![]() |
Em xin tổng quát 1 câu thế này nhé:
Động cơ SERVO = Động cơ đồng bộ (kdb) + Encoder + Biến tần + RS 232/485 (option). |
ko như bác giải thích, làm ampli bác sẻ gặp mạch DC servo, trong đầu CD cũng có servo diều khiển mắt , trogn dồ chơi điều khiển có RC servo,
Trong hệ thống CNC cũ thì có motor servo dc. trong máy in màu thì có động cơ servo nhưng là motor lồng sóc, b.r |
pic bang chủ giúp em cái này nha.em đang điều khiển động cơ servo dùng pic6f887,em co thể dk bằng PWM dc ko?anh có thể cho 1 vài ý kiến giúp em dc ko?em thật sự chưa biết về động cơ này nhiều lắm.
thanks, |
mình đang làm đồ án về "cơ cấu mater_slave" mà bí quá bạn nào biết chỉ mình với.dùng 2 dộng cơ DC servo đó
|
ai có mạch điều khiển tốc độ động cơ DC servo công suất lớn vẽ bằng orcad ko cho mình đi đang cần mà vẽ không được.cảm ơn nhiều
|
các bạn cho mình hỏi địa chỉ mua servo DC và driver của nó với
và khảo giá của chúng nhé (25w->50w) thanks mình ở HÀ NỘI |
Em là đệ tử mới nhập môn, xin góp thêm một ý về servo motor.
Bang chủ, Trưởng lão đã nói rất đúng về servo system như một hệ điều khiển vị trí dùng động cơ điện. Tuy nhiên, với câu hỏi của chủ topic đưa ra về động cơ servo, em nghĩ các bậc cao nhân quên mất một đặc điểm của động cơ servo cần phải nói tới, đó là: Động cơ servo về nguyên lý, cấu tạo phần điện - từ thì giống như các loại động cơ bình thường (AC, DC, BLDC, .v.v.) nhưng có sự khác biệt về cấu trúc cơ học, đó là động cơ servo có hình dáng dài, đường kính trục và rotor nhỏ hơn động cơ thường cùng công suất, moment. Sở dĩ có sự khác biệt đó vì động cơ servo là động cơ dùng đặc thù cho hệ truyền động điều khiển vị trí (Motion control). Để điều khiển vị trí chính xác, người ta cần moment quán tính của động cơ càng nhỏ càng tốt. Rotor và trục động cơ có dạng hình trụ, do đó để giảm moment quán tính thì cần giảm đường kính, mà để đảm bảo công suất và moment cơ định mức thì khi giảm đường kính, ta cần tăng chiều dài trục và rotor. Do đó động cơ servo có chiều dài như vậy. Các yếu tố khác thường thấy trong động cơ servo như encoder, mạch điều khiển phản hồi (feedback), .v.v. chỉ là các yếu tố tích hợp sẵn cho gọn, đơn giản cho người sử dụng, hoàn toàn là optional (nếu không có sẵn thì người thiết kế có thể tự làm). Sự khác biệt cơ bản nằm ở moment quán tính như đã phân tích ở trên. |
mình đang làm đồ án với động cơ AC servo ,driver là SGDM 01ADA điều khiển sử dụng dsPIC33FJ256GP710.Ai đã từng làm cho share cho mình ít kinh nghiệm về cách điều khiển động cơ này.có tài liệu càng tốt.
|
Trích:
|
bạn nào biết động cơ dc co gắn kèm encoder và hộp số ở đâu không.mình đang cần gấp.
mình đi tìm ở vĩnh viễn hoài mà không thấy.anh em nào biết xin chỉ giúp. |
Trích:
Nghe nói là dùng thêm servo amplifier thôi. |
Trích:
Còn về phần điều khiển thì tùy người sử dụng và tùy loại động cơ . VD : nếu là DC thì chỉ cần cấp điện 1 chiều là chạy thay đổi tốc độ chỉ cần tăng giảm áp cùa nó . Nếu là AC , hoặc BLDC thì khác nó là loại động cơ ko có chổi than , nó quay được nhờ lực F của điện trường 3 pha sinh ra . Chỉ cần kick luân phiên 3 pha theo 1 tỷ số f/v = constan . Đến đây thì đã điều khiển được động cơ servo rồi đó . Vấn đề còn lại là khi người ta muốn điều khiển chính xác vị trí , tốc độ , lực ( cái này là đối với động cơ ) thì khi đó cần phải có bộ hồi tiếp để điều chỉnh . Bộ hồi tiếp thì có rất nhiều dạng . VD : BLDC là hall sensor . AC và DC thì có encoder , tacho ( có loại thì có cả 2 thứ ) . Và khi có bộ hồi tiếp về thì chỉ cần áp dụng luật điều khiển cho nó nữa là xong . Đối với động cơ đa số là người ta sử dụng luật điều khiển PID ( cái này là đa số ) , còn có logic mờ , hình như là còn nữa nhưng em ko biết , đa số em chỉ làm PID thôi . Còn về phần động cơ AC hay DC servo thì đều như nhau cả nếu có cùng công suất . AC thì làm mạch công suất tốn kém hơn DC nhưng trong thiết kế thì lợi thế hơn vì dễ chọn phần công suất , và ko cần thay chổi than :)) hơn nữa nghe có vẻ Hiện đại hơn và nhỏ gọn hơn động cơ DC ... Em mới vào nghề , có gì kô đúng mong các bác chỉ cho . |
Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:00 PM. |
Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam