của bạn chính là mạch DC - (AC - AC) - DC. Việc quan trọng nhất bạn cần làm là biến đổi DC - AC , Ổn định được AC thì các khâu tiếp theo cũng tương đối là ổn định (nếu muổn ổn định thực sự thêm tầng DC - DC nữa ,hi) .Tính toán công suất tiêu hao cũng thạt sự quan trọng.
Mạch DC - AC bạn down app note tren trang microchip.
Anh Nam cho ý kiến với ạ,hi

namqn
23-11-2009, 12:11 PM
Tôi không phải là cao thủ, nhưng hai bạn đề nghị cho ý kiến, nên tôi cũng nêu ra ý kiến của tôi.

Với mức công suất và yêu cầu cách ly mà đầu bài đã nêu, các bạn có thể dùng các sơ đồ nhiều pha (push-pull, hay nửa cầu) hay forward trong trường hợp vẫn chuyển mạch cứng, hay kết hợp nâng tần số và dùng chuyển mạch mềm để giảm kích thước và nâng hiệu suất.

Thân,

goldstar09
27-11-2009, 10:21 PM
Nhân tiện nói về mạch buck,anh Nam cho em hỏi một chút.Em dùng pin mặt trời cấp cho mạch buck để nạp cho acquy thông qua thuật toán P&O.Có sử dụng opto để cách ly giữa PIC và bộ buck.Vậy theo anh với bài toán này thì nên chọn tần số chuyển mạch cho mạch buck là bao nhiêu là hợp lý nhất?Em đang dùng 25KHZ.Anh có thể giải thích thế nào là chuyển mạch cứng và chuyển mạch mềm được không ạ.Cảm ơn anh.

goldstar09
07-04-2011, 11:53 AM
Đúng là nếu muốn cách ly đầu vào và đầu ra thì phải dùng đến các cấu trúc mạch như: đẩy - kéo, nửa cầu, toàn cầu. Tất nhiên là thực hiện chức năng buck và ổn áp đầu ra.Việc ổn định áp đầu ra có thể thực hiện ngay với các họ ic tạo xung như Tl949, sg3525, 3524...(thông dụng tại việt nam), hoặc dùng thuật toán PID số với một vi điều khiển nào đó, như PIC chẳng hạn. Việc dùng đến kỹ thuật chuyển mạch mềm thì sẽ trở nên phức tạp hơn.

Thân

lead_inovation
05-06-2011, 07:36 PM
Hi Goldstar,

Chuyển mạch cứng có nghĩ là hard-switch, còn chuyển mạch mềm là soft-switch.
Chuyển mạch mềm tốt hơn nhiều(zero voltage switching, zero current switching),tăng được hiệu suất đồng thời tránh được mosfet fail. Một vấn đề nữa là khi switch ở tần số cao, bạn cần chọn đúng loại mosfet.
Bạn tìm hiểu thêm trên google nha, hy vọng giúp được bạn.