PIC Vietnam

PIC Vietnam (http://www.picvietnam.com/forum/index.php)
-   Điều khiển (http://www.picvietnam.com/forum/forumdisplay.php?f=21)
-   -   Bộ điều khiển PID (http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=41)

falleaf 31-05-2005 01:09 AM

Bộ điều khiển PID
 
Cuốn sách này khá đơn giản, nhưng lại trình bày rất hay

Các bạn download tại đây: Closed Loop Control System

falleaf 31-05-2005 01:15 AM

PID Control Book 2

Cuốn sách này hình như hồi xưa mua 12$ thì phải... ???

Nhiep_Phong 04-06-2005 10:36 PM

One simple project about PID
 
Điều khiển đc dùng PID cntroller. Đó là đồ án của tui đó.
Coming soon, se pót lên sau cho bà con đọc cho ý kiến. Có cả schematic, PCB, code bằng PICC.

falleaf 07-06-2005 09:22 PM

Quan trọng là chú cho anh xin cái hình chụp cái bộ động cơ của chú, cho anh xem kết quả mô phỏng là oki..

zero2one 11-06-2005 07:40 PM

em muốn tìm sách tiếng việt về PID thì nên đọc quyền nào ạ ?

falleaf 11-06-2005 10:53 PM

Tài liệu về điều khiển nào cũng nói đến bộ điều khiển PID, vì nó là bộ điều khiển phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, tôi recommend cuốn: Automatic Control Systems, bán ở nhà sách Xuân Thu TPHCM. Giá 170K, có kèm theo đĩa CD bài tập và một số chương trình mô phỏng Matlab.

nhutPC 26-06-2005 06:17 AM

Ah Tiên Sinh Nhiep Phong đang làm PID hả, Tiểu mãu cũng đang làm nó, vậy mong tiên sinh post lên sớm sớm cho Tiểu mẫu được mở rộng tầm mắt nhé. Đa tạ Phong tiên sinh trước vậy.

falleaf 02-07-2005 02:49 AM

Cho điểm bài cu Nhiếp 5/10, vì mới làm được nửa đường. Post lên cho anh em xem cái đi, bài chú viết khá cẩn thận, hiện giờ anh không có thời gian để giúp chú hoàn thành, chú post lên đây để mọi người cùng xem.

Ngoài ra, nếu sau 18/7 chú mới nộp bài thì ghé nhà anh nhé.

Nhiep_Phong 02-07-2005 06:06 PM

Mạng chậm quá, biết cách upload rồi nhưng chẳng gửi nổi. Bó 2 tay, 3 chân :p

falleaf 02-07-2005 09:50 PM

Nếu chú muốn, anh sẽ upload cái báo cáo của chú lên cho mọi người download. Anh chỉ upload cái phần pdf thôi, mấy phần mạch, nếu chú muốn thì chú cứ upload sau.

Chú nhớ chụp hình mấy cái động cơ, gắn tải, rồi các mạch mà chú đã làm... Để lên trên mạng cho anh em xem. Ở đây, anh rất cần các hình ảnh đó.

Bây giờ ở forum này, anh chủ trương chỉ chơi sản phẩm thực tế, chứ không chơi sản phẩm lý thuyết, vì thế, có cái hình là hay nhất.

tinhthanthep 04-07-2005 12:39 AM

Bác nhiếp up load toàn bộ đề tài của bác lên đe, kể cả phần mạch và các phần khác. Chủ yếu để anh em học hỏi nhau là chính.

falleaf 04-07-2005 07:19 AM

Đây là báo cáo của Nhiếp Phong

falleaf 04-07-2005 07:25 AM

Một số điểm lưu ý trong báo cáo:

- làm sao tìm được hệ số của bộ điều khiển?
- làm sao xác định sampling time?
- làm sao xác định hàm truyền của động cơ để xác định được bộ điều khiển PID?

- một số điểm trong báo cáo chưa rõ ràng, cần viết rõ hơn
- thuật toán tìm thông số điều khiển, thực ra là có phương pháp, nhưng hình như chú tham khảo câu chưa được chứng minh rõ ràng trong luận văn của anh? Bởi vì thực ra anh không muốn viết rõ ra cách làm này trong luận văn, chứ không phải không làm được. Nếu không làm được, thì làm sao tìm ra được kết quả đúng?

Gợi ý tham khảo cuốn sách: Automatic Control System (nhà sách Xuân Thu, nhà xuất bản Wiley, tác giả Benjamin).

Chúc cả nhà vui.

hio2 08-09-2005 09:51 PM

Điều khiển PID
 
Anh em đi trước , hay có ai nghiên cứu về điều khiển pid không ? Vào đây cho anh em học hỏi với !!

m2v 27-10-2005 03:31 PM

Uh, bac nào post đường dẫn lên đi, mình cũng đang muốn nghiên cứu đây, thấy mấy cái máy SMT trong mình chạy ào ào lại rất chính xác, thấy ghiền luôn.
Muốn nghiên cứu về servo motor mà vẫn chưa có tài liệu. Bác nào có tài liệu thì giúp giùm nhé.
Mail của mình là mw_vn@yahoo.com
Thân chào!

odense 09-11-2005 07:45 AM

Xin chào,
Tôi là người mới đến của diễn đàn này nhưng xin được đưa ý kiến riêng của mình:
Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc sử dụng PID cho việc điều khiển two wheeled mobile robot thì thật sự là DỄ, nếu không muốn nói là rất dễ và là bài toán cơ bản nhất và được ứng dụng nhiều nhất cho robotics. Thực ra, robotist chủ yếu quan tâm đến giải bài toán PD là chính chứ ít ai cần giải bài toán PID cả vì thật sự PI hay PID dùng nhiều cho các hệ thống phức tạp hơn. Tại sao? Trước hết hãy xem nghĩa của từng từ P, I, D. Sâu đó, nếu bạn đã học quá lớp 11 thì đã hiểu được một điều đơn giản là:
- Đạo Hàm (quãng đường) = Vận Tốc
- Đạo Hàm (vận tốc) = Gia Tốc
- Tích phân (gia tốc)+ vận tốc ban đầu = vận tốc
- Tích phân (vận tốc) + quãng đường ban đầu = quãng đường đã đi.
Vậy bạn đã biết tại sao người ta chỉ quan tam đến PD là chính rồi phải không. Đơn giản có vậy thôi.
Nhân đây, xin được góp ý và bình luận thêm về sự kiện này: Có lẽ các bạn học quá nhiều về lý thuyết theo phương pháp dậy của các thầy, cô trên lớp mà quên đi rằng ý nghĩ và tính vận dụng của nó là gì? Đây chính là nhưng thảo luận mà cả đất nước chúng ta đang hướng đến đó. Mong các bạn cùng tôi suy ngẫm.
Tôi sẽ quay trở lại nếu như các bạn có nhưng câu hỏi khác liên quan thế nào để củng cố một closed feedback loop cho hệ thống của bạn nhé. Trước tiến tôi khuyên các bạn vào google.com để search với các keyword như là:
closed feedback loop, PD for two wheeled robot, PD for steering mobile robot, model of PID & PD, example of PD implementation for mobile robot.....
Tôi nghĩ phương pháp học tốt nhất là tự học.
Chúc các bạn thành công

Mecha 21-12-2005 02:42 PM

1. DIGITAL CONTROL 2000: PAST, PRESENT AND FUTURE OF PID CONTROL
http://www.elsevier.com/wps/find/boo...on#description
Ở đây có rất nhiều bài về PID và advanded PID controller, trong đó có một số bài về autoturning PID. Để lấy mấy bài này về phải mất tiền nếu không thì phải là member của elsevier. Bác falleaf xem có thể download được không ;)

2. The past, present and future of PID control
http://www-esaiiterrassa.upc.es/pid00/menu.htm
Đây là một hội nghị về PID, tổ chức năm 2000 tại Tây Ban Nha.

falleaf 21-12-2005 05:04 PM

http://dientuvietnam.net/board/showt...0&page=1&pp=10

Đây là một luồng thảo luận về PID tại dientuvietnam, hệ điều khiển là một lò nhiệt.

Về cuốn Proceeding thì em đang nghiên cứu thử anh Phong à, nhưng tình hình là khó kiếm, có lẽ phải hết tuần này, sang tuần sau mới nghĩ cách kiếm được, nhưng khả năng thua là 70%, vì cuốn sách đó bán 140$. Mà thường mấy cuốn Proceeding, nếu nó có bản ebook thì còn có cơ hội, chứ nó là loại xuất bản thành sách rồi thì coi bộ cũng hơi khó.

Anyways, sẽ tìm cách hiệu quả nhất để có được các tài liệu tốt nhất.

Chúc vui.

winddhdn 14-01-2006 07:41 AM

mấy wuynh cho em hỏi ở Đà Nẵng có bán sách automatic control system không ? làm ơn chỉ giúp em ! Xin đa tạ!

scentoflove 30-04-2006 05:28 PM

E đang làm đồ án điều khiển vị trí động dùng PID, phần điều khiển tĩnh (Kp, Ki, Kd là 3 const tìm được dựa trên simulink) thì e đã làm xong. Hiện e muốn làm tiếp về phần điều khiển động (Kp, Ki, Kd là hàm theo tải hoặc khi gắn 1 động cơ khác thì vẩn điều khiển được.
Anh Falleaf có sách nào nói về các thuật toán để tính 3 hệ số này auto trong quá trình đk cho e tham khảo

falleaf 12-05-2006 12:19 AM

Về phần này, em tìm các tài liệu trên mạng với key word: PID autotuning.

Phần này anh cũng đang muốn có người làm thực tế và thí nghiệm giúp anh một vài thuật toán. Em cứ tìm các bài báo trên mạng, nếu như cần báo gì để xem, anh sẽ tìm cách download dùm em, đặc biệt là báo IEEE.

Ngoài ra, nếu có những khúc mắc phân tích gì, em cùng thảo luận với mọi người ở đây.

Chúc vui.

NTVinh 12-05-2006 09:27 AM

Trích một phần bài viết của Nhiếp Phong:
Điều khiển vận tốc động cơ DC dùng bộ điều khiển PID.
‐ Δt là thời gian lấy mẫu.
Thành phần tích phân:
e(t) dt = lim Δt ‐‐> 0 ( Σ e(t) Δt ) . Do đó khi lấy gần đúng Δt = ε >0, ta có:
e(t) dt ≅ Σ e(i) Δt , i=0,1,2,3…
Thành phần vi phân:
de(t)/ dt = lim Δt ‐‐> 0 {[ e(t2) ‐ e(t1) ] / Δt }. Do đó khi lấy gần đúng Δt = ε >0,
de(t)/ dt = [e(i+1) ‐ e(i)]/ Δt , i= 0,1,2,3…
Tóm lại, ta có:
u(i)= Kp *e + Kd* [e(i+1) ‐ e(i)]/ Δt + Ki* Σ e(i) Δt
Đặt e_delta (i+1)= e(i +1) ‐ e(i)
e_sum (i+1) = Σ e(i) = e_sum (i) + e (i+1)
Trong công thức trên, thời gian sampling time Δt là rất nhỏ, ta bỏ
qua Δt.
Nhận xét:
Vấn đề của tớ muốn đề cập ở đây đó là thời gian trích mẫu Δt. Trong quá trình mà chúng ta nỗ lực số hóa cái phương trình PID liên tục thì ngoài việc chọn công cụ toán học tính: xấp xỉ phép vi phân, xấp xỉ phép tích phân thì, cái vai trò của thời gian trích mẫu Δt là rất quan trọng. Nó có thể quyêt định đến vị trí của điểm cực hệ kín sau khi số hóa. Ngoài ra, thời gian trích mẫu Δt, không thể nhỏ tùy ý được (tất nhiên nó phải >0 rồi) vì bị hạn chế bởi tốc độ tính toán của Vi điều khiển mà ta đang dùng. Câu: "Trong công thức trên, thời gian sampling time Δt là rất nhỏ, ta bỏ qua Δt". Xem ra không chặt chẽ lắm? "ta bỏ qua Δt?", hiểu Nhiếp Phong nhưng có lẽ ta không dùng từ như vậy?
Nguyen The Vinh.

scentoflove 12-05-2006 11:56 AM

Theo bài trước

Tóm lại, ta có:
u(i)= Kp *e + Kd* [e(i+1) ‐ e(i)]/ Δt + Ki* Σ e(i) Δt
Đặt e_delta (i+1)= e(i +1) ‐ e(i)
e_sum (i+1) = Σ e(i) = e_sum (i) + e (i+1)

Khi tham khảo 1 vài luận văn của các anh khóa trước em thấy có thể chuyển

du(i)/dt=Kp*de/dt + Ki*e + Kd*d2e/dt2
với
de/dt=e(i)-e(i-1)
d2e/dt2= e-2*e(i-1)+e(i-2)

Ở đây em hiểu là ta cần đk trong 1 quá trình thì từng Δt u(i) chính là các giá trị vi phân tính gần đúng du(i)/dt. Ko biết em hiểu như vậy là đúng hay sai, các anh cho e biết ý kiến

NTVinh 12-05-2006 01:01 PM

PID số
 
scentoflove viết cái gì thế???
Cậu xem lại cái phương trình này coi, phương trình của cậu đó:
du(i)/dt=Kp*de/dt + Ki*e + Kd*d2e/dt2
Hừm, cái gì mà lại du(i)/dt??? Cậu chưa hiểu Digital control lắm phải không?!
Nguyen The Vinh.

Phan Nam 14-05-2006 05:35 PM

Một vài ý kiến tham gia về PID và số hóa PID
 
Xin chào mọi người, tôi là thành viên mới đăng ký, đọc thấy đề tài về PID thật hấp dẫn nên tham gia đôi chút. Nếu bài viết có chỗ nào chưa được mong bỏ qua và chỉ giáo.
Trong thực tế việc sử dụng điều khiển dạng PID được ứng dụng rất nhiều vào việc giải quyết các bài toán kỹ thuật. Việc sử dụng mạch điều khiển dạng PID chủ yếu nhằm giải quyết một vấn đề quan trọng là đáp ứng đầu ra( của một hệ nào đó mà chủ yếu là hệ thống truy theo) so với tín hiệu đầu vào. Với mong muốn là biên dạng của đáp ứng đầu ra "gần giống" nhất với biên dạng của tín hiệu đầu vào. Và như tất cả chúng ta đều biết việc làm cho đáp ứng đầu ra " giống hệt" tín hiệu đầu vào trên thực tế là điều không tưởng. Vì tất cả các hệ thống xung quanh chúng ta đều là hệ thống phi tuyến. Và một trong những tham số của hệ phi tuyến được quan tâm nhiều nhất chính là quán tính của hệ đang được khảo sát. Tuy nhiên trong các vấn đề mà các bạn đang thảo luận hình như mọi người chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề này thì ta không thể chọn được giải pháp tối ưu cho đề án mà ta đang thực hiện. Ví dụ, cũng là thuật toán PID đó áp dụng cho hệ điều khiển nhiệt khác hoàn toàn với việc điều khiển một con tàu đi theo một hải trình cho trước, hay việc điều khiển một động cơ DC 10W khống chế độ mở của một cửa van tự động rất khác với việc điều khiển một động cơ 10kW khống chế một bệ pháo bám theo mục tiêu theo sự chỉ huy của rada.... Trước khi uC, uP ra đời mạch PID dạng tương tự được dùng rất nhiều. Nếu bạn nào đang nghiên cứu về điều khiển dạng PID thì trước khi chúng ta số hóa quá trình này ta nên tìm hiểu với mạch tương tự trước đã. Vì suy cho cùng việc số hóa cũng chỉ để giải quyết các bài toán mà các dạng mạch tương tự đã là, và tổ chức lại với trình độ cao hơn thôi. Sau khi đã tường tận với mạch tương tự rồi ta tiếp tục làm với uC, uP.
Theo tôi để chủ để này cụ thể hơn, các bạn nên đưa ra các nội dung cụ thể hơn, ví dụ như:
- Mục tiêu của đề tài.
- Các giải pháp kỹ thuật cần đạt được.
- Phạm vi ứng dụng của đề tài.
- Các thông số cụ thể mà đề tài đang triển khai.
Cảm ơn các bạn đã đọc qua nội dung này.
Thân! Chào tất cả!

scentoflove 16-05-2006 01:20 AM

Hôm bửa ko viết đoạn cuối vào, thực ra thay vì tính u=Kp*e+ki*sume+Kd*dote thi pwm=u nhưng nều dùng công thức du/dt=Kp*dote+Ki*e+Kd*dot2e thì pwm+=du
=>đạo hàm u rồi sau đó pwm lấy tích phân thì 2 công thức gần như nhau. Ý em muốn hỏi là ưu nhược điểm của từng cái

minhpic 22-05-2006 07:00 PM

Nói chung lý thuyết là như vậy, chúng ta có thể đọc được ở đâu đó, chẳng qua có thể do chép lại các bạn không để ý có thể post nhầm, không sao cả nhưng ứng dụng lt này trong thực tế mới là điều chúng ta đang bàn ở đây, đàn em yếu về lý thuyết nhưng cũng vừa kịp hoàn thành một đề tài nhỏ đó là dùng luật đk pid để đk dc một chiều, và đang phát triển lên cả đk vị trí có sư huynh nào cho đàn em một vài lời khuyên, xin cảm ơn.

falleaf 15-06-2006 02:00 AM

1 Attachment(s)
Các bạn học điều khiển PID, mong rằng bài báo này sẽ giúp ích cho các bạn, và mong các bạn đọc thật kỹ bài báo này, chúng ta sẽ tổng hợp kiến thức và sẽ cố gắng đưa ra được một giải pháp thiết kế và mô phỏng, và làm lại thí dụ của bài báo này.

Đây coi như là một đề tài của picvietnam, thực hiện chương trình mô phỏng lại cho bài báo này. Mong rằng các thành viên và các mod cùng chia sẻ về bài báo này.

Từ việc đọc bài báo này, F nghĩ rằng sẽ có những câu hỏi, và sẽ có những câu trả lời, nếu như không có gì làm cơ sở, thì chúng ta sẽ rất khó để thảo luận.

Đây là một cơ hội, anh yêu cầu Chính và Bắc đọc lại bài báo này và cố gắng thực hiện chương trình mô phỏng cho nó, đồng thời cũng là một bài học cần thiết cho tụi em.

Chúc vui

hanhluckyly 15-06-2006 09:18 AM

Pid
 
Sao các bạn không viết 1 chương trình cụ thể trên con PIC nhi đọc là hiểu liền chứ e rồi (e+1) rồi sume,dote, rồi xicma e(i) loạn cả lên trông choáng nhức đầu bây giờ 1 bài toán cụ thể vậy đi:
- điều khiển tốc độ 1 động cơ 3600v/phút, encoder 540 xung/vòng
Hãy điều khiển động cơ này chạy với tốc độ 1800v/phút bằng bộ PID hay PD hay PI gì cũng được

mời các cao thủ nhào vô :) .

falleaf 15-06-2006 01:00 PM

Chương trình mẫu F đã cung cấp ở dientuvietnam rồi, và Bắc cũng đã làm bài toán mẫu, có gửi báo cáo rồi. Các sách F giới thiệu trên kia cũng có đầy đủ. Kể cả một application note của microchip cũng có đầy đủ. Vì vậy, bài toán này không nhắc lại.

Lý do, cái này thì ai cũng cần làm, nhưng vì không chịu đọc lại các bài cũ mà chỉ muốn người khác cùng làm với mình, rồi đặt câu hỏi. Cái này là không nên. Việc thứ hai, người ta làm PID trên thế giới từ 70 năm nay, làm đến phát chán rồi, nhưng nhiều sinh viên mới làm được bộ PID, hí hửng muốn chứng tỏ mình, điều này cũng không cần thiết nữa, vì source code PID đã được cung cấp đầy đủ, và có thể gọi là quá đủ ở dientuvietnam và picvietnam. Với từng đó tài liệu, nếu chịu khó đọc, thì sẽ làm được.

Chúng ta ở đây, có hai đối tượng cần hỗ trợ.

Một là, những sinh viên chưa biết gì, chưa hiểu rõ bản chất về điều khiển, vì thực tế trên lớp dạy quá sơ sài, khi đó, cái cần giúp là giúp các em đó hiểu rõ về mặt bản chất. Cái này nếu không có một tài liệu hướng dẫn hoàn chỉnh, thì phải nói từng bước trực tiếp, do vậy đây là một đối tượng cần quan tâm.

Hai là, những người đã có kiến thức, tự học được từ những gì đã có, và họ thấy cái khó khăn nhất là có rất nhiều phương pháp để tìm bộ điều khiển PID. Tìm theo cách lý thuyết, tìm theo thực hành, tìm theo kinh nghiệm... Như vậy, bài báo F vừa gửi giúp đỡ cho đối tượng này.

Hy vọng, anh Hải Âu, anh Phong, sẽ dành thời gian để viết cho mọi ngừơi sơ bộ về điều khiển, hiểu rõ bản chất của một số khái niệm, vấn đề. Nói thực, rất nhiều bạn học điều khiển xong, nhưng các khái niệm bản chất không nắm vững, một số kiến thức nhớ sai, dẫn tới hồ đồ trong cách nghĩ. Nói chung, chúng ta cùng học, cùng trình bày vấn đề, một cách khoa học, logic, cẩn thận, chúng ta đâu phải là IQ dưới 100 mà không thể hiểu được? Nhưng chỉ số LƯỜI thì đôi khi hơi bị cao, đó là vấn đề, vậy thì hãy cố vượt qua chính mình.

Chúc vui

falleaf 15-06-2006 01:05 PM

Trích:

Nguyên văn bởi hanhluckyly
Sao các bạn không viết 1 chương trình cụ thể trên con PIC nhi đọc là hiểu liền chứ e rồi (e+1) rồi sume,dote, rồi xicma e(i) loạn cả lên trông choáng nhức đầu bây giờ 1 bài toán cụ thể vậy đi:
- điều khiển tốc độ 1 động cơ 3600v/phút, encoder 540 xung/vòng
Hãy điều khiển động cơ này chạy với tốc độ 1800v/phút bằng bộ PID hay PD hay PI gì cũng được

mời các cao thủ nhào vô :) .

Đó là chương trình viết cho vi điều khiển đó. Đặt biến tên là dote, sume :) Nó quá cụ thể rồi còn gì, copy vào là chạy :).

Nếu bạn muốn xem các chương trình mẫu, hãy xem lại các bài viết của Hải Bắc, anh Hải Âu và của F, ở cả picvietnam và dientuvietnam.

Chúc vui

HaiAu2005 01-11-2006 07:01 PM

Có hai quyển sau về PID controllers, ai có nhu cầu thì download:

1. Autotuning of PID Controllers:
http://rapidshare.com/files/434431/A...ontrollers.pdf

2. PID Trajectory Tracking Control for Mechanical Systems
http://rapidshare.com/files/440275/P...al_Systems.rar

H.A.

falleaf 01-11-2006 08:41 PM

Các tài liệu này đã đựơc chuyển về tailieuvietnam

Chúc vui

candykitty 11-11-2006 08:25 AM

Theo ý kiến của mình, điều khiển PID là dạng phổ biến nhất hiện nạy, trên thực tế, các hệ điều khiển chỉ dùng PI là nhiều, hiếm khi đưa thêm khâu D vào. Còn về việc xác định các thông số đối tượng điều khiển, viết hàm truyền và tính các hệ số P,I của bộ điều khiển là việc không tưởng, không ai làm như vậy được vì vừa mất thời gian, vùa kg khả thi đối với các hệ điều khiển phức tạp. Người ta dùng phép thử "trial and error".

falleaf 11-11-2006 02:02 PM

Không hẳn như vậy bạn ạ.

Có rất nhiều phương pháp để xác định được hàm truyền, hoặc ước lượng được hàm truyền.

Ngoài ra, trong cuốn sách mà anh Phong cung cấp, báo cáo về phương pháp chọn hệ số PID cho 20 mô hình toán đã có nói rõ. Bạn xem phần thực hành >> tìm ngừơi thực hiện bộ điều khiển PID >> download trên tailieuvietnam.net...

Ngoài ra, trong phần này, mình sẽ gửi một bài báo mà em Hiếu, admin trang Khoa học và tuổi trẻ thực hiện (em Hiếu có lần gửi báo cáo cho mình, và gửi bài báo tham khảo khá hay cho một mô hình đơn giản). Báo cáo của em Hiếu thì mình đánh giá là chưa đạt, nên không cung cấp lên đây, vì em còn một số điểm chưa nắm rõ khi viết báo cáo (cách nay 1 năm rồi).

Như vậy, như mình nói trong phần thực hành, đó là cảm nhận, chứ không phải thử và sai. Phương pháp thử và sai chính là cái mà mình nói là cảm nhận ở đây, nhưng chúng ta không thể dùng nó mà không có định hướng. Thầy Nguyễn Phùng Quang có lần email trả lời mình là nếu không xác định được mô hình, hoặc ước lượng mô hình tốt, thì sẽ dẫn tới việc mất phương hướng điều khiển. Hay diễn giải ra, thì khi các bạn thử và sai, sẽ có thể xảy ra trường hợp các bạn đi đến chỗ càng thử càng sai và không biết được nên thử như thế nào nữa.

Cũng giống như chúng ta nói về GA. Có những khi chúng ta rơi vào một điểm cực tiểu địa phương, nếu dùng thử và sai, mà không có cái nhìn toàn cục, thì sẽ dẫn tới giai đoạn chúng ta không thể thoát ra khỏi điểm cực tiểu địa phương đó được.

Vậy thì PID cũng vậy, có thể đến một giai đoạn các bạn thử và sai không tìm được kết quả điều khiển nào tốt hơn, nhưng nhìn một cách tổng quát, nó không bao giờ như mong muốn.

Cũng là thử và sai, nhưng F khuyên các bạn không áp dụng thử và sai, mà dùng thử và sai để có được cảm nhận, và cái nhìn. Sau đó, hãy tìm hiểu thêm về các mô hình toán. Khi nhìn vào một đối tượng điều khiển, dự đoán mô hình toán của nó, phác thảo, khảo sát một số tham số cần thiết, ước lượng, tìm bộ điều khiển... >> Đó là phương pháp thử và sai "một cách khoa học".

Cũng đơn giản như bài toán cắm điện trở vào động cơ để cho hai động cơ chạy đồng tốc. Tại sao người ra nghĩ ra cách này? Cũng là từ mô hình động cơ, chứ không phải là từ cái chuyện "thử và sai".

Chúc vui

candykitty 11-11-2006 02:51 PM

Tất nhiên mình kg nói rằng xác định các thông số của bộ PI bằng cách "mò" bạn ạ, tất nhiên bạn phải có kinh nghiệm khi nhìn vào đáp ứng để điều chỉnh tới giá trị tối ưu. Tất nhiên trước khi thực hiện việc điều chỉnh, người ta phải bảo đảm rằng mô hình tổng quát là hội tụ.

Mecha 06-03-2007 09:19 PM

Trích:

Nguyên văn bởi candykitty (Post 5933)
Theo ý kiến của mình, điều khiển PID là dạng phổ biến nhất hiện nạy, trên thực tế, các hệ điều khiển chỉ dùng PI là nhiều, hiếm khi đưa thêm khâu D vào. Còn về việc xác định các thông số đối tượng điều khiển, viết hàm truyền và tính các hệ số P,I của bộ điều khiển là việc không tưởng, không ai làm như vậy được vì vừa mất thời gian, vùa kg khả thi đối với các hệ điều khiển phức tạp. Người ta dùng phép thử "trial and error".

Chức năng các thành phần trong bộ điều khiển PID:
- Thành phần P: cung cấp giải thông (bandwidth) mong muốn.
- Thành phần I: cung cấp hệ số khuếch đại bổ xung trong vùng tần số thấp để khử các nhiễu tần số thấp.
- Thành phần D: giữ vai trò chính trong ổn định hệ thống. Thành phần D phát huy vai trò trong vùng tần số cao.

Tóm lại, trong vùng tần số thấp thi I thực hiện vai trò của nó, trong vùng bandwidth thi P thực hiện nhiệm vụ của nó, còn lại vùng tần số cao thì D lo nốt. Trong vùng tần số thấp (nhỏ hơn bandwidth), hệ số Ki tiến đến vô cùng hoặc có giá trị rất lớn. Trong vùng tần số cao (lớn hơn bandwidth), hệ số Kd tiến đến vô cùng hoặc có giá trị rất lớn. Vì vậy tại bất kỳ điểm tần số nào, tín hiệu ra của PID cũng đạt một giá trị lớn để đảm bảo có thể triệt tiêu được sai lệch, nhưng nếu lớn quá sẽ gây ra hệ thống mất ổn định.

Trong các hệ thống Cơ điện tử, PD được sử dụng chủ yếu.

candykitty 18-03-2007 07:39 AM

Mình hiểu theo cách nghĩ của bạn:
P:Khâu tỷ lệ Proportion
D:Khâu vi phân Differential
I:Khâu tích phân Integration
Theo bạn, trong các hệ thống cơ điện tử, dùng PD là chủ yếu?
Theo mình, trong các hệ thống điều khiển (cụ thể là điều khiển động cơ điện), mình thấy chỉ dùng PI là chủ yếu.

Mecha 18-03-2007 08:00 AM

Trong motion control:
- Vòng điều khiển dòng điện thường dùng PI
- Vòng điều khiển tốc độ thường dùng P hoặc PI
- Vòng điều khiển vị trí thường dùng PD cho trường hợp điều khiển bám và PID cho trường hợp điều khiển chuyển động lặp đi lặp lại (như chuyển động của cái slide trong máy in ý). Vì vậy, đã dính đến điều khiển vị trí thì chắc chắn phải có thành phần D.

candykitty 18-03-2007 09:46 AM

Trích:

Nguyên văn bởi Mecha (Post 7797)
Trong motion control:
- Vòng điều khiển dòng điện thường dùng PI
- Vòng điều khiển tốc độ thường dùng P hoặc PI
- Vòng điều khiển vị trí thường dùng PD cho trường hợp điều khiển bám và PID cho trường hợp điều khiển chuyển động lặp đi lặp lại (như chuyển động của cái slide trong máy in ý). Vì vậy, đã dính đến điều khiển vị trí thì chắc chắn phải có thành phần D.

Đúng rồi bạn, nhưng xin bổ xung thêm (một cách cụ thể hơn), điều khiển dòng và tốc độ thường chỉ dùng PI điể điều khiển. Mình đã từng thêm khâu D vào, nhưng thực tế kg nầng chất lượng điều khiển lên bao nhiêu, nhưng lại làm hệ thống phức tạp hơn.

Về điều khiển vị trí, đúng là phải dùng tới khâu D!


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:30 PM.

Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam