PIC Vietnam

PIC Vietnam (http://www.picvietnam.com/forum/index.php)
-   Matlab-Simulink & Labview & 20-Sim (http://www.picvietnam.com/forum/forumdisplay.php?f=47)
-   -   Khám phá LabVIEW, Hệ thống phát triển chuyên nghiệp! (http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=851)

ngohaibac 09-01-2007 05:35 PM

Khám phá LabVIEW, Hệ thống phát triển chuyên nghiệp!
 
Được sự đồng ý của bạn đang làm Thạc sĩ bên Hàn Quốc, mình xin copy một số bài viết có ích của bạn ấy tại trang sau, bàn về việc ứng dụng labview:
http://www.cokhimay.com/diendan/inde...showtopic=3364

Bắt đầu trích: nick: bmnhy

Bài 1/

Xin được trích đăng của các tạp chí về Labview. Mình cũng đang làm về NI và Labview, các bạn đã và đang tham gia làm việc hoặc học tập trì cùng vào trao đổi nhé.
Have fun!


LabVIEW là gì? (P.1)

Whatever your application, whatever your role, whether you’ve used LabVIEW or not, LabVIEW for Everyone, Third Edition is the fastest, easiest way to get the results you’re after

LabVIEW là một công cụ phần mềm hàng đầu công nghiệp trong việc phát triển các hệ thống thiết kế, điều khiển và kiểm tra. Kể từ khi ra đời năm 1986, các kĩ sư và nhà khoa học trên toàn thế giới đã tin cậy vào NI LabVIEW nhờ chất lượng ngày càng cao, hiệu quả sản xuất lớn hơn.

Ngôn ngữ lưu đồ đồ họa của LabVIEW hấp dẫn các kĩ sư và nhà khoa học trên toàn thế giới như một phương pháp trực giác hơn trong việc tự động hóa các hệ thống đo lường và điều khiển. Ngôn ngữ lưu đồ kết hợp với I/O gắn liền và điều khiển giao diện người sử dụng tương tác cùng đèn chỉ báo làm cho LabVIEW trở thành một sự lựa chọn lí tưởng cho kĩ sư và nhà khoa học.

Nền tảng phát triển đồ họa LabVIEW cho thiết kế, điều khiển và đo lường


Môi trường phát triển LabVIEW

Từ các dự án đơn giản, hàng ngày…:

Phát triển nhanh với công nghệ Express: sử dụng Express VIs và I/O nhanh chóng tạo ra các ứng dụng đo lường phổ biến mà không cần lập trình.
Hàng nghìn chương trình minh họa
Kiểu module và phân cấp
Trợ giúp tích hợp
Thư viện giao diện người sử dụng kéo và thả
Hàng nghìn chức năng lập sẵn
Ngôn ngữ được biên dịch để thực hiện nhanh hơn.

Đến phát triển lớn , theo hướng nhóm (team-oriented):
  • Ngôn ngữ mở
  • Gỡ rối bằng đồ họa tích hợp
  • Phân phối ứng dụng đơn giản
  • Nhiều công cụ phát triển cấp cao
  • Công cụ phát triển nhóm
  • Điều khiển mã nguồn
  • Quản lí đích.

Thu nhận, phân tích và hiển thị lập sẵn


Thu nhận:


Môi trường LabVIEW mở tương thích với mọi phần cứng đo với các trợ giúp tương tác, tạo mã nguồn và khả năng kết nối tới hàng nghìn thiết bị giúp tập hợp dữ liệu dễ dàng. Vì LabVIEW cung cấp tính kết nối tới hầu hết mọi thiết bị đo, nên bạn có thể dễ dàng kết hợp những ứng dụng LabVIEW mới vào các hệ thống hiện tại.

Bất chấp mọi yêu cầu của phần cứng, LabVIEW cung cấp một giao diện để kết nối tới I/O một cách dễ dàng. Thông tin chi tiết có tại trang web ni.com/labviewtools.

Đo mọi tín hiệu với LabVIEW:

  • Nhiệt độ
  • Sức căng
  • Độ rung
  • Âm thanh
  • Điện áp
  • Dòng
  • Tần số
  • Ánh sáng
  • Điện trở
  • Xung
  • Thời gian (giai đoạn)
  • Tín hiệu số.

Phân tích:


Tính năng phân tích mạnh mẽ, dễ sử dụng là điều không thể thiếu cho ứng dụng phần mềm của bạn. LabVIEW có hơn 500 chức năng lập sẵn để trích xuất thông tin hữu ích từ dữ liệu thu nhận được, phân tích các phép đo và xử lí tín hiệu. Các chức năng phân tích tần số, phát tín hiệu, toán học, chỉnh lí đường cong, phép nội suy cho phép bạn nhận được số liệu thống kê quan trọng từ dữ liệu của mình.

Dù thuật toán cơ bản có phức tạp đến đâu đi nữa thì công cụ phân tích LabVIEW vẫn rất dễ sử dụng. Hơn 15 Express VIs làm giảm độ phức tạp của việc phân tích phép đo trong ứng dụng của bạn qua hộp thoại cấu hình tương tác để xem trước kết quả phân tích.


Hiển thị:


Hiển thị dữ liệu bao gồm các chức năng: trực quan, tạo báo cáo và quản lí dữ liệu. LabVIEW bao gồm các công cụ trực quan giúp hiển thị dữ liệu hấp dẫn, trong đó có các tiện ích vẽ biểu đồ và đồ thị cùng các công cụ trực quan 2D, 3D cài sẵn. Bạn có thể nhanh chóng cấu hình lại các thuộc tính của phần hiển thị như màu sắc, kích cỡ phông, kiểu đồ thị; quay, phóng to thu nhỏ và quay quét (pan) đồ thị khi đang chạy. Thêm vào đó, bạn có thể xem và điều khiển VIs qua Internet bằng LabVIEW.

Đối với việc tạo báo cáo, NI cung cấp một số tùy chọn như công cụ tạo tài liệu, báo cáo dạng HTML, báo cáo dạng Word/Excel và báo cáo tương tác với NI DIAdem.

Công cụ bổ sung cho nhà phát triển LabVIEW:


Ngoài tính năng tích hợp trong các hệ thống phát triển LabVIEW Base, Full và Professional, bạn có thể tận dụng rất nhiều công cụ để mở rộng ứng dụng và tăng tốc độ phát triển.

Công cụ phát triển:


Máy phân tích LabVIEW VI: Nâng cao và chứng minh chất lượng mã bằng cách phân tích các ứng dụng mã hóa.

Bộ dụng cụ biểu đồ trạng thái LabVIEW: tạo mã LabVIEW tương tác dựa trên kiến trúc trạng thái máy.

Bộ dụng cụ phát triển LabVIEW Express VI: tạo Express VIs để phân phối cho đồng nghiệp và khách hàng.

Tạo báo cáo và tính kết nối:

Bộ dụng cụ tạo báo cáo LabVIEW cho Microsoft Office: tạo báo cáo lập trình cho Microsoft Word/Excel.

Bộ dụng cụ kết nối cơ sở dữ liệu LabVIEW: Kết nối tới cơ sở dữ liệu nhờ công nghệ Microsoft ADO và tính năng SQL hoàn thiện.

DIAdem: phân tích dữ liệu và tạo báo cáo bằng toán học và hình ảnh.

Xử lý và phân tích tín hiệu

Bộ dụng cụ thiết kế bộ lọc số LabVIEW: thiết kế, phân tích và lắp đặt các bộ lọc số bằng công cụ tương tác.

Bộ dụng cụ xử lí tín hiệu tiên tiến LabVIEW: bổ sung thêm chức năng để liên kết phân tích thời gian-tần số (time-frequency), …

Bộ dụng cụ điều biến cho LabVIEW: tạo, xử lí và phân tích các lược đồ điều biến tương tự và số.

Module phát triển LabVIEW Vision: thu nhận, xử lí và hiển thị hình ảnh.

(còn tiếp)

LabVIEW là gì? (P2.)

Trong gần 30 năm qua, National Instruments đã không ngừng đổi mới phương pháp kiểm tra và đo lường cho các kĩ sư. Với PC và các công nghệ thương mại, thiết bị đo ảo làm tăng năng suất và giảm chi phí cho các ứng dụng kiểm tra và đo lường tự động qua phần mềm dễ tích hợp LabVIEW và phần cứng đo lường và điều khiển kiểu module cho PXI, PCI, USB và Ethernet.

Một môđun LabVIEW thời gian thực

Ứng dụng phong phú

Để bàn

Ứng dụng này bao gồm PC, laptop, PXI, PC công nghiệp… Bạn có thể dễ dàng tích hợp tính năng có chân cắm và I/O bên ngoài đồng thời tận dụng các khả năng lập trình, I/O, phân tích và hiển thị của LabVIEW trên hệ điều hành Windows, Linux và Mac OS.


Di động


Đối với những ứng dụng đòi hỏi tính di động và độ cứng vững, module PDA LabVIEW mở rộng ứng dụng LabVIEW cho những thiết bị sử dụng Windows Mobile như PocketPC 2003 hay mới hơn, Palm OS và Windows CE. Với hỗ trợ thu nhận dữ liệu, đồng hồ vạn năng số (DMM), Controller Area Network (CAN) và phần cứng không dây cũng như phân tích, hiển thị dữ liệu cài sẵn và các chức năng truyền thông, bạn có thể dễ dàng thiết kế một ứng dụng đo cầm tay với lập trình đồ họa.


Công nghiệp


Trong chế độ tất định, thời gian thực, bạn có thể sử dụng module thời gian thực LabVIEW để thực hiện nhiều ứng dụng đa dạng trên một hệ điều hành thời gian thực, như PXI, Compact FieldPoint, CompactRIO, Compact Vision System và Windows PC. Để tạo ra phần cứng cho các hệ thống tất định, bạn có thể sử dụng module FPGA LabVIEW. Ngoài ra, module ghi dữ liệu (datalogging) và điều khiển giám sát LabVIEW tích hợp các thiết bị ghi dữ liệu (logging), cảnh báo và OPC cho các hệ thống công nghiệp đếm nhiều kênh (high-channel-count).


Nhúng


Đối với những ứng dụng đòi hỏi tính năng tất định tuyệt đối trong silic, LabVIEW cung cấp một số giải pháp. Module FPGA LabVIEW, kết hợp với PCI và PXI I/O (RIO), CompactRIO hay Compact Vision System cung cấp một giải pháp dễ lập trình chạy trên phần cứng NI FPGA. Ngoài ra, module phát triển nhúng LabVIEW tạo mã để chạy trên bất kì vi xử lí 32-bit nào trong nhiều ứng dụng điều khiển và phân tích nhúng.

Triển khai LabVIEW cho nhiều ứng dụng di động, công nghiệp và nhúng đa dạng với các module mở rộng LabVIEW

Trình tạo ứng dụng LabVIEW:

Tạo các thư viện thi hành và dùng chung độc lập


Sử dụng như một phần của hệ thống phát triển chuyên nghiệp LabVIEW hay như một thiết bị để mở rộng tách biệt.

Module PDA LabVIEW:


Tạo các ứng dụng xách tay quen thuộc sử dụng LabVIEW

Thu nhận dữ liệu với card thu nhận dữ liệu NI

Giao tiếp với các thiết bị bên ngoài sử dụng Bluetooth evilgrin39.gif , 802.11 (Wi-Fi), IrDA và các giao thức nối tiếp evilgrin39.gif .

Module thời gian thực LabVIEW:


Phát triển các ứng dụng thời gian thực bằng đồ thị

Tận dụng sự thực hiện tất định

Module ghi dữ liệu (datalogging) và điều khiển giám sát:


Phát triển các ứng dụng giám sát và điều khiển bằng đồ thị

Sử dụng cơ sở dữ liệu nối mạng để ghi dữ liệu phân tán.


Module FPGA LabVIEW:

Cấu hình FPGA bằng đồ thị trên các đích (target) NI RIO

Module phát triển LabVIEW nhúng:

Phát triển mã bằng đồ thị cho mọi vi xử lí 32-bit evilgrin39.gif

Tích hợp với toolchain và hệ điều hành nhúng của bên thứ ba theo ý thích của bạn.



Sử dụng LabVIEW ở đâu?


Nền tảng kiểm tra và đo lường tự động


Trong gần 30 năm qua, National Instruments đã không ngừng đổi mới phương pháp kiểm tra và đo lường cho các kĩ sư. Với PC và các công nghệ thương mại, thiết bị đo ảo làm tăng năng suất và giảm chi phí cho các ứng dụng kiểm tra và đo lường tự động qua phần mềm dễ tích hợp LabVIEW và phần cứng đo lường và điều khiển kiểu module cho PXI, PCI, USB và Ethernet.

Những ứng dụng quen thuộc:
  • Kiểm tra quá trình sản xuất
  • Kiểm tra sự hợp thức/môi trường
  • Kiểm tra máy móc/cấu trúc
  • Kiểm tra thời gian thực đáng tin cậy
  • Thu nhận dữ liệu
  • Kiểm tra hiện trường di động
  • Kiểm tra RF và truyền thông
  • Kiểm tra benchtop
  • Thu nhận hình ảnh.

Nền tảng đo lường và điều khiển công nghiệp

Các kĩ sư thường xuyên sử dụng LabVIEW trong những ứng dụng công nghiệp đòi hỏi khắt khe sử dụng I/O tiên tiến (I/O tương tự tốc độ cao); xử lí tiên tiến cho các ứng dụng như đo, điều khiển độ rung và thị giác máy; truyền thông tới phần cứng công nghiệp, bao gồm các thiết bị OPC và PLC của bên thứ ba cũng như cơ sở dữ liệu doanh nghiệp.

Bạn có thể tích hợp các bộ điều khiển tự động hóa khả trình (PAC) của NI được xây dựng với LabVIEW vào các hệ thống hiện tại để bổ sung tính năng đo lường và điều khiển.


Các ứng dụng quen thuộc:
  • Kiểm tra và điều khiển tích hợp
  • Tự động hóa máy móc
  • Thị giác máy
  • Giám sát điều kiện máy
  • Giám sát và điều khiển phân tán
  • Đo công suất.

Nền tảng thiết kế và thử mẫu nhúng

Các kĩ sư sử dụng LabVIEW để phát triển thiết kế, mô phỏng và so sánh với dữ liệu mô phỏng và các phép đo thực tế. Bằng cách tích hợp LabVIEW và các công cụ đo lường vào công cụ thiết kế và mô phỏng, bạn có thể dễ dàng so sánh dữ liệu kiểm tra thực tế với các mẫu mô phỏng sớm hơn trong quá trình thiết kế. Điều này giúp bạn phát hiện sớm những thiếu sót trong giai đoạn thiết kế do đó tạo ra chất lượng sản phẩm cao hơn.


Ứng dụng:
  • Thiết kế và kiểm tra hệ thống nhúng
  • Thiết kế điều khiển
  • Thiết kế bộ lọc số
  • Thiết kế mạch điện tử
  • Thiết kế cơ khí
  • Thiết kế thuật toán
  • LabVIEW trong trường học

LabVIEW cũng nhanh chóng thâm nhập vào lĩnh vực giáo dục và học thuật. Nó kết nối chương trình giảng dạy với thế giới thực nhờ một môi trường phát triển đồ họa sáng tạo, giúp sinh viên hình dung và áp dụng các khái niệm lí thuyết vào những thiết kế có thể ứng dụng được. LabVIEW cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu một công cụ làm mô hình, thiết kế và lắp đặt trong một môi trường đơn lẻ. Nhờ LabVIEW, các nhà nghiên cứu có thể đổi mới liên tục và các nhà giáo dục có thể thu hút sinh viên và cải tiến cách học những nguyên lí kĩ thuật và khoa học của sinh viên.


Chiết khấu


Với mục đích giúp các khoa và sinh viên dễ dàng tiếp cận công nghệ tiên tiến

Chiết khấu 75% cho một bản copy phần mềm

Chiết khấu 25% cho từ 5 đơn vị của cùng thiết bị phần cứng trở lên

LabVIEW 8: Phiên bản mới nhất hỗ trợ thêm nhiều tính năng tiên tiến



Cách đánh giá LabVIEW


Bạn có rất nhiều lựa chọn để đánh giá LabVIEW cho dự án sắp tới của bạn. Từ những ghi chép (note) và bài viết ứng dụng kĩ thuật tới những hướng dẫn (tutorial) đa phương tiện tương tác, ni.com/labview cung cấp các công cụ bạn cần để xác định xem liệu LabVIEW có phù hợp với bạn không.

Nếu bạn muốn thử trước khi mua, hãy vào trang web www.ni.com/trylabview và log in vào LabVIEW Online Evaluation.

Chạy thử LabVIEW với các nguồn sau:
  • Hướng dẫn (guided tour) trực tuyến
  • Hơn 200 demo tương tác
  • Hàng trăm ghi chép ứng dụng
  • Hơn 25 tutorial đa phương tiện
  • Hàng trăm giải pháp khách hàng
  • 7 đánh giá toolkit trực tuyến
  • Hàng tá white paper
  • Hàng trăm tài liệu kĩ thuật.

Cách mua LabVIEW

Tùy chọn hệ thống phát triển


NI cung cấp nhiều hệ thống phát triển và công cụ lập trình LabVIEW nhằm giúp bạn xây dựng những ứng dụng chuyên nghiệp. Bạn có thể lựa chọn trong số 3 tùy chọn hệ thống phát triển: Chuyên nghiệp (professional), trọn vẹn (full) và căn bản (base). Sinh viên có thể tận dụng LabVIEW Student Edition.


Hệ thống phát triển LabVIEW chuyên nghiệp


Hệ thống được thiết kế thích ứng với trình phát triển (developer) LabVIEW chuyên nghiệp

Tích hợp tính năng hệ thống phát triển LabVIEW trọn vẹn

Công cụ để quản lí và triển khai dự án lớn.


Hệ thống phát triển LabVIEW trọn vẹn

Giải pháp lí tưởng cho I/O, phân tích và hiển thị (presentation)

Tích hợp những đặc tính Base Package

Công cụ để phát triển các hệ thống đo hoàn chỉnh.


Hệ thống phát triển LabVIEW căn bản


Cấu hình LabVIEW nhỏ

Ứng dụng thu nhận dữ liệu, điều khiển thiết bị và hiển thị dữ liệu căn bản.


Bộ phát triển NI (NI Developer Suite)


Nếu bạn cần thêm tính năng bổ sung, hãy quan tâm đến NI Developer Suite - một chương trình toàn diện của LabVIEW kết hợp một hệ thống phát triển LabVIEW với nhiều toolkit LabVIEW để mở rộng và phần mềm NI nhằm tạo ra giá trị tốt nhất.


Phiên bản đã bản địa hóa


NI cung cấp các phiên bản LabVIEW với nhiều ngôn ngữ như Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc và tiếng Trung giản thể.


Phần mềm mở rộng (add-on)


NI cung cấp hơn 40 gói phần mềm để mở rộng từ kết nối cơ sở dữ liệu và tạo báo cáo tới mô phỏng hệ thống và triển khai thời gian thực. Khách hàng và đối tác của NI cũng tạo ra nhiều gói mở rộng cho những ứng dụng chuyên dụng. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết bạn có thể truy cập trang web www.ni.com/toolkits.


Đào tạo và chứng chỉ

Đào tạo

National Instruments cung cấp nhiều khóa học và chứng chỉ cho người học. Trong những khóa học LabVIEW Basics I và II, bạn tìm hiểu về môi trường, những đặc điểm chính và cách thiết kế. Trong những khóa học trung, cao cấp và dựa trên phần cứng, bạn sẽ có dịp mở rộng kiến thức với các kiến trúc phần mềm, kĩ thuật lập trình…

Chứng chỉ


Chương trình chứng chỉ của NI được xây dựng trên nền tảng hướng dẫn vững chắc của các khóa đào tạo NI và trên một loạt các kì thi xác định khả năng ở 3 cấp độ: Trợ giúp phát triển (Associate Developer), nhà phát triển và kiến trúc sư.


Thông tin chi tiết mời bạn tham khảo trên trang web www.ni.com/training.

ngohaibac 09-01-2007 05:47 PM

hệ thống phát triển chuyên nghiệp LabVIEW : Noi hoc tap ly tuong ve Labview

http://www.ni.com/training/

Bộ phần mềm thị giác máy toàn diện
03/11/2006

National Instruments vừa cho ra mắt NI Vision 8 Development Module, một bộ công cụ phần mềm thị giác toàn diện dành cho các kĩ sư, nhà tích hợp và thợ chế tạo máy nhằm nâng cao hiệu suất hệ thống và tiết kiệm tiền bạc bằng cách nâng cao điều khiển chất lượng trong quá trình sản xuất

Vision 8 Development Module kết hợp một tập hợp rộng lớn thư viện thị giác với phần mềm thu nhận cho hàng nghìn camera, bao gồm những camera dựa trên chuẩn kết nối IEEE 1394 (FireWire®) - tất cả dều được tối ưu cho các môi trường lập trình quen thuộc như NI LabVIEW, Microsoft C++, Visual Basic và .NET. Thêm vào đó, Vision 8 Development Module còn bao gồm những thuật toán mới để so sánh bảng mẫu golden, kiểm tra đặc tính quang (OCV) và sắp xếp ma trận dữ liệu (Data Matrix) - tất cả đều được thiết kế nhằm giúp các kĩ sư phát hiện lỗi đóng gói và lắp ráp sớm hơn trong quá trình sản xuất.

Kevin Schultz, giám đốc chiến lược của NI cho biết: “Với những công cụ mới có trong Vision 8 Development Module, NI đã tạo ra một trong những gói phần mềm toàn diện nhất ngành công nghiệp dể thu nhận và xử lí hình ảnh. Tập hợp công cụ này bao gồm các bộ truyền động cho camera IEEE 1394, những thuật toán tầm cỡ thế giới và phần mềm dễ sử dụng với mức giá hợp lí làm cho sản phẩm thật sự phù hợp cho người sử dụng cuối và những người chế tạo máy khi muốn nâng cao hiệu suất sản xuất và điều khiển chất lượng”.

Thợ chế tạo máy và nhà tích hợp thường phải đối mặt với những thách thức trong quá trình sản xuất, họ phải nhận biết và chỉnh sửa sự cố sớm hơn trước khi đem lại giá trị cho một sản phẩm. Chẳng hạn như, trong một ứng dụng thị giác máy, một contaniner sai nhãn có thể được phát hiện và loại bỏ khỏi dây chuyền lắp ráp trước khi sản phẩm được bổ sung. Các thuật toán để so sánh bảng mẫu golden và kiểm tra OCV xác định những hư hỏng trong nhãn mác và những thiếu sót trong sản phẩm trong khi công cụ sắp xếp Data Matrix thẩm tra tính sử dụng đúng đắn của mã vạch 2D tuân theo chuẩn ISO 16022 (AIM).

Cùng với hàng trăm chức năng thị giác máy và xử lí hình ảnh trong Vision 8 Development Module, các kĩ sư có thể tận dụng phần mềm phụ trợ như NI Vision Assistant và NI Vision Acquisition. NI Vision Assistant là môi trường thử mẫu ứng dụng đầu tiên và xử lí hình ảnh tự động tạo ra những biểu đồ LabVIEW hay mã LabWindows/CVI, C/C++ và Visual Basic sẵn sàng hoạt động.
Phần mềm NI Vision Acquisition cung cấp một bộ truyền động và tiện ích để thu thập, hiển thị và lưu trữ hình ảnh từ bất kì bộ bắt hình hay camera NI nào dựa trên chuẩn kết nối FireWire.

Theo E-auto

ngohaibac 09-01-2007 05:57 PM

LabVIEW sử dụng bộ nhớ như thế nào? (P.1)

LabVIEW là một ngôn ngữ lập trình nên nhiều cách dùng tương tự với lối lập trình cổ điển có thể làm ảnh hưởng đến các VI của bạn. Việc quản lý bộ nhớ trong LabVIEW đặc biệt khác biệt vì LabVIEW quản lý việc cấp phát và tái cấp phát bộ nhớ một cách rõ rệt, không thể nhầm lẫn được.

Theo lối lập trình cổ điển C, C++ hoặc Pascal…, việc cấp phát (allocation) và tái cấp phát (deallocation) là những nguyên nhân của nhiều vấn đề và việc thực hiện không đạt hiệu quả đáng kể. Ví dụ trong C, phải cấp phát chia bộ nhớ một cách rõ ràng (với hàm malloc). Bởi vì LabVIEW là một ngôn ngữ lập trình nên nhiều cách dùng tương tự với lối lập trình cổ điển có thể làm ảnh hưởng đến các VI của bạn. Việc quản lý bộ nhớ trong LabVIEW đặc biệt khác biệt vì LabVIEW quản lý việc cấp phát và tái cấp phát bộ nhớ một cách rõ rệt, không thể nhầm lẫn được.

LabVIEW quan tâm đến hầu hết các chi tiết bộ nhớ này. Việc cấp phát bộ nhớ vãn xảy ra và nó không chỉ hiện trên sơ đồ khối của LabVIEW. Đó là lý do tại sao chúng ta đề cập đến các vấn đề về bộ nhớ của LabVIEW.

Bửoi vì LabVIEW quản lý việc cấp phát bộ nhớ và tái cấp phát sau khi lập trình nên bạn không cần phải điều khiển nhiều trên phần quản lý bộ nhớ. Nếu bạn có 1 chwong trình ứng dụng LabVIEW hoặc VI hoạt động ngoài vùng nhớ, bạn không biết nơi nào để bắt đầu sửa lỗi. Mục đích của bài viết này cho bạn viết LabVIEW quản lý bộ nhớ như thế nào và cho bạn biết những vấn đề bạn có thể điều khiển và tối ưu những vấn đề bạn không thể điều khiển. Hơn nữa cần phải hiểu là làm thế nào để tối thiểu hóa việc sử dụng bộ nhớ có thể giúp tăng tốc độ thực hiện VI, bởi vì sự phân chia ổ nhớ và sao chép dữ liệu có thể làm mất một thời gian đáng kể.

Bộ nhớ ảo

- Dùng đĩa cứng như RAM

- Có thể giúp đỡ để chạy các ứng dụng lớn hơn

- Được quản lý hoàn toàn tự động cho Windows 95/98/NT, HP-UX

- Người dùng phải định hình cho Win 3x, Macintosh…

Nếu dung lượng máy tính không đủ lớn, có thể bạn muốn quan tâm đến việc dùng bộ nhớ ảo cho các ứng dụng của bạn. Bộ nhớ ảo là một khả năng tiềm tàng cho hệ thống hoạt động của bạn bởi cách dùng không igan trống của đĩa có hiệu quả cho việc cất giữ của RAM. Nếu bạn cấp phát 1 vùng nhớ ảo lớn thì các ứng dụng hiểu được bộ nhớ ảo như bộ nhớ có hiệu quả cho việc lựa trữ thông thường.

LabVIEW không có sự khác biệt giữa RAM và bộ nhớ ảo. Thực tế thì hệ thống hoạt động che giấu bộ nhớ gọi là ảo. Tuy nhiên, việc truy nhập dữ liệu được cất trong bộ nhớ ảo chậm hơn việc truy nhập dữ liệu được cất trong RAM. Với bộ nhớ ảo, đôi khi bạn có thể thấy nó thực hiện chậm chạp hơn, khi bộ nhớ được trao đổi tới và từ ổ cứng bằng hệ điều hành. Bộ nhớ ảo có thể giúp chạy các ứng dụng lớn hơn, nhưng không thích hợp cho các ứng dụng mà có thời gian tới hạn bắt buộc.

Trong bộ nhớ, các cấu trúc dữ liệu của LabVIEW bao gồm: front panel (mặt máy), block diagram (sơ đồ khối), code (mã máy) và data space (không gian dữ liệu). Vì vậy, chúng ta sẽ lần lượt thảo luận đến các thành phần này ảnh hưởng đến bộ nhớ như thế nào.

Khi 1 VI được nạp vào trong bộ nhớ thì:

- Dữ liệu luôn luôn được nạp

- Mã máy được nạp (đối với các máy 68K, PPC, Win 95/NT/98, SPARC, HP-UX).

- Mặt máy và sơ đồ khối được nạp nếu cần thiết.


Có nghĩa là LabVIEW chỉ nạp các thành phần cấu trúc vào bộ nhớ mà nó cần và các phần khác thì được nạp sau đó khi cần thiết. Ví dụ 1 subVI điển hình chỉ có mã và dữ liệu của nó được nạp khi VI chính được nạp. Còn nếu bạn mở và hiển thị mặt máy của subVI này từ block diagram của chương trình chính thì mặt máy của subVI sẽ được nạp vào trong bộ nhớ. Và nếu bạn tiếp tục mở block diagram của subVI thì sơ đồ khối của subVI sẽ được nạp vào trong bộ nhớ.

Như vậy, tức là bạn có thể tiết kiệm bộ nhớ bằng cách chuyển một số thành phần trong VI của bạn thành chương trình con (chọn các thành phần mà bạn muốn tạo thành chương trình con trong block diagram rồi chọn Edit/Create subVI). Nếu bạn thiết kế 1 VI lớn mà không có 1 subVI nào thì tất cả front panel, code và data đều nằm trong bộ nhớ. Còn nếu VI đó được chia thành các subVI thì code của VI chính sẽ nhỏ hơn, chỉ có code và data của các subVI nằm trong bộ nhớ.

Cách dùng bộ nhớ của front panel

Front panel là mặt gia diện của người sử dụng để lập trình bằng LabVIEW. Control và Indicator sao chép dữ liệu của chính chúng để thực hiện dữ liệu trên mặt máy không bị ảnh hưởng đến việc tính toán trên block diagram. Dữ liệu năm trong front panel hay là dữ liệu năm trong control và indicator được gọi là dữ liệu điều khiển (operate data) bởi vì thông tin ở đây được cập nhật khi bạn điều khiền VI. Dữ liệu trong diagram được gọi là dữ liệu thi hành (execute data) bởi vì nó được định nghĩa hoặc cập nhật khi VI thi hành hoặc khi VI chạy. Vì vậy, dữ liệu điều khiển nằm trong bộ nhớ khi:

- Front panel mở

- VI không được ghi sau khi được tạo hoặc được soạn thảo

- Diagram dùng các thuộc tính (attribute node). Nhiều thuộc tính như màu, điều khiển sự định dạng kiểu số trên các cấu trúc dữ liệu tồn tại trong bộ nhớ front panel và vì vậy mặt máy được giữ trong bộ nhớ.

- Cho phép in dữ liệu của mặt máy. Việc in cần panel trong bộ nhớ vì vậy việcin dữ liệu làm cho panel luôn luôn được nạp.

- Sử dụng các biến cục bộ. Trường hợp này front panel không ở trong bộ nhớ nhưng LabVIEW vẫn sao chép dữ liệu thi hành tới dữ liệu điều khiển bất cứ khi nào có dữ liệu gửi đến 1 terminal của front panel.

Cách dùng bộ nhớ của block diagram

Block diagram là mã nguồn của 1 VI và là một trong những thành phần chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ. Block diagram sẽ nằm trong bộ nhớ khi:

- Diagram mở

- VI được sao chép tới các hệ điều hành khác

- VI bị thay đổi nhưng không được ghi. Bởi vì LabVIEW cần biên dịch lại block diagram thành mã máy trước khi diagram được đưa ra khỏi bộ nhớ.

Khi các control được đọc, dữ liệu điều khiển được đưa vào hệ thống thi hành và dữ liệu thi hành được gửi tới và nạp vào indicator của panel.

Nói tóm lại, vì diagram là một trong những thành phần chiếm 1 lượng lớn bộ nhớ của 1 VI nên việc ghi và đóng diagram sẽ làm tăng không gian nhớ.

Code (Mã)

Code của LabVIEW là mã máy. Khi nạp 1 VI vào trong bộ nhớ, mã của VI chính và tất cả mã của các subVI sẽ luôn luôn thường trú trong bộ nhớ. Mã biên dịch (code) luôn là thành phần chiếm ít bộ nhớ nhất trong số 4 thành phần chính đã nêu ở trên của LabVIEW. Đó là cách nạp thông thường mã của 1 VI vào trong bộ nhớ. Hơn nữa, LabVIEW còn có thể điều khiển những gì code nhận để nạp hoặc khi nào nạp. LabVIEW cũng có khả năng nạp tự động 1 VI vào trong bộ nhớ được gọi là VI Server (vấn đề này không được thảo luận ở đây, các bạn có thể tìm đọc tài liệu “LabVIEW Advanced I” để hiểu thêm).

(còn tiếp)
LabVIEW sử dụng bộ nhớ như thế nào? (P.2)

Như chúng ta đã biết, LabVIEW thi hành mã theo kiểu lập trình luồng dữ liệu. Theo cách lập trình luồng dữ liệu, các biến không thường xuyên bị sử dụng.


Không gian dữ liệu của LabVIEW

Như chúng ta đã biết, LabVIEW thi hành mã theo kiểu lập trình luồng dữ liệu. Theo cách lập trình luồng dữ liệu, các biến không thường xuyên bị sử dụng. Mô hình luồng dữ liệu mô tử các nút (điểm) như là các đầu vào dữ liệu chi phối và các đầu ra dữ liệu. Việc thi hành đúng kiểu lập trình này sẽ sinh ra các ứng dụng định vị một bộ đếm dữ liệu mới cho mỗi 1 kiểu nối dây trong lưu đồ LabVIEW. Việc này sử dụng một lượng lớn bộ nhớ và có thể thực hiện một cách không linh hoạt bởi vì mỗi một hàm sẽ phát ra dữ liệu và đưa qua một đầu ra. LabVIEW hoàn hiện vấn đề này bằng việc thử xác định rõ khi bộ nhớ dùng lại và bằng việc nhìn vào các đầu ra mà dữ liệu đi qua để xác định rõ nơi cần thiết làm các bản sao cho mỗi terminal riêng biệt.


Ở hình trên, diagram sẽ sử dụng 2 khối nhớ dữ liệu, một khối nhớ cho đầu vào và một khối cho đầu ra.

LabVIEW dùng số bộ đệm cho dữ liệu nhỏ nhất bằng việc dùng lại các bộ đệm trước đó. Giả sử mảng đầu vào và mảng đầu ra chứa cùng số phần tử và cùng kiểu dữ liệu như hình vẽ dưới đây:


Mảng ở đây là mảng các giá trị phát ra sau khi lập 1000 lần. Mảng đó được đưa vào 3 hàm Index Array được biểu diễn trong bộ nhớ như 1 bộ đệm dữ liệu. Nếu LabVIEW dùng lại bộ đệm của đầu vào cho mảng đầu ra chứ không tạo ra một bộ đệm mới thì bộ nhớ được tiết kiệm hơn. Vì vậy, sự hoạt động cũng nhanh hơn.

Có 2 loại hoạt động khác nhau mà 1 hàm của LabVIEW có thể làm với một bộ đệm của mảng đầu vào, đó là: Có thể thay đổi dữ liệu trong mảng hoặc chỉ đọc mảng dữ liệu. Các hàm mà chỉ đọc dữ liệu thì không cần phải ghi lại dữ liệu. Hàm Array Index không biến đổi dữ liệu tỏng mảng, vì vậy 3 hàm Index Array ở trên chia sẻ cùng bộ đệm đầu vào. Vì vậy, chỉ có 1 bản ghi của mảng tồn tại trong bộ nhớ. Và vì đầu ra có kiểu dữ liệu là I32 (số nguyên 32 bit, dùng 4 byte/ 1 giá trị) cho nên bộ đệm sẽ dùng 4 KB bộ nhớ. Chúng ta cần chú ý tới một số đặc điểm sau:

- Tùy thuộc vào kiểu dữ liệu cụ thể mà LabVIEW sẽ sử dụng không gian nhớ khác nhau. Ví dụ kiểu DBL (số thực dấu phẩy động 64 bit chiếm 8 byte trong bộ nhớ…)

- Với dữ liệu là mảng số của các kiểu dữ liệu (mảng I8, mảng I6,…) thì dữ liệu sẽ được chứa trong các khối nhớ (block) liên tiếp nhau. Tức là các phần tử trong mảng được chứa trong các ô nhớ kề nhau trong khối nhớ. Với mảng một chiều, LabVIEW chứa số phần tử của mảng dưới dạng số nguyên 32 bit (I32), tức là mất 4 byte để chứa số phần tử của mảng. Vì vậy mảng lớn nhất có thể tạo ra được sẽ chứa 2331- 1 phần tử, tức là mất 2 byte để chứa 1 phần tử của mảng.

Số phần tử
Phần từ thứ 0
Phần tử thứ 1

Phần tử thứ i
Phần tử thứ N-1

4 byte
2 byte
2 byte
2 byte2
Byte
2 byte


- Còn với mảng 2 chiều trở lên thì số ô nhớ là tổng số ô nhớ của mỗi mảng 1 chiều.

- Với các string (chuối ký tự) thì số ô nhớ sử dụng cũng giống như đối với các mảng các số nguyên không dấu. Trong đó độ dài (length) kí tự chiếm 4 byte, còn các kí tự đầu tiên của chuỗi được hiểu như là các số nguyên có dấu. Vì vậy chuỗi dài nhất có thể tạo được sẽ chứa 2331- 1 kí tự. Có thể sử dụng chuối kí tự để chứa hầu như bất kỳ loại dữ liệu nào. Kiểu dữ liệu dạng chuối kí tự có thể chứa dữ liệu dạng text thông thường cũng như là dữ liệu dạng nhị phân. Vì vậy string rất hay được sử dụng trong các chuẩn truyền tín nối tiếp, GPIB, VXI, TCP hay là các chuẩn I/O.

- Với mảng các chuối kí tự thì phức tạp hơn so với mảng số vì mỗi phần tử trong mảng chuối kí tự lại có thể chứa 1 số các kí tự khác nhau. Vì vậy, LabVIEW chứa mảng chuỗi trong bộ nhớ ở dạng tự do. Tức là, dữ liệu được chứa riêng biệt, không liên tiếp nhau.

Bây giờ chúng ta trở lại với vấn đề sử dụng bộ đệm ở phần trên. Việc dùng lại bộ đệm không phải lúc nào cũng có thể xảy ra như trường hợp trên. Trong trường hợp 1 hàm sửa đổi 1 bộ đệm của mảng đầu vào và mảng đầu vào này không được dùng lại trong sơ đồ khối thì hàm này có thể dùng lại bộ đệm của đầu vào cho dữ liệu đầu ra.

Tuy nhiên nếu nhiều hàm sửa đổi dữ liệu đang tới thì chỉ có 1 hàm có thể dùng lại bộ đệm của dữ liệu gốc, còn các hàm khác phải dùng bộ đệm mới. Block diagram sau minh họa điều đó:


Hình này, 1 nguồn phát ra dữ liệu được đưa qua 3 hàm Replace Array Subset. Trường hợp này LabVIEW tạo ra các bộ đệm mới cho các hàm để chứa dữ liệu. Cũng có trường hợp dữ liệu thi hành và sự thực hiện phải theo thứ tự. Diagram sau minh họa vấn đề này:


Với trường hợp này, LabVIEW sẽ thực hiện việc đưa dữ liệu qua hàm Index Array trước, sau đó mới đưa dữ liệu qua hàm Replace Array Subset. Bởi vì LabVIEW quyết định thứ tự thực hiện các hàm mà không có dữ liệu phụ thuộc trước và LabVIEW ưu tiên việc thực hiện các hàm mà sử dụng bộ nhớ nhỏ nhất (bạn có thể tạo một diagram như trên trong LabVIEW rồi chọn chức năng Hilight Execution và ấn nút Run để kiểm tra).

Trường hợp có nhiều hơn 2 mảng dữ liệu được phát riêng biệt, LabVIEW sẽ đưa các dữ liệu đầu vào vào bộ đệm một cách thứ tự từ trên xuống (tức là đưa dữ liệu mà được tính toàn đơn giản nhất vào trước rồi mới đến các dữ liệu phải tính toán phức tạp hơn vào sau). Diagram sau sẽ minh hoạt điều đó:


Diagram này, có 2 nguồn phát số ngẫu nhiên sau khi thực hiện 2 vòng For sẽ phát ra hai mảng dữ liệu và sẽ thực hiện phép tính cộng trước rồi mới thực hiện phép tính nhân. Nguồn dữ liệu sẽ được đưa tới đầu vào thứ 1 của phép tính nhân trước, rồi mới đến dữ liệu ở , tức là sẽ được đưa vào bộ đệm trước rồi mới đến . Vì vậy, ở đây chỉ cần 2 bộ đệm để nhớ dữ liệu. Theo cách này, phải dùng tới 24KB bộ nhớ cho dữ liệu. Nhưng với cùng 1 kết quả được đưa ra, cách lập trình như sau thì phải cần 3 bộ đệm để nhớ dữ liệu:


Bởi vì theo cách này sau khi thực hiện phép công cần phải dùng 1 bộ đệm nữa để ghi lại kết quả rồi mới thực hiện phép tính nhân. Và vì vậy phải dùng tới 32KB bộ nhớ cho dữ liệu. Nhưng kiểu lập trình như diagram sau chỉ dùng có 16KB không gian nhớ cho dữ liệu:


Bởi vì theo cách này bộ nhớ đệm chứa dữ liệu sau phép tính cộng chính là bộ đệm của mảng dữ liệu phát ra sau vòng lặp. Và vì vậy cách này chỉ sử dụng 1 bộ đệm cho việc tính toán dữ liệu.

Các ví dụ trên đây, chúng ta chỉ đề cập đến việc tạo mảng dữ liệu đối với vòng lặp For. Còn đối với vòng lặp While thì hoàn toàn tương tự. Cách tạo và xử lý mảng bằng các vòng lặp trong LabVIEW sẽ làm cho việc sử dụng bộ nhớ của chương trình hiệu quả hơn, vì vậy số bộ nhớ sử dụng là nhỏ nhất. Với cách tạo mảng này, số không gian bộ nhớ mà mảng dữ liệu cần là = N* x byte. Trong đó N là tổng số vòng lặp, x là số byte của kiểu dữ liệu của N. Ví dụ như các diagram trên, N = 1000, dùng kiểu dữ liệu là I32 nên x = 4 byte và vì vậy mảng dữ liệu sau vòng lặp xuất ra chiếm 4000 byte ≈4KB không gian bộ nhớ.

Như vậy chúng ta đã biết được một số phần cơ bản nhất về cách LabVIEW dùng bộ nhớ đối với các thành phần chính như thế nào. Ngoài ra còn có các hàm và các chức năng khác trong block diagram ảnh hưởng đến bộ nhớ như: biến toàn cục, biến cục bộ ảnh hưởng đến bộ nhớ; thanh ghi dịch của dòng While ảnh hưởng đến bộ nhớ, cấu trúc case ảnh hưởng đến bộ nhớ, cluster ảnh hưởng đến bộ nhớ. Nhưng trong phạm vi nội dung của bài viết có hạn nên tôi không đề cập đến vấn đề này.

Các bạn yêu thích tìm hiểu thêm có thể tham khảo các tài liệu sau:

LabVIEW Basic II – Course Manual của National Instrument
LabVIEW Advanced I, của hãng National Instrument

Bài viết của tác giả: Vương Vũ Hiệp

Trung tâm MICA - C10 - ĐH BK Hà Nội

ngohaibac 09-01-2007 06:00 PM

Tham khảo chi tiết: http://www.e-autonews.com/Automation...php?tt_id=3644

NI LabVIEW – Kết nối mở từ A tới Z



Từ điều khiển ampe kế tới kiểm tra thiết bị ZigBee, phần mềm National Instruments LabVIEW (viết tắt là NI LabVIEW) truyền tải thông điệp kết nối mở tới nhiều loại thiết bị, giao thức và cổng giao tiếp trong các ứng dụng đo lường và kiểm nghiệm nhằm đẩy nhanh tốc độ tích hợp hệ thống kiểm nghiệm và rút ngắn hơn nữa thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.









Hầu như mọi thiết bị đo lường kiểm nghiệm đều kết nối tới hơn một loại thiết bị và cổng giao tiếp, do vậy, NI LabVIEW cung cấp một thư viện toàn diện tích hợp các thư mục hỗ trợ kết nối mở và tích hợp các hệ thống từ A tới Z.

Kết nối mở cần khả năng tích hợp thông suốt

NI LabVIEW – Kết nối thiết bị từ A tới Z

Ampmeter - Ampe kế

Bluetooth

cAN

DeviceNet

Ethernet/LAN

Frame grabbers - Xử lý ảnh

GPIB (IEEE 488) – Giao thức kết nối I/O

Hall-effect sensors – cảm biến hiệu ứng Hall

IEX themisto

JTAG

K-type Thermocouples – Nhiệt ngẫu loại K

Logic analyzers – bộ phân tích logic

Motion stages – Giai đoạn chuyển động

.NET

Oscilloscopes

Pulse generators – Bộ phát xung

QAM

Radio frequency (RF)

Sound pressure sensor – cảm biến áp suất âm thanh

TCP/IP

USB

Vector network analyzers – bộ phân tích mạng vector

Wi-Fi (802.11)

Yaw sensor – cảm biến trục

ZigBee

Thư viện built-in I/O, phân tích và liên lạc trong LabVIEW cung cấp phương thức kết nối quen thuộc tới hầu như mọi loại thiết bị, cảm biến, bus hoặc giao diện phần mềm giúp loại bỏ tình trạng tích hợp “áng chừng” các thiết bị vào ứng dụng đo lường kiểm nghiêm của bạn. Tuy nhiên, kết nối mở chỉ cung cấp khả năng kết nối tới một thiết bị hay cổng giao tiếp. Điều này đôi khi không bắt kịp với tốc độ tích hợp hệ thống khi phát triển một giải pháp đo lường kiểm nghiệm. Nhưng cũng thật may là, LabVIEW không những cung cấp kết nối mở linh hoạt mà còn cả các công cụ phần mềm đo lường kiểm nghiệm toàn diện và driver thiết bị để hỗ trợ tích hợp từng cổng giao tiếp hoặc thiết bị vào hệ thống. Chính điều này làm cho LabVIEW trở thành tài sản vô giá và là sự đầu tư chiến lược cho phát triển hệ thống đo lường của bạn.

Theo kết quả đợt khảo sát toàn cầu của NI thì nhiều kỹ sư vẫn chưa tận dụng tối đa lợi ích thời gian thực và tiết kiệm chi phí của LabVIEW mang lại. Kết quả của đợt khảo sát (hình 1) chỉ ra rằng các kỹ sư sử dụng hơn một nửa tổng chi phí hệ thống vào các khoản chi tiềm ẩn – các lĩnh vực liên quan đến tích hợp hệ thống gồm cài đặt hệ thống, phát triển phần mềm, định chỉnh và thử nghiệm. Kết quả này thực sự sửng sốt nếu đem so với 36% thực chi cho phần mềm và phần cứng hệ thống. Qua kết quả này cho thấy tầm quan trọng của khả năng kết nối hệ thống toàn diện tích hợp sẵn khi chọn lựa công cụ đo lường và kiểm nghiệm phù hợp cho nhu cầu hệ thống kiểm tra.


Đặc tính của kết nối mở LabVIEW

Trong suốt 20 năm qua, LabVIEW hỗ trợ kết nối hệ thống từ A tới Z cho mọi thiết bị đo lường kiểm nghiệm và giao thức, được đúc kết trong 4 đặc tính sau:

1. Khả năng plug-and-play

Hiệu suất chính là mục tiêu cốt yếu mà LabVIEW mong muốn mang lại cho các kỹ sư, nhà khoa học và kỹ thuật viên trong quá trình phát triển hệ thống đo lường và kiểm nghiệm tự động. Nhân tố hậu trường giúp LabVIEW đạt được mục tiêu này chính là khả năng tích hợp hệ thống theo kiểu plug-and-play độc đáo thông qua môi trường đồ họa được cấp bằng sáng chế; driver mạng thiết bị; công nghệ Express VI tương tác gồm hỗ trợ DQA và I/O thiết bị; cảm biến plug & play dựa trên công nghệ TEDS (Transducer Electronic Data Sheet) IEEE 1451.4; và công cụ cấu hình và quản lý hệ thống NI Measurement & Automation Explorer. LabVIEW Zone (www.ni.com/labviewzone) cũng hỗ trợ cộng đồng người sử dụng trực tuyến với hàng ngàn ứng dụng minh họa, công cụ LabVIEW Tools Network, và diễn đàn thảo luận trực tuyến để đảm bảo tính năng plug-and-play được sử dụng tối đa với LabVIEW.

2. Thư viện chức năng I/O quen thuộc

Bên cạnh khả năng plug-and-play, LabVIEW còn có một thư viện I/O phần cứng mở rộng, gồm NI-VISA và NI-DAQmx. Chúng hỗ trợ kết nối hơn 4.000 thiết bị độc lập và hàng ngàn cảm biến, camera, hệ truyền động thông qua mọi cổng và bus liên lạc. Các loại thiết bị đo tích hợp thư viện chức năng I/O có trong LabVIEW gồm thiết bị môđun và độc lập, thiết bị thu thập dữ liệu, cảm biến, camera,… Chức năng bus I/O kết nối gồm GPIB (IEEE 488), Ethernet/LAN, serial, USB, IEEE 1394 (FireWire), Bluetooth, Wi-Fi (IEEE 802.11), IrDA,… Tổng kết lại có hơn 1.000 chức năng hiển thị, phân tích và đo lường tích hợp trong LabVIEW nhằm đảm bảo hiệu suất cho người sử dụng khi kết nối thiết bị I/O với nhau tạo nên các hệ thống đo lường và kiểm nghiệm tự động.


Hình 1



3. Cổng liên lạc dữ liệu linh hoạt

Bên cạnh những đặc điểm nối bật vừa kể, LabVIEW còn tích hợp công nghệ và cổng liên lạc dữ liệu hàng đầu. Một mặt nó thiết lập kết nối với phần mềm và phần cứng đo đạc, mặt khác nó có thể liên lạc và điều khiển hiệu quả với chúng. LabVIEW là công cụ quan trọng với nhiều kỹ sư đang thiết lập LabVIEW với các hệ thống kiểm tra với các phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình như ANSI C, Visual Basic, C++, .Net và nhiều ngôn ngữ khác. Ngoài ra, các kỹ sư cũng có thể sử dụng LabVIEW để liên lạc với nhiều giao thức công nghiệp gồm TCP/IP, serial, CAN, DeviceNet, Foundation Fieldbus, FlexRay, Modbus, …

4. Công cụ phát triển liên lạc I/O tích hợp

Đặc tính kết nối mở cuối cùng của LabVIEW là luôn sẵn có công cụ tích hợp giúp bạn kết nối và nâng cấp liên lạc với thiết bị và giao thức mà trong thư viện I/O không hỗ trợ tính năng này. Trường hợp này thường gặp trong những ngành như hàng không, ô tô, dược và thông tin liên lạc. LabVIEW cung cấp cho bạn nhiều công cụ tích hợp sẵn, gồm: Instrument Driver Project Wizard và NI Spy trong NI MAX.

Instrument Driver Project Wizard trong LabVIEW 8 được thiết kế giúp bạn nhanh chóng phát triển các driver thiết bị LabVIEW Plug and Play bằng cánh từng bước hướng dẫn bạn. Chức năng NI Spy trong MAX cung cấp khả năng chẩn đoán những vấn đề liên quan đến giao tiếp trong các hệ thống đo lường rất hiệu quả bằng cách giám sát toán bộ lệnh I/O và lưu lượng liên lạc qua các bus. Cả hai công cụ vừa đưa ra là sự cam kết của National LabVIEW với người sử dụng khi xây dựng hệ thống đo lường và kiểm nghiệm tự động hóa.


Sau đây chúng ta cùng có cái nhìn cận cảnh hơn về cách 4 đặc tính trên mang lại lợi ích cho bạn khi thiết kế hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển thiết bị tự động – 2 loại ứng dụng đo lường và kiểm nghiệm được phát triển thường xuyên nhất.


Hình 2: NI LabVIEW cung cấp kết nối thông suốt với hàng ngàn loại thiết bị, cảm biến, camera, giao diện phần mềm.




Điều khiển từ A tới Z với LabVIEW

Từ bộ đo số Agilent 34401A tới thiết bị phân tích công suất ZES LMG310, LabVIEW cung cấp kết nối và điều khiển thiết bị thông suốt và độc lập trong suốt hơn 20 năm qua. Ngày nay, bạn có thể sử dụng chắc năng Instrument Driver Finder trong LabVIEW 8 nhằm tự động định vị, dowload và lắp đặt driver thiết bị miễn phí đối với hơn 4.000 mẫu thiết bị khác nhau. Tất cả các driver thiết bị của LabVIEW đều dựa trên Kiến trúc Phần mềm Thiết bị ảo (Virtual Instrumentation Software Architecture – VISA), do vậy bạn có thể liên lạc với thiết bị của mình thông qua mọi loại bus, gồm GPIB, Ethernet/LAN, USB, và Serial mà không cần bổ sung thêm bất kỳ chương trình nào cho LabVIEW. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các công nghệ bus mới như USB 2.0 cho ứng dụng của mình.

LabVIEW còn có khả năng liên lạc trực tiếp với những thiết bị không hỗ trợ driver sử dụng Instrument I/O Assistant và thư viên chức năng cho GPINB, Serial và TCP/IP. Nếu driver thiết bị không có, bạn có thể sử dụng LabVIEW Instrument Driver Project Wizard để nhanh chóng tao ra một driver thiết bị gồm những chức năng thiết yếu cần cho ứng dụng của bạn.

Thu thập dữ liệu từ A tới Z với LabVIEW

Từ bộ gia tốc tới cảm biến Z (Zigbee), LabVIEW hỗ trợ kết nối cho mọi thiết bị thu thập dữ liệu, gồm tranducer và cảm biến, bộ thu nhận tín hiệu, phần cứng thu thập dữ liệu và driver và phần mềm ứng dụng. National Instruments cung cấp toàn bộ các thiết bị thu thập dữ liệu cho những ứng dụng để bàn, di động, nhúng và nối mạng thông qua nhiều bus gồm PCI, PCI Express, PXI, PCMCIA, USB, CompactFlash, Ethernet/LAN và FireWire. Với tính năng có độ tích hợp cao, LabVIEW kết hợp với DAQ Assistant, thư viện chức năng I/O NI-DAQmx và công nghệ Sensor Plug&Play TEDS giúp bạn nhanh chong phát triển các hệ thống thu thập dữ liệu hiệu quả.

Kết nối mở với hiệu suất cao

Ngày nay, các hệ thống đo lường và kiểm nghiệm có công suất rất lớn, độ linh hoạt cao và tích hợp thông suốt với hầu như mọi loại thiết bị và giao diện, kể cả các thế hệ mới ra. Nhu cầu ngày càng cao đòi hỏi kỹ tư phải cẩn thận lựa chọn công cụ và nền tảng thiết bị cho mình khi xây dựng một hệ thống đo lường và kiểm nghiệm. National cung cấp dải rộng các phần cứng và phần cứng đo lường và kiểm nghiệm có tính năng mở, gồm LabVIEW và PXI đã được kiểm nghiệm về hiệu suất nhằm hỗ trợ bạn phát triển một giải pháp môđun, mở toàn diện cho ứng dụng của mình.

ngohaibac 09-01-2007 06:00 PM

LabVIEW 8.20: thêm nhiều tính năng mới



Nhân kỉ niệm 20 năm ra mắt ấn phẩm thiết kế hệ thống đồ họa LabVIEW cho môi trường hệ thống điều khiển, kiểm nghiệm và nhúng, National Instruments cho ra đời LabVIEW 8.20.










NI LabVIEW 8.20 nâng cao khả năng đo lường công nghiệp của LabVIEW nhờ những đặc điểm mới được thiết kế cho những giao diện phân tích và điều khiển tiên tiến; quản lý hệ thống phân tán nâng cao và đích (target) mới cho giao diện người máy (HMI).

Nhờ giới thiệu công nghệ đơn giản hóa sự phát triển phần cứng của bộ điều khiển và cung cấp các đích hiển thị mới, các kỹ sư và nhà chế tạo máy có thể sử dụng chỉ một công cụ phần mềm để thiết kế và triển khai các hệ thống công nghiệp.

Đo lường, phân tích, điều khiển và thị giác hóa chỉ với một phần mềm

LabVIEW Touch Panel Module mới cùng với những khả năng chia sẻ thông tin với các thiết bị xách tay giúp các kỹ sư tự động hóa bổ sung HMI dựa trên Windows CE vào hệ thống đo lường và điều khiển một cách nhanh chóng. Nhờ biến dùng chung, các kỹ sư có thể dễ dàng hiển thị giá trị từ bộ điều khiển thời gian thực trực tiếp trên các giao diện người dùng quen thuộc thường được sử dụng trong các hệ thống giám sát và điều khiển máy nhúng, đơn giản hóa việc phát triển các hệ thống xách tay cho những ứng dụng giám sát hiện trường.


Đối với các hệ thống nhiều kênh, module điều khiển giám sát và ghi dữ liệu LabVIEW 8.20 (LabVIEW 8.20 Datalogging and Supervisory Control Module) bổ sung các công cụ cấu hình kênh lập trình tới 2.500 kênh.


LabVIEW 8.20 cũng nâng cao tính năng của truyền thông dựa trên Ethernet cho các hệ thống phân tán lên hai lần đồng thời cung cấp truyền thông mở với phần cứng và phần mềm hiện tại nhờ hỗ trợ Modbus và OPC.

Thuật toán phân tích và điều khiển nâng cao


Nhờ LabVIEW, các kỹ sư có thể phát triển các hệ thống điều khiển, từ hệ thống PID đơn giản tới các hệ thống điều khiển động tiên tiến. Nhờ đó, họ có thể chọn lựa phần cứng hợp lý và hệ phương pháp điều khiển mà không cần phải thay đổi các phương pháp phát triển phần mềm. Trong phiên bản LabVIEW mới nhất này, NI đã tăng tốc độ thực hiện của vòng điều khiển PID lên 14 lần và tốc độ thực hiện của module mô phỏng LabVIEW (LabVIEW Simulation Module) cho thuật toán điều khiển tiên tiến lên 9 lần. Nhờ đó, các kỹ sư có thể phát triển và thực hiện các mẫu điều khiển phức tạp với hơn 1.000 nút (node).


Module FPGA LabVIEW 8.20 bổ sung những chức năng giám sát máy mới trong việc lắp đặt các bộ lọc, cảnh báo và các phép đo, vì vậy các kỹ sư có thể xây dựng các hệ thống bảo vệ máy dựa trên FPGA.

Trong trường hợp các kỹ sư đã thiết kế thuật toán bằng phần mềm khác, họ vẫn có thể tích hợp các mẫu mà họ đã phát triển trong môi trường MathWorks, Inc Simulink vào LabVIEW để thử mẫu điều khiển thời gian thực và kiểm tra phần cứng trong vòng lặp (HIL) nhờ Simulation Interface Toolkit 3.0 dành cho LabVIEW 8.20. Và với External Model Interface (giao diện mẫu ngoài) trong LabVIEW 8.20, các kỹ sư có thể sử dụng các giá trị từ các mẫu của bên thứ ba trong LabVIEW Simulation Module.

Công cụ thử mẫu điều khiển và triển khai nhanh chóng

LabVIEW FPGA Wizard tự động tạo FPGA I/O và các mã thời gian để nhúng kết logic điều khiển trực tiếp vào phần cứng FPGA. Nhờ đó, các kỹ sư có một phương pháp đơn giảm để khai thác công nghệ FPGA mới nhất, có nghĩa là họ có thể tập trung hơn vào logic hệ thống điều khiển.

Các kỹ sư có thể lắp đặt các bộ điều khiển dựa trên FPGA với LabVIEW 8.20 trên các bảng mạch có chân chắm trong một PC để bàn chuẩn hay trong các nền tảng phần cứng CompactRIO, PXI của NI. Đây là lần đầu tiên, các kỹ sư có thể sử dụng LabVIEW để tiến hành các thuật toán điều khiển tiên tiến và nhắm trực tiếp tới các thiết kế bảng mạch quen thuộc dựa trên các bộ vi xử lý 32 bit sử dụng module phát triển nhúng LabVIEW.

ngohaibac 09-01-2007 06:03 PM

bài của truongthinhs:

Lab view có thể kết nối điều khiển với nhiều thiết bị khác nhau, phần mềm National Instruments LabVIEW (viết tắt là NI LabVIEW) có thể kết nối liên kết mở tới nhiều loại thiết bị, giao thức và cổng giao tiếp trong các ứng dụng đo lường và kiểm nghiệm với thời gian nhanh không phải làm mạch giao tiếp vì tất cả các chuẩn đều có sẵn, phần mềm nhận dạng cũng không cần phải viết và lab view có thể lập trình để tạo thành phần giao tiếp với người sử dụng tuyệt diệu vì nó là dạng GUI (Graphic User Interface) nói chung nếu bạn có 1 cái máy hay thiết bị muốn đo lường, giám sát, điều khiển chỉ cần mua một bộ Labview (như card giao tiếp) sau đó gắn vào máy tính lập trình (mà lập trình này vô cùng đơn giản dễ dàng nhúng vào các phần mềm khác, có thể lập trình bằng cách lôi biểu tượng thôi nói chung đọc khoảng 1 ngày al2 lập trình được) hình ảnh thì đẹp tuyệt vời. Mình làm giao diện bằng cái này thấy hết xẩy. các bạn thử xem sao.

Có thể kết nối từ A--> Z như sau: Ampmeter - Ampe kế; Bluetooth ; cAN ; DeviceNet ; Ethernet/LAN; Frame grabbers - Xử lý ảnh ; GPIB (IEEE 488) – Giao thức kết nối I/O ; Hall-effect sensors – cảm biến hiệu ứng Hall ;IEX themisto ; JTAG ; K-type Thermocouples – Nhiệt ngẫu loại K ; Logic analyzers – bộ phân tích logic ; Motion stages – Giai đoạn chuyển động ; .NET ; Oscilloscopes ; Pulse generators – Bộ phát xung ; QAM ; Radio frequency (RF) ; Sound pressure sensor – cảm biến áp suất âm thanh ; TCP/IP ; USB ;Vector network analyzers – bộ phân tích mạng vector ; Wi-Fi (802.11) ; Yaw sensor – cảm biến trục ;ZigBee.

Có thể sử dụng ANSI C, Visual Basic, C++, .Net và nhiều ngôn ngữ khác để kiếm tra. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng LabVIEW giao tiếp với hệ thống truyền thông công nghiệp gồm các chuẩn và thiết bị TCP/IP, serial, CAN, DeviceNet, Foundation Fieldbus, FlexRay, Modbus, …


ngohaibac 09-01-2007 06:05 PM

bmnhy:

================================
Cảm ơn Anh Thịnh đã tóm tắt phần nội dung trên

================================

LabVIEW Simulation Module 2.0 của National Instruments



National Instruments mới giới thiệu LabVIEW Simulation Module 2.0, mở rộng môi trường phát triển đồ họa NI LabVIEW để tạo ra một nền tảng liên tục cho các quá trình thiết kế, mô phỏng và thời gian thực của các hệ thống điều khiển


Với sự nâng cấp mới nhất cho phần mềm này, các kĩ sư thiết kế có thể dễ dàng phân tích những hệ thống điều khiển phi tuyến tính, phức tạp dùng các phương pháp tối ưu hóa và tuyến tính hóa đồng thời giảm thời gian phát triển với những cải tiến tính năng mới.


Các kĩ sư có thế đạt được tính năng tối ưu của những bộ điều khiển với LabVIEW Simulation Module trong việc thiết kế những bộ điều khiển PID đơn giản tới LQG nhiều biến và các hệ thống điều khiển phi tuyến tính.

Ngoài khả năng điều chỉnh các bộ điều khiển, LabVIEW Simulation Module 2.0 còn giúp các kĩ sư tối ưu hóa các thông số hệ thống động cho các mục đích thiết kế khác như tính ổn định hay giảm độ rung.

Các kĩ sư có thể phát triển những hệ thống của họ nhanh hơn với những cải tiến tính năng của LabVIEW Simulation Module 2.0. Họ cũng có thể dùng LabVIEW Simulation Module với hệ thống nhúng NI CompactRIO, một nền tảng nhỏ gọn bền dựa trên công nghệ FPGA cho các ứng dụng như lấy mẫu điều khiển đầu tiên hay nhúng.

HIENDAIHOA.COM (Theo: ferret)

ngohaibac 09-01-2007 06:05 PM

National Instruments: phần mềm lập trình đồ họa LabVIEW cho các thiết kế nhúng.

Giờ đây các nhà khoa học cũng như các kỹ sư có thể tận dụng cơ chế lập trình đồ họa mức độ cao của phần mềm National Instruments LabVIEW để tiết kiệm đáng kế thời gian tạo mẫu cũng như triển khai các ứng dụng nhúng đến các bộ vi xử lý 32 bit.

Giờ đây các nhà khoa học cũng như các kỹ sư có thể tận dụng cơ chế lập trình đồ họa mức độ cao của phần mềm National Instruments LabVIEW để tiết kiệm đáng kế thời gian tạo mẫu cũng như triển khai các ứng dụng nhúng đến các bộ vi xử lý 32 bit.

Mô đun phát triển nhúng NI LabVIEW mới có thể mở rộng LabVIEW tới bất kỳ bộ xử lý 32 bit nhúng nào, đồng thời cung cấp phương pháp đồ họa cho các nhà khoa học cũng như kỹ sư giúp họ thiết kế thuật toán, mô phỏng, tạo mẫu và triển khai các thiết kế tùy chỉnh cho hệ thống nhúng.

Với mô đun phát triển nhúng LabVIEW, người sử dụng có thể thiết kế các thuật toán và lập trình cho ứng dụng của mình bằng ngôn ngữ dòng dữ liệu đồ họa trực giác. Thêm vào đó, các chỉ báo và điều khiển panen trước đồ họa LabVIEW giúp thử nghiệm và gỡ rối các mã nhúng nhanh hơn nhiều so với phương pháp thông thường. Mô đun phát triển nhúng LabVIEW bao gồm hơn 400 chức năng phân tích cho quá trình xử lý tín hiệu, đại số học tuyến tính, thống kê và các ngành toán học.

Bên cạnh chức năng đo ngoài hộp giúp tích hợp dữ liệu thực trong quá trình, mô đun này còn có khung để tích hợp driver I/O và các gói hỗ trợ bảng nhằm tận dụng bộ xử lý với LabVIEW. Người sử dụng trước hết có thể sử dụng môi trường đồ họa LabVIEW để phát triển các ứng dụng, sau đó tự động tạo ra mã C để tích hợp với dây chuyền công cụ xử lý đã được lựa chọn của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, xin mời truy cập trang web www.ni.com/embedded.

National Instruments là người tiên phong hàng đầu trong việc chế tạo các thiết bị ảo - khái niệm mang tính cách mạng đã làm thay đổi phương pháp tiếp cận của các kỹ sư cũng như nhà khoa học tới lĩnh vực đo đạc và tự động hóa. Khách hàng của NI bao gồm đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học và đông đảo chuyên gia công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Mọi thông tin chi tiết về National Instruments đều có trên trang web: www.ni.com.

ngohaibac 09-01-2007 06:10 PM

Xây dựng hệ thống đo lường bán tự nhiên: Một xu hướng ứng dụng rộng rãi trong phòng thí nghiêm & công nghiệp


Việc đo lường điều khiển, thu thập và xử lý dữ liệu trong các phòng thí nghiệm (PTN) và trong công nghiệp (CN) đang đặt ra các yêu cầu ngày càng cao. Với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật mạch tổ hợp và công nghệ máy tính đã mở ra cơ hội lớn để chế tạo các thiết bị đo chuyên dụng hay đa năng sử dụng trong PTN và trong CN. Đây chính là giải pháp hữu hiệu để đáp ứng các yêu cầu học tập, nghiên cứu và phát triển.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...en-1608062.jpg

Mô hình hệ thống đo lường bán tự nhiên

Trong các hệ thống đo lường điều khiển (ĐLĐK) có sử dụng máy tính với các phần mềm chuyên dụng, người ta có thể xây dựng theo môi hình sau:


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...en-1608063.jpg
Hình 1: Hệ thống đo lường bán tự nhiên


- Đối tượng ĐLĐK: Đây có thể là một tập hợp các đại lượng cần đo hoặc một hệ thống ĐKĐL đa kênh. Đối tượng này cũng có thể yêu cầu duy trì, giám sát một loạt các thông số theo các tiêu chuẩn nhất định.

Đại lượng X: Là đại lượng cần đo, mà cũng là đáp ứng của hệ thống. X có thể là đại lượng điện như: điện áp u, dòng điện I, tần số f… cũng có thể là đại lượng không điện như: cơ, quang, nhiệt, dịch chuyển…

- Cảm biến/ bộ biến đổi: Được sử dụng để chuyển đồi các đại lượng cần đo thành các đại lượng điện phù hợp, mạng thông tin về đại lượng cần đo (dạng tín hiệu analog).

- Bộ biến đổi Tương tự - Số (ADC – Analog Digital Converter): Các thông tin đại lượng đo dạng tương tự được chuyển thành tổ hợp dữ liệu số, theo một phương pháp và có độ phân giải nhất định. Để phép đo có độ chính xác cao đòi hỏi độ tuyến tính và độ phân giải của bộ ADC càng cao (từ 12 đến 16 bit).

- Máy tính có các bảng mạch ghép nối: Nhờ có máy tính số, với các phần mềm chuyên dụng người sử dụng có thể lập trình thu thập, xử lý, hiển thị, lưu giữ các dữ liệu đo lường một cách linh hoạt. Các dữ liệu đo được xử lý lý thông kê, lọc hay xử lý theo các thuật toán khác nhau. Cũng từ đây xác định các luật điều khiển để tạo ra tín hiệu điều khiển ở đầu ra bộ ADC.

- Bộ biến đổi Số - Tương tự (DAC – Digital Analog Converter): Bộ biến đổi DAC nhiều kênh, ghép nối máy tính lập trình được, có điện áp hay dòng điện đầu ra theo các dải khác nhau, phù hợp với chuẩn CN. Tín hiệu đầu ra được đưa sang điều khiển tầng khuếch đại công suất

Một số thiết bị đo lường nối ghép máy trình trong phòng thí nghiệm & công nghiệp

Khối chuyển mạch và thu nhận dữ liệu HP 34970A

Đây là thiết bị vạn năng khá hiên đại do hãng Hewlett Packard trước đây và nay là Agilent (Mỹ) chế tạo. Khối chuyển mạch có gắn đồng hồ số DMM (Digital Multimeter) có 3 khe cắm có thể chuyển đổi các mudule khác nhau cho nhiều mục đích sử dụng. Một module đầu vào tương tự AI (Analog Input) HP 34901A có 20 kênh đo (điện áp/tần số/điện trở 2 đường/nhiệt độ 2 đường) và 2 kênh đo dòng điện. Tốc độ truy cập tối đa là 60 kênh/s. Thiết bị này nối ghép máy tính theo các chuẩn RA 232 hoặc GPIB.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...en-1608064.jpg
Hình 2: Hệ thống đo lường bán tự nhiên sử dụng thiết bị HP34970A


Bản thân thiết bị này có trình điều khiển (Driver) là Benchlink, với cơ sở dữ liệu Excel, vì vậy việc xử lý lưu giữ và liên kết với các phần mềm khác trong môi trường Windows rất thuận lợi. Mặt khác thiết bị này còn có thể lập trình trong phần mềm LabVIEW, đây là phần mềm lập trình Graphic và công cụ toán học rất mạnh của hãng National Instrument, với nhiều công cụ đồ họa, hiển thị và cơ sở dữ liệu Excel, Access… giúp cho người sử dụng có thể trình bày giao diện đẹp, sinh động, thân thiện với người dùng, rất gần với hệ thống đo lường vật lý thực thụ.

Một chương trình trình đo lường đa kênh thông thường bao gồm các phần sau:

- Cấu hình thiết bị đo

- Điều khiển quá trình đo, thu nhận dữ liệu

- Xử lý dữ liệu

- Lưu trữ dữ liệu đo, nếu cần

Cấu hình thiết bị đo: nhằm đảm bảo cho thiết bị đáp ứng được yêu cầu của các phép đo cụ thể. Đối với hệ thống đo lường đa kênh thì cấu hình thiết bị đo phải:

- Xác định số lượng kênh cần đo

- Xác định thời gian giữ chậm giữa các kênh đo và chu kỳ quét toàn bộ các kênh đo

- Ứng với mỗi kênh đo phải xác định lại đại lượng đo cần đo (nhiệt độ, độ ẩm, điện áp, dòng điện, chu kỳ, điện trở), độ chính xác của phép đo, khoảng đo, hệ số khuếch đại, lượng bù, đơn vị đo, kiểu loại sensor sử dụng.

- Xác định các thông tin cần kèm theo trong phép đo như kênh đo, thời gian tương đối hay thời gian tuyệt đối tại thời điểm nhận mỗi kết quả đo.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...ien-160806.jpg
Hình 3: Ví dụ một giao diện đo lường hiện số 5 kênh


Thiết bị dạy học Unitro@nl dùng trong thí nghiệm

Thiết bị day học Unitro@nl là một bộ thí nghiệm cụ thể. Tùy theo đối tượng đào tạo mà có thể khai thác thiết bị ở các mức độ tương ứng. Phần tử trung tâm của bộ Unitro@nl là module ghép nối máy tính (interface) với các module thí nghiệm, mỗi bài thí nghiệm có phần mềm kèm theo. Đây là sản phẩm của hãng LUCAS-NUELLE (Đức) chế tạo, đã xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...en-1608061.jpg
Hình 4: Thiết bị thí nghiệm Unitr@inl



Các chức năng chính của Interface:

- Chuẩn giao tiếp với máy tính: USB hoặc RS 232. Trình điều khiển Labsoft for Windows

- Hai đầu vào tương tự: Có chức năng đo tương đương như một máy hiện sóng hai tia hoặc hai đồng hồ vạn năng số.

- Một đầu ra tương tự: Có chức năng như một máy phát tần số chuẩn (máy phát chức năng) hoặc bộ nguồn thay đổi trong dải 0 – 10 VDC.

- Một đầu vào và một đầu ra 8 bit số

- Bốn kênh chuyển mạch rơle

- Tạo nguồn cung cấp: +5 VDC, 3x15VAC. Bằng cách ghép thêm các platform mở rộng ta có thể lắp các mạch thí nghiệm theo chủ đề và đồng hồ vạn năng Metrahit vào bus hệ thống.

Hệ thống thu thập dữ liệu trực tuyến

Nhiều tập đoàn các hãng chế tạo thiết bị của Mỹ như: National Instrument, MesX GmbH & CO.KG, Dewetron, Microstar, Translation… đã phối hợp để chế tạo ra các sản phẩm để có thể tích hợp trong hệ thống thu thập dữ liệu trực tuyến có khả năng ứng dụng lớn: Tự động hóa, năng lượng, nghiên cứu và phát triển, môi trường…

Các thiết bị hỗ trợ phần cứng bao gồm số lượng lớn các bảng mạch và thiết bị tùy theo yêu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.

Các phần mềm ứng dụng ngoài LabVIEW ra còn phải kể đến các phần mềm khác: DasyLab, DEWEsoft, DEWETrans, FlexPro…

Hệ thống thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu đo lường trực tuyến chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhờ các tính năng ưu việt:

- Thu thập đồng bộ và lưu trữ nhiều nguồn tín hiệu khác nhau, với tốc độ lấy mẫu khác nhau, dùng bảng mạch A/D, CAN, GPS, video…

- Cấu hình kết nối 32bit, lưu giữ và xử lý dữ liệu

- Thu thập dữ liệu và hiển thị trực tuyến với chất lượng cao

- Có tính chất toán học trực tuyến và các chức năng lọc

- Công nghệ khe cắm để mở rộng theo yêu cầu khách hàng

- Trích xuất dữ liệu nhanh và thuận tiện vào các ứng dụng khác.

Thực tế ứng dụng tại đơn vị cơ sở

Đã có nhiều công ty trong nước và công ty liên doanh với nước ngoài đã và đang triển khai kế hoạch thiết kế chế tạo các thiết bị đo nối ghép máy tính đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều cơ sở nghiên cứu đã chế tạo thành công các thiết bị có liên quan đến lĩnh vực đo lường cấp chính xác cao như: Kính hiển vi điện tử đầu dò, máy tán sỏi ngoài cơ thể…

Để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, các bộ môn của HV KTQS đã nghiên cứu xây dựng các hệ thống đo lường nối ghép máy tính sử dụng trong PTN, phục vụ huấn luyện bộ đội, đáp ứng các yêu cầu sản xuất của nền kinh tế quốc dân, trong đó nhiều hệ thống đã và đang được khai thác một cách hiệu quả như:

- Hệ thống đo lường các đại lượng cơ học sử dụng trong hệ thống kéo nén thủy lực

- Ca bin tập lái xe tăng, ca bin tập lái tàu thủy

- Hệ thống chẩn đoán tình trạng kỹ thuật xe CAN BUS

- Hệ thống tự động đo nhiệt độ, lưu lượng xăng dầu.

- Hệ thống đo lường hiển thị, điều khiển cảnh báo trong hệ thống các thiết bị đặc biệt CX99 và B32

- Hệ thống giám sát và điều khiển máy động lực tàu biển

- Thiết kế chế tạo trạm thử vỉa…

Trong khuôn khổ bài viết không thể đề cập hết các thành quả của các nhà khoa học, phải khẳng định rằng đây là những bước đi rất quan trọng trong nền công nghiệp tự động hóa. Hiên nay hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) đang xuất hiện ngày càng phổ biến và phát triển, đáp ứng được các yêu cầu mà thực tế đặt ra.

Kết luận:

Ngày nay sự phát triển không ngừng của KHKT tạo ra các ứng dụng to lớn trong công nghiệp, quân sự cũng như đời sống. Các nước phát triển đã có một nền công nghệ cao, họ đã tạo ra các sản phẩm tinh xảo trong lĩnh vực đo lường. Tuy nhiên, các thiết bị đo lường chuyên dụng, nhất là cảm biến đo lường cấp chính xác cao có giá thành rất đắt. Phát huy tính nội lực và óc sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ, chắc chắn trong tương lai gần chúng ta sẽ làm chủ việc thiết kế chế tạo các hệ thống đo lường hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cạnh tranh.

Tài liệu tham khảo

Gary W.Johnson
LabView Graphicao Programming – Practical Application in Instrument and Control

MacGraw-Hill, Inc. Washington, D.C.1994

Hewlett Packard Company
HP 3497A Data Acquisition/ Switch Unit. Printed in U.S.A October 1997

National Instrument Company – LabView Software Version 7.01.
DEWESoft 6 Software Users Manual. DE – M03C1E Preliminary Edition. Software Version 6.0 January-2004.
www.lucas-nuelle.com
------------------------------------

Bài viết của tác giả: Cao Văn Kiêm - Kho Kỹ thuật điều khiển - Học viện Kỹ thuật Quân Sự.

ngohaibac 09-01-2007 06:11 PM

Mở rộng kết nối công nghiệp cho LabVIEW với thư viện NI CANopen mới



CANopen LabVIEW Labrary, một thư viện mới của NI ra đời cho phép kỹ sư tự do sáng tạo trong những ứng dụng đo lường và điều khiển với khả năng kết nối tới hàng trăm thiết bị CANopen công nghiệp, trong đó gồm hệ truyền động, cảm biến và I/O công nghiệp.

Thư viện mới là bộ sưu tập chức năng NI LabVIEW cấp độ cao và dễ sử dụng. Chúng có thể hỗ trợ các thiết bị NI Series 2 CAN tốc độ cao trở thành giao diện CANopen chủ.


Các kỹ sư có thể sử dụng giao diện lập trình ứng dụng LabVIEW đồ họa (API) được tích hợp trong thư viện CANopen LabVIEW để tạo ra những ứng dụng CANopen chủ đáp ứng tiêu chuẩn CAN in Automation (CiA) DS301. CANopen, giao thức mức cấp cao dựa trên lớp vật lý CAN, được phát triển như một mạng nhúng chuẩn hóa với khả năng cấu hình linh hoạt cao. Ban đầu CANopen dành cho ứng dụng điều khiển chuyển động, nhưng hiện nay nó phổ biến cho nhiều ngành như thiết bị y tế, thiết bị vận chuyển công trường, giao thông và tự động hóa tòa nhà.

CANopen LabVIEW Library có thể kết hợp với bộ điều khiển NI SoftMotion trong hệ truyền động CANopen, giúp kỹ sư có thể dễ dàng bổ sung CANopen I/O cho mạng CANopen chuyển động.

National Instruments, một trong những nhà tiên phong trong công cụ phần mềm và phần cứng CAN, cung cấp các giao diện CAN cho nhiều nền tảng gồm: PCI, PXI, PCMCIA và NI CompactRIO. Thông tin chi tiết hơn về các sản phẩm NI CAN có tại trang web: www.ni.com/can

ngohaibac 09-01-2007 06:12 PM

Tính năng tối ưu hóa và phân tích cho LabVIEW

LabVIEW Simulation Module 2.0 của National Instruments tạo ra một nền tảng liên tục cho các quá trình thiết kế, mô phỏng và thời gian thực của các hệ thống điều khiển.


Với sự nâng cấp mới nhất cho phần mềm này, các kĩ sư thiết kế có thể dễ dàng phân tích những hệ thống điều khiển không tuyến tính, phức tạp dùng các phương pháp tối ưu hóa và tuyến tính hóa đồng thời giảm thời gian phát triển với những cải tiến tính năng mới.


Các kĩ sư có thế đạt được tính năng tối ưu của những bộ điều khiển với LabVIEW Simulation Module trong việc thiết kế những bộ điều khiển từ PID đơn giản tới LQG nhiều biến và các hệ thống điều khiển không tuyến tính.

Ngoài khả năng điều chỉnh các bộ điều khiển, LabVIEW Simulation Module 2.0 còn giúp các kĩ sư tối ưu hóa các thông số hệ thống động cho các mục đích thiết kế khác như tính ổn định hay giảm độ rung.

Các kĩ sư có thể tuyến tính hóa những hệ thống phức tạp, không tuyến tính được làm mẫu dưới dạng biểu đồ khối điều khiển và sử dụng môi trường phát triển đồ họa LabVIEW trực giác trong toàn bộ quá trình phát triển những hệ thống từ đơn giản đến phức tạp.

Các kĩ sư có thể phát triển những hệ thống của họ nhanh hơn với những cải tiến tính năng của LabVIEW Simulation Module 2.0. Họ cũng có thể dùng LabVIEW Simulation Module với hệ thống nhúng NI CompactRIO, một nền tảng nhỏ gọn bền dựa trên công nghệ FPGA cho các ứng dụng như lấy mẫu điều khiển đầu tiên hay nhúng.

ngohaibac 09-01-2007 06:13 PM

Thiết bị I/O tốc độ cao của National Instruments



National Instruments vừa giới thiệu dòng sản phẩm thiết bị I/O số tốc độ cao đầu tiên trong ngành công nghiệp với thông lượng lên tới 200MB/s trên mỗi hướng.


Sử dụng bus hiệu suất cao, hai bo mạch I/O số NI PCIe-6536 25MHz và NI PCIe-6537 50MHz có thể trực tiếp truyền dữ liệu từ bộ xử lý chủ với tốc độ cực cao với chi phí thấp hơn so với các hệ thống kiểm tra truyền thống.

Hai bo mạch mới sử dụng cả hai chế độ định giờ đồng bộ và không đồng bộ. Các kĩ sư có thể dễ dàng đồng bộ hóa bo mạch PCI Express số mới với các bo mạch thu nhận dữ liệu PCI Express khác để tạo ra các hệ thống kiểm tra tín hiệu hỗn hợp mạnh mẽ.

PCIe-6536 25MHz và PCIe-6537 50MHz tận dụng dải thông cao của PCI Express và sử dụng bộ nhớ PC giá rẻ nhằm tăng hiệu suất mà vẫn giảm tổng chi phí của bo mạch.

Các kĩ sư có thể giảm chi phí phát triển và bảo dưỡng một hệ thống kiểm tra số mới nhờ sử dụng phần mềm NI-DAQmx driver và lập trình đồ họa. PCIe-6536 25MHz và PCIe-6537 50MHz tương thích với phần mềm NI Digital Waveform Editor đồng thời tích hợp không ngừng với nền tảng lập trình đồ họa LabView, phần mềm Labwindows/CVI để phát triển ANSI C và phần mềm quản lý NI Teststand.

Thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo trên trang web www.ni.com.

ngohaibac 09-01-2007 06:16 PM

Top 5 sản phẩm công nghiệp của NI năm 2006



Với hàng trăm đầu sản phẩm điều khiển công nghiệp mới hàng năm mà National Instruments (NI) cho ra mắt, thì việc cập nhật tất cả các tính năng cải tiến của bộ điều khiển tự động hóa khả trình (PAC) là một vấn đề khó đối với mỗi người sử dụng.









Dù rằng các kỹ sư và nhà khoa học thường chỉ dùng PAC cho các ứng dụng tự động hóa cơ bản, nhưng trên thực tế nó được thiết kế để thực thi các ứng dụng khó, chẳng hạn như đo lường hiệu suất cao cho các hệ thống tự động hóa, hoặc thực thi điều khiển phức tạp. Nhân kỷ niệm 20 năm LabVIEW của NI với phiên bản LabVIEW 8.20, chúng ta cùng điểm mặt 5 sản phẩm hàng đầu của hãng ra mắt trong năm qua.

IP tiên tiến cho LabVIEW FPGA

Sử dụng LabVIEW FPGA Module để triển khai kết nối trực tiếp với phần cứng, bạn có thể xây dựng được các hệ thống vừa tin cậy, tốc độ lại cao. Vì hầu hết các FPGA thiếu bộ xử lý floating-point nên việc phát triển thuật toán có thể là một thử thách. LabVIEW tích hợp sẵn IP (Intellectual property) Block giúp giải quyết nhiều vấn đề trong những ứng dụng thông dụng như điều khiển PID, truy cập dữ liệu và phân tích độ rung. Những thuật toán xử lý tín hiệu mới được giới thiệu cùng LabVIEW 8.20 gồm đo lường analog, DC và bộ lọc Butterworth.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...a/ni091206.jpg
Hình 1: NI LabVIEW 8.20 giới thiệu FPGA IP mới với các chức năng cho ứng dụng phân tích độ rung và dãy chữ số 64 bit.


LabVIEW 8.20 cũng hỗ trợ dãy chữ số 64 bit, do vậy bạn có thể triển khai các thuật toán phức tạp hơn với độ chính xác cao hơn cho phần cứng của FPGA. Với những ứng dụng xử lý tín hiệu tiên tiến, bạn có thể tạo ra một bộ lọc đa tầng với Toolkit thiết kế Digital Filter nâng cấp của LabView. Sử dụng những cải tiến trên, bạn có thể triển khai nhiều ứng dụng phức tạp hơn trước trong phần cứng FPGA như bảo vệ máy – trong đó tín hiệu điện năng và tín hiệu độ rung được phân tích thời gian thực và máy có thể tự động ngừng nếu có lỗi xảy ra.


I/O servers


I/O servers cấu tạo nên kiến trúc lõi cho thiết bị liên lạc mở của LabVIEW, do vậy bạn có thể xây dựng các hệ I/O phân tán nối mạng kết hợp phần cứng của nhiều nhà cung cấp sử dụng các chuẩn như Modbus.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...ni091206-1.jpg
Hình 2: I/O servers cung cấp kết nối trực tiếp tới phần cứng và phần mềm của bên thứ 3



Đối với các tác vụ liên lạc phức tạp, LabVIEW cung cấp khả năng cho người sử dụng tự tạo I/O server chạy trên nền tảng hoặc kích hoạt theo sự kiện hoặc định kỳ. Những I/O server này thích hợp với mọi LabVIEW VI và có thể liên lạc với phần cứng của nhà cung cấp thứ 3. Nó tự động truy cập vào cơ sở dữ liêu, kích hoạt I/O hoặc khởi động các chương trình khác.

NI CompactDAQ


Tận dụng tính dễ sử dụng của USB, sự linh hoạt của phần mềm driver NI-DAQmx và các modul I/O cứng vững của NI CompactRIO, NI CompactDAQ được thiết kế đáp ứng nhu cầu của hệ thống điều khiển và đo lường công nghiệp phi thời gian thực dựa trên PC. NI CompactDAQ có tám khe cắm hỗ trợ lên đến 256 kênh tính hiệu điện, vật lý và cơ khí. Nó có chức năng cắm nóng và tự phát hiện module. Với các tính năng tiên tiến, nó rất thích hợp cho các ứng dụng giám sát độ rung và truy cấp dữ liệu tốc độ cao.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...ni091206-3.jpg
Hình 3: NI CompactDAQ kết hợp tính dễ sử dụng của USB với I/O cứng vững của NI CompactRIO.

The LabVIEW Project

Với việc cung cấp toàn cảnh các thiết bị hệ thống đồng thời kết hợp với những công cụ quản lý và cấu hình cơ bản trong môi trường LabVIEW, nên LabVIEW Project là công cụ hoàn toàn dễ sử dụng cho thiết kế các ứng dụng. LabVIEW 8.20 mở rộng khả năng này tới các thiết bị nhúng được lập trình với Module phát triển nhúng LabVIEW và giao diện người máy chạy trên nền Windows CE với Module LabVIEW Touch Panel. Phần mềm này cũng cung cấp một nền tảng cho phép nhiều ứng dụng LabVIEW đồng thời kết nối tới các thiết bị khác nhau. Các đặc tính này cho phép bạn gỡ lỗi một ứng dụng đang chạy PAC trong khi đó vẫn tương tác được với hệ thống sử dụng HMI chạy trên Windows.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...ni091206-4.jpg
Hình 4: LabVIEW Project thực thi quản lý ứng dụng mức thiết bị xuyên xuốt nhiều mục tiêu.



Bên cạnh đó, LabVIEW Project cũng cung cấp các công cụ để người sử dụng quản lý và tổ chức việc triển khai và phát triển ứng dụng. Bạn có thể sử dụng LabVIEW Project để nhóm LabVIEW và các file khác như file dữ liệu, file thông số; xây dựng các thông số; và triển khai hoặc tải file tới LabVIEW mong muốn. Toàn bộ thông tin được lưu trữ trong file dự án XML có thể đọc được.

LabVIEW chia sẻ biến


Chia sẻ biến là khả năng liên lạc đối tượng mới trong LabVIEW. Nó giúp người sử dụng dễ dàng sử dụng biến toàn cục và sự hỗ trợ nối mạng tích hợp. Chỉ việc kích, kéo và thả biến chia sẻ, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng thiết lập liên lạc giữa các bộ điều khiển thời gian thực, giữa các ứng dụng, HMI và hệ thống nội tại. Để tối đa tốc độ truyền dữ liệu, engine biến chia sẻ sử dụng UDP (user datagram protocol) để truyền dữ liệu tốc độ siêu cao và sử dụng cơ cấu kiểm tra lỗi để đảm bảo dữ liệu đến đúng điểm nhận, đồng thời có tùy chọn lưu dữ liệu đệm nhằm giảm thiểu tình trạng mất liên lạc dữ liệu.Biến chia sẻ đồng thời cũng là công nghệ quan trọng trong việc cung cấp môi trường thống nhất cho điều khiển, truy câp, HMI và liên lạc nội tại.


http://www.hiendaihoa.com/uploadimag...ni091206-5.jpg
Hình 5: Biến chia sẻ LabVIEW hợp nhất liên lạc, truy cập và cảnh báo.



LabVIEW 8.20 giới thiệu những công cụ mới hỗ trợ tạo ra hàng loạt các biến chia sẻ, do vậy người sử dụng có thể khởi tạo, cấu hình hàng ngàn biến chia sẻ, kết nối chúng với NI FieldPoint hoặc OPC tag; và tự động mở rộng, truy cập và chia sẻ dữ liệu trong toàn mạng.

ngohaibac 09-01-2007 06:17 PM

NI LabVIEW giảm thời gian phát triển cho những hệ thống Phần cứng trong vòng lặp


Kết hợp LabVIEW Simulation Interface Toolkit 3.0 với hệ thống điều khiển nhúng CompactRIO, các kĩ sư có thể dùng tính năng FPGA gắn liền để tạo ra các mẫu điều khiển có việc thử mẫu điều khiển đầu tiên nhanh chóng.

Hôm qua 18/10, National Instruments giới thiệu phiên bản phần mềm mới nhất của công ty NI LabVIEW Simulation Interface Toolkit 3.0 cung cấp cho các kĩ sư kiểm tra và thiết kế hệ thống điều khiển một liên kết không ngừng giữa môi trường phát triển đồ họa NI LabVIEW và phần mềm Simulink® của MathWorks.

Với phiên bản LabVIEW Simulation Interface Toolkit 3.0 này, các kĩ sư giờ đây có thể giảm thời gian phát triển cho những hệ thống phần cứng trong vòng lặp nhờ sự triển khai dựa trên cấu hình mới tới CAN và FPGA I/O, lựa chọn thông số chạy và đặt lịch trình liên kết cho các mẫu nhiều tỉ lệ.

Các kĩ sư có thể dùng tính hoạt động dựa trên cấu hình trong phiên bản lần này để tạo ra những hệ thống kiểm tra phần cứng trong vòng lặp quen thuộc bằng sự lựa chọn I/O của National Instruments bao gồm CAN, I/O (RIO) có thể cấu hình lại và I/O dựa trên CompactRIO FPGA bổ sung vào hỗ trợ I/O thu nhận dữ liệu NI hiện tại.

Orazio Ragonesi, kĩ sư mô phỏng và tự động hóa tại MicroNova cho biết: “I/O dựa trên cấu hình giúp chúng ta thực hiện được nhiệm vụ phức tạp như tạo các tín hiệu dành riêng cho ứng dụng trong một phân số thời gian khác với yêu cầu. NI LabVIEW giúp việc phát triển phần mềm của chúng ta nhanh hơn nhiều so với việc phát triển dùng C/C++ và VHDL”.

Nhờ phần mềm này các kĩ sư có thể xây dựng những giao diện người sử dụng LabVIEW để theo dõi và điều khiển một mẫu Simulink trong thời gian hoạt động. Các kĩ sư quen dùng các mẫu lớn có thể dùng phiên bản mới này để sắp xếp lại những điều khiển và chỉ báo nhằm phân biệt các thông số mẫu và tín hiệu trong thời gian hoạt động. Nhờ khả năng này, họ dễ dàng phân chia kích thước giao diện người sử dụng và sự phức tạp bằng cách tái sử dụng những điều khiển và chỉ báo.

Đối với các mẫu lớn và phức tạp, LabVIEW Simulation Interface Toolkit tự động nhập những hệ thống mẫu với nhiều tỉ lệ khác nhau được xác định trong Simulink và bố trí những liên kết tách biệt trong mô đun thời gian thực LabVIEW. Đối với các hệ thống phức tạp, các kĩ sư dùng phiên bản mới này có thể chỉnh sửa đồng thời vô số giá trị thông số và kiểm tra liên tục nhiều điều kiện trong thời gian hoạt động.

Kết hợp LabVIEW Simulation Interface Toolkit 3.0 với hệ thống điều khiển nhúng CompactRIO, các kĩ sư có thể dùng tính năng FPGA gắn liền để tạo ra các mẫu điều khiển có việc thử mẫu điều khiển đầu tiên nhanh chóng. Các kĩ sư cũng có thể tận dụng tính năng FPGA gắn liền và bộ xử lí PXI mạnh mẽ dùng những thiết bị NI R Series có thể tích hợp dễ dàng với phiên bản mới này để tạo ra những hệ thống kiểm tra phần cứng trong vòng lặp quy mô lớn.

Thông tin thêm bạn có thể xem trên trang web www.ni.com/academic

ngohaibac 09-01-2007 06:19 PM

Những lý do dùng Labview trong giáo dục:
National Instruments understands the unique requirements and challenges educators around the world face on a daily basis. It’s not enough to merely provide products, but a system must be in place to assist educators with the proper resources, which ultimately benefit your research and student learning. National Instruments readily works with universities, professors, and students to integrate the use of LabVIEW in classrooms, labs, and research.



Table of Contents
Software and System Benefits
Student Benefits
Instructor Benefits
Community
Support
Summary
Software and System Benefits

What is LabVIEW?
LabVIEW is a graphical development environment with built-in functionality for simulation, data acquisition, instrument control, measurement analysis, and data presentation. LabVIEW gives you the flexibility of a powerful programming language without the complexity of traditional development environments. LabVIEW delivers extensive acquisition, analysis, and presentation capabilities in a single environment, so you can seamlessly develop a complete solution on the platform of your choice.

Intuitive Graphical Environment for Development Productivity
The LabVIEW graphical development environment gives you powerful tools to create applications without writing any lines of text-based code. With LabVIEW, you drag and drop pre-built objects to quickly and simply create user interfaces for your application. Then, you specify system functionality by assembling block diagrams -- a natural design notation for scientists and engineers.

Tight Integration with Thousands of Instruments and Measurement Devices
LabVIEW delivers seamless connectivity with measurement hardware, so you can quickly configure and use virtually any measurement device, including everything from stand-alone instruments to plug-in data acquisition devices, motion controllers, image acquisition systems, real-time systems, distributed control, and programmable logic controllers (PLCs). Plus, LabVIEW works with more than 2000 instrument libraries from hundreds of vendors. No other vendor provides this broad range of measurement systems with tight integration of hardware and software.

Compiled to Optimize System Performance
In many applications, execution speed is critical. With a built-in compiler that generates optimized code, your LabVIEW applications deliver execution speeds comparable to compiled C programs. With LabVIEW, you can develop systems that meet even the most demanding performance requirements across a variety of platforms including Windows, Linux, Macintosh, UNIX, or real-time systems.

A Development Environment for the Design Flow Process
Unlike general purpose programming languages, LabVIEW provides functionality specifically tailored to the needs of simulation, measurement, control, and automation applications, accelerating your development process. From built-in analysis capabilities to connectivity with a wide variety of I/O, LabVIEW delivers what engineers and scientists need to quickly build test and measurement, data acquisition, embedded control, scientific research, and process monitoring systems.

Open Connectivity with Other Applications
With LabVIEW, you can connect to other applications and share data through the Internet, ActiveX, DLLs, shared libraries, SQL, TCP/IP, XML, OPC, wireless communication and other methods. LabVIEW's open connectivity enables you to create open, flexible applications that can communicate with other applications across your organization. LabVIEW also supports Matlab Mscript and direct connectivity to other popular applications such as Mathematica, MultiSim from Electronics Workbench, MathCad, and Texas Instruments’ Code Composer Studio.
Student Benefits


LabVIEW is an easy-to-learn programming language and engineering tool. Students who learn LabVIEW will benefit not only academically, but also professionally.

Academically
The intuitive graphical nature of LabVIEW allows students to focus on the theory being taught and not programming nuances often associated with many text-based engineering software applications. Thus, students focus on the logical instruction associated with loops, if statements, and other data structures, with the added benefit that the time necessary to learn how to develop complex programs is much shorter than with traditional text-based programming environments.

"The ease of use and versatility of LabVIEW...has enabled us to develop a functional, robust system almost overnight with very little prior experience with the hardware or software."
-Chris Terwelp, Student
Virginia Tech

Watch the Video of their Remote Bomb Excavation Project

Professionally
National Instruments understands that the ultimate goal of any educational institution is to educate and prepare its students for rewarding careers in their future professions. LabVIEW is used across a diverse range of industries such as aerospace, biomedical, semiconductors, and telecommunications. Students that have knowledge and experience with such a widely-accepted tool increase their marketability and effectiveness in the workplace.

"LabVIEW is a programming language, equivalent to C++, Visual Basic, or any other language. It is the ONLY widely accepted graphical programming language. Graphical programming is a language of the future and carries with it many important programming concepts. I feel, it is the responsibility of universities (such as Penn State) to expose, at least, every Computer Science and Engineering student to these new concepts."
-Scott Deno, Associate Director
Center for Electronic Design, Communications, and Computing
Pennsylvania State University

"Over 75% of my students use LabVIEW skills in their first job."
-Paul Dixon, Professor
Physics Department
California State University, San Bernardino

"I graduated from South Dakota State University in May of 1998. My Senior Design Project (advised by Dr. Hietpas) was a Supervisory Control and Data Acquisition System for our Power Laboratory. My team members and I were able to acquire extensive experience with LabVIEW throughout the course of the project. As graduation time approached, I began mailing out resumes, which highlighted my exposure to LabVIEW. My resume ended up in a software and electronics research center at 3M in St. Paul, MN where they noticed my LabVIEW experience and brought me in for an interview. LabVIEW is the software of choice for several engineers in the group who design quick, yet powerful test setups for various divisions throughout 3M. I was told by the hiring manager that my knowledge of LabVIEW was key to getting me the opportunity to interview. Well, the group hired me and I'm still here almost five year later, still at 3M and still using LabVIEW! So thank you Dr. Hietpas, thank you SDSU, and thank you LabVIEW!"
-Travis W. Rasmussen
Advanced Design Engineer
3M
Instructor Benefits


LabVIEW offers many benefits to instructors from enhancing lectures and laboratories with the power of distance learning, to improving research productivity. In addition, National Instruments provides several resources to help instructors save time when integrating LabVIEW into their curriculum.

Experiments and Courseware
The Measurement & Automation Experiments Library contains experiments written by educators that show the use of National Instruments products in academic labs around the world. Courseware is a collection of related experiments that encompasses an entire course or topic. Every experiment and courseware is FREE to download, ready-to-use, easy-to-modify, and contains:
A complete equipment list and setup instructions
LabVIEW VIs and a list of references used by the author
A complete student portion with objectives, theory, lab procedure and more
Our Experiments Library and courseware saves you valuable time developing your curriculum. The theory and lab exercises have already been tested and put to use by educators around the world.
View the Courseware Library
View the Measurement and Automation Experiments Library

Academic Directory
National Instruments maintains an on-line Academic Directory that includes schools from around the world and how they use NI products in the classroom. Over 1000 examples, by no means exhaustive, have been submitted.
View the Academic Directory

Distance Learning and Remote Laboratory Ready
The Internet has opened up many possibilities for educators to share remote equipment and allow students to run experiments outside of the laboratory. Since 1995, LabVIEW has supported Internet connectivity for remote systems and sharing of data and resources. Now, with the release of Remote Front Panels in LabVIEW 6.1, you can convert any LabVIEW program into a remotely controlled application with no additional programming. Visit the link below to find tutorials, sample code, and experiments you can control remotely.
View Distance Learning Examples

Flexible Academic Site Licensing
National Instruments has very unique software licensing for Universities. We believe the best approach is to keep licensing simple, affordable, and all-inclusive.
Discounted over 90%
Unlimited installations
No license manager - does not require network connection
Does not time-out
Includes a comprehensive set of software and add-on toolsets
Nothing to pay extra for, nothing to add-on
View Software Licensing Information
Community


LabVIEW has been widely adopted throughout the academic community, and National Instruments provides many resources for collaborating with LabVIEW users throughout the academic community.

The International Journal of Engineering Education
Testament to the fact that LabVIEW is a worldwide standard in education, The International Journal of Engineering Education, a peer-reviewed journal, has acknowledged the critical role LabVIEW plays in engineering education by devoting an entire issue to LabVIEW applications and is currently gathering materials for a second.
From the Volume 16, Number 3 2000 issue:

"THIS ISSUE on the applications of National Instruments LabVIEW software in engineering education is a milestone in the history of the journal. For the first time we are devoting a whole issue to work with a software that has found applications in many areas of engineering education. So, although we show applications with a specific software package, its usefulness is interdisciplinary, and yet it is not a general purpose software for office use such as spreadsheet packages."
-Michael Wald
Editor-In-Chief of International Journal of Engineering Education
Professor, Dublin Institute of Technology

LabVIEW Zone
LabVIEW Zone is your on-line community to share ideas and code, to network with your peers and user groups, and to learn how to improve your LabVIEW development skills.
Visit the LabVIEW Zone
Support


National Instruments provides free technical support to all customers for as long as they own NI products. The following are the variety of support options we offer to meet your needs.

Discussion Forums, Phone, and E-mail Support
Get free help using NI products worldwide via a user forum, phone or e-mail.
Request Support from an NI Engineer

Web Support
NI Technical Support Web Site
For the second consecutive year, our support page was named one of the year’s 10 best Web support sites by the Association of Support Professionals (ASP).
Visit NI Technical Support

NI Developer Zone Web Site
On the NI Developer Zone, you will find thousands of examples, tutorials, white papers, and discussion forums to interact with NI engineers and educators around the world.
Visit NI Developer Zone

On-site Support
Since National Instruments has a direct sales force, an engineer is able to visit you in the event you need personal assistance solving a technical issue, training on NI products or related technologies, and advice configuring and designing systems. Very few companies make the investment required for such personal service.
Find Your Local Sales Contact

Training
National Instruments hosts hands-on training courses, on all of our products, conveniently located at regional locations. Courses are led by an experienced NI engineer and class size is limited. Courses are typically two to three days in duration and are available at discounted academic rates. Interactive training CDs, based on our hands-on courses, is included in our academic site licensing for self-paced training.
View our Training Information
Summary


National Instruments understands your needs as an educator and is continuously developing new products and resources to increase your effectiveness in the lab and classroom. With 20 years of refinement, LabVIEW is an open, flexible, worldwide-adopted tool that enables scientists, engineers, and Nobel Prize laureates to design, simulate, and test their cutting-edge measurement and automation systems. We understand the issues of computing, software design, measurement and control hardware, resources, and customer support to provide a seamlessly integrated solution that is unrivaled in the industry. This translates into a modular solution that integrates with your existing systems with minimal effort, yet readily adapts to your requirements when needed.
Related Links:
National Instruments Academic Program

---------------------------------------------------------------------
(ngohaibac) Tạm thời hết, nếu có tiếp copy sang cho các bạn đọc sau, lấy làm tài liệu cho www.picvietnam.com


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:45 AM.

Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam