PIC Vietnam

PIC Vietnam (http://www.picvietnam.com/forum/index.php)
-   Thực hành (http://www.picvietnam.com/forum/forumdisplay.php?f=20)
-   -   Thiết kế mạch cầu H để truyền động động cơ DC (trích lọc) (http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1186)

scentoflove 04-10-2007 11:33 AM

Mạch bootstrap thì phải có đcơ vào mới thử đc, 2 chân SD cũng nối trở nối mass ->mạch chạy rồi mới có sơ đồ xung đó a Sangcao.
Vấn đề là cạnh xuống có phần lài ra, nên duty ko thể >90% dc. Mặc dù 1 số appnote có nói là 99% ở tần số 100khz, e cũng chĩ muốn tới khoản 95% thôi

hampic 04-10-2007 03:10 PM

Trích:

Nguyên văn bởi namqn (Post 11334)
Ngắt Q2 rồi đóng Q1, như vậy mới tránh trùng dẫn (shoot through). Để tạo điều rộng xung thì không nhất thiết phải đóng ngắt cả 2 khóa, chỉ cần một khóa thực hiện chức năng đó thôi. Đúng như bạn nói, Q2 và Q4 chỉ dùng để chọn chiều quay. Để đổi chiều quay, bạn nên về trạng thái 2 và chờ đến khi tốc độ động cơ giảm về gần 0 rồi mới đổi chiều quay.

Như tôi đã nói ở post trước, việc điều rộng xung luôn liên quan đến trạng thái 2, do đó khi thay đổi độ rộng xung thì bạn sẽ chuyển đổi giữa trạng thái 2 (đặt điện áp 0V vào động cơ) và trạng thái 1 (chiều thuận) hay trạng thái 3 (chiều ngược).

Thân,

Nếu ở trạng thái 2, namqn nói là đặt điện áp 0V vào động cơ nhưng thực chất là nối 2 đầu cuộn dây động cơ, việc này có hợp lý khi đk cơ hay không, vì nếu nối như vậy, động cơ sẽ bị đứng yên ngay tức khắc, trong khi động cơ đang chạy nhanh, việc này có tốt ko? Theo tôi hiểu thì chỉ ở trạng thái 2 khi cần thắng động cơ mà thôi.

hampic 04-10-2007 03:52 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11341)
Em viết chương trình kích thử mạch cầu H chiều nay và có 1 số thắc mắc.
Em viết pic4331, Fcy=10MIPS, PTPER=1249, duty 90% dùng Power PWM của 4331
Khi chọn prescaler = 1:4, ta có tần số pwm=Fcy/(PTPER+1)/pre=2KHz, khi lập trình động cơ chạy chiều thuận 5s rồi chuyển sang trạng thái 2 rồi đảo chiều chạy 5s trong while(1) thì khi quay động cơ áp trên động cơ dao động khá lớn 18-22V (V=24V) và trong vòng lặp có 1 số lần khi đảo chiều động cơ ko quay (quay thuận dừng lại ko quay thay vì quay nghịch sau đó quay thuận trở lại)
Khi chọn precaler = 1: 16, pwm tần số 500Hz thì việc đảo chiều quay ko vấn đề gì và áp trên động cơ lại ổn định 18V
Tần số tăng thì việc khởi động lại sau khi Q2 va Q4 dẫn là random, tần số càng cao thì khả năng động cơ ko quay càng nhiều sau khi kích quay theo 1 chiều nào đó. Áp trên động cơ dao động (động cơ quay giật giật)
Tần số giảm mọi việc ok
Em nghĩ là vấn đề ở tụ Cb ko biết đúng hay sai. Theo appnote thi mach cầu H voi IRF540 Cb=0.47uF em xài 1uF, Db là 4148. Rgate=10ohm

Theo kinh nghiệm của mình, thì khi bạn đảo chiều quay, không phải là có những lúc không quay mà là lúc nào cũng không quay. Vì sao? Vì khi bạn cho Q2 và Q4 cùng dẫn, điều này sẽ là cho động cơ bị khóa, ko quay chiều nào được cả. Nếu bạn muốn đảo chiều thì nên điều khiển bằng cách cho 50% của PWM dưới là chiều 1, 50% PWM trên là chiều 2, khi đó bạn sẽ đảo chiều dể dàng hơn và không nên quay về trạng thái 2, chỉ dùng trạng thái này khi bạn muốn động cơ dừng hẳn.
Thân.

namqn 04-10-2007 05:43 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11780)
E làm theo logic của anh chỉ có Hin là pwm còn IR còn lại ở trạng thái như anh nói ngắt FET trên mở FET dưới. Như vậy Hin và Lin trên 1 trục thời gian cũng chĩ thấy xung ở Hin còn Lin là đường ngang.

Bạn tự đọc lại post của bạn. Theo logic mà tôi đã đề nghị ở post #49, lấy ví dụ chúng ta có chiều quay thuận, như vậy chúng ta sẽ chuyển đổi giữa trạng thái 1 (kích đóng Q1 và Q4, ngắt Q2 và Q3) và trạng thái 2 (kích đóng Q2 và Q4, ngắt Q1 và Q3).

Như vậy Q3 luôn ngắt, và Q4 luôn đóng, chúng thuộc về nửa cầu có trạng thái tĩnh, và do 1 IR2110 điều khiển. Còn khi Q1 đóng thì Q2 ngắt, và ngược lại, khi Q1 ngắt thì Q2 đóng, chúng thuộc về nửa cầu còn lại mà tôi đang gọi là nửa cầu tạo PWM, và do IR2110 còn lại điều khiển. Như vậy dạng sóng đưa vào HIN và LIN của con IR2110 này là bổ phụ.

Có vẻ như bạn chưa thực hiện đúng logic đã được đề nghị.

Thân,

namqn 04-10-2007 05:48 PM

Trích:

Nguyên văn bởi hampic (Post 11799)
Nếu ở trạng thái 2, namqn nói là đặt điện áp 0V vào động cơ nhưng thực chất là nối 2 đầu cuộn dây động cơ, việc này có hợp lý khi đk cơ hay không, vì nếu nối như vậy, động cơ sẽ bị đứng yên ngay tức khắc, trong khi động cơ đang chạy nhanh, việc này có tốt ko? Theo tôi hiểu thì chỉ ở trạng thái 2 khi cần thắng động cơ mà thôi.

Hằng số thời gian của hệ cơ thường lớn hơn nhiều lần so với hằng số thời gian của hệ điện. Đúng là khi nối tắt hai đầu cuộn dây phần ứng của động cơ thì động cơ ở trạng thái hãm động năng, nhưng thời gian động cơ ở trạng thái này là rất nhỏ so với thời gian cần thiết để động cơ giảm tốc độ về đến trạng thái đứng yên.

Bạn yên tâm về logic mà tôi đã đề nghị, tôi đã viết giáo trình cho khoa Điện - Điện Tử của ĐHBK HCM về các loại động cơ (Giáo trình 'Kỹ thuật điện đại cương', các tác giả Trương Sa Sanh, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Quang Nam). Sinh viên của tôi đã làm luận văn tốt nghiệp về điều khiển động cơ DC theo cách này cách đây hơn 3 năm.

Thân,

scentoflove 05-10-2007 11:06 AM

Theo a namqn thì Q1 và Q2 cấp pwm bù nhau. Việc này em cũng có nghĩ tới nhưng thấy ko có tác dụng.
Theo em nghĩ. Khi pwm trên Q1 là 1 thì Q1 dẫn (Q2 khóa), khi pwm=0 Q1 ko dẫn, nạp tụ Cb cho lần kích Q1 sau. Bây giờ nều Q2 dẫn hay Q2 ko dẫn thì chân Vs bên Q1 vẫn dc kéo mass do nối qua đcơ qua Q4 (Q2 khóa) hoặc qua Q2 xuống mass (Q2 dẫn)
Thực tế là sau khi làm lại mạch em chưa cấp theo kiểu xung bù để đo (mạch ban đầu có vấn đề nên dù cấp xung bù vẫn ko có kết quả). Có thể chiều nay em lên trường đo lại.
Cấp xung bù cho IR2110 giống như việc sử dụng IR2104 (chỉ 1 chân in, in=1 Ho=1 Lo=0, in=0 Ho=0 Lo=1)

namqn 05-10-2007 04:53 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 11815)
...
Theo em nghĩ. Khi pwm trên Q1 là 1 thì Q1 dẫn (Q2 đóng), khi pwm=0 Q1 ko dẫn, nạp tụ Cb cho lần kích Q1 sau. ...
Cấp xung bù cho IR2110 giống như việc sử dụng IR2104 (chỉ 1 chân in, in=1 Ho=1 Lo=0, in=0 Ho=0 Lo=1)

Chính là kích cho Q2 dẫn để nạp tụ bootstrap. Việc Q1 và Q2 đóng/ngắt bổ phụ là thuật toán đơn giản nhất, do đó nó giống như sử dụng IR2104. Tuy nhiên, với IR2110, người thiết kế có thể linh hoạt thêm vào dead time theo ý của họ.

Bạn nên dùng từ cho chính xác: đóng/ngắt, hoặc bật/tắt, hoặc dẫn/khóa.

Thân,

scentoflove 05-10-2007 06:16 PM

Thanks a namqn, e mới lên trường về thì mạch chạy ok, Ho gần như giống Hin và duty lên tới 98%.
Của em đóng/dẫn = khóa/dẫn của a. Học được từ anh ở luồng này rất nhiều
To a Sangcao a biết chổ nào mua IR ko, hiện giờ em đang cần thêm một số IR loại này nhưng cửa hàng nói khoảng 1 tháng nữa thì mới có.

Alex102 12-10-2007 05:09 PM

Chào scentoflove!
Mình rất quan tâm tới vấn đề ông vừa làm.
Ông có thể chia sẻ kết quả cho anh em đuợc không.
Cách thiết kế bộ điều khiển.
Email của tôi:haihabk@yahoo.com

scentoflove 13-10-2007 04:10 PM

Alex102 muốn chia sẽ những gì, tất cả công việc mình làm đều trong luồng này từ những câu củ chuối cho tới lúc mình làm xong.
Trong luồng này mình chỉ thiết kế cầu H, bạn hỏi bộ điều khiển mình ko rõ ý của bạn
Ở đây có nhiều anh giỏi hơn mình bạn nêu thắc mắc cụ thể các anh có thể giúp.

seraph 14-10-2007 10:08 AM

Hiện tại em đang cần 1 mạch cầu H để dk pid vị trí 1 động cơ có công suất khoảng 80W. Em đã đọc luồng này và luồng "Tìm người làm bài tập thực hành: Bộ ĐK PID động cơ DC" nhưng hình như 1 số link hình ảnh ko còn đọc được. Giải pháp đưa ra ở đây là dùng con ir2110 thì ko kiếm ra(phải đến tháng 11 mới có hàng) mọi người có thể tổng kết giúp em 1 sơ đồ mạch cầu h chạy ổn định được không ?

Alex102 23-10-2007 03:07 PM

Chào bác scentoflove!
Bác có thể cho em số điện thoại của bác được không?
Em muốn gặp trực tiếp để hỏi vài thứ thắc mắc.
Chả là em cũng đang làm mạch điều khiển động cơ DC, khoảng 70W, kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Yêu cầu dùng IR2104, IRF540, PIC18F2320. Điều khiển thuận, nghịch. Set tốc độ, giao tiếp với máy tính...
OK.

scentoflove 28-10-2007 09:35 AM

Liên lạc mình qua email friendlyppan@yahoo.com hoặc nick YM friendlyppan nha Alex102.

Anh namqn cho e hỏi 1 chút về các dòng IR.
IR2104 Io=130/270 (mA)

IR2110 Io=2/2 (A)
Dòng ngõ ra này là của các chân Ho và Lo phải ko a namqn và sự khác nhau giữa 2 dòng ngõ ra đối với mạch kích như thế nào vậy a.

namqn 28-10-2007 08:10 PM

Trích:

Nguyên văn bởi scentoflove (Post 12413)
Anh namqn cho e hỏi 1 chút về các dòng IR.
IR2104 Io=130/270 (mA)

IR2110 Io=2/2 (A)
Dòng ngõ ra này là của các chân Ho và Lo phải ko a namqn và sự khác nhau giữa 2 dòng ngõ ra đối với mạch kích như thế nào vậy a.

Chính xác là Io+/-, thể hiện giá trị dòng ngắn mạch mức cao/thấp của các vi mạch IR21xx. Bạn đọc thêm trong mục 'Static Electrical Characteristics' của datasheet của các vi mạch đó về điều kiện thử nghiệm cụ thể.

Io+ là giá trị dòng điện ngắn mạch dưới điều kiện thử nghiệm đã nêu, khi có mức cao ở ngõ vào (ngõ vào là '1', nhưng ngõ ra lại là 0V).

Io- là giá trị dòng điện ngắn mạch dưới điều kiện thử nghiệm đã nêu, khi có mức thấp ở ngõ vào (ngõ vào là '0', nhưng ngõ ra lại là 15V).

Các giá trị dòng điện Io+/- cho phép ước tính nội trở của ngõ ra của các vi mạch IR. Nội trở tương ứng với Io+ sẽ ảnh hưởng quá trình nạp điện tích Cgs (quá trình kích đóng), còn nội trở tương ứng với Io- sẽ ảnh hưởng quá trình xả điện tích Cgs (quá trình kích ngắt).

Thân,

luu5634 06-01-2008 12:49 PM

mach hinh cau
 
1 Attachment(s)
minh dang dung mach hinh cau


Các linh kiện sử dụng:
_ optocoupler hay còn gọi là cách quang P521 màu trắng, dưới dấu chấm là 1, các chân sẽ là 1====4
2====3
(loại này chắc về sau sẽ được nhà trường phát, mua trước về làm thì tốt hơn )
- 2 con MOSFET loại mình dùng là IRF540 (kênh N) và IRF9540 (kênh P). Thứ tự các chân nếu nhìn vào mặt trước (mặt có chữ) sẽ là
G-D-S (cả 2 loại giống nhau)
Đặc biệt chú ý:
-Các cổng NAND của 7400 phải là 74HC00
-TLP621 cũng giống như P521, nhưng khi thiết kế phải đổi lại số chân vì cấu tạo chân của TLP621 là 1243 không phải như hình vẽ (hình vẽ là sau khi đã sửa lại số chân rồi)
Nguyên tắc hoạt động
a1_a0__Motor__________MosFET D1__ D2__ D3__ D4
0___0__Stop_________________Off__ Off__ Off__ Off
0___1__Forward______________ On__ Off__ Off__ On
1___0__Backward_____________ Off__ On__ On__ Off
1___1__HOLD________________ On__ Off__ On__ Off
mach cua minh k chay k hieu la minh bi sai cho nao
xin cac bac chi giao?
cam on cac bac nhieu

namqn 06-01-2008 05:44 PM

Hai MOSFET phía thấp sẽ không bao giờ dẫn, vì khi transistor của optocoupler nối với gate của chúng có dẫn hay bị ngắt, áp Vgs vẫn là 0 V.

Chú ý là tỷ số truyền dòng của các optocoupler thông thường khá thấp (khoảng 20 - 30%). Nên có điện trở mạch gate, để đệm dao động áp Vgs do tác dụng của điện cảm ký sinh. Tôi không kiểm tra logic của bạn, vì bạn phải thiết kế lại mạch kích trước.

Thân,

luu5634 07-01-2008 03:48 AM

cam on bac nam rat nhieu nhung o day em thu rui thi thay lhi dong co quay nguoc chieu thi hai con fet Q4,Q2 boc khoi.ma k do ngueyn nhan

luu5634 07-01-2008 03:59 AM

mach em ve day du day pac xem thu
 
1 Attachment(s)
hien tai em thu rat nhieu rui ma chua thanh cong.mong bac chi giao cho em.khi thu thi N-fet va P-fet rat nong.em da ve thu mach kich k do da chinh xac chua.mong bac giup em.em cam on

luu5634 07-01-2008 04:25 AM

Em Ve Lai Mach Roi
 
1 Attachment(s)
dong kich thi va nhu tren,em chi thay doi ve 2con opto o phia duoi anh xem co dung ko?

namqn 07-01-2008 06:40 AM

Nếu bạn dùng nguồn 24 V thì không nên dùng MOSFET kênh P như trong sơ đồ của bạn, vì nếu bạn kích cho MOSFET kênh P đóng thì áp Vgs sẽ gần bằng -24 V khi tụ Cgs đã nạp đầy, giá trị -24 V này vi phạm giới hạn an toàn của điện áp Vgs, và MOSFET có thể bị đánh thủng.

Thân,

luu5634 09-01-2008 12:31 PM

nếu ở đây em thay 2 con kênh P bằng 2 con kênh N thì mạch co biến đổi gì không anh.va em muốn để như thế thì em pải dùng nguồn 12V hả anh.em đã test thử mạch trên rồi khi chạy động cơ chạy thuận chiều thì không có hiện tượng gì nhưng khi quay ngược thì con kênh N bi nóng và bốc khói như hình vẽ trên là Q1.và nếu em vẫn dùng MOSFET kênh P và nguồn 24V thì pải thay đổi j trong mạch hả anh.nếu có thể anh post mạch lên anh nhé.cảm ơn anh nhiều.

electronicltv 09-01-2008 03:24 PM

Động cơ 24V mà dùng 12V thì sao được. Bạn không cần phải thay FET kênh P, bạn chỉ thêm diode zener để ghim áp VGS lại là được. Nếu bạn thay kênh P thành kênh N thì hơi khó điều khiển một chút và cũng không cần thiết lắm.Bạn nên post hình của mạch kích đầy đủ. Tôi xem qua nhưng thấy mạch kích bạn làm chưa đạt yêu cầu lắm. Bạn cố gắng xem lại datasheet của FET và xem điện áp kích như thế nào đối với từng loại kênh N hay P. khi đó bạn sẽ thiết kế mạch kích tốt hơn. Mạch kích bạn thiết kế sao cho 2 FET cùng một phía ( kênh N và P) không cùng dẫn ( trùng dẫn) là được. Do bạn làm chưa đúng nên khi đảo chiều thì Fet bốc khói. Còn vấn đề hãm thì chưa nói tới được.
Bạn cần chú ý là: khi VXL ở chế độ debug hay chưa nạp firmware thì đường PWM dễ bị treo ở giữa mức 0 và 1 => bốc khói.
Tốt nhất là bạn ngắt nguồn 24V, cho tín hiệu điều khiển rồi dùng VOM đo kiểm tra tất cả VGS coi đạt yêu cầu chưa rồi sau đó mới nối tải và nguồn 24V vào.

electronicltv 09-01-2008 03:30 PM

1 Attachment(s)
Tôi có 1 mạch đơn giản. Bạn tính lại mấy giá trị điện trở và thêm diode zener ghim áp VGS lại là được (khỏi thêm cũng k sao).

chuongfriendly 04-04-2008 12:56 PM

thắc mắc mạch kích IRF540?
 
2 Attachment(s)
xin chào các bác.
đây là lần đầu tiên em làm mạch kích nửa cầu H và luồng này đã giúp em rất nhiều.
em dùng IR21271 để kích IRF540 theo sơ đồ sau.


http://i247.photobucket.com/albums/g...1_phankich.jpg
hình 1: sơ đồ trích phần kích MOS.
[tụ bootstrap và Rgate tính theo công thức trong luồng này. sơ đồ đầy đủ em gửi ở file pdf kèm theo]



em test ở tần số 5KHz, duty 50% và kết quả trên Osci như sau:
hình 2: điện áp trên cực G của MOS.
http://i247.photobucket.com/albums/g...chG_5KHz-1.jpg




hình 3:dạng sóng áp kích. giống hình 2 nhưng được "phóng to". và dạng sóng này không thay đổi khi em thay đổi tần số kích lên 10KHz, 20KHz.
http://i247.photobucket.com/albums/g.../V_gsdotre.jpg




hình 4: điện áp trên tải R với dòng tải 3A.
http://i247.photobucket.com/albums/g...tai3A_5KHz.jpg



câu hỏi của em:
1. tại sao áp trên cực G của MOS (hình 3) lại dao động nhiều vậy? do bị nhiễu hay do cảm kháng đoạn dây kích gây ra?
2. một mạch kích được xem là tốt (thực tế) thì áp Vgs có dao động không? ít nhiều như thế nào?
3. có thể cho em một vài kinh nghiệm để làm mạch kích (10KHz) hoat động ổn định.

em rất mong nhận được ý kiến của các bác.

namqn 04-04-2008 06:51 PM

Trích:

Nguyên văn bởi chuongfriendly (Post 15333)
...
câu hỏi của em:
1. tại sao áp trên cực G của MOS (hình 3) lại dao động nhiều vậy? do bị nhiễu hay do cảm kháng đoạn dây kích gây ra?
2. một mạch kích được xem là tốt (thực tế) thì áp Vgs có dao động không? ít nhiều như thế nào?
3. có thể cho em một vài kinh nghiệm để làm mạch kích (10KHz) hoat động ổn định.

em rất mong nhận được ý kiến của các bác.

1. Bạn đang chuyển mạch cứng, với MOSFET được đóng khi áp Vds có giá trị dương khá lớn, do đó hiệu ứng Miller sẽ xảy ra, và dạng sóng điện áp Vgs sẽ có một đoạn gần như nằm ngang tại điện áp bằng điện áp ngưỡng Vth. Bạn chưa chọn giá trị tối ưu của điện trở mạch kích, do đó dạng sóng của bạn bị dao động mạnh. Bản chất của mạch vòng là một mạch RLC, do đó nhất định sẽ có dao động, và việc chọn giá trị tối ưu cho R là rất quan trọng để đệm dao động đó.

2. Một mạch kích được xem là tốt thì áp Vgs vẫn có thể dao động, miễn là dao động đó không ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của MOSFET. Trong trường hợp của bạn, dao động đầu tiên ngay sau khi hiệu ứng Miller kết thúc (chu kỳ dao động thứ ba của toàn bộ dạng sóng Vgs ngay sau khi tín hiệu PWM được thay đổi) quá lớn, với phần bán kỳ âm có đỉnh còn thấp hơn Vth, tức là MOSFET sẽ bắt đầu dẫn rồi lại tắt, rồi lại dẫn và tắt trong một vài chu kỳ dao động, rồi mới hoàn toàn dẫn.

3. Kinh nghiệm tùy vào trường hợp cụ thể, nhưng không thể dùng vài câu văn để diễn đạt. Bạn có thể tham khảo link sau để hình dung vấn đề:

http://focus.ti.com/lit/ml/slup169/slup169.pdf

Thân,

chuongfriendly 05-04-2008 04:39 PM

3 Attachment(s)
em cám ơn Thầy đã trả lời, Em đã đọc kỹ và hiểu những gì Thầy nói ở trên.

1. Đúng vậy, mạch vòng là một mạch RLC. Theo lý thuyết mạch thì điều kiện để áp trên tụ không dao động là:

http://i247.photobucket.com/albums/g.../Gateloop2.jpg

Như vậy, giá trị tính được theo công thức này là điện trở tối thiểu để việc nạp tụ CISS không có dao động.

Áp dụng cho mạch em tính ở trên:
IR21271 có: Io+=250mA (test ở 15V);
IRF540 có: Ciss =1960pF; Qg=71nC

R_G = R_out(IC) + Rg = 15/0.25 + 10 = 70Ω

Với: R_out(IC) : điện trở ngõ ra của IR21271
Rg : điện trở em thêm vào.

Suy ra: Ls tối thiểu để mạch dao động:
Ls = Ciss .4R^2 = 1960p.4.70.70=38,4 µH.

Nhận xét: giá trị Ls quá lớn. mạch em làm có lẽ L chỉ vài trăm nH là cùng. Như vậy sẽ không có dao động mới đúng. nhưng thực tế lại có? Em hết biết giải thích rồi? Thầy có ý kiến chỗ này không?

2. Đúng như Thầy nói. Việc chọn giá trị R tối ưu rất quan trọng, và em thấy để tính được nó không dễ chút nào.
lúc tính giá trị R, em chỉ dùng công thức trong slup69 để ước lượng cận dưới của R thôi (vì em không biết được chính xác Ls). Em tính R theo năng lượng trung bình (tham khảo tài liệu DT04-4):
Qg = Q_av =[(Vdrv-Vth)/R_G]. T_sw
Tuy nhiên, cách tính này cho kết quả trong một khoảng từ 0-47 Ω. Em chọn 10 Ω làm thí nghiệm như trên.

Tóm lại: em nhờ Thầy ở 2 chỗ:
1. nhận xét về R>Rth, nhưng vẫn có dao động.
2. làm sao để tính được R tối ưu?

namqn 05-04-2008 07:55 PM

Người ta không tính điện trở ngõ ra của IR21271 như bạn. Trong trường hợp bình thường, điện trở ngõ ra của vi mạch chỉ có vài ohm, chỉ khi ở trạng thái ngắn mạch thì vi mạch mới hạn dòng và điện trở ngõ ra do đó mới tăng lên.

Công thức tính điện cảm tối thiểu của bạn không đúng, phải chia cho 4 chứ không nhân với 4. Giả sử điện cảm mạch vòng của bạn là 100 nH, khi đó tổng điện trở tối thiểu của mạch kích sẽ khoảng 14 Ω. Giá trị 10 Ω của điện trở thêm vào khi đó sẽ thường xuyên đưa vi mạch vào trạng thái ngắn mạch ngõ ra. Với các vi mạch có giới hạn dòng ngắn mạch khá nhỏ, người ta thường phải chọn giá trị điện trở mạch kích theo giới hạn dòng ngắn mạch chứ không theo giá trị điện trở tối ưu. Bạn thử lại với giá trị điện trở thêm vào là 68 Ω xem sao.

Tôi vẫn tính điện trở tối ưu theo công thức của slup169 thôi, cái chính là kinh nghiệm ước lượng điện cảm của mạch vòng (theo các tài liệu về EMC, người ta thường ước lượng điện cảm của đường mạch in là 10 nH/cm).

Thân,

chuongfriendly 05-04-2008 09:18 PM

yeah! cám ơn Thầy nhiều lắm, em hiểu rồi. em sẽ test lại.

ah, đúng là công thức tính điện cảm của em bị sai...hihi

chuongfriendly 10-04-2008 06:22 PM

kết quả sau khi test.
 
theo như Thầy, trong mạch kích IRF540 dùng IR21271. em chọn điện trở kích Rg=68Ω, kết quả như sau:

hình 1: Vgs rise
http://i247.photobucket.com/albums/g...e/DSCF0007.jpg


hình 2: Vgs fall
http://i247.photobucket.com/albums/g...e/DSCF0006.jpg


hình 3: Vds
http://i247.photobucket.com/albums/g...e/DSCF0013.jpg


hình 4: Ids
http://i247.photobucket.com/albums/g...e/DSCF0016.jpg


nhận xét: với Rg=68Ω thì
- dạng sóng kích đóng và kích khóa rất đẹp. nhưng có vẻ như thời gian đóng và ngắt này hơi lâu (trên 1us)
- thời gian để MOSFET chuyển từ trạng thái đóng sang ngắt khoảng 700ns là khá lớn so với T_rise IR540 là dưới 50ns!

thời gian chuyển trạng thái đóng ngắt càng lâu thì MOSFET càng nóng và tổn hao càng lớn. nên em thử với giá trị điện trở khác là Rg=34Ω. kết quả như sau:

hình 5: Vgs rise
http://i247.photobucket.com/albums/g...e/DSCF0010.jpg


hình 6: Vds
http://i247.photobucket.com/albums/g...e/DSCF0011.jpg


nhận xét: với Rg=34Ω thì
-thời gian nạp kích nạp cho cực G nhanh hơn. tuy nhiên, dạng sóng nạp tuy có dao động nhưng vẫn chưa đủ lớn để đưa MOSFET từ vùng dẫn bão hòa về vùng khuyếch đại.
-thời gian kích đóng MOSFET cũng nhanh hơn. tuy nhiên, dạng sóng Vds dao động khá lớn.
-việc chọn Rg tối ưu giúp giảm tổn hao, nhưng còn dòng điện Ids thì chỉ phụ thuộc vào tải. vì vậy, sự dao động của dòng tải là không thể điều khiển được bằng driver?

trên là kết quả thí nghiệm và một số nhận xét chủ quan của em. Thầy nhận thấy những nhận xét đó có gì chưa phù hợp không? Thầy có bổ sung gì để giúp em hiểu rõ hơn không?
em cám ơn Thầy vì đã dành thời gian trả lời thắc mắc của em.

namqn 10-04-2008 07:27 PM

Nếu bạn dùng tần số 20 kHz (thời gian của 1 chu kỳ là 50 us) thì thời gian chuyển mạch khoảng 1 us là ổn.

Trong datasheet của IRF540, người ta cho biết thời gian tăng của MOSFET là 50 ns ứng với các điều kiện thử nghiệm, trong đó có Rg = 5.1 Ω. Bạn dùng Rg = 68 Ω thì đương nhiên thời gian tăng sẽ khoảng 700 ns, như vậy là hợp lý.

Bạn đang sử dụng phương pháp chuyển mạch cứng (hard switching) nên tổn hao chuyển mạch đương nhiên là đáng kể. Nhiệm vụ của người thiết kế là lựa chọn một điều kiện làm việc thích hợp nhất cho một ứng dụng cụ thể.

Khi quan sát thật gần dạng sóng chuyển mạch của các bộ biến đổi, bạn sẽ luôn luôn nhận thấy có sự dao động, ngay cả với các bộ chuyển mạch mềm. Tuy nhiên, người ta thường đánh giá chất lượng của dạng sóng một cách tổng thể, bằng cách đánh giá dạng sóng của 1 chu kỳ chuyển mạch hoàn chỉnh, để xem thời gian của phần dao động chiếm bao nhiêu phần trăm của 1 chu kỳ. Nếu giá trị đó chỉ là vài phần trăm, có thể coi dạng sóng chuyển mạch đó là tốt.

Thân,

leduy173 07-05-2008 01:52 AM

Chân shutdown trong IR 2110 co ý nghĩa j vậy? Mình đang làm cầu H sử dụng IR2110 và 4 em IRF 540 như cái post #39 của a Nam! nhưng giờ mình muốn làm thêm phần cách ly giữa PIC và mạch công suất thì thiết kế thêm thế nào? sử dụng opto pc 900v có đáp ứng dc tần số cao (khoảng 20khz) ko?chu pc817 đâu có đáp ứng nổi .
Cho hỏi thêm sử dung ic cầu L298 chân đưa PWM vào là chân nào? chân en hay in1,in2

kieutrang1911 08-07-2008 03:04 PM

Em viết 1 chuong trinh - điều khiển động cơ 1 chiều quay thuận, ngược, dừng. Dùng Pic 18F877A kết nối với máy tính. Các bác tư vấn giúp em với.

kieutrang1911 08-07-2008 03:18 PM

Giúp em với các đại ca ơi!
 
Các bác có gì giúp em với.Em sắp phát điên với nó đây.Huhuuhuhuhu

namqn 08-07-2008 07:19 PM

Trích:

Nguyên văn bởi kieutrang1911 (Post 17310)
Em viết 1 chuong trinh - điều khiển động cơ 1 chiều quay thuận, ngược, dừng. Dùng Pic 18F877A kết nối với máy tính. Các bác tư vấn giúp em với.

Dùng sơ đồ ở post #13 hay #39 của luồng này. Logic điều khiển như post #49 của luồng này. Chỉ có PIC16F877A chứ không có PIC18F877A.

Bạn tìm hiểu phần cứng và sau đó viết thử code cho PIC. Rồi post những thắc mắc lên diễn đàn. Không ai làm sẵn cho bạn đâu, đặc biệt là tôi.

Thân,

nmhai 09-07-2008 03:18 PM

Thiết kế mạch cầu H để truyền động động cơ DC
 
Mạch cầu H nếu dùng 2 con P + 2 con N thì mạch kích khá dễ dàng, nhưng có một nhược điểm là thường con P sẽ chịu dòng kém hơn con N. Do đó để cầu đối xứng thì thường dùng con P to hơn con N.
Chúng ta có thể làm mạch cầu H dùng 4 con N, những con IR2110 or Ir2103 kích cũng khá tốt nhưng có một đặc điểm là không thể kích duty cycle 100%, nhiều khi rất bất tiện, để giải quyết vấn đề này các bạn có thể làm mạch bootrap riêng cho nó.

tuan_hq2008 30-07-2008 12:13 PM

mình đang cần một sơ đồ mạch nguyên lý thiết kế bởi pic 18f877a, bạn nào có thể thiết kế giúp mình với
Cảm ơn nhiều!

NEM CHUA 04-08-2008 11:12 AM

Ủa bác Mod xóa bài em rùi à :((

namqn 04-08-2008 05:07 PM

Trích:

Nguyên văn bởi NEM CHUA (Post 17932)
Ủa bác Mod xóa bài em rùi à :((

Bài của bạn đã được chuyển sang một luồng mới, link ở đây (vì bạn hỏi đến việc điều khiển động cơ trong dải tốc độ rộng, và duy trì mômen, do đó không liên quan đến luồng này):

http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=2670

Thân,

NEM CHUA 04-08-2008 06:32 PM

Hì may quá em tưởng không có ai quan tâm đến vấn đề này :D

tienminh 09-09-2008 10:04 AM

Trích:

Nguyên văn bởi namqn (Post 9269)
Em tách ra thì hai con MOSFET phía thấp sẽ kích như thế nào? Em nói tách chân Vss và COM của IR2110 thì nghe còn hợp lý.

Kích qua IR2110 thì có thể dùng chân vi điều khiển nối trực tiếp với IR2110(mức ngưỡng logic ngõ vào của IR2110 là 3.3V).

Thân,

Bác Namqn cho em hỏi, chân COM và Vss của IR2110 khi cách ly nhau thì vẫn điều khiển được?
Tuy nhiên thực tế em thấy nếu điện áp chỉ cỡ 12-24V thì không sao, điều khiển cầu H bình thường.
Nếu điện áp cấp cho cầu là cao áp 300V thì IC bốc khói ? khi đó nếu nối COM và Vss nối với nhau thì lại OK.
Vậy kết luận COM và Vss nên nối với nhau thì có đúng không?


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:20 PM.

Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam