PDA

View Full Version : Form Latex của picvietnam


falleaf
16-01-2007, 12:03 PM
F cũng sửa xong form Latex cho picvietnam, đúng theo mẫu báo cáo Word trước đây. Tuy nhiên có một số điểm về việc hướng dẫn viết Latex F vẫn chưa tổng hợp xong.

Vì vậy, khuyến khích các bạn bắt đầu làm quen với latex, cài đặt latex và tự mày mò một số thứ, làm quen với form chuẩn Latex của picvietnam.

Sau này khi mở phòng thí nghiệm, picvietnam sẽ làm việc bằng form chuẩn latex, và sẽ có chương trình đào tạo sơ bộ về Latex cho tất cả các thành viên tham gia phòng thí nghiệm.

Các bạn download tài liệu này về và tìm hiểu thêm.

Chúc vui.


%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%% %
Tôi bổ sung thêm ở bài viết đầu tiên một số tài hoặc link tham khảo mà các bạn sẽ cần
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%% %



%%%%%%%% CÁC BÀI VIẾT VỀ LATEX - TIẾNG VIỆT %%%%%%%%

ĐOÀN Hiệp, "Latex - Viết báo khoa học", www.tailieuvietnam.net, 2006
Phần 1: http://www.tailieuvietnam.net/index.php?option=com_content&task=view&id=44&Itemid=46
Phần 2: http://www.tailieuvietnam.net/index.php?option=com_content&task=view&id=45&Itemid=46
Tutorial cho picvietnam:
REP01.01.TMP.HD.140107: form chuẩn của picvietnam
TUT01.01.LPVN.HD.160107: hướng dẫn cơ bản về cài đặt và sử dụng
TUT02.01.LPVN.HD.170107: hướng dẫn bố cục báo cáo
TUT03.01.LPVN.HD.170107: hướng dẫn viết công thức tóan học

VIETTUG, "Loạt bài hướng dẫn cơ bản về Latex và các công cụ", www.viettug.org
Hướng dẫn texmaker: http://download.viettug.org/mirror1.php?file=texmaker-1.1.pdf (thực ra bài này của H2VN.com)





%%%%%%%% CÁC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRÊN WEB - TIẾNG ANH %%%%%%%%

JEFF CLARK, "Latex Tutorial" , Revised Fed 26, 2002.
http://frodo.elon.edu/tutorial/tutorial.pdf





%%%%%%%% CÁC CỘNG ĐỒNG TEX VIỆT NAM %%%%%%%%

Một số tài liệu đã được VIETTUG (cộng đồng người dùng tex Việt Nam) biên dịch
Ghi chú: cộng đồng này chưa phải là một cộng đồng mạnh, nhưng F rất muốn giúp đỡ sự phát triển của cộng đồng này, và hy vọng họ sẽ phát triển mạnh hơn. Lưu ý rằng, cộng đồng này do bác ThS. Hùynh Kỳ Anh (Tóan) lãnh đạo, và bác Kỳ Anh chỉ chú tâm phát triển TCVN, chưa tập trung phát triển về Unicode, cho nên những tài liệu tham khảo từ VietTUG F chỉ sử dụng phần hướng dẫn cài đặt các loại mà thôi, còn các phần khác không sử dụng đến mấy.


VNOSS tập trung một số người viết Tex
Ghi chú: cộng đồng này tinh thần mở không xác định rõ, mặc dù nói là opensource, nhưng chưa có một sản phẩm nào do cộng đồng này thực hiện. Bác Hàn Thế Thành tham gia cộng đồng này, nhưng thực tế mọi hoạt động vẫn là của riêng bác Hàn Thế Thành.
F không support cộng đồng này, vì tư tưởng opensource lệch lạc. Không có khả năng phát triển. Tuy nhiên, những người tạo dựng ra cộng đồng này là những người giỏi, có thể hỏi họ khi các bạn cần. Đây là bài học mà picvietnam cần phải nắm vững để tránh về sau tư tưởng phát triển bị thay đổi.

Hai người phát triển Tex mạnh ở VN hiện nay là Hàn Thế Thành và Huỳnh Kỳ Anh.

Cộng đồng H2VN
Ghi chú: đây là cộng đồng về Hóa học, nhưng những tài liệu về Latex tiếng Việt hiện nay được cộng đồng này support rất nhiều. Tuy nhiên, F không làm cách nào để vào xem diễn đàn của cộng đồng này được, có một lỗi gì đó F không rõ. Tuy nhiên, những đóng góp lớn hiện nay đều xuất phát từ cộng đồng này. Những tài liệu biên dịch, cho tới những tài liệu hướng dẫn hay về TEX đều được họ hỗ trợ. Đặc biệt F rất biết ơn những người đã dịch những tài liệu rất hay về Tex, vì F đọc bản gốc của tài liệu, và đã thấy những tài liệu này được dịch ra tiếng Việt, điều đó vô cùng có lợi cho người dùng Tex ở VN.


*** LƯU Ý:
Tôi đưa các ý kiến cá nhân, để xây dựng chuẩn phát triển cho picvietnam, chứ không phải nhận xét về vấn đề phát triển Tex ở VN. Hãy đứng trên quan điểm của những người phát triển Tex, họ phải có nhiều sự phát triển, để tránh sự phụ thuộc vào một cộng đồng nào đó của cả thế giới lẫn VN.

Đơn giản, nếu người VN trước nay dùng 89C51, đến khi dùng AVR, mà không dùng PIC, TI, Motorola... thì có phải cả một hệ thống của VN sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của AVR? Tương tự như vậy, đối với việc phát triển Tex, việc tự vận động, đa dạng, phong phú, là sự cần thiết. Nhưng khi làm việc, một tổ chức nào sử dụng một công cụ nào đó. Vd như picvietnam chọn PIC để sử dụng, thì picvietnam cũng chọn Unicode để phát triển. PIC Việt Nam không phủ nhận AVR, TI, ARM, Motorola... nhưng để làm một việc gì đó với vi điều khiển 8bit, PIC Việt Nam chọn PIC. Vậy các bạn không nên dựa vào những lời nhận xét của F ở trên, mà đánh giá sai về sự phát triển của cộng đồng người dùng TeX ở VN. F chỉ đưa ra những đánh giá cá nhân đó, để xây dựng công cụ làm việc cho phòng thí nghiệm mà thôi. Lưu ý, phòng thí nghiệm dùng Tex như một công cụ, vì vậy phải đơn giản hóa đến mức PHỔ CẬP.

Chúc vui

ngohaibac
16-01-2007, 04:20 PM
Em thấy tác dụng của viết bằng Latex rất là hay. Thực sự hay khi mình viết báo cáo,..

Đọc trong tailieuvietnam.net bài hướng dẫn về cài đặt Miktex thì em cài rùi. Mà chờ mãi không thấy hướng dẫn thứ 3 về cách viết thế nào cả. Ngoài ra anh còn so sánh nhiều công cụ về Latex làm cho em (và chắc các bạn mới tìm hiểu Latex) choáng không biết chọn cái gì để học cho tốt.

Em nghĩ việc phổ biến viết Latex cho các MOD nữa chứ anh?

Chúc anh thành công.

falleaf
16-01-2007, 07:08 PM
Chính chương trình này được bắt đầu từ đây để triển khai việc viết các tài liệu latex. Tuy nhiên, trước tiên cần phải triển khai trên picvietnam trước, rồi sau đó mới viết thành các bài hướng dẫn dài để cho người đọc sử dụng.

Thực tế cứ viết rồi viết, nhiều công cụ để làm việc, nhưng cuối cùng không đem lại kết quả gì. Đó chính là cái mà anh đang tranh luận với bọn vnoss. Tuy nhiên, bọn này tinh thần mở không cao. Ngoại trừ mấy bác như Hàn Thế Thành, Hùynh Kỳ Anh, thì nguyên ban admin vnoss hòan toàn không hiểu về opensource là gì, nhưng lại làm opensource. Kết quả, cho tới nay,nhóm đó vẫn không làm ra được một sản phẩm gì, và số lượng thành viên không tăng đáng kể. Ra đời trước picvietnam rất lâu, nhưng không thu hút được cộng đồng.

Sắp tới, sẽ có một tổ chức opensource mới sẽ ra đời, và anh có mối quan hệ với họ, anh thấy tinh thần của họ hay, nhưng chưa biết sự phát triển ra sao. Do vậy, vẫn còn chờ.

Trong khi chờ sự phát triển của họ, chúng ta sẽ tự phát triển riêng. Có lẽ, thời gian ban đầu, cũng chưa có nhiều người tham gia, nhưng MOD của picvietnam sẽ bắt đầu phải làm quen với Latex, và phòng thí nghiệm mở của picvietnam và dientuvietnam sẽ được xây dựng hệ thống viết báo cáo bằng Latex.

Chúc vui

falleaf
16-01-2007, 10:18 PM
1.Các phần mềm cần cài đặt

Sau đây là danh sách các phần mềm cần cài đặt:



Miktex: download tại www.miktex.org
Texmaker: download tại http://www.xm1math.net/texmaker/download.html
Acrobat Pro 7.0 trở lên
Ghost Script và Ghost View


Các chương trình nào các bạn cần, đều có thể tìm trên Tài Liệu Việt Nam.


2. Cài đặt Texmaker

Cài đặt Miktex đã có hướng dẫn, chúng ta không bàn thêm ở đây. Các bạn cài đặt Acrobat và GScript, GView như trong hướng dẫn tại {DHIEP06}. Ngòai ra, các bạn có thể cài đặt thêm JPEG Advanced Compressor nếu muốn nén các hình ảnh JPEG lại thành dung lượng nhỏ hơn.\\

Cài đặt Texmaker bình thường. Tuy nhiên, một chú ý là các bạn có thể tải phiên bản tiếng Việt về cài đặt. Hướng dẫn cho trong picvietnam. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên các bạn sử dụng bản tiếng Anh, vì bản tiếng Việt không đảm bảo được cập nhật thường xuyên.\\

Sau khi cài đặt, các bạn chọn Options (Tùy chọn) và chọn Config texmaker (Thiết lập cho texmaker) như sau:

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/thietlap.jpg

Các bạn lần lượt setup các thông số giống với các hình sau, \zefig{fig:caclenh} là các thiết lập các lệnh cho Texmaker. Hình dung rằng chẳng qua đó chỉ là đường dẫn chỉ đển các file thực thi các chương trình, để khi chúng ta bấm lệnh, thì nó sẽ chạy lệnh theo đúng yêu cầu như vậy. Nó tương đối đơn giản và dễ dàng. Nếu các bạn cài đặt các chương trình khác với mặc định (đường dẫn đến các trình như Miktex, Acrobat, Ghost Script, Ghost View của các bạn sẽ khác với tôi) các bạn có thể chọn chức năng Browse để chỉ thẳng đến các chương trình đó. Tương tự cho \zefig{fig:buildnhanh}. Còn đối với \zefig{fig:trinhsoanthao}, tôi đề nghị các bạn setup giống như của tôi, bởi vì chúng ta sẽ sử dụng mã soạn thảo UTF--8.

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/caclenh.jpg

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/buildnhanh.jpg

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/trinhsoanthao.jpg


3. Thao tác với file template của picvietnam

Các bạn thực hiện theo các bước trong các hình sau

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/copythumuc.jpg

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/rename.jpg

Nhớ rằng: REP = báo cáo, TUT = tài liệu hướng dẫn. Ở đây tôi đang viết một tài liệu hướng dẫn, cho nên tôi sửa lại thành TUT. Tiếp theo, tôi đang thực hiện dự án soạn thảo form Latex cho phòng thí nghiệm picvietnam, vì vậy, tôi sử dụng tên LPVN (latex picvietnam) để gợi nhớ. Các thành phần ghi chú khác, các bạn đã quen thuộc rồi.

Tương tự như vậy, các bạn copy lại tên thư mục này, và thay vào tên của file .TEX bên trong. Tuy nhiên, nhớ rằng phải bỏ đi các dấu chấm phân cách, nếu kô thì texmaker sẽ không hiểu và báo lỗi.

Sau đó, các bạn mở file .TEX này lên, các bạn sẽ thấy ở cột bên phải có một tổ chức cấu trúc các file mà file gốc này chỉ tới. Nó là các file hỗ trợ, file nội dung... mà tôi đã trình bày trong \cite{HIEP140107} (xem \zefig{fig:cautruc}).\\

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/cautruc.jpg

Khi mở file .tex ra, các bạn thực hiện ngay thao tác định nghĩa file này là Master, có nghĩa là khi các bạn bấm nút biên dịch Latex, hoặc Quick Build, thì Latex sẽ chọn file này là file đầu tiên để dịch. Chọn một file làm master, các bạn chỉ việc cho cửa sổ file đó active, rồi bấm vào Tùy chọn (Option) và Định nghĩa tài liệu hiện thời là Master Document (Define as a Master Document), thực hiện như \zefig{fig:defmaster}

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/defmaster.jpg

Sau đó, các bạn mở tuần tự các file \textbf{FOP/resume:}, \textbf{redacteur/inforedac:}, \textbf{FOP/info:} để sửa các thông tin như trong \zefig{fig:resume}, \zefig{inforedac} và \zefig{fig:info}. Để mở các file này, các bạn chỉ cần nhìn qua bên cột cấu trúc, thấy danh sách các file, và các bạn bấm vào tên file đó, nó sẽ mở ra cho các bạn trên khung cửa sổ. Sau khi sửa đổi các thông tin xong, các bạn nhớ Save (lưu lại) và Đóng (close) (xem \zefig{fig:dong}) để tránh rối mắt khi làm việc.

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/resume.jpg

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/inforedac.jpg

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/info.jpg

http://i32.photobucket.com/albums/d28/picvietnam/dong.jpg

Oki, bây giờ thì các bạn bấm F1 xem nào (nhớ rằng các bạn phải setup phần Options giống như tôi nói). Thực ra, nút F1 chính là nút Quick Build, nhưng tôi dùng phím tắt (Build nhanh). Các bạn có thể xem trong list các phần Tools (Công cụ) để thấy các phím tắt này. Bản thân trên màn hình texmaker, cũng có một cái nút có hình như chữ Q, đó chính là nút build nhanh (Quick build).

Khi cài đặt, các bạn nhớ là tôi đã chọn Quick Build = Latex + View DVI.

Khi bấm lệnh Latex, thì bản thân nó sẽ chọn file TUT0101LPVNHD160107.tex để dịch. Sau đó, nó sẽ xuất ra thành một file TUT0101LPVNHD160107.dvi. File này có thể xem được bằng chương trình yap.exe, nằm trong thư mục miktex/bin/yap.exe của thư mục gốc cài đặt Miktex (trường hợp này là Miktex 2.5). Như vậy, khi chúng ta có file .dvi, chúng ta đã có thể xem, và có thể in được rồi.

Nhưng để gửi file đi, thì chúng ta cần nó ở dạng .pdf là thông dụng nhất. Vậy bước tiếp theo, chúng ta bấm vào nút DVI PS (cách nút Quick Build 2 nút), hoặc các bạn có thể bấm F4 là phím tắt để thực hiện việc này.

Sau đó, các bạn ra thư mục TUT01.01.LPVN.HD.160107 để xem, các bạn sẽ thấy file TUT0101LPVNHD160107.ps được tạo ra. Các bạn có thể dùng Ghost View để xem và để in file này. Và các bạn cũng có thể gửi file này đi được rồi, vì ai có GhostView cũng có thể xem được nó.

Bước tiếp theo nữa, để chuyển .ps thành .pdf, các bạn cứ nhấp đúp vào file .ps này, hẳn nhiên, nó sẽ tự động chạy Acrobat Distiller, dịch từ PS sang PDF. Tuy nhiên, chế độ mặc định của nó là High Quality, nhưng khổ giấy không đúng A4, các bạn vào trong setting của Acrobat Distiller để chỉnh lại cho đúng khổ giấy (chọn kiểu inch, kích thước là 8.27 và 11.69). Vậy là xong, các bạn xem lại trong thư mục TUT01.01.LPVN.HD.160107, các bạn sẽ thấy mình có thêm một số file .ps, .pdf, .dvi, .log... Nói chung, mục tiêu của chúng ta là đưa ra file .ps, hoặc .pdf là thành công rồi.

Tài liệu hướng dẫn này tạm dừng ở đây. Phần nội dung của báo cáo, được chứa trong file corps của thư mục FOP (File OPeration), như đã nói trước đây. Tạm thời, các bạn thử biên dịch, với file template mà tôi đã cung cấp trong \cite{HIEP140107}. Ở tài liệu hướng dẫn tiếp theo, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về cách viết file corps để soạn báo cáo cho mình.

Lưu ý, nếu các bạn từ lúc bấm F1, thấy nó không điền đúng các phần đánh số trang, tài liệu tham khảo, tham chiếu hình vẽ, mà hiện ra dấu ?. Các bạn hãy tắt YAP đi, và bấm F1 lại một lần nữa.


4. Tự vọc

Tôi có một gợi ý nhỏ, đó là các bạn đang có file source này trong tay, các bạn sẽ thấy các section, nội dung của nó sẽ tương ứng với các mục bên file .pdf mà các bạn nhìn thấy. Việc đánh số thứ tự, do Latex tự thực hiện, các bạn thử đổi chỗ các section với nhau, thử sửa lại nội dung trong file corps này và thao tác lung tung xem nó ra sao. Nhờ rằng các bạn không nên thử viết công thức tóan, vì nếu các bạn thử có thể bị sai, hãy viết những gì cơ bản thôi, và khi các bạn gặp lỗi, hay copy lỗi đưa lên diễn đàn, mô tả việc bạn muốn làm, tôi sẽ giúp các bạn sửa các lỗi đó dần.

Lưu ý, tôi không phải là người viết latex tốt để có thể hướng dẫn tất cả mọi vấn đề, nhưng tôi cũng như các bạn, từng mới học và từng vọc. Vọc là cái nên làm trước khi Học thật, tôi nghĩ là như vậy, đừng ngại trả giá cho việc xóa đi tòan bộ và unzip lại một cái file nhỏ (đó là giá cao nhất mà các bạn phải trả nếu làm sai, vậy tội gì không vọc thử).


% ĐÂY LÀ PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO


{DHIEP06} ĐOÀN HIỆP, http://www.tailieuvietnam.net/index.php?option=com_content&task=view&id=44&Itemid=46, "Latex -- Viết báo khoa học (Phần 1: Cài đặt)}'', tailieuvietnam, 2006

{VIETTUG_texmaker} http://download.viettug.org/mirror1.php?file=texmaker-1.1.pdf

{VIETTUG_miktex} http://download.viettug.org/mirror1.php?file=miktex-2.2.pdf

{HIEP140107} ĐOÀN HIỆP, "REP01.01.TMP.HD.140107", 2007



% DOWNLOAD DẠNG PDF và SOURCE LATEX của BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

http://tailieuvietnam.net/download/LaTeX/LATEX2.zip
http://tailieuvietnam.net/download/LaTeX/TUT0101LPVNHD160107.pdf

ntc
17-01-2007, 01:31 PM
Thấy nó rối rắm thế nào ấy.

:confused:

falleaf
17-01-2007, 04:06 PM
Cứ làm theo từng bước, khi hiểu được nó rồi sẽ không còn thấy rối rắm nữa. Không còn mất công kéo định dạng, đánh dấu định dạng...

Ngòai ra,không còn bị những cái code lỗi do MSWord sinh ra. Có một số chỗ nhiều bạn không biết sửa làm sao, thì việc bị code lỗi là một điều chắc chắn có thể xảy ra.

Ngòai ra, sau này, khi tổng hợp các báo cáo thành một tài liệu lớn tham khảo cho phòng thí nghiệm, vì việc tổng hợp có thể làm cực nhanh và cực kỳ gọn gàng.

Đây là bài hướng dẫn tiếp theo về việc thử nghiệm viết định dạng Latex. Cần phải thực hành thử, hiểu nó, rồi mới làm được, chứ không thử làm thì không bao giờ làm được, và không bao giờ hiểu nó được cả. Nó là một bước ngoặc cực lớn trong việc phát hành những hệ thống báo khoa học, sách vở, tài liệu.. trên tòan thế giới. Nó thực sự là một công nghệ.

Bài hướng dẫn số 2 có thể download tại đây

falleaf
17-01-2007, 04:08 PM
Hãy xem để viết bài số 3 ngày, F đã phải viết như thế nào nhé?

Đây là tòan bộ đoạn source latex mà F đã viết.



\section{Bố cục báo cáo của PIC Việt Nam}

Báo cáo của picvietnam được trình bày theo bố cục mà các bạn đang nhìn thấy trong file .pdf của phiên bản này. Các bạn chú ý rằng, phần tạo ra các khung tiêu đề, đã là mặc định, việc định chuẩn trang giấy cũng đã là mặc định của template được cung cấp ở \cite{HIEP140107} và \cite{HIEP160107}. Do vậy, chúng ta không cần quan tâm ở đây.\\

Ở đây, tôi nhắc lại một vài điều cơ bản về Latex, để các bạn có thể sử dụng được Latex cho báo cáo của picvietnam. Hãy quên tất cả những gì mà người ta nói là lập trình, hoặc xây dựng mẫu văn bản Latex phức tạp như thế nào. Tất cả những cái đó đã được làm rồi, và bây giờ là việc sử dụng. Khi sử dụng nó, tôi cam đoan một điều rằng nó đơn giản và dễ dùng 100\%.\\

\normalsize
\begin{verbatim}
\section{Bố cục báo cáo của PIC Việt Nam}

Báo cáo của picvietnam được trình bày theo bố cục ...
\end{verbatim}
\policenormale

Các bạn nhìn vào đoạn tex tôi vừa viết ở trên, đó chính là cái đoạn mà các bạn đọc được từ mục 1 lớn của báo cáo này. Điều đó có nghĩa là gì, để tạo ra một mục lớn trong báo cáo của template picvietnam, các bạn chỉ cần đơn giản sử dụng từ khoá \texttt{section}. Đây là điểm đầu tiên các bạn cần nhớ. Việc tạo ra số thứ tự, Latex sẽ tự làm. Khi bạn xem file source này, các bạn sẽ thấy mỗi khi kết thúc một mục lớn, và bắt đầu một mục lớn tiếp theo, tôi dùng một dãy các kỹ tự \% để phân cách.\\

Nếu như các bạn để section nào lên trước, trong file corps này, thì nó sẽ tạo ra số thứ tự nhỏ trước, và bắt đầu từ 1. Như vậy, mục Bố cục báo cáo của picvietnam, sẽ có thứ tự là 1. Điều này hoàn toàn tự động làm bởi Latex. Vì vậy, từ đây về sau, các bạn không cần phải quan tâm đến việc đánh số thứ tự. Các bạn cứ viết từng mục riêng, rồi muốn mục nào hiển thị ra trước, thì copy để nó lên trên. Việc đánh số, trình bày font chữ, các bạn không cần phải lo lắng gì.\\

Nào đây là bố cục đơn giản của mẫu báo cáo picvietnam. Các bạn thử viết một vài cái vào các mục xem sao nhé, và nhấn F1 để Quick Build (build nhanh).

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%% %%%%
\section{Đây là mục thứ hai đây}

Các bạn thử viết gì vào đây xem nào. Viết text bình thường thôi. Bài này tôi muốn các bạn hiểu về cách bố cục trước đã.\\

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Bây giờ là một mục con}

Bây giờ các bạn thử copy cái mục con này, và gắn lên trên section ở phía trên xem điều gì xảy ra nhé?

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Lại một mục con nữa ở đây}
\label{ss:lainua}

Nếu các bạn so sánh trong file template và file này, các bạn sẽ thấy thiếu các label bên dưới các section và subsection. Mục tiêu của các label này để làm gì? Nó dùng để tham chiếu lại khi cần.\\

Tôi đưa ra một thí dụ, đó là ngay trong subsection này, tôi đặt một label là "ss:lainua" (các bạn mở source ra sẽ thấy). Dưới đây là đoạn code tôi trình bày lại phần trong source.

% Đoàn này để hiển thị cái code subsection ra ngoài trang in.
\normalsize
\begin{verbatim}
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Lại một mục con nữa ở đây}
\label{ss:lainua}
\end{verbatim}
\policenormale

Như vậy, nếu tôi trích dẫn như sau:

\normalsize
\begin{verbatim}
Xem Mục~\ref{ss:lainua}
\end{verbatim}
\policenormale

thì nó sẽ hiển thị ra như sau\\
\\
Xem Mục~\ref{ss:lainua}\\

Hay nói cách khác, ngoài việc tự đánh số cho các section và subsection, nếu như các bạn có một tham chiếu tới section hoặc subsection đó, thông qua label (được viết ngay bên dưới section hoặc subsection), thì khi tham chiếu lại với lệnh ref như ở trên (nhớ viết có dấu ngã, xuyệt ngược, ref, ngoặc móc, label muốn tham chiếu, ngoặc móc), thì nó sẽ hiển thị ra đúng cái số thứ tự, của section hoặc subsection đó để mình tham chiếu tới. Khi tạo ra file pdf, bạn chỉ vào chỗ tham chiếu và nhấp chuột, nó sẽ quay về đúng chỉ mục đó. Các bạn có thể thử nghiệm ngay tại đây.

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Một số ký hiệu đặc biệt trong Latex}

Dấu xuyệt ngược $ \backslash $ đặt trước một từ khoá để xác định một lệnh của latex. Các bạn thấy trước chữ section hoặc subsection luôn có dấu xuyệt ngược này.\\

Khi mở file source này, các bạn sẽ thấy cuối mỗi đoạn văn, tôi có dấu $ \backslash\backslash $. Dấu này dùng để ký hiệu xuống dòng. Các bạn xem 3 đoạn code sau và sự hiển thị của nó.\\

\normalsize
\begin{verbatim}
Tôi viết liên tục.
Trong file tex có xuống dòng
nhưng không có dấu xuyệt ngược

và ở đây tôi cách ra một dòng,
nhưng cũng không có dấu hết dòng
\end{verbatim}
\policenormale

\textbf{Hiển thị của nó sẽ là}\\
\\
Tôi viết liên tục.
Trong file tex có xuống dòng
nhưng không có dấu xuyệt ngược

và ở đây tôi cách ra một dòng,
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\

\textbf{Đoạn này tôi sửa lại một chút như sau:}\\

\normalsize
\begin{verbatim}
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\

và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\
\end{verbatim}
\policenormale

\textbf{Hiển thị ra sẽ như sau:}\\
\\
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\

và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\

\textbf{Bây giờ tôi lại sửa thêm một chút,} nếu ở chỗ dòng cách ra, tôi thêm một dấu hết dòng, các bạn hãy để ý chữ đầu dòng nhé (và ở đây tôi cách ra một dòng)\\

\normalsize
\begin{verbatim}
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\
\\
và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\
\end{verbatim}
\policenormale

\textbf{Hiển thị sẽ là như thế này:}\\
\\
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\
\\
và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\

Cuối cùng, tôi nhắc một điểm nữa, đó là dấu \% cũng giống như trong một số phần mềm lập trình (Matlab chẳng han) dùng để quy định từ sau dấu \% này là không có giá trị biên dịch.\\

Như vậy, làm sao tôi có thể hiển thị dấu \% như thế này? Nó dụng đến một số vấn đề về các ký tự đặc biệt mà Latex quy định, nhưng nếu gặp một số lỗi, các bạn hãy thảo luận thêm trong luồng này. Ở đây tôi nói sơ qua, đó là khi gặp các ký tự đặc biệt, các bạn hãy dùng dấu xuyệt ngược đặt trước nó. Cụ thể là ở đây tôi viết $ \backslash $\% thì nó sẽ hiện ra là \%. Nếu không, nó sẽ làm cho các phần phía sau trong đoạn văn này trở thành vô nghĩa.\\

Trong Texmaker, khi các bạn viết dấu \% mà không có xuyệt ngược đằng trước, nó sẽ tô xám đoạn sau đó của dòng, xem như là comment và không biên dịch đoạn đó.

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%% %%%%
\section{Kết luận}

Các bạn hãy thử xoá các nội dung tôi viết, thay thế các phần section, viết các chỉ mục lớn, chỉ mục con,... Sau đó, các bạn viết thành đoạn dài, xuống dòng, kết thúc dòng, xuống dòng, cách dòng, không kết thúc... Các bạn thử viết một cái báo cáo mà các bạn định viết, xem nó gặp lỗi gì không? Nếu gặp lỗi, hãy gửi lên luồng này và chúng ta cùng chỉnh sửa. Hãy dùng trích dẫn code của diễn đàn để trình bày code latex của các bạn.

%%%%%% PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO %%%%%%

\begin{thebibliography}{b}
\bibitem{HIEP140107} ĐOÀN HIỆP, "REP01.01.TMP.HD.140107", www.picvietnam.com, 2007.\\
\bibitem{HIEP160107} ĐOÀN HIỆP, "TUT01.01.LPVN.HD.160107", www.picvietnam.com, 2007.\\
\end{thebibliography}

falleaf
17-01-2007, 07:18 PM
Đây là phần hướng dẫn viết công thức tóan học trong latex.

File source latex được viết như sau:


\section{Một số tài liệu tham khảo}
\label{sec:thamkhao}

Thực chất viết công thức toán học cho Latex không phải là một vấn đề to tát, thậm chí rất đơn giản nữa là đằng khác. Tuy nhiên, có thể vì một số người chưa quen thuộc với việc viết mà "không nhìn thấy này" cho nên đôi lúc cảm thấy khó khăn.\\

Không sao cả, các bạn đã có tài liệu \cite{JEFF02} hỗ trợ các bạn rất nhiều về cách viết Latex. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào, hoặc quên các bạn hãy lật nó ra để tra cứu. Hơn nữa, chính trong texmaker cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho việc viết công thức toán học.\\

Chú ý rằng, phòng thí nghiệm của chúng ta, là một phòng thí nghiệm về điện tử, tất nhiên sẽ có những đề tài lớn, đòi hỏi chúng ta phải viết các công thức vô cùng phức tạp. Nhưng nhìn chung, các tài liệu về lập trình, viết code, các tài liệu về giải thuật, phương pháp, mô hình... Nói chung hoàn toàn không khó khăn gì cả. Vậy tài liệu này hướng dẫn các bạn một cách sơ bộ, về việc viết công thức Toán bằng Latex, để trình bày trong các báo cáo.

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%% %%%%%
\section{Vị trí của công thức toán học}
\label{sec:vitri}

Có một số cách viết công thức toán học như sau: Viết dạng inline, có nghĩa ký hiệu hoặc không thức toán học nằm ngay trong dòng đang viết: ví dụ: $ \alpha $ là ký hiệu toán học alpha sẽ hiển thị ngay trong dòng đang viêt. Vị trí thứ hai thường được viết, đó là vị trí ở ngay giữa trang, và công thức này nằm độc lập với các công thức khác. Cách viết thứ ba, đó là viết hàng loạt các công thức, và nằm sát lề trái của trang giấy (có đánh số thứ tự hoặc không đánh số thứ tự ở cuối công thức). Cách viết thứ tư, đó là viết hàng loạt phương trình, và dấu bằng thẳng hàng với nhau (thường dùng cho việc biến đổi toán học)... Nói chung là khá nhiều cách viết. Nhưng để đơn giản hoá, chúng tôi chỉ trình bày 2 cách đơn giản và hữu hiệu nhất cho các báo cáo của picvietnam, là hai cách viết đầu tiên đề cập ở trên.\\

Khi viết các công thức toán, các bạn thấy rõ rằng chúng ta có thể viết công thức dạng inline, có nghĩa là đang viết, chúng ta muốn thêm các ký hiệu toán học, ví dụ viết:\\

\normalsize
\begin{verbatim}
Điện áp tham chiếu là $ \pm $10V.\\
\end{verbatim}
\policenormale

Hiển thị sẽ là:\\
\texttt{Điện áp tham chiếu là $ \pm $10V.}\\

Ở đây, chúng ta thấy mấy vấn đề sau. Về vị trí, chúng ta đang viết một công thức Toán học là dấu +/-- nhưng nằm ngay trong dòng của chúng ta đang viết. Như vậy, chúng ta sẽ đặt công thức đó trong dấu đô la (\$ ... \$) và nhớ rằng, có khoảng trắng giữa phần công thức và dấu đô la.\\

Trong đó \texttt{$ \backslash $pm} là ký hiệu toán học +/-- mà các bạn cần viết, nó là viết tắt của \textbf{p}lus\textbf{m}inus. Về các cách viết các ký hiệu toán học đặc biệt, tôi đề nghị các bạn tham khảo tài liệu \cite{JEFF02}. Ở đây tôi đang đề cập về vấn đề vị trí của công thức toán.\\

Nếu như tôi muốn viết một công thức toán, và tôi muốn viết nó xuống hàng, và nằm ngay chính giữa văn bản, tôi sẽ viết như sau:\\

\normalsize
\begin{verbatim}
$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$
\end{verbatim}
\policenormale

Nó sẽ hiển thị ra như sau:\\

$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$

Có nghĩa là, khi các bạn muốn viết công thức toán ở một hàng khác, và muốn viết giữa dòng, các bạn đặt nó ở giữa hai dấu đô la kép (\$\$ công thức toán \$\$).\\

Một điểm lưu ý nữa, các bạn không thể viết nhiều công thức ở giữa hai dấu đô la này. Ví dụ sau:\\

\normalsize
\begin{verbatim}
$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$
\end{verbatim}
\policenormale

Hiển thị của nó sẽ như thế này:\\

$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$

Cho nên, các bạn phải viết thành 2 công thức khác nhau như sau:\\

\normalsize
\begin{verbatim}
$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$
$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$
\end{verbatim}
\policenormale

Hiển thị sẽ là:\\

$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$
$$
V_{OUT} = V_{REF}L + \frac{(V_{REF}H - V_{REF}L)*N}{65.536}
$$

Trong các báo cáo về điện tử, tạm thời các bạn dừng ở hai điểm viết công thức toán như thế này cho đơn giản và dễ hiểu. Còn các phần phức tạp hơn, các bạn hãy để sau. Tôi không muốn các bạn cảm thấy việc viết Latex quá phức tạp, nên tôi chỉ trình bày như vậy thôi. Các bạn nên đọc thêm tài liệu cơ bản \cite{JEFF02} rất có ích cho các bạn.\\

%%%%%% PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO %%%%%%

\begin{thebibliography}{b}
\bibitem{HIEP140107} ĐOÀN HIỆP, "REP01.01.TMP.HD.140107", www.picvietnam.com, 2007.\\
\bibitem{HIEP160107} ĐOÀN HIỆP, "TUT01.01.LPVN.HD.160107", www.picvietnam.com, 2007.\\
\bibitem{JEFF02} JEFF CLARK, \href{http://frodo.elon.edu/tutorial/tutorial.pdf}{"LaTeX Tutorial"}, Revised Feb 26, 2002.
\end{thebibliography}

falleaf
19-01-2007, 08:36 AM
Tôi vừa cập nhật bản Template 01.02, có một vài điểm bổ sung thêm, các bạn có thể lên đầu trang để download, tôi luôn để đầy đủ các bản cập nhật ở đó.

Chúc vui.

falleaf
19-01-2007, 08:42 AM
Đây là bài Tutorial số 4 về một số điểm bổ sung trong viết báo cáo. Nói chung mọi thứ rất đơn giản và chậm, để các bạn có thể thực hành theo từng bước. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, vì latex cũng là một phần trong hoạt động của phòng thí nghiệm mở.

Chúc vui.

falleaf
21-01-2007, 03:09 PM
Tài liệu tham khảo: \LaTeX cho người dùng Word, dịch bởi Hùynh Kỳ Anh, và phiên bản gốc mới nhất của tài liệu

Chúc vui

ngohaibac
22-01-2007, 11:01 PM
Anh Hiệp ơi,

Khi em dịch file Latex sang file .DVI hay các file khác thì số trang hiển thị là: 1/?? chứ không phải là: số trang/tổng số trang như trong TUT của anh. Em chưa tìm hiểu kĩ xem cái đó nằm trong đoạn code nào anh ạ.

Em thấy khi anh thiết kế Template xong thì người dùng chỉ việc sửa mỗi nội dung một tí là xong. Thật là đơn giản. Em đang nghiên cứu nó anh ạ. Hay quá xá.

Chúc anh và mọi người thành công.

falleaf
23-01-2007, 12:07 AM
Nếu nó xảy ra dấu ?? thì em bấm dịch lại một lần nữa, thì nó sẽ hiển thị đúng. Anh có chú thích rõ trong template, là nhớ bấm dịch 2 lần. Có nghĩa là em bấm F1 Quick build lần 1, sau đó tắt đi, bấm F1 Quick build lần 2, thì nó sẽ hiển thị đúng. Bởi vì một số gói latex nó có các phần đánh số khác nhau, phần header được sửa lại, cho nên nó có thể xảy ra lỗi.

Thông báo một điều nữa, F đã mời anh Huỳnh Kỳ Anh tham gia coding và thiết kế template cho picvietnam và tailieuvietnam.

Như vậy, sắp tới, nếu như mọi thứ tiến hành tốt, chúng ta sẽ tiến hành phát triển template để phát hành báo. Về báo cáo và TUT của picvietnam đã oki rồi, một số tài liệu hướng dẫn cũng sẽ lấy từ viettug.org, và sẽ phát triển cùng viettug.

Chúc vui.

ngohaibac
26-01-2007, 10:18 PM
Anh Hiệp ơi, sao khi em dùng code sau:

\begin{figure}[h]
\centering\includegraphics[width=1\textwidth]{pics_tmp/H18.eps}
\caption{Something} \label{fig:18}
\end{figure}


Khi em dùng code này với nhiều hình ảnh liên tục thì khi in ra file .dvi thì nó có vấn đề là chỉ hiện được mỗi có 16 hình còn mấy cái kia bị che mất. Em có tất cả 63 hình dùng để viết TUT nhưng xem ra viết TUT thế này lâu thật. Đợi bao giờ thành thạo viết TUT khác:D.

Bây giờ em chuyển sang Word viết đây anh ạ.

Anh trả lời cho em nhé. Chúc anh thành công.

falleaf
27-01-2007, 02:48 AM
Không có chuyện em chơi một lúc mấy chục hình liên tục kiểu vậy mà không có một dòng tex nào. Nếu như vậy thì latex nó có lỗi. Có một cách để sửa lỗi này là dùng \clearpage ở giữa các hình.

Nhưng mà, nói chung, em viết cái gì mà phải show 16 hình liên tục mà không có dòng chữ nào thì đúng là... chịu không nổi. Em nên suy nghĩ xem nên viết như thế nào, trình bày hình ảnh như thế nào cho nó hợp lý và hiệu quả, đơn giản cho người đọc.

Còn nếu quá nhiều hình cần làm, thì cách tốt nhất là em tạo thành một đoạn phim, dạng tutorial lập trình bằng phim. Như vậy hay hơn nhiều. Nên có mô tả là một, nên viết nhiều, em càng viết nhiều, người đọc càng hiểu cái tinh thần của em, suy nghĩ của em. Sự khác biệt giữa một người thầy đứng lớp, và một cuốn sách, nằm ở chỗ, khi em lên lớp, thầy giáo giải một bài tập, em hiểu được con đường và cách thức tư duy của người thầy.

Viết tutorial cũng vậy, mục đích không phải là em đưa ra cái đúng. Tutorial khác với sách ở chỗ, hướng dẫn. Hướng dẫn làm cho người ta hiểu, đó là cách tư duy, chứ không phải hướng dẫn là nói cho người ta biết, cái này là nói cái đúng.

Tất nhiên, viết tutorial thì không thể viết sai được, và nó còn một vấn đề nữa, đó là tutorial giúp người ta có một cách hiểu đơn giản hơn, theo sự tổng hợp của người viết tutorial, chứ không phải coi người đọc của mình là con nít.

Đối diện với một vấn đề, có rất nhiều cách để hiểu vấn đề, có rất nhiều cách để tiếp cận vấn đề. Mỗi người có một cách tiếp cận, giải quyết vấn đề đó khác nhau, bằng công cụ khác nhau. Nhưng một khi viết tutorial, thì phải nhìn được nhiều cách, và hãy trình bày sao cho người đọc có thể thu được cách hiểu đơn giản nhất.

Chính vì vậy, anh ngại cho em, Chính, và một số bạn viết tutorial, mà chỉ cho viết báo cáo, rồi anh đăng các báo cáo đó. Chính là vì một báo cáo, là cái đúng, chứ chưa phải cái cách hiểu.

Thật chú ý điều này khi viết.

Chúc vui

ngohaibac
27-01-2007, 08:33 PM
Anh Hiệp ơi,

Không phải em show một lúc tất cả. Em đang viết hướng dẫn lập trình giao tiếp RS232 dùng Matlab. Nguyên thiết kế giao diện cho ứng dụng em gom lại 64hình là các bước cần thực hiện. Tất nhiên khi em viết thì phải có chú thích và chia ra là đoạn này là thêm các Panel, đoạn kia là thêm các Button,...

Latex em mới dùng nên không biết. Em chụp hình rùi lại chuyển thành file .eps để nhúng vào Latex,.. Rất là lâu. Rùi em copy, paste code đó cho các hình ảnh mà em định trình bày. Quá trình này quả thực là lâu thật.

Em hiểu ý của anh rùi. Nhưng với suy nghĩ của em thì em nghĩ khi mình nghiên cứu được cái gì viết lại cho mọi người thì mọi người sẽ thấy cái đó thật đơn gản hơn không phải suy nghĩ tìm tòi nhiều nữa vì đơn giản TUT đã đưa ra cách tiếp cận rùi.

Chúc anh thành công.

ngohaibac
28-01-2007, 02:49 PM
Anh cho em hỏi tí nhé.

Khi em dùng thêm subsubsection{} tại sao nó lại không hiện dạng như: 2.1.1
Em có thêm cả định nghĩa như sau vào file style.tex

\def\thesubsubsection{\thesubsection .\arabic{subsubsection}.}

Vẫn không ăn thua.

Với lại khi em trong subsubsection đầu em thêm vào 5 hình ảnh, subsubsection em thêm 7 hình ảnh, có cả \text (không dùng lệnh \clearpage) thì nó hiện có 3 hình trong subsubsection1 rùi nó hiện tất text từ đầu đến cuối. Cuối cùng nó mới hiện các hình.

Còn khi dùng lệnh \clearpage trước mõi subsubsection thì nó hiện đúng tuy nhiên mỗi subsubsection bị đẩy sang một trang mới trông không đẹp.

Chúc anh thành công.

falleaf
28-01-2007, 09:02 PM
Subsubsection trong form của anh không được dùng. Đây là dạng báo cáo ngắn, cho nên không sử dụng tới cấp section thứ 3, cũng như không sử dụng cấp chapter.

Nếu muốn làm dạng có đa cấp, thì thời gian sau, anh sẽ làm một dạng report loại dài hơn 30 trang, gọi là dạng technical report. Loại đó cho phép các báo cáo dài hơn 30 trang.

Trong khi đó, nếu sử dụng loại báo cáo này, chỉ nên viết báo cáo trong vòng khoảng 15 trang đổ lại. Nếu dài hơn đến khoảng 20 trang, 30 trang là cùng.

25 trang tương đương với một luận văn thạc sĩ ở Pháp (theo anh biết). Vậy thì không nên viết một cái gì quá 25 trang như vậy, với dạng report này.

Cần phải viết ngắn và đơn giản, nội dung xúc tích lại. Còn loại báo cáo dài trên 30 trang, anh có thời gian sẽ soạn thêm và chỉ dùng trong phòng thí nghiệm. Nên tìm cách viết tốt hơn. Xúc tích hơn. Hoặc nếu trình bày hình vẽ quá nhiều, hãy thử tìm cách đưa 2 hình trên một hàng (gọi ý, dùng tabular).

Chúc vui.

Chúc vui.

falleaf
28-01-2007, 09:12 PM
Với lại khi em trong subsubsection đầu em thêm vào 5 hình ảnh, subsubsection em thêm 7 hình ảnh, có cả \text (không dùng lệnh \clearpage) thì nó hiện có 3 hình trong subsubsection1 rùi nó hiện tất text từ đầu đến cuối. Cuối cùng nó mới hiện các hình.



Như anh nói, cách viết này chỉ phục vụ những báo cáo ngắn gọn, em nên nghĩ cách sử lại cách viết, hoặc nếu báo cáo của em toàn là hình, kiểu như hướng dẫn cho em bé, thì em nên dùng mấy chương trình làm phim, làm ra một cái phim các thao tác, như vậy hiệu quả hơn viết một báo cáo, hay một tutorial.

Anh không khuyến khích kiểu viết tutorial hoặc report như thế này. Báo cáo vừa đủ nội dung cần thiết.

Vd: từng bước tạo button, thay vì em viết hướng dẫn tạo từng button, em viết lại thành một section {tạo button}. Rồi sau đó, bước nào cần tạo button nào, thì em chỉ cần viết, đến đây ta tạo button (xem~\ref{sec:taobutton}) "ABC gì đó"., rồi lại tạo button "DEF gì đó"...

Chứ không có viết kiểu tiếp theo, tạo button ABC gì đó, rồi cho một loạt hình, rồi tạo button DEF, cho một loạt hình... Cái này thì người viết cũng stupid, và viết cho người đọc cũng stupid. Tuyệt đối không nên.

Em muốn viết, thì cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi viết. Người ta viết một cuốn luận văn thạc sĩ chỉ 30 trang, thì chẳng lẽ một cái tut của em lại còn chứa chất nhiều thứ hơn luận văn thạc sĩ?

Anh nhắc lại, giới hạn báo cáo ngắn trong vòng 25 - 30 trang, không hơn. Không sử dụng subsubsection, (có thể có, nhưng nó chỉ là dạng tô đậm, chứ không phải là phân mục con dài dòng).

Tập suy nghĩ và viết.

Chúc vui

ngohaibac
28-01-2007, 10:29 PM
Em chân thành cảm ơn anh.

Chỉ vì đơn giản là anh có lần anh đã bảo em là: nếu em lập trình như thế nào hãy viết đầy đủ, chụp hình toàn bộ quá trình làm của mình. Viết TUT là phải viết để ai đọc cũng có thể làm theo được".

Có lẽ em vẫn chưa hiểu ý của anh lúc đó nên em vẫn theo suy nghĩ đó nên có thể viết hơi dài. Cái TUT đầu tiên của em nó thế đấy. Dài 78trang.

Em xin lỗi anh nhé. Làm MOD mà chẳng hiểu những cái tư tưởng đó. Tuy nhiên em sẽ cố gắng, nếu không được thì có lẽ là do trình độ nhận thức của em còn kém quá.

Em sẽ viết tiếp và làm lại và gửi báo cáo (TUT) này cho anh xem trước khi upload lên diễn đàn.

Chúc anh thành công.

falleaf
29-01-2007, 10:00 AM
Cái đó là dạng report để em báo cáo nội dung làm việc với anh, chứ không phải là TUT. Chỉ vì thấy em thích viết TUT, cho nên thời gian đầu anh cho phép thỏai mái. Càng về sau thì chỉnh sửa dần. Nếu như khắt khe ngay từ đầu, sẽ không tốt cho sự tích cực của em.

Bây giờ em làm việc một thời gian rồi, nên đòi hỏi của anh khắt khe dần lên với đội ngũ MOD trẻ. Đơn giản vậy thôi.

Như một số MOD mới hiện nay, hòan tòan anh đánh giá qua hoạt động và sự thông hiểu về tinh thần của diễn đàn và setup làm mod, mà không thông qua đào tạo nữa. Nhưng tất nhiên, tới một giai đoạn, chắc chắn anh sẽ yêu cầu các mod hoạt động theo định hướng, quy cách, chuẩn hóa...

Bởi vì chúng ta làm việc với nhiều người, với cả cộng đồng. Cho nên, để thông hiểu nhau, cần có những quy ước chung. Báo cáo và Tut anh bắt đầu phổ biến, là một dạng quy ước. Chúng ta đang tiến tới việc thành lập phòng thí nghiệm. Và phòng thí nghiệm cần sự đầu tư về tiền bạc, cơ sở hạ tầng,... Cho nên, khuyến khích nhiều người tham gia, nhưng chỉ những người sẵn sàng với tinh thần làm việc tốt, hiệu quả. Cái anh đề nghị ra, như form chuẩn này, không hẳn là cái tốt nhất, nhưng nó là cái chuẩn nhất vào thời điểm hiện tại.

Một cách tự tin mà nói, không có mấy tổ chức cộng đồng có được một cái form tài liệu, hoặc gần như là không có. Do vậy, trong quá trình sử dụng, phát triển, chúng ta sẽ hòan thiện nó dần.

Điển hình, hiện nay chúng ta chưa có loại báo cáo trên 30 trang. Như vậy, chúng ta sẽ bổ sung dần. Nhưng anh đánh giá, vào thời điểm này, chưa có dự án nào đủ mạnh để viết trên 30 trang báo cáo.

Dần dần, khi tụi em tập viết ngắn lại, sẽ rất có lợi. Em thấy khi anh viết trên mạng rất dài, lý giải từng tí. Nhưng khi làm report cho giáo sư chẳng hạn, thường chỉ vài trang. Cái dài nhất anh viết khoảng 15 trang. Vậy nên bây giờ, để chuẩn bị cho phòng thí nghiệm, thì bắt dầu phải hướng dẫn tụi em dần dần.

Chúc vui.

ngohaibac
30-01-2007, 01:49 AM
Anh Hiệp ơi,

Làm cách nào để tất cả các dòng khi hiển thị ra có đầu dòng luôn thụt vào một khoảng nhất định như Paragraph trong Word hả anh? Em chưa đọc nhiều nên chưa biết hết. Hình như nó cũng có tab đó thì phải.

Em cứ hỏi thế, rảnh thì anh trả lời không thì em tự khám phá để viết thêm vậy.

Chúc anh mạnh khoẻ.

falleaf
30-01-2007, 02:02 AM
/> là môi trường tabbing

Em khoan chú ý tới những vấn đề đó. cứ viết cho nó paragraph đầu tiên sát lề như form chuẩn là oki. Sau này anh sẽ cập nhật lại những lỗi này trong template mới hơn.

Lưu ý rằng, sau khi cập nhật, em chỉ cần thay cái file style đi là em có thể dịch lại tòan bộ, mà không cần phải sửa chữa trong chi tiết bài viết.

Latex, chỉ cần chú ý vào viết nội dung, đừng quan tâm về hình thức. Đó là nguyên tắc viết latex.

Chúc vui

picvendor
30-01-2007, 07:40 AM
Chỉ vì đơn giản là anh có lần anh đã bảo em là: nếu em lập trình như thế nào hãy viết đầy đủ, chụp hình toàn bộ quá trình làm của mình. Viết TUT là phải viết để ai đọc cũng có thể làm theo được".

Có lẽ em vẫn chưa hiểu ý của anh lúc đó nên em vẫn theo suy nghĩ đó nên có thể viết hơi dài. Cái TUT đầu tiên của em nó thế đấy. Dài 78trang.
...
Em sẽ viết tiếp và làm lại và gửi báo cáo (TUT) này cho anh xem trước khi upload lên diễn đàn.

Thảo luận với Hải Bắc về việc viết TUT: Viết tutorial cũng phải chú ý về độ dài, em áp dụng câu "viết đầy đủ, chụp hình toàn bộ quá trình làm của mình" máy móc quá không được. Em có gặp vấn đề là cần xác định một TUT nào dài bao nhiêu trang là vừa không?

Để viết bài TUT không vắn tắt quá mà cũng không dài dòng quá, em nên để ý: đối tượng đọc bài TUT này là ai (<-> trình độ họ thế nào) và độ khó của vấn đề được hướng dẫn trong TUT là như thế nào.

Người đọc được TUT của em, họ cũng phải có chút kiến thức về điện tử, máy tính, họ không được quyền... đần quá hoặc lười quá. Vậy nên hướng dẫn họ từng bước một như kiểu cô giáo dạy học sinh lớp 1 là không cần thiết. Với đối tượng là sinh viên + biết cơ bản về điện tử + biết dùng máy tính + biết chủ động tiếp thu, em nên để trong TUT:

quy trình, source code, hướng dẫn những điểm không dễ thấy, chụp hình kết quả của các bước

Bài TUT viết về cái gì sẽ là tiêu chí thứ hai để xác định độ dài nên có. Tạm không so sánh bài TUT với một luận văn thạc sĩ như anh falleaf nói ở trên (tí xuống dưới anh thảo luận lại chuyện này), hãy so sánh độ dài giữa các bài TUT với nhau. Một cách tự nhiên, vấn đề càng khó thì bài hướng dẫn càng phải dài hơn để người ta làm theo được, phải vậy không? Vậy nếu một bài TUT ban đầu em làm đến 78 trang -> những công nghệ cao hơn một chút, em đưa file đến cả trăm trang thì... người ta nhìn đã có cảm giác ớn ớn rồi, bắt đầu lười đọc (vì nghĩ công nghệ này quá khó) hoặc đọc mà đọc lướt (ở trường hợp này, nếu bài TUT của em không có kỹ thuật trình bày để nhấn mạnh điểm chính, thì người đọc dễ bỏ qua -> bài TUT không thành công).
---
Ngoài ra, Bắc dùng Latex để viết TUT là một cách dùng không thích hợp. Bản chất của Latex là phục vụ trình bày cho khoa học, dùng thể hiện các văn bản khoa học => đó là ưu điểm của Latex so với Word. Vậy người ta dùng Latex khi nào tận dụng được ưu điểm đó và mang lại ích lợi.

Em viết TUT thì ngoài nội dung ra, phần trình bày là rất quan trọng. Nếu em làm một văn bản Latex đến 30 trang, mỗi trang mất 10 phút để gõ code trình bày đi -> em mất tiêu 5h cho việc trình bày. Nếu trình bày bằng Word, em mất khoảng 30ph. Vậy 4.5h tiêu tốn có xứng đáng không? Không! Vì người đọc cuối của em là người nhìn theo hướng dẫn để làm, rồi thôi, em không kết nối các TUT thành một quyển sách khoa học dài, vậy là lao vào làm việc khó hơn (định dạng bằng Latex) mà chẳng thêm ích lợi gì.
---

Nói lại về việc so sánh luận văn thạc sĩ với một bài TUT: so sánh như falleaf viết ở trên là không hợp lý.
Người ta viết một cuốn luận văn thạc sĩ chỉ 30 trang, thì chẳng lẽ một cái tut của em lại còn chứa chất nhiều thứ hơn luận văn thạc sĩ?

Tiêu chí so sánh không nên là "chứa nhiều hay ít vấn đề", mà nên quy về việc "trình bày vấn đề cho người đọc hiểu được" để so sánh. Xét theo ý nghĩa "làm người đọc hiểu được", thì một bài TUT viết về một vấn đề đơn giản mất khoảng 100 trang vẫn "ngắn" hơn luận văn thạc sĩ 25 trang. Vì để hiểu được luận văn thạc sĩ đó, người ta cũng phải đọc các tài liệu tham khảo ở phần Bibliography nữa chứ, cộng hết độ dài các tài liệu ấy thì không đến hơn ngàn trang à? :)
---

Tóm lại là: Hải Bắc viết TUT thì viết bằng Word thôi cho nhanh, sau này không thiếu cơ hội để viết Latex đâu, không cần lấy dao mổ trâu để giết gà :). Và viết TUT thì trình bày những điểm mấu chốt cho vừa trình độ người đọc.

ngohaibac
30-01-2007, 10:50 PM
Em xin cảm ơn anh Picvendor (chắc là anh Đăng).

Em viết cái TUT đầu là trong giai đoạn đào tạo MOD, chưa hiểu nhiều về cách làm,.. hướng dẫn rất chi tiết. Khi em viết với Latex em thấy cái đó thật là hay, rất là dễ theo dõi khi viết, tránh bị nhầm lẫn, bị nhầm số thứ tự của hình,...

Viết bằng Latex đối với em đã làm rùi không đáng ngại gì cả anh ạ. Em rất thích thú với việc viết Latex. Việc điều chỉnh lại phong cách rất nhanh chỉ trong file style.tex là được.

Không sao cả. Em sẽ học cái này để viết. Dù lúc đầu có mất thời gian, nhưng sau một bài hì hục làm thì các báo cáo sau của em sẽ nhanh hơn rất nhiều anh ạ. Em có thể dành nhiều ngày để soạn ra một file Report có chất lượng để các anh em trong diễn đàn có được hướng dẫn hay.

Ngoài ra dùng Latex load chương trình nhẹ hơn nhiều so với dùng Word, tránh được các lỗi khi copy/paste trong khi mở Vietkey.

Chúc các anh thành công.

falleaf
31-01-2007, 09:30 AM
Đăng hiểu sai vấn đề khi dùng Latex. Khi dùng latex không cần quan tâm tới việc trình bày. Bởi vì việc trình bày F đã làm sẵn hết rồi, chỉ việc gõ nội dung thôi.

Thay vì copy một cái hình gắn vào, thì bây giờ copy một đoạn code mà F đã viết, thay tên file hình vào thôi.

Tương tự, để trình bày một đoạn source code, thay vì phải copy đoạn source code đó, sửa font lại, đóng khung... thì đơn giản là copy đoạn source code đó lại, và đặt vào giữa đoạn code mà F cũng đã viết...

Tóm lại, việc viết Latex sẽ nhanh hơn rất nhiều, nếu như người ta đã làm sẵn cho mình một cái template.

Word cũng làm được template, nhưng chỉ có tính chất định dạng từng đoạn thôi, không cho phép định dạng toàn cục.

Ngoài ra, một điểm nữa là, nếu viết tài liệu bằng latex. Muốn kết hợp lại với nhau, tạo thành một cuốn sách chẳng hạn, điều đó vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Trong khi đó nếu làm Word, việc copy lại và trình bày lại là cả một vấn đề.

Vì chưa thử viết Latex, nên có thể thấy nó phức tạp. Thử bắt tay vào viết một lần xem, sẽ thấy mọi thứ cực kỳ đơn giản và dễ chịu.

Tất nhiên, mỗi người về mặt tư duy có thể khác nhau, có người rất nhạy với cái gọi là WYSIWYG, nhưng có người lại nhạy với cái gọi là sự tưởng tượng. Nhưng chú ý rằng, nếu cho rằng Latex cần phải tưởng tượng nhiều là sai.

Đừng bao giờ quan tâm về vấn đề template của latex. Chỉ chú trọng phần nội dung. Đừng quan tâm rằng mình viết thế này, thì nó sẽ ra như thế nào?... Không cần thiết. Hãy hình dung, tôi cần viết mấy mục lớn.... 1., 2., 3...... thì thay vì viết vậy, tôi viết \section... Thế là xong. Muốn mục nhỏ hơn, tôi viết 1.1., 1.2., ... thì tôi viết \subsection, xong.

Bây giờ khi đã viết như vậy, bây giờ tôi không thích vậy nữa, tôi thích nó là I., II., III,... và mục nhỏ là 1., 2., 3.,... Thì hoàn toàn không cần thay đổi file nội dung, chỉ cần sửa template lại.

Người viết latex tốt, hoàn toàn có thể tạo được template bất kỳ như ý muốn.

PIC Vietnam đã cung cấp template chuẩn của picvietnam, do vậy, không cần quan tâm tới template nữa. Các bạn muốn viết bài cho picvietnam, đơn giản là dùng latex, và mọi chuyện còn lại, template sẽ thực hiện.

Việc này còn có cái lợi gì. Một bạn bất kỳ viết bài cho picvietnam, nhưng không dùng form chuẩn picvietnam, mà lại viết lung tung. Để chuyển định dạng lại, vô cùng dễ dàng.

Đầu tiên, copy toàn bộ trang đó, dán vào file corps. Chỗ nào là hình, thì chuyển thành eps, lưu vào thư mục pics_tmp, chỗ nào là code, là bảng, thì bản thân nó đã có sẵn, chỉ cần copy khúc đầu và khúc cuối của các đoạn bảng, hoặc code trong template, chặn giữa 2 đầu.

Mọi chuyện gần như xong.

Nếu như bạn có một công thức toán học. Có thể kéo thả công thức toán học đó vào trong một trình đơn giản. Nó tự dịch lại ra công thức dạng latex. Ở đây F chưa trình bày về chương trình này, có thời gian F sẽ trình bày thêm. Nhưng picvietnam không cần nhiều công thức toán lắm, nên nói chung chưa cần thiết trình bày.

Tóm lại, F vẫn mong rằng các bạn hãy thử viết một lần, các bạn sẽ thấy được sự đơn giản của nó. Đó chính là lý do vì sao mà trên thế giới người ta dùng latex rất nhiều, nhất là trong giới khoa học kỹ thuật.

Khi sang Hàn, các anh em ở Ulsan, gần như không biết latex là gì, nhưng sau một thời gian, F hướng dẫn cho một vài người, đến khi tốt nghiệp, nhiều người đã viết được luận văn bằng latex, chưa kể viết báo cũng bằng latex. F ở Hàn chỉ mới có chưa đầy 1.5 năm.

Chúc vui.

ngohaibac
03-02-2007, 07:34 PM
Anh Hiệp ơi,

Anh cho em code về tạo bảng với, em muốn tạo một bảng 7 hàng, 2 cột thì làm sao ạ?

Chúc anh thành công.

ngohaibac
03-02-2007, 10:12 PM
Em đã tìm ra trong file style.tex và trong file Latex cho người mới sử dụng word. Cụ thể như sau, em tạo ra 2 cột 7 dòng,

\begin{center}
\begin{tabular}{|l|p{7cm}| } % 7cm là độ rộng lớn nhất của mỗi ô.
\hline %kẻ ngang
Tên sự kiện & Thuộc tính tương ứng đáng quan tâm\\
\hline
Break interrupt & \textbf{BreakInterruptFcn}\\
\hline
Bytes available & \textbf{BytesAvailableFcn}\\
& \textbf{BytesAvailableFcnCount}\\
& \textbf{BytesAvailableFcnMode}\\
\hline
Error & \textbf{ErrorFcn}\\
\hline
Output empty & \textbf{OutputEmptyFcn}\\
\hline
Pin status & \textbf{PinStatusFcn}\\
\hline
Timer & \textbf{TimerFcn}\\
& \textbf{TimerPeriod}\\
\hline
\end{tabular}
\end{center}

Latex hay thật đấy. Làm trên nó thực sự là tiện :D.

Chúc mọi người dùng Latex vui vẻ, thành công.

falleaf
04-02-2007, 11:13 AM
Em sử dụng cách viết trong template của picvietnam, không sử dụng cách viết này.

Môi trường kẻ ô là môi trường tabular, nhưng môi trường bảng là môi trường table.

Trong template tạo môi trường bảng, có đầy đủ caption, label đầy đủ.

Em coi lại bài đầu tiên của anh, chứ không cần tham khảo bất kỳ tài liệu nào khác.

Chúc vui.

PS> Quên mất, quên gửi bản sửa table, trong cái TMP số 2 chưa có, mới kiểm tra, đinh ninh là gửi rồi. Tối nay sẽ gửi lên lại.

tda
06-03-2008, 07:09 PM
Anh F, em đang học Latex để viết báo cáo, em có vài câu hỏi như sau:
1. Làm cách nào để kí hiệu số công thức đang sử dụng. Ví dụ ta có công thức :
Công thức 1 [2.16]
Thì làm sao để hiện lên chữ « [2.16] » tức là [section.thứ tự công thức trong section đó] để mỗi khi chèn công thức mới vào thì số tự động tăng lên.
2. Em cài Miktex nhưng em ko thấy anh dùng nó chỗ nào cả, các bài hướng dẫn của anh đều chỉ cần sử dụng Texmaker là đủ. Cái Miktex hầu như chỉ sử dụng chương trình Yap để xem file *.dvi thôi, vậy có nên xóa bản full để cài bản nhẹ hơn ?
3. Mấy cái \usepackage thì mình làm sao biết khi nào thì include vào và khi nào thì sử dụng nó ? Có chỗ nào hướng dẫn điều đó ko ?

Em đang tạo template báo cáo êng cho mình bằng cách copy code của anh, em nghĩ như vậy thì học Latex sẽ tốt hơn nhiều.
Cảm ơn anh vì những bài hướng dẫn cụ thể.

falleaf
21-03-2008, 11:47 AM
Anh F, em đang học Latex để viết báo cáo, em có vài câu hỏi như sau:
1. Làm cách nào để kí hiệu số công thức đang sử dụng. Ví dụ ta có công thức :
Công thức 1 [2.16]
Thì làm sao để hiện lên chữ « [2.16] » tức là [section.thứ tự công thức trong section đó] để mỗi khi chèn công thức mới vào thì số tự động tăng lên.
2. Em cài Miktex nhưng em ko thấy anh dùng nó chỗ nào cả, các bài hướng dẫn của anh đều chỉ cần sử dụng Texmaker là đủ. Cái Miktex hầu như chỉ sử dụng chương trình Yap để xem file *.dvi thôi, vậy có nên xóa bản full để cài bản nhẹ hơn ?
3. Mấy cái \usepackage thì mình làm sao biết khi nào thì include vào và khi nào thì sử dụng nó ? Có chỗ nào hướng dẫn điều đó ko ?

Em đang tạo template báo cáo êng cho mình bằng cách copy code của anh, em nghĩ như vậy thì học Latex sẽ tốt hơn nhiều.
Cảm ơn anh vì những bài hướng dẫn cụ thể.

Lâu anh không vào đây nên không biết em hỏi. Em đặt một cái label cho cái section đó, rồi sau đó em tạo một cái newcommand là refcongthuc chẳng hạn, hay cho cái ~ref thông thường, trong đó thay vì nó chỉ có công thức bình thường thì em thêm cái section vào là xong.

À, em lên miktex download và tìm các tài liệu hướng dẫn trên đó. Các package quá nhiều, cho nên thường không ai nhớ hết là dùng thế nào, những package được phát triển khi được đưa vào miktex thì đều nằm trong kho hướng dẫn, còn tài liệu hướng dẫn tiếng Việt thì ngay như cái package vietnam, bác Hàn Thế Thành viết xong rồi cũng chưa có thời gian để viết hướng dẫn tiếng Việt, anh em vẫn ngồi trơ họng nhìn thôi, dùng thì cứ thế là dùng, chứ làm gì thêm thì vẫn chưa.

Chúc vui

picvendor
17-06-2008, 08:55 AM
Tôi không nhớ bác F viết ở chỗ nào đó, có comment rằng Texmaker không hỗ trợ tốt Bibtex. Tôi dùng Texmaker cho đến gần đây cũng biên dịch file Bib không được.

Hôm nay đi search lại giải pháp, thì thấy có một cách sửa chữa đơn giản:

http://www.latex-community.org/viewtopic.php?f=21&t=1554&start=0&st=0&sk=t&sd=a

from user commands if you add the command "bibtex" add it without the .aux extension.
so in user commands add "bibtex %" AND NOT "bibtex %.aux".

Tức là khi cài đặt Texmaker, phần configuration mặc định thì lệnh Bibtex là: bibtex %.aux

-> cần sửa lại thành bibtex % (bỏ cái .aux, vì trình dịch bibtex sẽ tự động thêm đuôi đó vào). Sau khi sửa lệnh này, Texmaker biên dịch latex & bibtex tốt.

falleaf
17-06-2008, 11:07 AM
Tôi không nhớ bác F viết ở chỗ nào đó, có comment rằng Texmaker không hỗ trợ tốt Bibtex. Tôi dùng Texmaker cho đến gần đây cũng biên dịch file Bib không được.

Hôm nay đi search lại giải pháp, thì thấy có một cách sửa chữa đơn giản:

http://www.latex-community.org/viewtopic.php?f=21&t=1554&start=0&st=0&sk=t&sd=a



Tức là khi cài đặt Texmaker, phần configuration mặc định thì lệnh Bibtex là: bibtex %.aux

-> cần sửa lại thành bibtex % (bỏ cái .aux, vì trình dịch bibtex sẽ tự động thêm đuôi đó vào). Sau khi sửa lệnh này, Texmaker biên dịch latex & bibtex tốt.

Không phải đâu, dịch tốt đấy, hình như trong phần tài liệu hướng dẫn có cái đoạn dịch latex mà? Chỉ cần bấm bibtex 2 lần là được. Nếu bỏ .aux mà chỉ cần dịch 1 lần xong thì có vẻ như dùng cách này hay hơn :D.

Chúc vui

picvendor
17-06-2008, 03:56 PM
Dịch 1 lần không đủ, vẫn phải chạy lệnh latex trước để nó xác định các thành phần, xong chạy bibtex, rồi chạy lại latex. (dùng lệnh Quick Build mà có kèm latex + bibtex thì cần chạy 2 lần).

Nhưng nếu không bỏ cái chỗ .aux đi thì dịch mấy lần cũng không được.

viettug
02-09-2008, 12:17 AM
Xin chào!

Tôi Huỳnh Kỳ Anh, điều hành diễn đàn VietTUG. Tôi tình cờ đọc được thông tin đầu topic này (được trích dẫn nguyên xi như cuối bài viết.)

Tôi thấy Mr. F hoàn toàn hiểu sai về công việc của tôi, của anh Hàn Thế Thành (tác giả của pdfTeX), về cộng đồng VietTUG (và VnOSS). Tôi không muốn đính chính cụ thể mà chỉ yêu cầu mr. F hãy tìm hiểu kỹ trước khi viết những bài kiểu này, và hy vọng là mọi người khách quan hơn khi đánh giá người khác.

Tôi đăng ký nick này chỉ để viết bài này, và tôi nghĩ như vậy là quá đủ. Tôi cũng không có thời gian để tham gia diễn đàn PicVietnam. Nếu có thắc mắc, vui lòng gửi qua email của tôi (xkyanh ở gờ mail) và tôi sẽ trả lời lúc tiện nhất.

Nhân tiện, tôi thấy kho tài liệu ở VietTUG và các thành viên ở đó cũng khá active, sẵn lòng trả lời các vấn đề của TeX. Mọi người có thể tham gia, sử dụng tài liệu mà chúng tôi đã tạo và phản hồi, để đỡ mất thời gian chung và cũng để giúp chúng tôi xây dựng kho tài liệu tốt hơn.

Chúc vui!

TB: Tôi không chỉnh được tiêu đề (sai chính tả). Admin vui lòng sửa giúp. Cảm ơn

Falleaf đã viết như sau:

....những package được phát triển khi được đưa vào miktex thì đều nằm trong kho hướng dẫn, còn tài liệu hướng dẫn tiếng Việt thì ngay như cái package vietnam, bác Hàn Thế Thành viết xong rồi cũng chưa có thời gian để viết hướng dẫn tiếng Việt, anh em vẫn ngồi trơ họng nhìn thôi, dùng thì cứ thế là dùng, chứ làm gì thêm thì vẫn chưa.

....Một số tài liệu đã được VIETTUG (cộng đồng người dùng tex Việt Nam) biên dịch

Ghi chú: cộng đồng này chưa phải là một cộng đồng mạnh, nhưng F rất muốn giúp đỡ sự phát triển của cộng đồng này, và hy vọng họ sẽ phát triển mạnh hơn. Lưu ý rằng, cộng đồng này do bác ThS. Hùynh Kỳ Anh (Tóan) lãnh đạo, và bác Kỳ Anh chỉ chú tâm phát triển TCVN, chưa tập trung phát triển về Unicode, cho nên những tài liệu tham khảo từ VietTUG F chỉ sử dụng phần hướng dẫn cài đặt các loại mà thôi, còn các phần khác không sử dụng đến mấy.


VNOSS tập trung một số người viết Tex

Ghi chú: cộng đồng này tinh thần mở không xác định rõ, mặc dù nói là opensource, nhưng chưa có một sản phẩm nào do cộng đồng này thực hiện. Bác Hàn Thế Thành tham gia cộng đồng này, nhưng thực tế mọi hoạt động vẫn là của riêng bác Hàn Thế Thành.
F không support cộng đồng này, vì tư tưởng opensource lệch lạc. Không có khả năng phát triển. Tuy nhiên, những người tạo dựng ra cộng đồng này là những người giỏi, có thể hỏi họ khi các bạn cần. Đây là bài học mà picvietnam cần phải nắm vững để tránh về sau tư tưởng phát triển bị thay đổi.

Hai người phát triển Tex mạnh ở VN hiện nay là Hàn Thế Thành và Huỳnh Kỳ Anh.

davidquan73
26-02-2011, 11:44 AM
cho minh hoi ve cai nay nha
sao khi minh lap trinh trong mplap minh viet output_B(a[i] | 0x07]) thi no chay Ok
con khi minh viet ouput_B(a[i] | b[i]) thi lai ko chay dc
cac bac nao bit chi minh voi
email minh la davidquan73@gmail.com