![]() |
Các bài viết trong luồng này rất hay, các bạn đang thảo luận về PWM, có thể nhấn thêm một bước bây giờ giả sử khi kết hợp 2 chân PWM nhưng làm xung trên 2 chân xen kẽ với nhau xem nào?
Đây có thể chỉ là một bài tập vui nhưng cũng có ứng dụng nhiều đấy. Chúc vui. |
hì, thế còn capture module thì sao nhỉ, có ai viết tiếp không?
|
Mình có một vài ý kiến về cách thiết kế mạch đèn giao thông của nhh như thế này: :D
Tất nhiên là chọn PORT điều khiển như thế nào cũng được, nhưng theo mình, khi thiết kế một ứng dụng, cần tìm cách để thiết kế là tối ưu. Do PIC16F877A được tích hợp khá nhiều chức năng ngoài chức năng I/O thông thường, nên việc lựa chọn PORT điều khiển cũng nên cân nhắc. MÌnh nêu lên một số điểm như sau: PORT C của PIC16F877A ngoài chức năng I/O là các chức năng CCP và giao tiếp nối tiếp (SPI, I2C,... ). Nếu nhh chọn PORT này làm PORT điều khiển các chân a-g của các LED thì các chức năng on-chip nêu trên sẽ không tương tác được nữa. PORT D ngoài chức năng I/O là chức năng PSP (Parallel Slave Port). Chức năng giao tiếp này ít được sử dụng do số lượng chân cần cho giao tiếp khá lớn (8 chân PORT D và 3 chân PORT E), nhưng nhh đã sử dụng 3 chân để bật đèn giao thông. Như vậy chức năng này cũng bị mất luôn. Có thể nói ta đã phí phạm 3 chức năng on-chip của PIC16F877A. Tất nhiên là trong ứng dụng của nhh ta chưa cần quan tâm đến vấn đề này, nhưng mình cũng muốn nêu lên để anh em cùng thảo luận. Theo mình thì nên sửa lại như thế này: Các chân data của Led 7 đoạn, mình sẽ đưa vào PORT D. Các chân điều khiển đèn giao thông và quét LED sẽ đưa vào PORT B luôn. Như vậy ta có thể tiết kiệm được các chức năng CCP và giao tiếp ở PORT C, cái mất đi chỉ là cái ít đụng tơi PSP, còn ngắt PORT B thì vẫn còn vài chân. Trong các ứng dụng của mình có dính tới LED 7 đoạn, mình cũng bố trí các chân điều khiển như vậy. Về chương trình cũng sẽ không có thay đổi lớn. Bạn nên "#define ..." các chân và PORT điều khiển. Như vậy khi cần thay đổi chân điều khiển, ta chỉ cần thay đổi cái phần define mà không cần phải sửa lại trong toàn bộ chương trình. Hơn nữa chương trình khi đọc cũng sẽ thân thiện và dễ hiểu hơn. Một vài ý kiến góp vui như vậy. Anh em thấy thế nào. :D |
Tiếc quá nhh không làm cái Timer. Nếu làm cái Timer, bạn sẽ có thêm một kinh nghiệm sương máu và một thủ thuật kinh điển khi lập trình bằng ASM. Cái kinh nghiệm này mĩnh cũng chỉ vừa mới rút ra thôi. :D.
Nó có liên quan tới kĩ thuật bảng. :D |
Trích:
Chế độ timer (T0CS = 0) thì TMR0 sẽ tăng lên 1 sau mỗi chu kì lệnh (khi prescaler = 1, nếu khác 1 thì là bộ của chu kì lệnh). Chế độ counter thì T0CS =1 khi đó TMR0 sẽ tăng lên mỗi khi có một sườn lên hoặc sườn xuống xuất hiện trên chân T0CKI (RA4) ( chân này dạng open - drain nên bình thường nếu set dạng I/O bình thường thì phải mắc thêm trở kéo lên). Và chúng ta phải chọn sườn lên hay sườn xuống qua bít T0SE. Trích:
Lưu ý: timer0 là bộ free - auto counter sau khi thiết lập ở chế độ timer thì nó sẽ đếm mãi mà không dừng. thanh ghi OPTION ở chế độ sau reset = 0xFF nên ban đầu nó ở chế độ Counter sẽ đếm xung bên ngoài. Mình xin ví dụ một hàm ngắt với timer0 dùng HTPIC. Với thạch anh 20MHZ thì hàm ngắt timer0 1ms -> TMR0 = 6 Code:
void interrupt inter0(void){ Code:
void init(void){ |
Chương trình đèn giao thông tại sao bạn NHN lại tốn nhiều chân để điều khiển 2 led 7 thanh thế nhỉ? Sao bạn không dùng phương pháp quét led để quét 2 led này. Khi đó dùng 7 chânPORTD (a->g) và thêm 2 chân điều khiển nữa như vậy chỉ mất có 9 chân tất cả. Như vậy tiết kiệm các chân hơn.
Thực tế đèn giao thông này là rất đơn giản. Bạn có thể phát triển thành sơ đồ đền giao thông hiện đại mới trong thực tế không? Đứng ở ngã tư một lúc xem thế nào :D. Bạn đưa ra mô hình đi mình lập trình bằng HTPIC xem thế nào. Vì làm bằng ASM đúng là mình mệt lắm:D. chúc mọi người thành công. |
Cảm ơn ngohaibac!
Ban đầu mình cũng nghĩ ghép chung dữ liệu cho hai led 7 seg,làm như vậy thì khi viết chương trình quét led có hơi phức tạp hơn một chút.Chương trình này mình dùng để tìm hiểu ngắt timer0 thôi chứ ko có ý định tiết kiệm chân VDK.:D ngohaibac cứ mắc mạch như ntc: Trích:
Chào! |
Trích:
Hy vọng sớm hoàn thành!:D Chào! |
Mình đã viết chương trình quét 4 led 7 thanh rùi bằng HTPIC. Tại luồng này bên dientuvietnam.net. xin mời các bạn cho ý kiến về giải thuật và cấu trúc:
http://dientuvietnam.net/forums/show...6&page=1&pp=10 Mình quen về lập trình bằng C nên có vấn đề gì về các câu lệnh về C thì các bạn cứ hỏi. Còn về ASM thì chào thua. Không dám lập trình vì dài lắm, khó chữa lỗi. chúc các bạn thành công. |
Còn về chú ý mà ntc nói thì đúng rồi. Nhưng mình hoàn toàn có thể làm được 2 công việc một lúc là vừa quét led vừa làm đầu vào Analog được. Điều này đã được nói trong App Note của bọn Microchip rồi.
Tài liệu AP557d: http://ww1.microchip.com/downloads/e...tes/00557d.pdf Bọn này chỉ dùng có con 16C71 với 18 chân mà làm được khối việc. Anh BA đã nói đến trong bài một số kiểu tiết kiệm chân vđk rồi tại luồng http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=5 Đây là hình vẽ minh họa: http://i36.photobucket.com/albums/e4.../PVN_00015.gif Các bạn thấy thế nào. Mình nghĩ là nên lập một luồng để đưa lại các App Note của bọn Microchip để mọi người cùng học tập thì chắc chắn là hay hơn nhiêu. Vì bọn nó có nhiều chú ý về các vấn đề như I/O, về display led, LCD, PID, ... Các bạn thấy thế nào? |
Trích:
|
Các bác cho em hỏi một tí:tại sao người ta phải sử dụng đến 10bit phân giải
CCPR1L:CCP1CON<5:4> để làm gì, mà không dùng 8 bit CCPR1L thôi? À, còn cái này nữa. Nếu như dùng 10bit như thế thì làm thế nào để thay đổi giá trị đặt vào chúng(mục đích của em là dùng cái thằng PWM module tạo ra xung thay đổi liên tục) Bác nào có thể giúp em tí không? thank các bác nhiều! |
em có đoạn chương trình này!
// Period of square-wave (chu kì của một sóng vuông)
/*Variables for capture and interrupt*/ static volatile bit flag=0; static volatile unsigned int t1=0,t2=0; void capture_setup(void) { CCPR1L=0; CCPR1H=0; //Clear capture registers TMR1H=0; TMR1L=0; //Clear timer1 registers CCP1CON = 0b00000111; //Capture every 16th rising edge on CCP1(RC2) T1CON = 0b00100101; //Configure Timer1 module in timer mode with 1:4 prescale and start Timer1 CCP1IE=1; //Enable CCP interrupts TMR1IE=0; //Disable Timer1 interrupts PEIE=1; GIE=1; //Enable global interrupts } static void t1func(void) { t1=CCPR1L; t1+=(CCPR1H << 8); } static void t2func(void) { t2=CCPR1L; t2+=(CCPR1H << 8); t2-=t1; } static void interrupt isr(void) { if (CCP1IF && CCP1IE) //Clock line every 16th rising edge on CCP1IF, RC2, pin 13 on micro { CCP1IF=0; if(flag==1) //Save value to t1 on every even interrupt { t1func(); flag = 0; } else //Save value to t2 on every odd interrupt { t2func(); flag = 1; } } } Nhà mình có bác nào dảnh thì giải thích giúp em cái này cái: :D static volatile bit flag=0; static volatile unsigned int t1=0,t2=0; Khai báo biến kiểu này là kiểu gì thế? |
To Pb1!
Bạn đang tìm hiểu về module PWM,đây là một module cùng với ADC,...được sử dụng rất nhiều.Rất hoanh nghênh bạn nhưng trong luồng này mọi người thảo luận bằng ASM.Pb1 nên mở hẳn một luồng bàn về vấn đề này nhưng phải ở mục các ngôn ngữ lập trình khác CCS C, HTPIC,.. Tớ sẽ ủng hộ cậu mở luồng mới! |
Digital clock
Ý tưởng viết chương trình cho cái này như sau:
Các chân a > g của led 7 đoạn nối chung dữ liệu và nối đến PortD ,các chân cathode nối đến PortB,... > Khởi tạo các chân I/O,ngắt TMR0 1s > Quét 6 LED,kiểm tra có bật Switch chỉnh thời gian?Nếu có thì tắt ngắt toàn cục,chỉnh xong set cờ GIE và quay lại quét LED,chờ ngắt Khi có ngắt > Tăng đếm LED1 lên 1,kiểm tra xem > 9 ?Chưa thì thoát ngắt,rồi thì xóa đếm LED1 về 0,tăng đếm LED2 thêm 1 > Kiểm tra đếm LED2 >6 ?Chưa thì thoát ngắt,rồi thì xóa đếm LED2 về 0,tăng đếm LED2 thêm 1 > Tiếp cho LED3,4,5 > Kiểm tra đếm LED6 = 2 & đếm LED5 > 4 ?Chưa thì thoát ngắt,rồi thì xóa đếm LED5,6 và thoát ngắt. Viết như thế này thì hơi rắc rối và phức tạp,vừa dài,vừa dai lại vừa dở,quá nhiều nhược điểm luôn: 1.Do call,ngắt,...nếu không cẩn thận khi vào ngắt dễ bị tràn Stack thì đi tong ngay (Ban đầu mình mô phỏng Pro thì toàn hiện 0,coi lại code mờ mắt mà không phát hiện sai ở đâu cả,nhảy sang dùng PIC Sim thì bị báo tràn Stack ầm ầm luôn!Pó tay!) 2.Ngắt TMR0 bên trên chỉ rất rất gần 1s,có thể âm thầm dùng delay bù vào ở giây 60,nhưng do làm biếng tính,mình no bù! 3.Cẩn thận với ORG dành cho dữ liệu bảng,khi chương trình dài có thể chồng dữ liệu lên vùng này thì cũng đi tong luôn 4.Khi dùng bảng tra dài hơn 255,bảng đặt ở 2 page khác nhau,...cần thay đổi cách tra,cụ thể nên xem trong tutorial Kỹ thuật bảng. He he...!Đồng hồ thời gian thực chẳng ma nào dại mà làm như thế này cả....Chỉ mỗi cái này mà loạn cả lên thì qua mấy cái module phức tạp khác,chắc ngủm khi viết bằng ASM quá! Trên đây là những gì mình vot được, mod Chính ý kiến thế nào?Chia sẻ kinh nghiệm cho bà con tí ! |
Code:
;======================================== |
Code:
:020000040000FA |
nhh ơi, bạn gửi file .hex thì nên gửi bằng cách gửi kèm file, nhìn phía bên dưới khi bạn viết bài trả lời á, phần Chức Năng, có mục Tải file từ máy. Lúc đó bạn tải file .hex lên, hoặc tải file .zip lên, như vậy sẽ thuận tiện hơn cho người đọc.
Chúc vui. |
Trích:
Kiểu dữ liệu volatile được dùng để báo cho trình dịch biết rằng đối tượng được khai báo kiểu volatile có thể không cần lưu trữ lại giá trị giữa các lần truy cập liên tiếp. Điều đó làm cho chương trình có sự tối ưu hoá từ việc là những dư thừa rõ ràng đang được loại ra khi sử dụng một đối tượng có kiểu volatile bởi ví đối tượng đó có thể thay đổi tuỳ theo chương trình hoạt động như thế nào. Tất cả các port I/O và tất cả các biến mà bị thay đổi giá trị trong trình phục vụ ngắt nên khai báo kiểu volatile. Ví dụ: Code:
volatile static near unsigned char PORTA @ 0xF80; Kết luận: như vậy là khai báo volatile được dùng với biến phải sử dụng liên tục. Khi khai báo như thế thì tiết kiệm được địa chỉ của RAM. Khi các bạn mở các file include ra sẽ thấy được rằng bọn nó khai báo địa chỉ cho các port đều theo kiểu này :D |
hehe, làm ăn phải như thế chứ :D
cảm ơn bác Bắc nhé, em hiểu rùi |
Ahahaha. Đúng như mình dự đoán. Không trật đi chỗ nào cả. :D. Không dễ chút nào đúng không.
Bây giờ nhh tính khắc phục như thế nào. Thử nêu vài giải pháp theo suy nghĩ của nhh coi. Bạn có thể tin là code không có gì sai. Vấn đề ở đây là một cái gì đó rất khó chịu. Nó là cái gi?? |
Cái Timer thì thời gian chỉ cần tương đối thôi, không cần chính xác.
Về phần thiết kế phần cứng cũng ổn rồi. :D Cái mình muốn đưa ra thảo luận trong ứng dụng này là cái chỗ bí mà nhh mắc phải. Cái lệnh ORG, bạn có thể không cần sử dụng trước bảng tra, mà có thể để cho trình biên dịch tự sắp xếp, để tránh hiện tượng bị code đè lên. Mà trường hợp này khi biên dịch bằng MPASM thì nó có báo lỗi mà. Stack! Bàn đầu mình cũng nghĩ vấn đề chương trình chạy không đúng là do stack. Nhưng hình như không phải. :D . |
Trích:
|
Cho mình hỏi chút!
:D Vậy dùng Timer khi khởi động thì cần lưu ý đến những chú ý gì vậy (cách thức khởi động timer).
Có gì khác nhau nhiều giữa Timer0 và các timer khác ko. Bạn có đoạn code nào về Timer ko. Mình đang làm thử một ứng dụng đơn giản là: điều khiển led nháy với thời gian thay đổi phụ thuộc vào nút bấm nhưng mình đang gặp vấn đề về Timer (chưa cụ thể về cách điều khiển về nó). Mong bạn hướng dẫn. Mình chỉ mới làm quen với Assembly nên các đoạn mã dùng C đọc ko hiểu mấy. Theo bạn thì mình có nên chuyển sang học C hay là thuần thục Assembly rồi mới chuyển. Mình cũng đang mới bắt đầu với PIC nên cần học nhiều.Thank! |
Trích:
Mình có thể vừa dùng ngắt timer vừa dùng ngắt ngoài để điều chỉnh có được không á... Bác nhh và mod ntc cho ý kiến đi ! |
Trích:
Code:
BCF OPTION_REG,PSA Timer0 và timer2 là timer 8bit,timer1 là timer 16bit,ngoài chức năng định thì thì timer còn nhiều ứng dụng khác. Cụ thể bạn xem thêm trong datasheet mấy cái thanh ghi ở phần Timer! Theo ý nhh để điều chỉnh thời gian như bạn nói bằng nút bấm (ko biết bạn dùng mấy nút?), mình làm như sau : Với 3 nút bấm chẳng hạn và thời gian ấn nút 1 sẽ delay 1s;nút 2 delay 500ms; nút 3 delay 100ms ,viết mấy cái lệnh kiểm tra xem cái nút nào on thì nhảy đến cái nhãn đó, ấn nút 1 -> nhảy vào Button_1 thì 500+400+100=1000ms=1s,rồi quay ngược về,hai nhãn còn lại cũng tương tự, Trong phần main mình sẽ đặt những cái nhãn : Code:
.... http://www.picvietnam.com/forum//sho...p?t=238&page=2 Ý tưởng là vậy,bạn thử viết và post lên (cả sơ đồ nguyên lí nhé!) để anh em nhà pic cùng phá luôn ! |
Về việc bắt đầu viết chương trình bằng ngôn ngữ gì ASM,CCS C,HT-PIC,...,theo mình tốt hơn vẫn nên học cơ bản bằng ASM trước sau đó đào sâu thì càng tốt không thì nhảy qua các ngôn ngữ khác cũng dễ chịu rồi !
Bạn nên đọc luồng này để tham khảo cách học của mọi người : http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=91 Chúc bạn mau chóng tìm cho mình cách học hiệu quả nhất ! |
Dùng bao nhiêu ngắt cũng được. Cái quan trọng là ban phải phát hiện ra ngắt nào xảy ra để xử lí.
Như vậy, khi bắt đầu chương trình ngắt, bạn phải có đoạn chương trình kiểm tra xem ngắt nào xảy ra bằng cách kiểm tra các cờ ngắt. Ngắt nào xảy ra thì cờ ngắt tương ứng với ngắt đó sẽ nhảy lên mức logic 1. Kiểm tra xong thì ra lệnh cho vi điều khiển nhảy đến đoạn chương trình xử lí tương ứng. |
PIC16F877A có tất cả 3 Timer. Mìhn không nhớ thật sự chi tiết, nhưng đại khái nó như vầy:
Timer 0 và Timer 2 là bộ đếm 8 bit. Timer 0 có bộ chia tần số (prescaler) dùng chung với Watchdog Timer. Nghĩa là khi bộ chia tần số này được sử dụng bởi WDT, thì cái Timer 0 không được quyền xài nó và ngược lại. Timer 2 có cả 2 bộ chia tần số phía trước và phía sau (prescaler và postscaler) cho phép ta ấn định tỉ số chia linh hoạt hơn để tạo ra khoảng thời gian thích hợp cho ứng dụng. Timer 0 và Timer 2 tuy là bộ đếm 8 bit, nhưng tỉ số chia của các bộ chia lớn hơn Timer 1. Như vậy nó cũng cho phép tạo ra các khoảng thời gian delay với độ trễ thích hợp với các ứng dụng trong thực tế. Timer 1 là bộ đếm 16 bit, được hỗ trợ bởi bộ chia tần số prescaler. Tuy nhiên tỉ số chia này nhỏ (1:1 đến 1:16). Mỗi Timer có cấu tạo khác nhau, điều đó cũng có nghĩa mỗi Timer sẽ thích hợp hơn với một tình huống nào đó trong thực tế, và tùy theo cái tình huống mà lựa chọn Timer thích hợp. Sơ lược như vậy, bạn tham khảo datasheet để biết thêm chi tiết, mình chỉ nhớ mang máng như vậy thôi, không biết có chỗ nào nhớ lộn không nữa. Về việc tham khảo cách khởi tạo và sử dụng Timer, bạn tham khảo thêm các hướng dẫn trong tài liệu "mid-range PIC mcu reference manual" trong micro chip. Trong đó hướng dẫn rất chi tiết, bạn chỉ việc dựa trên cái sườn bài có sẵn trong cái tài liệu đó và thay đổi các thông số cài đặt cho thích hợp là ok. :D |
Chắc bữa nào phải sửa lại cái Timer cho đàng hoàng rồi post lên cho anh em quá. Hic, dạo này bị bác F chơi, quăng việc liên tục, mệt gần chết, cũng hết thời gian rảnh luôn.
Về cái Timer của nhh. Bạn khắc phục như thế này thử xem: cái bảng dữ liệu, bạn chuyển lên đặt ở phía trên, sao cho các lệnh của phần table nó nằm trong vùng code 256 byte đầu của bộ nhớ chương trình, không đặt nó ở cuối chương trình nữa. Nhiều khi do chương trình phía trên bạn viết dài, nên cái table bị rơi ra khỏi vùng 256 word đầu tiên của bộ nhớ chương trình. Chắc ăn là chuyển hẳn nó lên phía trên chương trình start luôn, tức là viết table xong thì tới cái label start. Có phải cái chương trình của bạn khi viết xong, bạn không thể kiểm soát được là nó sẽ chạy theo kiểu nào đúng không. :D . nhh hiểu ý mình không. Sửa lại rồi thông báo tình hình cho anh em như thế nào nhé! :D . |
em có 1 bài toán bên mục của bác Chính,nhờ mọi người chỉ cho:confused:
|
Trích:
BCF option_reg,PSA Mình cũng mới viết xong nhưng do không định được thời điểm Timer khởi động nên thời gian delay ko chính xác. Hình như các bác ở SG và HN hết thì phải . không biết có cao thủ nào ở ĐN không nhỉ. Phải phát triển phong trào sử dụng PIC ở ĐN chứ các bác nhỉ? |
Trích:
Thân, |
Timer 1 của PIC16F877A có chế độ cho phép bật tắt Timer.
:D |
Trích:
Code:
BSF T1CON,TMR1ON ;bat Timer1 |
Cũng ko có gì mới cả...
Các bác mau mau post tiếp đi chứ ! Đợi các bác lâu quá mất cả hứng ...! |
Timer0 ở PIC6F877A vẫn là free counter, theo mình thì cấp điện vào là nó đã chạy tự do rồi, vấn đề là bạn dùng nó lúc nào thôi, về prescaler thì mình nghĩ cũng như 16F84A, nghĩa là khi đã dùng nó cho WDT thì timer0 sẽ dùng với tỉ lệ chia là 1:1
|
Tại sao lại chỉ dùng với tỉ lệ chia 1:1
Còn những tỉ lệ khác không dùng được sao, bạn xem kĩ datasheet phần timer0, nó chia đến tận tỉ lệ 1:128 lận ! |
Trích:
Khi PSA = 1 thì nó dùng cho WDT PSA = 0 thì prescaler dùng cho timer0. Và dĩ nhiên khi PSA = 1 thì timer0 chỉ có tỉ lệ chia là 1:1 tức là sẽ k bị chia trước tần số. Chúc các bạn thành công. |
các bác xem giúp em cái
hơ hơ.... sao không up file lên được nhỉ? bác fall ơi, xem giúp em cái !.Em đã tải file lên rồi, tại sao không thấy file đâu? em định tải file lên để nhờ các bác chỉ giáo tí. |
Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:33 PM. |
Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam