PDA

View Full Version : PIC16(L)F1826/7 (18 chân)


falleaf
10-01-2010, 12:46 AM
http://www.microchip.com/stellent/idcplg?IdcService=SS_GET_PAGE&nodeId=2018&mcparam=en546318&from=rss

Con này có giá thành rẻ hẳn đi so với các dòng PIC16 trước đây. Đây là ưu điểm tiên quyết nhất của nó.

Những thiết kế trước đây sử dụng PIC16F628A hoặc PIC16F88 bây giờ đã có thể dịch chuyển sang thiết kế mới với PIC16F1826/7 rồi.

Những đặc điểm nổi bật của dòng chip này:
- Thuộc họ XLP, tiết kiệm năng lượng. Phù hợp cho các thiết kế dùng pin
- Có dao động nội 32KHz/31.5KHz cho tới 32MHz. Tốc độ cao, giảm chi phí thạch anh và diện tích bo mạch bên ngoài.
- Có EEPROM
- Có hỗ trợ mTouch.

Nói chung, dòng chip này vượt trội hơn hẳn so với PIC16F88 hiện nay đang phổ biến trên thị trường.

Giá của nó chỉ còn khoảng 30,000 vnd giá bán lẻ
Bán sỉ thì nó chỉ còn khoảng 20,000 vnd.

Chúc vui

bqviet
10-01-2010, 01:33 AM
Có hàng mẫu ở Techpal chứ ? Chỉ cần bán số lượng nhỏ, không cần xin sample.

Cứ thấy R&P có con gì mới, ra Techpal hỏi mua hẳn hoi, y như rằng không có mặc dù trên trang chủ thì bảo có. Bqviet đã bị 1 lần với 16F727 chân cắm và 1 lần với 18F46K20. Chạy 1/4 Hà Nội, tới nơi ông bán hàng tỉnh queo bảo chỉ có 18F4620; kiểu như vậy quả là nản.

meishun
10-01-2010, 09:37 AM
Những thiết kế trước đây sử dụng PIC16F826A

==> PIC16F628A chứ :D

@F: gõ lộn. Thanks.

falleaf
10-01-2010, 09:37 AM
Có hàng mẫu ở Techpal chứ ? Chỉ cần bán số lượng nhỏ, không cần xin sample.

Cứ thấy R&P có con gì mới, ra Techpal hỏi mua hẳn hoi, y như rằng không có mặc dù trên trang chủ thì bảo có. Bqviet đã bị 1 lần với 16F727 chân cắm và 1 lần với 18F46K20. Chạy 1/4 Hà Nội, tới nơi ông bán hàng tỉnh queo bảo chỉ có 18F4620; kiểu như vậy quả là nản.

Cái này thì 1 tháng nữa mới bắt đầu bán lẻ, nên chắc chắn giờ chưa có.
Với loại 18F46K20 thì trong R&P có, R&P đã recommend mua vào, nhưng đối tượng khách hàng của Techpal chưa nhiều nên cũng không dám stock nhiều. Chắc cần có thời gian để Techpal stock nhiều dần lên.

Chúc vui.

falleaf
10-01-2010, 09:56 AM
Nếu bây giờ muốn thay PIC16F887 thì có thể thay bằng con PIC16F193x. Con này bổ sung thêm LCD Segment controller, tất nhiên ít người dùng tới nó, con này thì available rồi. Tuy nhiên, về mặt giá thành là ngang ngửa với PIC16F887, nhưng tính năng vượt trội hơn.

Chúc vui

PS> Lưu ý rằng, enhanced core của Microchip có mã PIC16F1xxx, chứ không còn là PIC16Fxxx như trước. Cho nên tra những con mới, thì các bạn nên tra PIC16F1 là đủ, sẽ thấy nhiều thông tin về các con mới nhất.

Chúc vui

falleaf
10-01-2010, 11:38 AM
Hãy xem hai cái clip này, chú ý rằng TI xây dựng các bo riêng khác nhau để test, và MCHP test trên cùng một bo. TI dùng đồng hồ để đo và hiển thị, trong khi MCHP dùng cùng một bo mạch và cùng một điều kiện mạch ngoài cho thí nghiệm.

TI: http://www.youtube.com/watch?v=itp_Zc-o2ho
MCHP: http://www.youtube.com/watch?v=AoTFD4ngZ_w

TI đã không test tới trường hợp sử dụng RTCC. Bởi các thiết kế mà MCU cần sleep liên tục, nó sẽ cần phải duy trì đồng hồ của nó, khi thức dậy, nó không cần cập nhật lại nữa.

Lưu ý ở đây MCHP hỗ trợ RTCC (Clock & Calendar).

Về tiết kiệm năng lượng, có thể thấy MCHP vẫn có những ưu thế rõ ràng hơn.

Không hiểu bên TI test thế nào, nhưng điều khiện của một con PIC để có thể gọi là XLP, nghĩa là ở chế độ Deep sleep, nó phải dưới 40nA, và ở chế độ sleep, nó phải dưới 500nA, và khi bật hết các chế độ trong sleep thì nó phải dưới 1uA.

Khi sử dụng mà thời gian sleep của nó chiếm tới 99.99xxx%, thì người ta sẽ phải đưa nó vào chế độ deep sleep (ngủ hẳn), rồi sau đó thức dậy. Như vậy, ở ứng dụng này, MPS430 tốn tới 100nA, trong khi XLP tốn tối đa 40nA, phổ biến là 20nA.

Khi hoạt động ở chế độ chạy WDT, thì thông thường các ứng dụng sẽ duy trì RTCC, bởi vì những ứng dụng này thường dùng pin, mà dùng pin thì phải có phần giao tiếp ra ngoài, thường là không dây (vì nếu có dây thì có thể cấp nguồn cho MCU rồi). Khi đó, công việc khi tỉnh dậy của MCU, là phải cập nhật lại RTCC. Như vậy, năng lượng thu phát RF rơi vào tầm 20-25mA. Cứ tốn thêm thao tác truyền nhận, thì năng lượng tốn hơn rất nhiều so với việc ngủ của PIC. Bởi tổng năng lượng ngủ, không thấm gì so với tổng năng lượng truyền nhận. Kết quả, khi chạy RTCC, tiết kiệm hẳn một lượng năng lượng để cập nhật RTCC khi thức dậy. Do đó, người ta thường Sleep với RTCC còn chạy (nếu không ngủ tuyệt đối). Kết quả, với vấn đề này, MPS430 lại thua xa PIC.

Trong khi dải hoạt động ở giữa ít sử dụng, MPS430 có phần nhỉnh hơn. Điều này có thể đúng, nhưng không hiểu sao kết quả đo của TI lại có độ lệch lớn đến vậy, vượt ra ngoài tiêu chuẩn cho phép của nhà máy mà MCHP đã đưa ra khi gọi tên sản phẩm là XLP. Rõ ràng cái clip của TI có vấn đề.

Chúc vui

vanthuong90
04-12-2013, 11:06 PM
các anh cho em hỏi giá thành 1 con Pic16F1827 là bao nhiêu ? và địa điểm để có thể mua ở Hồ Chí Minh được không ?. loại mạch nạp nào có tích hợp được dòng pic trên ?. cảm ơn các anh nhiều

gasstl2hn
04-06-2014, 11:27 PM
Chào !
Mình xin phép được đăng tin này lên diễn đàn của bạn .Nếu admin chấp nhận thì mình cảm ơn không thì mình sẽ không đăng nữa.Mình đang muốn bán linh kiện online giá rẻ nhất thị trường việt nam để tạo điều kiện cho sinh viên việt nam có cơ hội nghiên cứu học tập.Vì vậy xin admin giúp đỡ mình .có gì sai sót xin chỉ giáo .mình cám ơn trước.Đây là wed của mình http://mualinhkien.vn/.Mình ở hà nội mình bán online là chủ yếu gọi cho mình để có giá rẻ nhất .cám ơn mọi người ủng hộ.Hotline 0978819194