PIC Vietnam

PIC Vietnam (http://www.picvietnam.com/forum/index.php)
-   Thực hành (http://www.picvietnam.com/forum/forumdisplay.php?f=20)
-   -   Thiết kế mạch cầu H để truyền động động cơ DC (trích lọc) (http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1186)

scentoflove 07-08-2006 01:30 AM

Thiết kế mạch cầu H để truyền động động cơ DC (trích lọc)
 
1 Attachment(s)
Mạch này em vẽ lại nhưng các điện trở R2,5,8,11 em ko biết giá trị có đúng ko ang namqn sử lại giúp e, 4 con zener D5,6,7,8 đều là 15V nhưng em ko biết mua ở chợ nói thế nào (chưa mua loại zener này)

Opto thì theo sphinx loại P521 ko đáp ứng được em cũng ko biết loại nào thì được.

http://i71.photobucket.com/albums/i1...an/Hbrigde.jpg

namqn 07-08-2006 01:50 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove
Mạch này e vẽ lại nhưng các điện trở R2,5,8,11 e ko biết giá trị có đúng ko, 4 con zener D5,6,7,8 đều là 15V nhưng e ko biết mua ở chợ nói thế nào (chưa mua loại zener này)
http://i71.photobucket.com/albums/i1...an/Hbrigde.jpg

Khoan nói đến giá trị của các điện trở trong các mạch kích, mạch này nếu có chạy được thì hai MOSFET phía cao (high-side) nối với rail +24V sẽ bị nóng, và sẽ chạy ở vùng khuếch đại chứ không đóng ngắt như khóa/van.

Nếu em đã chọn tất cả các khóa đều là MOSFET kênh N thì chúng cần có 2 mạch kích cho phía cao, còn hai mạch kích cho phía thấp thì dễ dàng hơn. Một số vi mạch kích, chẳng hạn như IR2110 có một cặp driver dành cho phía cao và phía thấp. Nhưng nếu sử dụng các mạch kích loại này thì chúng ta sẽ không thể chỉ dùng một khóa để điều rộng xung, mà các khóa phải được đổi vai trò liên tục để cho mạch bootstrap của vi mạch kích nạp điện tích cho bộ kích phía cao.

Một giải pháp đơn giản hơn là chúng ta dùng các biến áp nhỏ để cấp nguồn cho các mạch kích, khi đó mạch sẽ cồng kềnh hơn, nhưng lại khả thi hơn đối với thị trường VN. Nếu dùng biến áp thì chúng ta sẽ cần có 3 cuộn thứ cấp nhỏ, cách ly với nhau, hay chúng ta cần có 3 biến áp nhỏ riêng biệt. Chú ý là biến áp phải có sơ cấp và thứ cấp hoàn toàn cách ly.

Dùng trực tiếp opto như vậy sẽ không thể kích nhanh được MOSFET, vì opto có giới hạn về khả năng/tỷ số truyền dòng (current transfer ratio).

Em chọn tiếp giải pháp cấp nguồn cho mạch kích đi, rồi chúng ta sẽ bàn tiếp.

À, cái hình của em post lên rất nhỏ, không thể đọc được thông số của linh kiện.

Thân,

sphinx 07-08-2006 02:42 AM

- IR2110 có lẽ là khả thi đấy anh ạ, 21k/1em ở thị trường miền Bắc. Chỉ cần 2 con là đủ cho 1 cầu H.

- Nếu dùng cầu H loại PN có thể tham khảo mạch kích tần số cao ở trang ELM của một ông người Nhật (đã post rồi nhưng hình như ko ai chịu đọc):
http://elm-chan.org/works/smc/smc3.png
Ông ấy cũng làm DC Servo và các bạn có thể tham khảo thông tin tại địa chỉ này http://elm-chan.org/works/smc/report_e.html

Mạch kích này đã xuất hiện trong 1 số sách về điện tử công suất, tuy nhiên ở đây tác giả đã thêm vào phần điều khiển dead-time.
Khối kích FET đã được thử nghiệm, đo đạc, thay đổi thành phần cho phù hợp với điều kiện linh kiện ở ta, các bạn có j thắc mắc cứ đặt câu hỏi.

scentoflove 07-08-2006 10:48 PM

4 Attachment(s)
Em vẽ nhầm 2 con fet kênh P. Đúng sẽ là như hình sau
Phần cách li sẽ thay 4 con opto thành 2 con IR2110, a namqn cho e hỏi 2 chân Vb và Vs có tác dụng gì

namqn 08-08-2006 01:12 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove
Em vẽ nhầm 2 con fet kênh P. Đúng sẽ là như hình sau
Phần cách li sẽ thay 4 con opto thành 2 con IR2110, a namqn cho e hỏi 2 chân Vb và Vs có tác dụng gì

Nếu em dùng phía cao là 2 MOSFET kênh P thì mạch kích vẫn sai, vì em phải kéo chân G của MOSFET kênh P xuống mức áp thấp hơn chân S để nó dẫn.

Nếu dùng phía cao là 2 MOSFET kênh P thì IR2110 lại không thích hợp, vì nó có một floating driver (bộ kích có áp trôi tự do) cho một MOSFET kênh N ở phía cao. Các chân Vb và Vs là hai chân nguồn của bộ floating driver đó, nó dùng mạch bootstrap để nạp điện tích cho tụ bootstrap nằm giữa Vb và Vs, điện tích đó dùng để kích cho MOSFET phía cao.

Chú ý là IR2110 không dùng để cách ly nhé.

Thân,

scentoflove 08-08-2006 05:52 PM

1 Attachment(s)
Mạch hôm qua em vẽ dùng 2con MOSFET kênh P và 2 con kênh N, ko dùng IR2110. Anh nói sai ở 2 con kênh P em ko hiểu lắm anh giải thích cụ thể

http://i71.photobucket.com/albums/i1...an/Hbridge.png

Anh namqn xem dùm em mạch có sai chổ nào ko em dùng 4 con MOSFET kênh N và 2 con IR2I10. Em nghĩ là chân Vb1 nối lên 24V còn chân Vs1 sẽ nối với DONGCO1 (Vs2 DONGCO2, trong mạch em quên ko ghi rõ chân Vb 1/2 Vs1/2). Em up luôn file dsn anh namqn có thể sửa trên file giúp em

http://i71.photobucket.com/albums/i1.../Hbridge-1.jpg

namqn 08-08-2006 06:52 PM

Với MOSFET kênh P thì gate của nó phải âm hơn source thì nó mới dẫn, điện áp source dương hơn điện áp drain để MOSFET dẫn dòng từ source đến drain. Với mạch kích của em thì làm sao kéo gate âm so với source?

Mạch kích của em dùng IR2110 có nhiều chỗ sai, chúng ta cần 4 tín hiệu kích riêng biệt cho 4 khóa, không thể nối thẳng các Vb vào Vcc(+24V) vì như vậy thì Vb không thể bay lên điện thế cao hơn Vcc để kích cho các khóa phía cao. Anh sẽ vẽ mạch kích cụ thể rồi post lên đây.

Anh không dùng OrCAD, chỉ dùng Proteus và Eagle, nên nếu ai đó dùng phần mềm khác với hai phần mềm trên thì nên post ảnh chụp của sơ đồ.

Một vấn đề nữa nhân tiện cũng nói luôn, không biết có bạn nào biết được các loại mạch kích tương tự như IR2110 hiện có tại thị trường VN, nếu có bạn nào nắm được thông tin về chúng thì xin hãy post lên để chúng ta có nhiều phương án lựa chọn.

Thân,

namqn 08-08-2006 06:57 PM

Trích:

Nguyên văn bởi sphinx
- IR2110 có lẽ là khả thi đấy anh ạ, 21k/1em ở thị trường miền Bắc. Chỉ cần 2 con là đủ cho 1 cầu H.

- Nếu dùng cầu H loại PN có thể tham khảo mạch kích tần số cao ở trang ELM của một ông người Nhật (đã post rồi nhưng hình như ko ai chịu đọc):
http://elm-chan.org/works/smc/smc3.png
Ông ấy cũng làm DC Servo và các bạn có thể tham khảo thông tin tại địa chỉ này http://elm-chan.org/works/smc/report_e.html

Link trực tiếp của em đến hình "http://elm-chan.org/works/smc/smc3.png" có vẻ không ổn (ít nhất là với anh, vì nhấn vào link đó thì bị redirect đến trang "http://www.pir.org/", anh phải dùng "http://elm-chan.org" rồi sau đó theo các mênu để đến phần smc). Link "http://elm-chan.org/works/smc/report_e.html" thì chạy tốt.

Thân,

namqn 08-08-2006 07:01 PM

Trích:

Nguyên văn bởi namqn
Nếu em đã chọn tất cả các khóa đều là MOSFET kênh N thì chúng cần có 2 mạch kích cho phía cao, còn hai mạch kích cho phía thấp thì dễ dàng hơn. Một số vi mạch kích, chẳng hạn như IR2110 có một cặp driver dành cho phía cao và phía thấp. Nhưng nếu sử dụng các mạch kích loại này thì chúng ta sẽ không thể chỉ dùng một khóa để điều rộng xung, mà các khóa phải được đổi vai trò liên tục để cho mạch bootstrap của vi mạch kích nạp điện tích cho bộ kích phía cao.

Chỗ này anh nói không hoàn toàn chính xác, nếu chúng ta dùng khóa phía thấp của một nửa cầu để tạo đường dẫn dòng, và khóa phía cao của nửa cầu còn lại dùng để điều rộng xung thì vẫn có thể dùng tốt các mạch kích như IR2110. Như anh đã nói ở trên, chúng ta cần xác định các yêu cầu đối với mạch kích rồi mới chọn mạch kích, nhưng nếu thị trường VN chỉ có mỗi con IR2110 thì đành phải dùng nó (dù rằng với bài toán của chúng ta mà dùng nó thì quá phí).

Dùng các mạch kích như IR2110 còn có một thuận lợi là chúng ta chỉ cần một nguồn nuôi cho tất cả mạch kích (không cần giải pháp nhiều biến áp nhỏ hay nhiều nguồn một chiều cách ly).

Thân,

scentoflove 09-08-2006 12:36 AM

Theo anh namqn thì 2 con MOSFET kênh P em mắc thêm điện trở nhỏ khoản 22ohm giửa Zener và chân Gate của FET là tạo được áp gate nhỏ hơn S là ok rồi phải ko anh

namqn 09-08-2006 12:52 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove
Theo anh namqn thì 2 con MOSFET kênh P em mắc thêm điện trở nhỏ khoản 22ohm giửa Zener và chân Gate của FET là tạo được áp gate nhỏ hơn S là ok rồi phải ko anh

Vấn đề ở mạch kích của em là khi transistor của opto dẫn thì nó sẽ kéo G của MOSFET kênh P lên mức +24V, là mức áp mà chân S đang nối vào, do đó Vgs sẽ là 0 V, còn khi transistor của opto không dẫn thì cực G của MOSFET kênh P được thả nổi.

Anh đã nói là sẽ vẽ và post các mạch lên rồi mà.

Thân,

sphinx 09-08-2006 09:55 AM

Trích:

Nguyên văn bởi namqn
nhưng nếu thị trường VN chỉ có mỗi con IR2110 thì đành phải dùng nó (dù rằng với bài toán của chúng ta mà dùng nó thì quá phí).
Thân,

Ở mình còn con IR2103 anh ạ, :) dưng mà giá vẫn thế trong khi con này kém hơn IR2110 rất nhiều, mạch ứng dụng IR2110 có thể serach ra rất nhiều, các bạn hãy tự tìm hiểu kĩ càng trước khi đặt các câu hỏi, cần tự thân vận động đã chứ.

Mạch ở trang ELM là lý tưởng nếu muốn chỉ sử dụng các linh kiện cơ bản.

namqn 09-08-2006 06:42 PM

1 Attachment(s)
Mạch cầu H điển hình dùng IR2110, và các MOSFET kênh N. Các linh kiện chưa có giá trị vì sẽ tính toán sau.

Thân,

namqn 09-08-2006 06:48 PM

Trích:

Nguyên văn bởi sonbk
Chao!

O Nhat tao co ban con cach li quang toc do cao tich hop luon phan amplifier cho Transitor cong suat do (neu dung de dk cho FET hoac IGBT thi noi them 1 con dien tro 4k7 tu chan 5 xuong chan 7 cua no la OK). Gia la 10k/1con (Xem datasheet)

Con này có thời gian trễ khá lớn (điển hình 2 us, tối đa 5 us), tuy thời gian lên/xuống có khá hơn (điển hình 0.2/0.1 us, tối đa 1 us). Dòng ra DC tối đa 0.5A, cũng có thể dùng được.

Rất cám ơn bạn đã cung cấp thông tin, bạn nào khác có những thông tin tương tự thì xin hãy post lên, chúng tôi xin chân thành cám ơn những đóng góp của các bạn.

Thân,

scentoflove 09-08-2006 08:26 PM

Theo mạch của anh namqn, nếu em đk bằng 2 PWM bù nhau thì em sẻ đưa PWM1 vào chân Q1 và Q4, PWM2 vào chân Q3 và Q2 (mạch của em vẽ thì IR2110 thứ nhất sẽ đk 1 chiều: đk 2 con MOSFET Q1 và Q4, con thứ hai sẽ đk chiều ngược lại Q3 và Q2 ->nên em mới đưa PWM1 vào cả 2 chân Hin và Lin của IR2110).


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:42 AM.

Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam