PIC Vietnam

PIC Vietnam (http://www.picvietnam.com/forum/index.php)
-   Thực hành (http://www.picvietnam.com/forum/forumdisplay.php?f=20)
-   -   Thiết kế mạch cầu H để truyền động động cơ DC (trích lọc) (http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1186)

bluepine 19-09-2006 10:28 AM

1 Attachment(s)
em đã vẽ xong phần mạch điều khiển động cơ servo dùng cầu LM18200, các anh tham khảo góp ý cho nhé.
mến

namqn 11-06-2007 08:21 PM

Các post này đã được trích lọc từ luồng 'Tìm người làm bài tập thực hành: Bộ ĐK PID động cơ DC', nhằm giúp cho các thành viên quan tâm đến việc thiết kế mạch cầu H (để truyền động động cơ DC) được thuận tiện hơn trong việc tham khảo.

Post này có mục đích giới thiệu luồng này với các bạn.

Thân,

scentoflove 10-09-2007 02:16 AM

2 Attachment(s)
Hiện giờ em đang làm lại mạch cầu H dùng IR2110 như hình (anh namqn vẽ). Hiện tại em thắc mắc về mạch như sau

1. Nếu ko có các điện trở R1 R2 R3 R4 thì cấp nguồn vào là 2 FET thấp rất nóng?? Theo appnote (an-978) cua IRF thì mạch cầu H dùng IR2110 hoàn toàn ko sử dụng 4 điện trở đó?? -> em ko hiểu chổ này

2. Theo datasheet IR2110 thì Hin=0 Vho=Vs, khi ta kick Q4 để chạy động cơ thì Vs ở cà 2 IR2110=0, Vho=0 do Q1 dẫn nên keo xuống mass -> ko thể kick Q1 để chạy động cơ

namqn 11-09-2007 01:06 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11258)
Hiện giờ em đang làm lại mạch cầu H dùng IR2110 như hình (anh namqn vẽ). Hiện tại em thắc mắc về mạch như sau

1. Nếu ko có các điện trở R1 R2 R3 R4 thì cấp nguồn vào là 2 FET thấp rất nóng?? Theo appnote (an-978) cua IRF thì mạch cầu H dùng IR2110 hoàn toàn ko sử dụng 4 điện trở đó?? -> em ko hiểu chổ này

2. Theo datasheet IR2110 thì Hin=0 Vho=Vs, khi ta kick Q4 để chạy động cơ thì Vs ở cà 2 IR2110=0, Vho=0 do Q1 dẫn nên keo xuống mass -> ko thể kick Q1 để chạy động cơ

1. Các điện trở đó tôi gắn theo kinh nghiệm, vì các MOSFET không có các điện trở đó dễ bị trôi điện thế gate, làm cho MOSFET không ngắt hẳn. Điều này có thể dẫn đến tạo kênh dẫn giữa 2 rail nguồn, làm cho MOSFET bị nóng như bạn đã thấy. Việc appnote không vẽ các điện trở đó vì họ chỉ nhấn mạnh cách dùng mạch kích, và giả thiết là kỹ sư đã thiết kế mạch động lực (cầu H) tốt.

2. Dẫn giải của bạn ở phần này không đúng, các chân Vs của hai IR2110 không nối với nhau. Nếu nhìn vào sơ đồ mà tôi đã vẽ (và bạn post kèm theo), khi kích Q4 thì Vs của IR2110 phía bên phải đúng là bị kéo xuống gần 0V (do Q4 dẫn), nhưng kích Q1 thì phải ngắt Q2, nghĩa là chân Vs của IR2110 bên trái được tự do bay lên một điện thế tùy ý, và áp ra tại chân HO của IR2110 bên trái sẽ đủ để kích Q1.

Thân,

scentoflove 11-09-2007 07:55 AM

Khi Q4 dẫn Vs bên phải bị kéo xuống 0V, giữa 2 chân Vs lúc này là động cơ mà thực chất là cuộn dây điện trổ nhỏ nên Vs bên trái cũng coi như được nối tắt với Vs bên phải và cũng bị kéo về 0. Nếu ko gắn động cơ vào giữa thì khi Q4 dẫn chỉ có Vs phải kéo xuống 0, Vs trái vẫn ở mức cao
Em làm mạch rồi và đo từng chân Vs khi FET dưới được kick lúc gắn động cơ 2Vs đều bị kéo xuống 0V và ko găn đông cơ Vs trái là 12V, Vs phải kéo xuống 0V. Vcc=15V Vb=14V
Hiện em chỉ đang test mạch nên kick các chân Hin Lin hoàn toàn bằng tay ko biết như vậy có test được ko, vì nếu tần số thấp thì ko thể nạp được tụ Cb đóng ngắt FET trên, theo như cách tét hiện giở của em thì Q1 và Q4 với PWM 100% thì chỉ có Q4 là dẫn, Q1 hoàn toàn ko dẫn, Vs trai =0V, Vho trai =0V, Vcc=15V, Vb=14V

namqn 11-09-2007 05:40 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11297)
Khi Q4 dẫn Vs bên phải bị kéo xuống 0V, giữa 2 chân Vs lúc này là động cơ mà thực chất là cuộn dây điện trổ nhỏ nên Vs bên trái cũng coi như được nối tắt với Vs bên phải và cũng bị kéo về 0. Nếu ko gắn động cơ vào giữa thì khi Q4 dẫn chỉ có Vs phải kéo xuống 0, Vs trái vẫn ở mức cao
Em làm mạch rồi và đo từng chân Vs khi FET dưới được kick lúc gắn động cơ 2Vs đều bị kéo xuống 0V và ko găn đông cơ Vs trái là 12V, Vs phải kéo xuống 0V. Vcc=15V Vb=14V
Hiện em chỉ đang test mạch nên kick các chân Hin Lin hoàn toàn bằng tay ko biết như vậy có test được ko, vì nếu tần số thấp thì ko thể nạp được tụ Cb đóng ngắt FET trên, theo như cách tét hiện giở của em thì Q1 và Q4 với PWM 100% thì chỉ có Q4 là dẫn, Q1 hoàn toàn ko dẫn, Vs trai =0V, Vho trai =0V, Vcc=15V, Vb=14V

Mạch kích IR2110 mà thử bằng tay thì sẽ không đúng điều kiện làm việc. Tôi cũng nhắc lại là duty cycle của các MOSFET phía cao không thể là 100%. Bạn dùng một mạch tạo xung có duty cycle < 100% và khác 50% để thử. Phải kích cả 4 MOSFET theo đúng logic.

Thân,

scentoflove 11-09-2007 11:13 PM

Kích 4 MOSFET cùng 1 lúc theo logic của nó. Anh có thể ví dụ cụ thể ko. Giả sử như em muốn dòng chạy từ Q1 - động cơ - Q4 thì em nghĩ là kích Q1 và Q4 còn Q2 Q3 ko kích, nếu muốn đảo chiều thì kéo đóng Q1 Q4 và kích Q2 Q3.
Nếu mạch kích mosfet bằng IR2110 ko thể kích với 100%pwm vậy giá trị tối đa pwm là bao nhiêu %.

huybo02 11-09-2007 11:33 PM

Em định làm mạch cầu H cho động cơ nhưng không biết làm sao để cách ly khi nối với MCU. Các con opto thì tần số nhỏ không đảm bảo. Dùng các IC cầu H như L298 có cách ly được không?? (Trên mạng có mấy mạch mắc thẳng PIC6F84 vào L298). Còn các diode Schotky thì được không?? (Tốc độ đóng ngắt nhanh và điện áp ngưỡng thấp).
Và nếu có thể dùng diode để cách ly thì dùng 1N4148 dc không??(vừa rẻ vừa dễ tìm)

namqn 12-09-2007 02:14 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11318)
Kích 4 MOSFET cùng 1 lúc theo logic của nó. Anh có thể ví dụ cụ thể ko. Giả sử như em muốn dòng chạy từ Q1 - động cơ - Q4 thì em nghĩ là kích Q1 và Q4 còn Q2 Q3 ko kích, nếu muốn đảo chiều thì kéo đóng Q1 Q4 và kích Q2 Q3.
Nếu mạch kích mosfet bằng IR2110 ko thể kích với 100%pwm vậy giá trị tối đa pwm là bao nhiêu %.

Bạn nên dùng logic sau.
- Đặt áp dương vào động cơ: kích đóng Q1 và Q4, ngắt Q2 và Q3, gọi là trạng thái 1.
- Nối tắt 2 đầu cực động cơ: kích đóng Q2 và Q4, ngắt Q1 và Q3 (trạng thái này cho phép duty cycle là 100%, bất chấp chiều dòng điện qua động cơ), gọi là trạng thái 2
- Đặt áp âm vào động cơ: kích đóng Q2 và Q3, ngắt Q1 và Q4, gọi là trạng thái 3

Để điều chế độ rộng xung cho chiều quay thuận, chuyển đổi giữa hai trạng thái 1 và 2. Để điều chế độ rộng xung cho chiều quay ngược, chuyển đổi giữa hai trạng thái 2 và 3.

