PIC Vietnam

PIC Vietnam (http://www.picvietnam.com/forum/index.php)
-   Trao đổi ngoài luồng (http://www.picvietnam.com/forum/forumdisplay.php?f=22)
-   -   Vấn đề tài liệu tiếng Việt hay tiếng nước ngoài? (http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=213)

falleaf 23-11-2005 09:21 AM

Về vấn đề tài liệu tham khảo, quan điểm của bạn hoàn toàn khác với quan điểm của tôi ở vấn đề này.

Vì sao tôi phải cố công ngồi viết một cuốn sách PIC mà chỉ cần bấm chữ PIC thì trên mạng có hàng trăm hàng ngàn cuốn sách, hoặc tutorial hiện ra cho các bạn?

Điều tôi quan tâm ở đây, đó là chúng ta là người Việt Nam.

Tôi tự học và tự tìm hiểu PIC, đến bây giờ tôi có một chút căn bản thì tôi tự viết cuốn sách của mình cùng với các bạn tôi. Không phải chúng tôi muốn chứng tỏ mình giỏi hay đi đầu, chúng tôi chỉ chứng tỏ mình là người Việt Nam. Những gì tôi viết, mang rõ phong cách con người của tôi, cách nghĩ của tôi, cách trình bày và hướng dẫn của tôi. Đó là cách của một người Việt Nam viết.

Bởi vì tôi hiểu con người Việt Nam hơn bất kỳ một người nước ngoài nào, tôi tự hào điều đó, cho nên tôi viết cho người Việt Nam. Kiến thức tôi viết là kiến thức tôi đã học tập từ rất nhiều nơi, kể cả từ người nước ngoài, nhưng cái hình thành nên kiến thức đó lại là con người Việt Nam, cách nghĩ Việt Nam.

Bạn tôi, một đứa con gái đang làm tiến sĩ năm thứ hai (năm sau sẽ ra trường), mới 23 tuổi, thuộc loại khá giỏi, nó nói với tôi những điều này, nên đọc sách tài liệu gốc, phải biết ngoại ngữ... Nhưng mỗi lần đề cập đến vấn đề đó, là tôi với nó lại xảy ra tranh cãi, bởi vì đơn giản, quan điểm khác nhau hoàn toàn.

Tôi từng lý luận, tính thử xem, trên đất nước VN có bao nhiêu người như nó, sẽ tốt nghiệp tiến sĩ khi 25 tuổi, hơn nữa lại biết cả tiếng Anh, tiếng Pháp... Cả VN chỉ có khoảng 20000 thạc sĩ tiến sĩ (số liệu cách đây vài năm). Vậy còn khoảng 80 triệu người còn lại thì sao?

Bạn đang đi học? Bạn xem thử lại ngay trong lớp mình xem có bao nhiêu người nói chuyện được bằng tiếng Anh? hay chỉ có một mình bạn là người đặc biệt? Có bao nhiêu giảng viên đại học nói được trôi chảy tiếng Anh chứ đừng nói là sinh viên. Chính vì thế, quan điểm của tôi hoàn toàn khác quan điểm của bạn, chúng ta có hai cái nhìn khác nhau, nhưng có lẽ, trong sâu thẳm, chúng ta vẫn luôn có một điểm chung, đó là chúng ta đều là người Việt Nam.

Chúc vui.

odense 23-11-2005 09:10 PM

Trích:

Nguyên văn bởi falleaf
Có tổng cộng 3 cách để nạp chương trình cho PIC. 2 cách dung programmer và cách còn lại dùng bootloader. Dùng programmer có thể dùng ICSP hoặc gỡ PIC cắm vào mạch.

Thực tế, trong các mạch phát triển, luôn chỉ cần đưa 4 chân VDD, VSS, RX, TX ra ngoài, thì có thể dùng bootloader, mà không cần cắm thêm gì. Nếu đưa 6 chân ICSP ra ngoài, có thể dùng programmer để nạp, cũng không khó khăn gì. Nếu như con PIC nào không có chế độ ICSP thì chắc chắn phải gỡ ra ngoài để nạp.

Chính vì vậy, khi thiết kế các board phát triển, các bạn cần phải thiết kế hàng chân này để sử dụng cho thuận lợi. Những điều này tôi chưa đề cập đến vì có thể trong nhiều lần hướng dẫn tôi đã nói với sinh viên rồi, nói nhiều quá nên có thể trên diễn đàn quên nói, hoặc đã nói ở đâu đó nhưng bạn chưa đọc hết??!!!

Mọi mạch phát triển đều được thực hiện như vậy cả, ICD2 cũng vậy thôi.

Chúc vui.

Vần đề mà odense đề cấp đến trong cái programmer này xuất phát từ việc nhìn thấy những BẤT LỢI của nó cho người lập trình cũng như cả những lợi của nó nữa.
Một điều rõ ràng rằng một linh kiên (PICs) được rút ra cắm vào nhiều lần như vậy thì chẳng thể nào bảo đảm được độ an toàn cho nó rồi (đây là khuyến cáo chung cho tất cả những người làm điện tử). Mặt khác, với rất nhiều các linh kiện hiện giờ là SMD thì không thể nào có khả năng hàn rồi lại thao ra được :))
Việc odense đề cấp đến ở đây không có nghĩa là phủ nhận việc dùng hàng chân để nạp cho chương trình cho các pic. Chắc chắn đây là một phương pháp thuận lợi nếu chúng ta dùng các loại linh kiện với chuẩn bình thường và cần nạp cho một số lượng lớn với cũng một chương trình như nhau. Các mạch như thế này vẫn đang được bán trên thị trường và vẫn rất nhiều người dùng, tùy theo mục đích.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng những người làm robot kiểu amatuer như chúng ta với vài con robot thì khi lập trình để kiểm tra chắc chắn phải nạp đi, nạp lại hàng chục lần cho tới hàng trăm lần với các ý tưởng lập trình của mình thì hỏi rằng việc tháo ra lắp vào như vậy có bảm đảm chất lượng của PIC nữa hay không?? Với SMD thì làm thế nào đây.
Đây là vần đề mà odense muốn hỏi đó.!

odense 24-11-2005 12:17 AM

Trích:

Nguyên văn bởi falleaf
Về vấn đề tài liệu tham khảo, quan điểm của bạn hoàn toàn khác với quan điểm của tôi ở vấn đề này.

Vì sao tôi phải cố công ngồi viết một cuốn sách PIC mà chỉ cần bấm chữ PIC thì trên mạng có hàng trăm hàng ngàn cuốn sách, hoặc tutorial hiện ra cho các bạn?

Điều tôi quan tâm ở đây, đó là chúng ta là người Việt Nam.

Riêng về vấn đề này thì có lẽ quan điểm của chúng ta khác nhau thật! :)). Vấn đề này có lẽ nó mở không chỉ cho riêng falleaf hay odense mà con rất nhiều con người VN khác nữa. Odense nói rõ quan điểm ở dưới, nhưng trước hết Odense hiểu rõ và cảm kích mục đích việc DỊCH này của falleaf và bạn bè. Chắc chắn xã hội nào cũng cần những con người như thế này để thúc đầy mọi người cùng tiến lên về tri thức. Đấy cũng là vì sao Odense tham gia diễn đàn này và bày tỏ quan điểm của mình. Nhưng...

Trích:

Nguyên văn bởi falleaf
Tôi tự học và tự tìm hiểu PIC, đến bây giờ tôi có một chút căn bản thì tôi tự viết cuốn sách của mình cùng với các bạn tôi. Không phải chúng tôi muốn chứng tỏ mình giỏi hay đi đầu, chúng tôi chỉ chứng tỏ mình là người Việt Nam. Những gì tôi viết, mang rõ phong cách con người của tôi, cách nghĩ của tôi, cách trình bày và hướng dẫn của tôi. Đó là cách của một người Việt Nam viết.
Bởi vì tôi hiểu con người Việt Nam hơn bất kỳ một người nước ngoài nào, tôi tự hào điều đó, cho nên tôi viết cho người Việt Nam. Kiến thức tôi viết là kiến thức tôi đã học tập từ rất nhiều nơi, kể cả từ người nước ngoài, nhưng cái hình thành nên kiến thức đó lại là con người Việt Nam, cách nghĩ Việt Nam.

Odense cũng chẳng nghĩ rằng ai muốn thể hiện gì ở đây cả. Tìm thấy một diễn đàn phù hợp, lên đó nói chuyện chẳng qua là cùng muốn chia sẻ và học hỏi từ mọi người xung quanh về những kiến thức liên quan đến công việc của mình. Chẳng ai có thể phủ nhận nguồn gốc của mình được falleaf àh nhưng việc học hỏi những cái hay, phương pháp tốt từ những người khác cũng là rất nên. Người Việt thì đúng là nên viết theo các của người việt, sống theo các của người Việt, làm việc bằng cách của người Viêt, nhưng cũng phải xem cái gì hay, cái gì con kém với nhưng nước khác, dân tộc khác để mà học hỏi chứ.
Chúng ta chẳng thấy rõ ràng từ lịch sử của Việt nam khi đất nước Mở Cửa, khi đất nước không còn CẤM VẬN của Mỹ, khi đất nước hoà nhập với bạn bè quốc tế thì cả đất nước đã chuyển mình thế nào rồi sao. Cái đó chẳng có gì khác với việc chúng ta là người Việt Nam thì có nghĩa chúng ta không nên dùng sách gốc nước ngoài, không nên đọc tài liệu nước ngoài bằng bản gốc, đây chẳng khác gì tự đóng của với chính bản thân mình, tự cấm vận mình với kiến thức rồi.
Chắc chắn người dich, biên dich vẫn có những giá trị của người dich, người biên tập, NHƯNG, nếu ai cũng đọc được, hoặc cố gắng đọc được các tài liệu khác ngoài tiến Việt thì sức nặng đặt trên vai người dich, người biên dịch sẽ giảm đi rất nhiều và giá trị kiến thức mà tất cả mọi người nhận được sẽ tăng lên biêt bao nhiêu. Há chẳng đúng vậy sao!

Trích:

Nguyên văn bởi falleaf
Bạn tôi, một đứa con gái đang làm tiến sĩ năm thứ hai (năm sau sẽ ra trường), mới 23 tuổi, thuộc loại khá giỏi, nó nói với tôi những điều này, nên đọc sách tài liệu gốc, phải biết ngoại ngữ... Nhưng mỗi lần đề cập đến vấn đề đó, là tôi với nó lại xảy ra tranh cãi, bởi vì đơn giản, quan điểm khác nhau hoàn toàn.

Odense không hiểu rõ tranh luận giữa bạn và cô bạn kia như thế nào những odense thấy cô ta nói có nhưng điểm rất có lý. Tai sao? Đơn giản vì chúng ta biết những điều rất hiển nhiên như là:
- Rất nhiều, nêu không muốn nói là đa số, các giáo trình, tài liệu, sách vở (đăc biệt về khoa học kỹ thuật ) mà học sinh, sinh viên việt nam đang học là của nước ngoài; ngày trước chúng ta dịch của Nga, Trung Quốc..., nay dịch của Mỹ của Anh, Đức, Pháp...Vậy kiến thức của nhân loại mà chúng ta đang học là từ đâu ra? Chẳng phải từ nước ngoài, tiếng nước ngoài là chính hay là từ Tiếng Việt, người Việt. Vậy con đường nào để có thể tiếp cận với nguồn tài liệu đó, kiến thức đó??? Con đương ngắn nhất chính là mỗi con người phải tự đọc được nó, hiểu được nó qua các ngôn ngữ đó, hơn là ngồi chờ đợi những người khác Dịch cho mình. Chúng ta yêu và trân trọng tiếng Việt của chúng ta nhưng không có nghĩa chúng ta bị bó buộc chỉ trong ngôn ngữ mẹ đẻ mà thôi.
- Cho đến nay, ai cũng phải thừa nhận Internet là một nguồn thông tin vô tận, nơi mà mọi người có thể tìm kiếm được rất nhiều thứ hữu ích cho cuộc sống của mình. Vậy lên Internet nếu chỉ dùng với một ngôn ngữ riêng của mình như Tiếng Việt thì khi search lên hỏi rằng sẽ có bao nhiêu trang đáp ứng được yếu cầu search đó. Điều đó chưa kể rằng có rất nhiều thuật ngữ khoa học mà chúng ra rất khó để có thể dịch sang tiếng Việt
Kiến thức của nhân loại là vô tận, sự khác nhau chỉ có là làm thế nào để tiếp cận nó, tiếp thu nó mà thôi!

Trích:

Nguyên văn bởi falleaf
Tôi từng lý luận, tính thử xem, trên đất nước VN có bao nhiêu người như nó, sẽ tốt nghiệp tiến sĩ khi 25 tuổi, hơn nữa lại biết cả tiếng Anh, tiếng Pháp... Cả VN chỉ có khoảng 20000 thạc sĩ tiến sĩ (số liệu cách đây vài năm). Vậy còn khoảng 80 triệu người còn lại thì sao?

Odense cũng biết những thông kê như thế này. Nhưng chính vì thế, đất nước chúng ta muốn tiến nhanh, tiến xa càng có nhiều người có khả năng đọc, hiểu ngôn ngư nước ngoài hơn nữa. Có ít tiến sĩ thì càng phải có nhiều hơn, có ít thạc sĩ thì càng phải phấn đấu cho nhiếu hơn nữa. Nếu chẳng ai hiểu được tiếng nước ngoài, thì lấy đâu ra những người dich tài liệu cho người khác đọc, lấy đâu ra những người như falleaf & các bạn của bạn đọc tại liệu nước ngoài, làm thử rồi viết những kinh nghiệm đó cho người khác. Nếu trong tương lai cả 80 triệu người đều nghe, đọc hiểu được tiếng anh tốt như tiếng việt thì hả chẳng phải tốt lắm sao!
Có thể sự khác biết giữa quan điểm của tôi và cô bạn của falleaf là:
+ với cô bạn falleaf thì nhất thiết phải đọc tại liệu băng bản gốc, không được dịch hay không nên dịch.
+ với tôi thì việc dich lúc nào cũng cần thiết, đặc biệt với xa hội VN hiện giờ. Tuy nhiên, nên khuyến khích và thúc đẩy sinh viên đọc và tìm hiểu các thông tin thông qua các ngôn ngữ khác như Anh Pháp là điều cần thiết hơn. Tôi đưa một số ví dụ ở phân cuối cùng của buổi tranh luận này.

odense 24-11-2005 12:18 AM

Do dài quá limit nên odense post phần còn lại tại đây:
Trích:

Nguyên văn bởi falleaf
Bạn đang đi học? Bạn xem thử lại ngay trong lớp mình xem có bao nhiêu người nói chuyện được bằng tiếng Anh? hay chỉ có một mình bạn là người đặc biệt? Có bao nhiêu giảng viên đại học nói được trôi chảy tiếng Anh chứ đừng nói là sinh viên. Chính vì thế, quan điểm của tôi hoàn toàn khác quan điểm của bạn, chúng ta có hai cái nhìn khác nhau, nhưng có lẽ, trong sâu thẳm, chúng ta vẫn luôn có một điểm chung, đó là chúng ta đều là người Việt Nam.
Chúc vui.


Falleaf rất đúng về đánh giá này, tuy nhiên cách suy luận thì dường như quá tự ti với dân tộc của mình rồi. Người Việt nam luôn có một đức tính là tự vuơn lên trong mọi hoàn cảnh vì thế tôi tin rằng giới trẻ ngày nay rất nhiều bạn có thể sử dụng tốt được tiếng anh, tiếng pháp. Rất nhiều sinh viên khác đã và đang đọc tài liệu bằng ngôn ngữ không phải tiếng me. đẻ rồi vì đơn giản họ tìm thấy nhiều lợi ích hơn đi tìm và đọc những cuốn sách dịch sang tiếng việt. Odense xin lấy một số vần đề để làm sáng tỏ quan điểm "người trẻ thì nên phấn đấu để cố gắng sử dụng được tiếng Anh":
- Bạn có biết Malaysia họ đã thay đổi thế nào với ngành giáo dục không? Trước đây 20 năm họ vẫn dùng tiếng Anh trong nhà trường từ cấp phổ thông lên đến đại học, đơn giản vì họ là thuộc địa của Anh quốc. Sau đó khoảng 10 năm, vì họ muốn tôn vinh ngôn ngữ Malay của mình nên họ chuyển về dùng trở lại tiếng Malay ở phô thông và song ngữ khi lên bậc đai học. Tuy nhiên, sau 10 năm, hiểu quả của nên giáo dục rất thấp, họ đành phải quay trở lại với nhưng gì đã làm đó là dùng tiếng Anh như là một ngôn ngữ chính trong nhà trường ở mọi cấp bậc và tiếng Malay được dậy kèm. Để tốt nghiệp được cấp 3 họ bắt buộc phải thi qua được tiêng Malay, ngôn ngữ mẹ đẻ, chứ chẳng phải thì ngôn ngữ nước ngoài. Câu chuyện này là tôi được biết từ một anh bạn người Malay của tôi.
Hiệu quả là, giờ đây nên giáo dục của họ rất phát triển. Chẳng thế mà rất nhiều sinh viên VN sang đó du học, nó như một điểm đến lý tưởng của sinh viên Việt nam, nơi mà tôi thiết nghĩ chẳng có gì đặc biết, người Malay cũng chẳng thông minh hơn người VN chúng ta. Vậy tai sao vẫn rất nhiều SVVN sang đó.
- Hàn quốc, Thái lan (AIT) và rất nhiều nước khác tại sao họ mở ra rất nhiều trường mà trong đó ngôn ngữ giảng dậy lại là tiếng Anh. Đơn giản vì họ tiết kiệm được rất nhiều thứ so với dậy bằng tiếng bản ngữ, và hiểu qua kinh tế, chuyên môn cao hơn.
- Các nước châu âu thì hầu như một sinh viên họ đều dùng tài liệu bằng tiếng anh mặc dù nghe giảng, thảo luận vẫn là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Xin nhấn mạnh rằng, học sinh của họ chẳng có học thêm tiếng Anh, chẳng có nhiều giờ học tiếng anh trên lớp so với học sinh, sinh viên VN đâu. Có chăng, sự khác nhau chỉ là Phương Pháp Dậy, Phương Pháp Học, Mục Đích Dậy, Mục Đích Học, Môi Trường Dậy, Môi Trường Học mà thôi.
- Tại Việtnam, tai sao lại có rất nhiều các trường của các nước khác vào VN đầu tư như RMIT của Úc, Oxford của Anh, rồi các trường chuyên cho cao học và tiến sĩ của Halan, Bỉ.... Tai sao với mực học phi cao thế, dậy bằng tiếng anh mà lại rất nhiều bạn vẫn muốn vào học???


Điểm cuối cùng tôi muốn nói đó là chính phủ VN đang nỗ lực để có thể xây dựng được một vài trường VN có thể sánh ngang với đẳng cấp khư vực và thế giới, trong đó nỗ lực đầu tiên là mời các giáo sư nước ngoài đến giảng cho SVVN, mới đội ngũ quản lý giáo dục nước ngoài về quản lý các trường đó. Vậy, những SV trong những trường như vây, cán bộ trong những trường như vậy nếu không sử dụng được tiếng Anh thì sẽ học, làm việc như thế nào? Báo trí trong thời gian vừa qua cũng đề cấp rất nhiều đến vấn đề này, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở:
http://vietnamnet.vn/dhqt/

Tất cả các bài báo đó, các tham luận của các giáo sư, tiến sĩ đó cuối cùng cũng chỉ xoay quanh vân đề đó là: con người, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý, điều kiện, môi trường và đặc biệt là MỨC ĐẦU TƯ. Mức đầu tư ở đây không chỉ là về tiền của, mà còn là đầu tư về trí tuệ , tri thức cho người dậy, người học, người quản lý nữa. Ngôn ngữ nước ngoài, việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài (chủ yếu tiêng Anh) chính là một phần chính của chiến dịch này đó.

Đúng, chúng ta là người VN, trong sâu thẳm, ai ai cũng tự hào mình là người VN và ai ai cung tin rằng người VN có thể làm bất cứ điều gì, học bất cứ thứ gì mà dân tộc khác làm được, học được. Vì thế chúng ta càng cố gắng nhiều hơn để CÁI GÌ CHƯA BIẾT THÌ HỌC, CHƯA LÀM ĐƯỢC THÌ SẼ LÀM ĐƯỢC, CÙNG THÚC ĐẨY NHAU ĐỂ TIẾN LÊN. Như thế mối đúng là người VN các bạn àh!

falleaf 24-11-2005 09:56 AM

Xin lỗi vì tôi tách đề tài sang đây để thảo luận vì có lẽ chúng ta sẽ thảo luận hơi dài:

1) Odense thân mến, có lẽ bạn hiểu sai vấn đề tôi viết cuốn PIC là dịch lại từ tài liệu nước ngoài. Hoàn toàn không đúng, tất cả những gì tôi viết ở trên diễn đàn này, có phải là tài liệu nước ngoài nào không? Tất cả những gì tôi tìm hiểu và học tập được, tôi tổng hợp nó lại và viết bằng cách viết của mình. Tài liệu hướng dẫn orcad và tài liệu hướng dẫn PIC, hoàn toàn được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt, và nó hoàn toàn thuộc về nhóm làm việc của chúng tôi, bao gồm Bình Anh, Minh Đăng và tôi.

Không một ai được phủ nhận công sức làm việc của chúng tôi chỉ bằng một từ dịch.

Nếu bạn đã tham gia lớp học của Bình Anh, tham gia nhóm làm việc của chúng tôi, bạn sẽ thấy rằng những sinh viên đến với chúng tôi, hoàn toàn khác với việc các sinh viên đó đến các lớp học thông thường, bởi vì chúng tôi luôn mong muốn không chỉ hướng dẫn cho các sinh viên học tập kỹ thuật, mà mong muốn đem lại một luồng tư tưởng tự hào dân tộc và một cách nghĩ, cách làm việc khoa học.

Bạn đừng lầm lẫn giữa việc dịch thuật và việc chúng ta có kiến thức, cùng chia sẻ kiến thức đó với nhau bằng tiếng Việt, và chúng tôi tuyệt đối không muốn tranh luận với ai về việc chúng tôi dịch hay tự viết sách. Chúng tôi khẳng định, những cuốn sách mà chúng tôi sắp viết ra, là công sức lao động của chúng tôi.

Để xây dựng diễn đàn điện tử. Thời gian đầu không có mấy người, tôi và Bình Anh là những người đầu tiên xây dựng phong trào ở diendandientu, phổ biến PIC từ cách đây hơn 1 năm, khi diễn đàn hình thành.

Đến tháng 5/05, tôi mở ra picvietnam, rồi BìnhAnh mở ra dientuvietnam. Chúng tôi đã làm việc rất cật lực, để tạo ra một sân chơi khoa học cho sinh viên. Từ những việc làm đó, chúng tôi vừa làm, vừa hướng dẫn, vừa thiết kế những bộ công cụ làm việc với PIC...

Đó là những kiến thức chúng tôi đọc, học và phát triển từ chính những lao động của chúng tôi, cũng như từ chính những lao động của các sinh viên, thành viên tham gia các diễn đàn này. Một khi các bạn phủ nhận công sức đó, có nghĩa là các bạn phủ nhận luôn cả công sức của các thành viên tham gia, bởi vì chúng tôi học không chỉ ở sách nước ngoài, mà còn học ở những bài viết này.

Tôi lấy một thí dụ nhỏ thôi, nhưng chắc bác Chi Bằng sẽ rất vui, đó là khi sinh viên hỏi về chân RA4, tại sao lại xuất tín hiệu ra không được. Câu trả lời có thể tham khảo ở luồng đố vui về PIC mà hiện nay Chi Bằng đang lead bên đó.

Tôi chưa thấy một cuốn sách nào về PIC, hoặc cũng chưa đọc cuốn sách nào lại chỉ dẫn chi tiết như vậy.

Hoặc giả, nếu bạn xem bài viết về tập lệnh PIC, bạn sẽ thấy rằng, cách trình bày này chỉ có ở nhóm chúng tôi.

Còn về tài liệu ORCAD, sau khi viết đã đời, tôi mới phát hiện bên diễn đàn điện tử đã có một tài liệu tiếng Anh, nhưng nếu như bạn xem thật kỹ, bạn sẽ thấy không có một điểm nào giống nhau, hay kể cả phần kỹ thuật xử lý.

Chính vì vậy, một lần nữa, tôi tuyệt đối khẳng định, những gì chúng tôi làm, là công sức của rất nhiều thành viên và những gì chúng ta đang làm, là một công việc hoàn toàn nghiêm túc, chuẩn bị cho một quá trình lâu dài của Việt Nam.

2) Bạn hiểu sai về vấn đề có dùng sách nước ngoài để học hay không. Tôi khẳng định là sách nước ngoài là một kho tài liệu vô cùng quý giá mà chúng ta cần phải tận dụng triệt để. Nhưng những người có khả năng, hãy vừa làm việc, và vừa trang bị lại những kiến thức đó cho những người khác, nâng tầm hiểu biết xã hội lên.

Cho đến nay, khẳng định rằng, về PIC, chúng ta đã có những diễn đàn có thể so sánh với thế giới. Vậy thì những người học và làm ở những ngành nghề khác, hãy cố gắng làm như chúng tôi, vừa làm việc của mình (tôi vẫn đang học tiến sĩ, Bình Anh vẫn đang làm việc, Đăng đang hoạt động xã hội với vn8x và đang chuẩn bị đi du học tiếp theo chương trình của nhà nước...) Chúng tôi không từ bỏ công việc hiện tại của mình, nhưng vẫn luôn cố dành thêm mỗi ngày 1,2 giờ làm việc để hiện thực những gì chúng tôi cho là đúng đắn.

Tất cả mọi người, nếu không đọc sách nước ngoài, thì làm sao theo được tầm của thế giới, những điều đó khẳng định là có, nhưng còn họ có tranh thủ được gì để nâng nền tảng xã hội VN lên không? Câu hỏi đó còn là một câu hỏi lớn. Mỗi người có một cách làm riêng, và đều vì một mục đích cao cả. Nhưng chúng tôi làm việc và mục đích của chúng tôi là nâng tầm hiểu biết xã hội, đưa vào ý tưởng cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, đưa vào ý tưởng tự hào dân tộc, và đưa vào đó ý tưởng hãy làm ngay và đừng để quá muộn.

3) Vấn đề đặt nặng trên vai những người dịch, có lẽ do bạn hiểu sai những gì chúng tôi đang làm, nên mới nói vậy. Chúng tôi làm việc và viết những tài liệu của chính người Việt Nam, khác với khái niệm dịch thuật mà bạn đề nghị.

Nếu như có một câu hỏi đặt ra ở diễn đàn này, bạn trả lời giúp một câu hỏi đó, có nghĩa là bạn đang giúp xây dựng một kho tài liệu của VN một cách rất nhẹ nhàng.

Việc tranh luận với bạn như thế này, cũng là để giúp thành viên nhìn thấy những khía cạnh khác nhau, quan điểm khác nhau, chúng ta chia sẻ với nhau những quan điểm, tư tưởng, chính từ những bài viết của chúng ta, đó là một quá trình chia sẻ tri thức rất đơn giản, hiệu quả.

Bạn sẽ thấy rằng, việc viết một tài liệu hướng dẫn, hay việc thực hiện một điều gì đó vĩ đại, hoàn toàn không khó, chỉ cần mỗi người bỏ ra một đồng, người VN sẽ có ngay 80 triệu đồng. Nếu như bạn bỏ ra 200 đồng, chính phủ VN sẽ không phải bỏ ra 16 tỉ đồng.

Nếu hôm nay chúng tôi xây dựng tài liệu hướng dẫn vi điều khiển, có nghĩa là 500 sinh viên Điện Tử BKHCM, 500 sinh viên Cơ Khí và Cơ Điện tử BKHCM, và khoảng đó ở Hà Nội, và 500 nữa ở BKDNG, còn ở rất nhiều tỉnh thành khác nữa. Vị chi mỗi năm chúng tôi tăng tốc cho khoảng 3000 sinh viên tiếp cận với vi điều khiển một cách dễ dàng hơn giảm đi một tuần làm việc, cho đến 1 tháng làm việc cho mỗi người.

Có nghĩa là chúng tôi tiết kiệm sức lao động cho đất nước ta 3000 tuần mỗi năm, có nghĩa là khoảng 60 năm lao động. Mỗi ngày chúng tôi bỏ ra 2 tiếng trên 8 tiếng lao động, có nghĩa sức lao động này có cái lợi 60 x 4 = 240 năm. Một năm tôi làm việc lại được cái lợi bằng 240 năm làm việc. Có nghĩa lãi suất 23000%. Well, tôi không nghĩ rằng có cái món đầu tư nào lời hơn món đầu tư này.

Còn trong khi đó, nếu dịch các tài liệu chuyên ngành sâu, chỉ có khoảng 20 nghìn người đọc, và chỉ giúp họ tiếp cận nhanh hơn không bao nhiêu lần. Tính ra thời gian đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, và tài liệu tiếng Việt chuyên ngành, lãi suất thu được không cao, chỉ khoảng 110%.

Chính vì vậy, có một điểm khác nhau rất lớn giữa việc chúng tôi đang làm, và việc bạn đang suy nghĩ.

falleaf 24-11-2005 10:16 AM

Trích:

Nguyên văn bởi odense
Vần đề mà odense đề cấp đến trong cái programmer này xuất phát từ việc nhìn thấy những BẤT LỢI của nó cho người lập trình cũng như cả những lợi của nó nữa.
Một điều rõ ràng rằng một linh kiên (PICs) được rút ra cắm vào nhiều lần như vậy thì chẳng thể nào bảo đảm được độ an toàn cho nó rồi (đây là khuyến cáo chung cho tất cả những người làm điện tử). Mặt khác, với rất nhiều các linh kiện hiện giờ là SMD thì không thể nào có khả năng hàn rồi lại thao ra được :))
Việc odense đề cấp đến ở đây không có nghĩa là phủ nhận việc dùng hàng chân để nạp cho chương trình cho các pic. Chắc chắn đây là một phương pháp thuận lợi nếu chúng ta dùng các loại linh kiện với chuẩn bình thường và cần nạp cho một số lượng lớn với cũng một chương trình như nhau. Các mạch như thế này vẫn đang được bán trên thị trường và vẫn rất nhiều người dùng, tùy theo mục đích.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng những người làm robot kiểu amatuer như chúng ta với vài con robot thì khi lập trình để kiểm tra chắc chắn phải nạp đi, nạp lại hàng chục lần cho tới hàng trăm lần với các ý tưởng lập trình của mình thì hỏi rằng việc tháo ra lắp vào như vậy có bảm đảm chất lượng của PIC nữa hay không?? Với SMD thì làm thế nào đây.
Đây là vần đề mà odense muốn hỏi đó.!

Bạn lại chưa hiểu rõ về việc nạp rồi. Thực ra, bạn tạo ra một cái cổng COM để nối vào máy tính theo chuẩn, thì thiết bị của tôi nói vào máy tính bằng một cái cổng 6 x 2, vừa nạp được bằng programmer, vừa nạp được bằng bootloader.

Chúng tôi đang chuẩn hóa cái này. Tất cả các board chip dán cũng đều làm như vậy cả, và bọn tôi tin tưởng làm tốt hơn của những người khác rất nhiều. Bọn tôi hiện đã đi tới bước chuẩn hóa các mạch phát triển rồi, và chúng tôi biết chúng tôi làm không thua các mạch khác. Điều chúng tôi không làm được, có lẽ là các firmware để học tập, cái đó cần có thời gian lâu dài để làm, và phải có sức lực của nhiều người. Diễn đàn này là dùng vào việc đó.

Chính vì vậy, vấn đề này không phải là vấn đề khó khăn đâu. Nếu bạn gặp vấn đề cần hỗ trợ, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn, nhưng điều duy nhất đó là chúng tôi chỉ làm việc public, có nghĩa là sau khi hỗ trợ bạn xong, thì các vấn đề đó phải được public, nếu không, bạn đặt hàng bọn tôi, thì tiền hơi cao đó.

Chúc vui.

mafd_47a 25-11-2005 02:18 AM

Em trình độ kém cỏi không có gì để nói, nhưng em cũng xin có ý kiến thế này:

Ai ai trong chúng ta cũng đều biết là các tài liệu Tiếng Anh quan trọng như thế nào,

Anh Odense xem lại xem những người tiếp xúc với VĐK đa phần bây giờ là ngưòi nào, anh có thể thấy chủ yếu là sinh viên năm thứ 2, 3, 4.... những người còn rất ít kinh nghiệm trong vịêc học tập cũng như đời sống

Em bây giờ học khoa ĐTVT năm thứ 4, và lớp em cũng vừa mới học VĐK xong. Em rất may mắn là mình đã đuợc tiếp xúc với VĐK khá sớm, và tài liệu về VĐK đầu tiên em học là cuốn " Cấu trúc lập trình họ VĐK 8051" của tác giả Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng bên học viện Kỹ thuật Quân sự và đó là tài liệu "Tiếng Việt", và em cũng phải thật sự cảm ơn cuốn sách đó vì nhờ có nó mà em mới có được các khái niệm căn bản về ngắt, timer, counter,..... và khi đã nắm được rồi em đã chuyển sang tài liệu Tiếng Anh cụ thể là các trang WED, và các Datasheet một cách dễ dàng tự tin hơn nhiều.

Quay lại chuyện lớp em, em dám cá với các anh rằng tài liệu VĐK đầu tiên của các bạn SV khoa em đến 80% là cuốn 8051 của thầy TVO, và Cuốn " Cấu trúc VĐK của ... " ở trên, Tại sao vậy vì VĐK là một lĩnh vực quá mới mẻ với họ và thực sự là có quá nhiều những khái niệm mới, họ không có thói quen đọc Datasheet để hiểu rõ vấn đè hơn, cặn kẽ hơn. Bây giờ nghĩ lại ngày xưa em cũng như họ, cũng chập chững buớc vào thế giới VĐK như vậy thôi

Mọi sự khởi đầu bao giờ cũng khó khăn, và người ta luôn tìm những con đường dễ dàng nhất để đi. Nhớ ngày xưa khi bắt đầu học 8051, hỏi đi xin trình dịch trên diendandientu, anh chimcanhcut có bảo em chuyển sang học AVR hay PIC đi, thú thật lúc đó em có biết gì đâu và hỏi câu vu vơ " AVR, PIC là gì" bởi vì kiến thức VDK của em chỉ là AT89.Như anh thấy đấy, tại sao 8051 lại thực sự chiếm ưu thế trong các giảng đuờng đại học vấy. Có lẽ là nhờ hai cuốn sách TV này. Ở khoa em cho đến nay em đuợc biết thì có cả thảy khoảng 3, 4 nhóm làm việc với PIC còn lại tất cả đều chọn 8051 làm công cụ cho các bài tập lớn của mình, đó là sự thật rành rành và em nghĩ rằng nó cũng như thế ở các khoa khác, trưòng khác.

Em nói như thế không phải không phủ nhận vai trò của ngoại ngữ:cụ thể là Tiếng Anh nó thực sự rất quan trong trong việc tiếp nhận những kiến thức mới, kỹ thuật mới , nền tri thức mới, và biết ngoại ngữ mới tiếp cận được với nền tri thức của thế giới

Có thể cuốn Tutorial của anh Falleaf và nhóm PICVIETNAM có thể ko thực sự cần thiết với anh Odense, với em, và nhiều người khác nữa, nhưng nó sẽ thực sự cần thiết với những ai bắt đầu tiếp xúc với VĐK và cụ thể ở đây là PIC.

Và em hiểu rằng đó chính là mục tiêu của anh Falleaf đang làm và dang nỗ lực thưc hiện điều đó

Trong thâm tâm em luôn mong muốn PIC sẽ đuợc phát triển sẽ đuợc phổ cập nhiều hơn, và sẽ có nhiều bạn Sinh Viên chọn PIC làm công cụ đầu tiên trong lính vực VĐK và sự ra đời của tutorial này chắc chắn sẽ là bước quan trọng nhất để thực hiện điều đó

tanhot 25-11-2005 06:52 PM

:cool: chốt lại cuối cùng:::::(tui dốt anh vănnặng :confused: :D ) nên:

1: đọc tài liệu vn để hiểu cơ bản(hình như mọi người lúc đầu điều như thế)
2:nhu cầu về cái mới hơn(pic chẵng hạn) thế là đọc tiếng anh(tiếng việt có đâu)

3:giỏi cả anh ngữ và chuyên môn
4:chia sẽ cho mọi người :viêtt tiếng việt(thì người mới đầu mới biết mới hiều)


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:16 AM.

Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam