Ðăng Nhập

View Full Version : Mạch đo U,I,R dùng 16F877A


LeoHoangbk
29-12-2009, 12:26 AM
Mình đang tập làm 1 mạch đo U, I ,R.
Với mạch đo U: dùng khối phân áp với tỉ lệ Ura = 1/20 Uv, dải đo 0 - 100v.
Mạch đo I: sử dụng biến dòng, chuyển dòng thành áp, đo áp như trên.
Đo R: Đo điện áp tại điểm giữa Rx và điện trở mẫu. Rx = V.R/(Vcc-V)
Mạch của mình mắc như hình đính kèm.
Mong mọi người góp ý dùm mình xem có thể cải tiến mạch thế nào cho hiệu quả và giải thích dùm mình vài điểm như sau:
1. Mình định dùng ADC của port E (AN5,6,7)như thế có đc k? (Vì thường thấy ở các tut dùng adc của AN0)
2. Mình cũng chưa hiểu rõ lắm về con biến dòng, ai có thể nói rõ hơn, như dòng điện tỷ lệ với điện áp như thế nào, nên dùng loại biến dòng nào, sao lại chọn loại đó?
3.Mạch đo R, nhờ mọi ng góp ý sao cho có thể đo đc nhiều thang điện trở và giá trị điện trở mẫu nên lấy là bao nhiêu.
4. Nếu dùng chuyển mạch tự động thì làm cách nào?
5. Có thể kết hợp 3 mạch này cho gọn hơn ntn?
Rất cảm ơn sự góp ý của các bậc tiền bối! :)

hic. mình đính kèm file mãi mà k đc, mọi người xem dùm ở đây nhé http://www.mediafire.com/file/rjmvfqlkjnm/Mach do U,I,R.jpg

LeoHoangbk
29-01-2010, 04:56 PM
Sau một thời gian mày mò, mình đã thiết kế ra mạch sau dùng để đo các thông số như trên. Nay post lên diễn đàn để mọi người góp ý. Có 2 version. Nếu ai cần có thể lấy tham khảo, liên hệ với mình huyhq.fet.hut@gmail.com

???Tại sao lại k thể đính kèm file đc nhỉ???

phongptc4
01-02-2010, 03:15 AM
Bạn nên quan tâm tới đặc tuyến từ hóa của biến dòng.

ncnham
01-02-2010, 09:49 PM
Mình đang tập làm 1 mạch đo U, I ,R.
Với mạch đo U: dùng khối phân áp với tỉ lệ Ura = 1/20 Uv, dải đo 0 - 100v.
Mạch đo I: sử dụng biến dòng, chuyển dòng thành áp, đo áp như trên.
Đo R: Đo điện áp tại điểm giữa Rx và điện trở mẫu. Rx = V.R/(Vcc-V)
Mạch của mình mắc như hình đính kèm.
Mong mọi người góp ý dùm mình xem có thể cải tiến mạch thế nào cho hiệu quả và giải thích dùm mình vài điểm như sau:
1. Mình định dùng ADC của port E (AN5,6,7)như thế có đc k? (Vì thường thấy ở các tut dùng adc của AN0)
2. Mình cũng chưa hiểu rõ lắm về con biến dòng, ai có thể nói rõ hơn, như dòng điện tỷ lệ với điện áp như thế nào, nên dùng loại biến dòng nào, sao lại chọn loại đó?
3.Mạch đo R, nhờ mọi ng góp ý sao cho có thể đo đc nhiều thang điện trở và giá trị điện trở mẫu nên lấy là bao nhiêu.
4. Nếu dùng chuyển mạch tự động thì làm cách nào?
5. Có thể kết hợp 3 mạch này cho gọn hơn ntn?
Rất cảm ơn sự góp ý của các bậc tiền bối! :)

hic. mình đính kèm file mãi mà k đc, mọi người xem dùm ở đây nhé http://www.mediafire.com/file/rjmvfqlkjnm/Mach do U,I,R.jpg

Tôi có vài góp ý cho bài tập của bạn LeoHoangbk nếu sai mong các bạn chỉ bảo thêm:
- Đo điện áp bạn dùng mạch phân áp cũng được, tuy nhiên để đo được điện áp xoay chiều hay điện áp phi tuyến bất kỳ có dấu âm thì cần coi chừng vì không phải vi xử lý nào cũng giải quyết được. Có một cách đo điện áp xoay chiều (vi xử lý không đọc được dấu âm) là bạn hãy cộng thêm vào mạch một điện áp một chiều có độ lớn lớn hơn hoặc bằng đỉnh điện áp xoay chiều rồi sau khi vào vi xử lý tính toán thì trừ đi.
- Mạch dòng điện có thể dùng điện trở sun cho dễ, tín hiệu vào là điện áp trên sun, I=U/Rsun. Dùng biến dòng nếu là dòng một chiều thì bạn đo làm sao được?
- Mạch điện trở thì bạn đo U và I (một chiều). R=U/I
- Tất cả các tín hiệu analog đưa vào cần qua bộ lọc (với bài toán này thường là lọc thông thấp) rồi vào mạch khuếch đại. Ở đây bạn nên dùng khuếch đại vi sai để khử được nhiễu, hệ số khuếch đại thay đổi dải rộng.
- Giới hạn thang đo tất cả phụ thuộc vào hệ số khuếch đại (có thể <1, >1, =1) và khả năng của vi xử lý với yêu cầu của U, I, R cần đo.