Duty cycle tối đa cho các khóa mức cao tùy thuộc vào giá trị cụ thể của tụ bootstrap, vào điện trở Rdson của khóa, vào nội trở của tụ bootstrap, và nhiều yếu tố khác. Do đó, giá trị này thường được xác định bằng thực nghiệm cho một cầu H cụ thể (dùng dao động ký để theo dõi sự suy giảm của điện áp trên tụ bootstrap khi tăng duty cycle, đến khi nào không chấp nhận cho điện áp đó giảm thấp hơn nữa thì đó là giới hạn của duty cycle cho các khóa phía cao). Tuy nhiên, người ta có thể thiết kế để động cơ đạt dòng điện/mômen định mức ở duty cycle < 100%, do đó thực tế đây không phải là một giới hạn nghiêm trọng.

Thân,

scentoflove 12-09-2007 10:28 AM

Như vậy mạch cần mở Q2 Q4 ỏ trạng thái default, khi ta cần động quay theo chiều thuần thì ngắt Q2 trước sau đó mở Q1 (hay là ngược lại hả anh namqn). Như vậy coi như Q2 va Q4 chỉ có on và off ko cần pwm ???. Giờ e muốn đảo chiều thì phải về lại trạng thái 2, sau đó mới bắt đầu cho qua trạng thái 3.
Trong lúc PWM thay đổi duty hay chuyên on off trong chu kỳ ta ko cần chuyển đổi ve lại trạng thái 2.

namqn 12-09-2007 04:50 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11327)
Như vậy mạch cần mở Q2 Q4 ỏ trạng thái default, khi ta cần động quay theo chiều thuần thì ngắt Q2 trước sau đó mở Q1 (hay là ngược lại hả anh namqn). Như vậy coi như Q2 va Q4 chỉ có on và off ko cần pwm ???. Giờ e muốn đảo chiều thì phải về lại trạng thái 2, sau đó mới bắt đầu cho qua trạng thái 3.
Trong lúc PWM thay đổi duty hay chuyên on off trong chu kỳ ta ko cần chuyển đổi ve lại trạng thái 2.

Ngắt Q2 rồi đóng Q1, như vậy mới tránh trùng dẫn (shoot through). Để tạo điều rộng xung thì không nhất thiết phải đóng ngắt cả 2 khóa, chỉ cần một khóa thực hiện chức năng đó thôi. Đúng như bạn nói, Q2 và Q4 chỉ dùng để chọn chiều quay. Để đổi chiều quay, bạn nên về trạng thái 2 và chờ đến khi tốc độ động cơ giảm về gần 0 rồi mới đổi chiều quay.

Như tôi đã nói ở post trước, việc điều rộng xung luôn liên quan đến trạng thái 2, do đó khi thay đổi độ rộng xung thì bạn sẽ chuyển đổi giữa trạng thái 2 (đặt điện áp 0V vào động cơ) và trạng thái 1 (chiều thuận) hay trạng thái 3 (chiều ngược).

Thân,

scentoflove 12-09-2007 11:46 PM

Em viết chương trình kích thử mạch cầu H chiều nay và có 1 số thắc mắc.
Em viết pic4331, Fcy=10MIPS, PTPER=1249, duty 90% dùng Power PWM của 4331
Khi chọn prescaler = 1:4, ta có tần số pwm=Fcy/(PTPER+1)/pre=2KHz, khi lập trình động cơ chạy chiều thuận 5s rồi chuyển sang trạng thái 2 rồi đảo chiều chạy 5s trong while(1) thì khi quay động cơ áp trên động cơ dao động khá lớn 18-22V (V=24V) và trong vòng lặp có 1 số lần khi đảo chiều động cơ ko quay (quay thuận dừng lại ko quay thay vì quay nghịch sau đó quay thuận trở lại)
Khi chọn precaler = 1: 16, pwm tần số 500Hz thì việc đảo chiều quay ko vấn đề gì và áp trên động cơ lại ổn định 18V
Tần số tăng thì việc khởi động lại sau khi Q2 va Q4 dẫn là random, tần số càng cao thì khả năng động cơ ko quay càng nhiều sau khi kích quay theo 1 chiều nào đó. Áp trên động cơ dao động (động cơ quay giật giật)
Tần số giảm mọi việc ok
Em nghĩ là vấn đề ở tụ Cb ko biết đúng hay sai. Theo appnote thi mach cầu H voi IRF540 Cb=0.47uF em xài 1uF, Db là 4148. Rgate=10ohm

namqn 13-09-2007 12:00 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11341)
Em viết chương trình kích thử mạch cầu H chiều nay và có 1 số thắc mắc.
Em viết pic4331, Fcy=10MIPS, PTPER=1249, duty 90% dùng Power PWM của 4331
Khi chọn prescaler = 1:4, ta có tần số pwm=Fcy/(PTPER+1)/pre=2KHz, khi lập trình động cơ chạy chiều thuận 5s rồi chuyển sang trạng thái 2 rồi đảo chiều chạy 5s trong while(1) thì khi quay động cơ áp trên động cơ dao động khá lớn 18-22V (V=24V) và trong vòng lặp có 1 số lần khi đảo chiều động cơ ko quay (quay thuận dừng lại ko quay thay vì quay nghịch sau đó quay thuận trở lại)
Khi chọn precaler = 1: 16, pwm tần số 500Hz thì việc đảo chiều quay ko vấn đề gì và áp trên động cơ lại ổn định 18V
Tần số tăng thì việc khởi động lại sau khi Q2 va Q4 dẫn là random, tần số càng cao thì khả năng động cơ ko quay càng nhiều sau khi kích quay theo 1 chiều nào đó. Áp trên động cơ dao động (động cơ quay giật giật)
Tần số giảm mọi việc ok
Em nghĩ là vấn đề ở tụ Cb ko biết đúng hay sai. Theo appnote thi mach cầu H voi IRF540 Cb=0.47uF em xài 1uF, Db là 4148. Rgate=10ohm

Bạn dùng tụ 1 uF loại nào? Chỉ có 1 tụ đó thôi hay còn có tụ nào khác?

Thân,

scentoflove 13-09-2007 12:10 AM

Tụ hóa 1uF đó anh, chỉ có 2 tụ hóa 1uF ở 2 con IR thôi, các tụ lọc nguồn là tụ pi 104 . Em nghĩ là mạch IR xài tần số cao tốt hơn tần số thấp chứ sao lại ngược lại

namqn 13-09-2007 12:19 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11344)
Tụ hóa 1uF đó anh, chỉ có 2 tụ hóa 1uF ở 2 con IR thôi, các tụ lọc nguồn là tụ pi 104 . Em nghĩ là mạch IR xài tần số cao tốt hơn tần số thấp chứ sao lại ngược lại

Bạn nên dùng tụ tantalum, tụ hóa có điện trở nối tiếp tương đương (ESR) và dòng rò khá lớn.

Thân,

scentoflove 13-09-2007 12:23 AM

Tụ tantalum ở chợ mua nói thế nào hả anh, loại này e chưa xài bao giờ.
Anh có thể giải thích giúp em chổ đáp ứng tần số.
Em cấp Vdd=Vcc=15V thì pwm 5V ko thể đk được IR -> mach có 3 mức áp Vdd=5V Vcc=15V V=24V tất cả chung mass thì pwm mới đk đc IR đóng mở FET

namqn 13-09-2007 07:02 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11346)
Tụ tantalum ở chợ mua nói thế nào hả anh, loại này e chưa xài bao giờ.
Anh có thể giải thích giúp em chổ đáp ứng tần số.
Em cấp Vdd=Vcc=15V thì pwm 5V ko thể đk được IR -> mach có 3 mức áp Vdd=5V Vcc=15V V=24V tất cả chung mass thì pwm mới đk đc IR đóng mở FET

Theo tôi biết thì ngoài Hà Nội gọi là tụ tantan, còn ở Tp. HCM thì tôi không rõ nó được gọi như thế nào, vì tôi chỉ nhìn vào là biết nó có phải tụ tantalum hay không, và nếu đúng thì tôi cứ chỉ vào nó mà hỏi mua.

Bạn có thể xem trang sau để biết mặt mũi cái tụ tantalum:
http://www.uoguelph.ca/~antoon/gadgets/caps/caps.html

Về đáp ứng tần số, sau này bạn hiểu thêm về các mạch điện tử thì có lẽ sẽ hiểu ra được. Ở đây không tiện trình bày.

Bạn đọc lại datasheet của IR2110 để biết các điện áp ngưỡng của các mức logic '1' và '0' ở ngõ vào của IR2110. Khi thiết kế mạch điều khiển cần chú ý điểm này.

Thân,

scentoflove 14-09-2007 12:19 AM

A nói vậy thì em ko hỏi nữa. Thật sự em làm mạch này là để đk pwm ở tần só cao >20Khz chứ tàn số >10Khz thì mạch cầu H với 2 MOSFET kênh P và 2 MOSFET kênh N đáp ứng rất tốt.

hanhluckyly 14-09-2007 09:34 PM

Mấy anh cho em hỏi là có cặp nào mà điều khiển giống như cặp IRF9540 và IRF540 không mà công suất cao hơn một tí cỡ 10A hay 20A và hoặc tần số đóng ngắt cao hơn, hay cả hai càng tốt.

Xin cám ơn

namqn 15-09-2007 01:04 AM

Trích:

Nguyên văn bởi hanhluckyly (Post 11389)
Mấy anh cho em hỏi là có cặp nào mà điều khiển giống như cặp IRF9540 và IRF540 không mà công suất cao hơn một tí cỡ 10A hay 20A và hoặc tần số đóng ngắt cao hơn, hay cả hai càng tốt.

Xin cám ơn

Không rõ bạn định chạy đến tần số bao nhiêu mà cho rằng IRF540 không đủ nhanh. Dòng định mức của IRF540 đến 32 A ở 25 độ C, có lẽ lớn hơn yêu cầu của bạn rồi.

Thân,

hanhluckyly 15-09-2007 10:22 AM

Em đã dùng thử cặp này rồi, và sơ đồ mắc mạch cũng không khác là gì mấy so với các mạch của mấy anh ghi ở đây nhưng có lẽ 32A là dòng ghi của nhà sản xuất thôi
Em đã dùng thử mạch DC H Bridge kích cho :
- 1 động cơ khoảng 12A thì rất nóng (đã đầy đủ tản nhiệt và quạt) và có thể hư bất cứ lúc nào (độ tin cậy không cao).
- Cấp dòng cho cuộn kích từ nhưng lên khoảng 10A là có vấn đề rồi (rất nóng )

PS: Mạch ở trên là em đã nối song song 2 con IRF trên cùng một nhánh rồi đó tức là em dùng đến 4 con IRF540 và IRF9540 (vì em nghĩ nối song song dòng sẽ chia đôi được) chứ nếu chỉ mắc 1 con trên 1 nhánh như mấy anh thì 3A là con đó bốc khói rồi
- Ah anh Nam đã dùng thử mạch này và thử kích dòng tối đa chưa?
Nên em không biết là nên dùng cặp nào khác ngon hơn không chứ nếu dùng IGBT thì em phải đổi mạch và làm lại từ đầu

Xin cám ơn

namqn 16-09-2007 10:14 PM

Nếu bạn xem datasheet thì sẽ thấy với IRF540, ngay cả vận hành ở 100 độ C thì dòng định mức của nó vẫn là 23 A. Do đó MOSFET của bạn bị bốc khói ở 3A là một trường hợp bất thường.

Tôi đã dùng khá nhiều MOSFET công suất, và thông thường là những linh kiện mới có thông số tốt hơn thông số trong datasheet chút ít. Tôi đề nghị bạn thử riêng các MOSFET như sau:

- Làm một mạch thử MOSFET rất đơn giản, có một chiết áp để thay đổi áp cấp cho cực gate (nên có zener bảo vệ cho MOSFET), dùng một tải trở và nguồn đủ mạnh để thử đến mức dòng mà bạn muốn vận hành lâu dài. Tải đơn giản nhất là các bóng đèn dây tóc, bạn có thể có công suất lớn và có luôn sự chỉ thị khi tải có dòng đi qua. Ví dụ, với nguồn 24 V, bạn muốn có dòng điện là 5 A, như vậy bạn có thể tìm các bóng đèn 24V/25 W và 24V/50 W để mắc phối hợp thành tải cần thiết.
- Sau khi có mạch thử nghiệm rồi bạn tăng dần điện áp gate đến khi đạt được dòng điện mong muốn qua tải (có thể dùng một điện trở công suất 0.1 ohm chẳng hạn để xác định giá trị dòng qua tải, điện trở này tất nhiên nối tiếp với tải và có công suất đủ lớn, 10 W cho dòng tải tối đa là 10 A). Bạn đo điện áp rơi giữa cực drain và cực source của MOSFET, từ giá trị điện áp rơi này và dòng tải, bạn có thể tính ra điện trở Rdson ở giá trị điện áp gate đó, hay tính ra công suất tiêu tán khi MOSFET dẫn dòng.

Tôi cũng muốn hỏi thêm tản nhiệt của bạn: bạn có biết nhiệt trở của cánh tản nhiệt khi đã được làm mát bằng quạt là bao nhiêu không? Nếu không biết nhiệt trở đó thì bạn có thể cho biết nó cánh tản nhiệt hình dạng ra sao, kích thước bao nhiêu.

Tôi cho rằng vấn đề có thể nằm ở chỗ tổn hao dẫn của MOSFET đang là khá lớn và cánh tản nhiệt chưa tản nhiệt đủ cho MOSFET.

Tôi đang dùng MOSFET ở các dòng điện đỉnh gần với giá trị định mức tại 25 độ C, tần số làm việc của mạch là khoảng 200 kHz (tôi dùng chuyển mạch mềm), do đó tôi khẳng định là các MOSFET có thể làm việc ở các điều kiện mà nhà sản xuất đã nêu trong datasheet.

Thân,

scentoflove 17-09-2007 12:54 AM

Sau nhiều lần test với các tụ khác nhau thì chỉ có tần số <1khz là chạy ổn định. Các tần số lớn hơn áp 2 đầu động cơ dao dộng và đảo chiều động cơ khi sau khi vận tốc về 0 thì random có lúc được lúc ko.
Mạch IR thiết kế để kích FET tần số cao có thể >100Khz. Ko biết mạch em làm sai chổ nào, Cb=0.47uF Rgate 10ohm Db 4148

Chương trình test mạch như sau: D1 D0 đk 2 FET thấp, 2 chân PWM 0 1 đk 2 FET cao, duty max 4095, tần số 500hz

Code:

output_high(pin_D0);
output_high(pin_D1);
while(1)
{
      delay_ms(10);
     
      output_low(pin_D1);
      delay_ms(5);
      setmotorsspeed(3000);
      delay_ms(5000);
 
      setmotorsspeed(0); <= cú pháp của hàm chỉ có 1 đối số!?
      output_high(pin_D1);
      output_high(pin_D0); <= những lệnh thao tác ngõ ra này nên nằm trong hàm setmotorsspeed()
      delay_ms(10);
 
      output_low(pin_D0);
      delay_ms(5);
      setmotorsspeed(-3000);
      delay_ms(5000);
      setmotorsspeed(0); <= cú pháp của hàm chỉ có 1 đối số!?

      output_high(pin_D1);
      output_high(pin_D0);
}

setmotorsspeed (signed long duty)
{
        if(duty==0){
                set_power_pwm_override(1, true, 0);
                set_power_pwm_override(0, true, 0);
        }else if(duty<0){ <= if cái gì < 0?!
                set_power_pwm_override(1, true, 0);
                set_power_pwm_override(0, false, 0);
                set_power_pwm0_duty(-Duty);
        }else{
                set_power_pwm_override(0, true, 0);
                set_power_pwm_override(1, false, 0);
                set_power_pwm0_duty(Duty);
        }
}


namqn 17-09-2007 02:08 AM

Bạn muốn nói là thử với nhiều loại tụ khác nhau hay với nhiều giá trị tụ khác nhau? Tôi đã đề nghị bạn dùng tụ tantalum, bạn đã thử chưa?

Nếu bạn cho động cơ chạy không tải, bạn cần có thời gian chờ khá lớn để động cơ giảm tốc độ, sau đó mới đổi chiều quay. Trong code của bạn, khoảng thời gian chờ đó là khoảng 10 ms, rất không thực tế.

Code của bạn cũng có nhiều chỗ không ổn. Tôi đã chú thích trong code của bạn rồi, bạn hãy xem lại.

Thân,

scentoflove 18-09-2007 12:28 AM

Thời gian giữa đảo chiều e giảm từ 10s xuống còn 10ms để test. Còn tụ thì em cũng có xài tụ tantalum rồi 2.2uF.
Khi thử duty <50% thì ở tần số cao (20Khz 32Khz) động cơ chạy êm tăng duty >50% thì lại giật giật

namqn 18-09-2007 12:49 AM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11440)
Thời gian giữa đảo chiều e giảm từ 10s xuống còn 10ms để test. Còn tụ thì em cũng có xài tụ tantalum rồi 2.2uF.
Khi thử duty <50% thì ở tần số cao (20Khz 32Khz) động cơ chạy êm tăng duty >50% thì lại giật giật

Vậy tôi tạm thời kết luận rằng mạch cầu và mạch kích không có vấn đề. Nếu bạn có dao động ký (máy hiện sóng) thì bạn kiểm tra lại dạng sóng xung PWM ở ngõ ra của PIC trong trường hợp duty cycle > 50% xem có ổn hay không.

Thân,

scentoflove 20-09-2007 12:08 AM

Hic hình của pwm vào chân Hin và ngỏ ra Ho của mạch. Cạnh lên và cạnh xuống gần như trùng với pwm, nhưng khi pwm=0 thì ngõ ra rất lạ
http://i71.photobucket.com/albums/i1...1640954000.jpg
http://i71.photobucket.com/albums/i1...n/Image007.jpg
http://i71.photobucket.com/albums/i1...n/Image006.jpg

Còn 1 điều lạ là khi ở tần số cao cạnh xuống của pwm có nhiễu (dao động quanh mức 0 3-4 lần rồi về 0) như hình thứ 3.

namqn 20-09-2007 01:39 AM

Bạn chú thích thêm về các dạng sóng trong các hình. Tôi đoán sóng vuông phía dưới là ngõ ra của PIC/ngõ vào của mạch kích.

Bạn cho biết điểm GND của 2 dạng sóng đó ở đâu. Bạn đo Ho thì GND của kênh đó nối đi đâu? Nhờ bạn chỉ dùng 1 kênh nhưng đo điện áp giữa hai đầu cực của động cơ. Bạn không chụp hình các setup trên máy hiện sóng, nên nhờ bạn cho biết time scale của các hình khác nhau luôn (1 div theo chiều ngang là bao nhiêu ms, hay us?). Hình đầu tiên là trường hợp nào, và hình thứ hai là trường hợp nào?

Tôi đề nghị bạn đo với PWM > 50%, nhưng trong các hình bạn gửi lên thì có vẻ PWM < 50%.

Thân,

scentoflove 20-09-2007 10:14 AM

GND là mass của mach, xung vuông ở dưới là ngỏ ra PIC và ngỏ vào Hin, xung ở trên là ngay chân Ho của IR. Tất cả các hình đều ở tần số 20khz (theo công thức trong datasheet thạch anh 10Mhz PLL x4) nhưng trên máy chình scale 20us 1 ô thì đếm 1 chu kỳ pwm >4ô (12.5Khz dù đã chỉnh scale bằng tần số chuẩn 1khz trên máy) -> sau đó thì em chỉ quan tâm tới hình dạng ung chứ ko quan tâm tới tần số trên máy có giống với tần số tính theo công thức hay ko (đầu tiên e đo ở 20Khz sau đó tăng giảm 10Khz 1Khz 312.5Khz 500Hz) gần như biên dạng xung là gần giống nhau như hình.
Đã đo thì đương nhiên là em có đo duty <50% và >50% nhưng khi >50% máy ko ra được dạng xung cố định để chụp hình (ra dạng xung như hình 1 chút rồi thành 1 đường ngang nhiễu giống như khi để tay vào đầu dò của máy cứ như vậy lặp đi lặp lại)

namqn 20-09-2007 05:44 PM

Bạn hãy đọc lại post #66 của tôi, tôi nhờ bạn đo dạng sóng ngõ ra của PIC khi duty cycle > 50%, để kiểm tra xem lỗi ở phía PIC hay ở phía mạch công suất, chứ tôi biết rằng ở duty cycle > 50% thì động cơ của bạn chạy giật giật rồi.

Tôi cũng có đề nghị bạn chỉ dùng 1 kênh và đo dạng sóng giữa hai đầu động cơ, trong post #68. Bạn đo cho cả hai trường hợp duty cycle < và > 50%.

Bạn thí nghiệm thêm những phần tôi vừa nói rồi chúng ta thử bàn xem bạn đang gặp vấn đề ở khâu nào.

Bạn nhớ cho biết luôn scale cho các kênh tín hiệu (1 div dọc tương ứng với bao nhiêu V, cho từng kênh khác nhau luôn).

Thân,

scentoflove 20-09-2007 06:44 PM

Mới ở trường về đọc bài này đo lại lần nữa với 2 tần số 1k(div ngang la 0.2ms) và 20k (div ngang là 20us). Em ko chú lắm div dọc
Duty 40% tần số 1K
http://i71.photobucket.com/albums/i1..._ppan/401k.jpg
Duty 80% tần số 1K
http://i71.photobucket.com/albums/i1..._ppan/801k.jpg
Duty 40% tần số 20K
http://i71.photobucket.com/albums/i1...ppan/4020K.jpg
Duty 70% tần số 20K
http://i71.photobucket.com/albums/i1...ppan/7020K.jpg

Cạnh lên và cạnh xuống của Ho gần như trùng với pwm, như ở mức 0 sau khi cạnh xuống về 0 Ho lên lại duty >50% Ho sau khi về 0 xu hướng lên ngang với mức 1 và động cơ đang chạy thì dừng lại, sau đó thì chạy lại bình thường cứ như vậy.

Khi có tải nặng động cơ gần như ko quay thì Ho mới ở mức 0 cho tới khi có cạnh lên của pwm. 1 xung pwm và Ho rõ nhât là như hình
http://i71.photobucket.com/albums/i1...n/Image007.jpg

Tần số càng cao thì Ho càng lên sát mức 1, tần số thấp Ho như hình trên. Em nghĩ vấn đề là ở mức 0 của Ho. trên trường có mạch cầu H xài IR2104 Db 4001 Cb tụ hóa 3.3uF Rgate 10ohm ko có 4 điện trở giữa gs mạch chạy rất tốt đo xung rất đẹp

namqn 20-09-2007 11:48 PM

Chúng ta đang bàn về các vấn đề kỹ thuật, trong đó các mức điện áp của các dạng sóng mang ý nghĩa quan trọng. Bây giờ bạn nói rằng không chú ý đến scale của các kênh thì tôi không bàn thêm được. Lấy ví dụ, nếu mức áp cao nhất của HO là 30 V thì có bất thường không khi áp nguồn cấp cho động cơ là 24V, và nếu mức áp cao nhất của HO là 24 V thì sao? Lẽ ra tôi còn phải hỏi mức GND của bạn nằm ở đâu trong các hình đó. Dạng sóng là quan trọng, nhưng ít nhất với tôi, các giá trị cụ thể tại các mức điện áp khác nhau là quan trọng hơn.

Thân,

le_nguyen000 22-09-2007 01:56 PM

ở SaiGon có ai biết chỗ bán IR2110, hay các con tương tự không, thấy mọi người bàn luận sôi nổi quá, chắc các pac biết chỗ mua nhỉ, chỉ cho mọi người với

scentoflove 23-09-2007 09:10 AM

Mua ở HN đó bạn, 269 Đội Cấn Cty Toàn Cầu, ở Tp mình ko biết chổ mua

scentoflove 29-09-2007 07:06 PM

Sau khi làm lại mạch và cháy 1 số IR2110, thì sáng nay đo được những hình sau. Div dọc cho xung trên pwm là 2V, div dọc xung dưới chân g của FET là 5V
Tần số 1k div 0.2ms duty 50%
http://i71.photobucket.com/albums/i1..._ppan/1k50.jpg

Tần số 5khz div 0.50ms duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i1...ve_ppan/5k.jpg

Tần số10khz div 20us
duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i1..._ppan/10kw.jpg

duty 50%
http://i71.photobucket.com/albums/i1...ppan/10k50.jpg

Tần số 20khz div 10us duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i1...ppan/20k25.jpg

Tần số 40khz div 5us duty 25%
http://i71.photobucket.com/albums/i1...e_ppan/40k.jpg

Tần số 100khz div 0.5us duty 50%
http://i71.photobucket.com/albums/i1..._ppan/100k.jpg

duty >50% thì hình giống như duty<50%, nhưng tần số càng cao thì duty mã càng giảm 10khz duty max 95%, 20khz 90%, 40khz 85%,100khz 70%

Cạnh xuống của các hình bị lài ra có phải là do điện trở Rgate tạo ra ko?? Tần số 10khz là cạnh xuống tốt nhát, càng cao càng bị lại ra.

namqn 01-10-2007 12:11 AM

Phần lài ra mà bạn đề cập là thời gian cực gate của MOSFET phía dưới được nạp điện tích. Tuy nhiên, theo hình mà bạn chụp thì nó là khoảng 6 us (không phụ thuộc vào tần số chuyển mạch) thì là bất thường. Theo datasheet của IR2110, IRF540, điện trở gate của bạn là 10 ohm, và áp Vcc là 15V, thì thời gian này chỉ khoảng vài chục ns.

Bạn so sánh xung kích cho HIN và LIN của IR2110 đang dùng làm PWM trên cùng một trục thời gian xem thế nào.

Thân,

scentoflove 03-10-2007 01:21 AM

Vcc sau này chỉ còn 12V.
Hin và Lin anh nói là của 1 con IR hay là của 2 con tạo ra 1 chiều quay.
Em thấy phần lài ra đó chỉ xuất hiện khi áp còn 20v (4 ô), tử 30v-20v (2 ô trên) vần là xung vuông.

namqn 03-10-2007 06:13 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11753)
Vcc sau này chỉ còn 12V.
Hin và Lin anh nói là của 1 con IR hay là của 2 con tạo ra 1 chiều quay.
Em thấy phần lài ra đó chỉ xuất hiện khi áp còn 20v (4 ô), tử 30v-20v (2 ô trên) vần là xung vuông.

Như tôi đã nói ở post trước đó, bạn kiểm tra dạng sóng đưa vào HIN và LIN trên cùng một trục thời gian, của IR2110 đang dùng để tạo PWM (nếu bạn dùng logic mà tôi đã đề nghị thì chỉ có 1 IR2110 tạo PWM, còn IR2110 còn lại sẽ chỉ ở trạng thái tĩnh: đóng MOSFET dưới, ngắt MOSFET trên).

Thân,

scentoflove 04-10-2007 12:52 AM

E làm theo logic của anh chỉ có Hin là pwm còn IR còn lại ở trạng thái như anh nói ngắt FET trên mở FET dưới. Như vậy Hin và Lin trên 1 trục thời gian cũng chĩ thấy xung ở Hin còn Lin là đường ngang.

Sangcao 04-10-2007 10:03 AM

Bạn thử xem lại mạch đi. Nhớ là nối động cơ vào, hoặc nối 2 đầu ở đường động cơ bằng 1 điện trở vài k và đo.
Cách thử đơn giản là cho Hin1 và Lin2 cùng 1 xung. Nối các chân SD và Hin2, Lin1 với trở xuống đất.
Đo Lo thì đơn giản rồi phải ko. Còn Ho thì đo trên 2 chân Ho và Vs, xung ra vẫn ok.
Mạch này tôi làm thực nhiều rồi, chạy khá OK, nhưng nếu điện áp cao phải có 1 số linh kiện dập nhiễu tăm nữa.
Chúc bạn thành công!


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:05 AM.

Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam