![]() |
Trích:
Code:
const rom char tuila = "mot nguoi nao do"; À nếu sai thì bạn thông cảm nhé, vì có khi tớ lộn với C18 :) |
Bạn chưa thử đúng không?
không được đâu bạn ạ, mình cũng đã thử nhưng k được |
Theo tài liệu của CCS:
Để khai báo: Code:
BYTE CONST TABLE [10]= {9,8,7,6,5,4,3,2,1,0}; Code:
x = TABLE [i]; Code:
x = TABLE [5]; Code:
ptr = &TABLE [i]; |
Không tui hỏi là khai báo một mảng string trong rom, ban chưa hiểu ý mình rồi!!!!!!!
|
Trích:
Code:
BYTE CONST STRING [10] = "Hello"; Thân, |
ha ha, the ban da thu khai bao mot mang tring chu khong phai 1 tring nhu vay, sau do hien thi len lcd ntn?
minh nho cac ban giup |
Trích:
Bác muốn khai báo một mảng chứa nhiều string, thì có khác gì một mảng bình thường đâu. Ví dụ bác có 3 string để hiển thị lên LCD là + "Chao em" + "Em xinh qua!" + "Em xinh the!" Bác có thể khai báo một mảng: int hi[] = "Chao emEm xinh qua!Em xinh the!"; Muốn hiển thị lên LCD string 1, bác cho 1 biến đếm tăng dần rồi truy xuất đến chuỗi cần hiển thị của bác là OK rồi. Nhưng làm như vậy rất khó chịu, cứ khai báo 3 mảng khác nhau chứa 3 string trên.Khi cần truy xuất sẽ dễ dàng và chương trình nhìn sáng sủa hơn nhiều. Chào! |
Trích:
Hơn nữa, ban đầu bạn hỏi cách khai báo và truy xuất một string trong ROM. Bây giờ bạn đang đặt câu hỏi tiếp theo hay cho rằng câu trả lời không đúng? Thân, |
Trích:
Thân, |
Đúng là bạn chỉ đọc tài liệu thật, mình đã làm và thấy rất bất cập nên mới hỏi các bạn, đâu có thách đố ai, vả lại mình cần vì nó phụ thuộc vào thuật toán mình đang làm, có lẽ bạn cũng không thể biết, CCs còn đang lỗi về kiểu khai báo này, có rất nhiều điều có trong help nhưng lại không thể thực hiện được, mình nói lại mình chẳng có ý định gì cả, những điều mình hỏi là vì không làm được, bạn cũng chưa biết là viết hàm hiển thị một string lưu trong rom đúng không? mình nghĩ là chỉ xem help thôi thì bạn đừng nên quy chụp vội, tôi chưa bao giờ thách đố ai cả, vì trình độ tôi còn kém lắm, và mình cũng rất ngưỡng mộ kiến thức của bạn
|
Trích:
Thân, |
Rất cám ơn bạn, mình hiện tại vẫn phải đi đường vòng bằng cách xử dụng hàm strcopy để đưa các string từ rom sang ram, điều này rất bất tiện, mong bạn tìm cách khác hợp lý hơn giúp mình. Chân thành cảm ơn bạn.
|
Dưới đây là một ví dụ hiển thị mảng string gồm 2 string trong Flash lên LCD, tôi dùng PORTB để giao tiếp với LCD. Code đã được chạy thử. Tôi tin là bạn biết cách kết nối phần cứng giữa LCD và PIC.
Code:
#define use_portb_lcd TRUE |
Mình không biết nhưng lcd_putc() là hàm hiển thị lên lcd một ký tự mà bạn, bạn có nhầm không
|
Cám ơn bạn, mình thử rồi.
namqn: Bạn chỉ cần nhấn vào nút "Cảm ơn" ở post tương ứng, không nên post chỉ một dòng cảm ơn. |
Trích:
Thân, |
Các cao thủ cho mình hỏi một chút nhé: Mình muốn lưu một bảng dữ liệu gồm 128 phần tử số thực vào trong ROM, sau đó gọi ra theo index của từng phần tử, liệu có được không? Cụ thể là mình muốn hiển thị ra LCD.
Nếu được thì cho mình một vài ví dụ đơn giản nhé. Cảm ơn các bạn nhiều! |
Trích:
Thân, |
vậy mình có thể khai báo 2 bảng,mỗi bảng gồm 64 phần tử. Sau đó vẫn gọi ra theo index của từng bảng. Mình đã thử dùng cách này, nhưng có vẻ không được ổn lắm. Vậy còn cách nào khác không các bạn?
|
Trích:
Thân, |
Chào bác Nam!
Em cũng theo dõi luồng này, và nhận thấy bác hay dùng RAM trong khi các bạn đang hỏi ROM (Flash), bác có thể viết một bài cụ thể hướng dẫn cách phân biệt RAM, ROM và khả năng lưu trữ của chúng ở dòng chip 16 được không? Cảm ơn bác. |
Ồ, xin lỗi bạn chinhha nhé, không hiểu sao hai post vừa rồi tôi lại nghĩ là bạn muốn dùng RAM để lưu các số thực. Nếu dùng Flash thì không có vấn đề gì khi bạn muốn dùng 128 phần tử trong một mảng.
Tôi nói thêm một ít về RAM và ROM thôi, không cần phải dài dòng. Chúng ta dùng RAM trong trường hợp cần biến để tính toán khi chương trình thực thi, chúng ta thường dùng ROM để lưu trữ các hằng (số, chuỗi, ký tự, ...). Chúng ta vẫn có thể dùng RAM để lưu trữ các hằng, nhưng như vậy là lãng phí, vì dung lượng RAM thường nhỏ hơn dung lương ROM khá nhiều lần. Đối với PIC nói chung, và PIC16 nói riêng, việc lưu dữ liệu trong ROM đòi hỏi một phương pháp truy cập dữ liệu khác với phương pháp dùng cho RAM, vì kiến trúc RISC của PIC. Tuy nhiên, các trình biên dịch cấp cao (như CCS chẳng hạn) có thể xử lý những thao tác đó cho chúng ta, do vậy, điều chúng ta cần quan tâm chỉ là khai báo cho đúng cú pháp để trình biên dịch hiểu được chúng ta muốn lưu dữ liệu vào đâu. Với một số PIC có khả năng tự ghi vào bộ nhớ chương trình thì dữ liệu hằng không nhất thiết là không thể thay đổi, nghĩa là chúng ta có thể cập nhật các hằng đó khi chương trình thực thi, hay thông qua một firmware tương tự như bootloader chẳng hạn. Với các PIC không có khả năng tự ghi vào bộ nhớ chương trình, chúng ta vẫn có giải pháp cho việc cập nhật các dữ liệu hằng, đó là EEPROM của PIC. Tuy nhiên, EEPROM thường có dung lượng nhỏ hơn RAM (trong các PIC), và cũng đòi hỏi một phương pháp truy cập khác với RAM. Hy vọng đã đáp ứng được yêu cầu của bạn. Thân, |
anh namqn có thể cho em một ví dụ cụ thể về khai báo một mảng 128 phần tử thực được không?
|
Trích:
Code:
float const table[] = {1.0, 2.0}; Thân, |
thank moi nguoi nhieu
|
Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:17 PM. |
Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam