![]() |
Những khái niệm cơ bản !
Chào tất cả các thành viên của picvietnam, mình mới làm quen với vi điều khiển nên còn rất nhiều điều bỡ ngỡ, khó hiểu. Mình có một số câu hỏi tuy hơi ngớ ngần nhưng mong các bác nhiệt tình giải đáp :
- Đối với mỗi một vi điều khiển đều có các thành phần như : SRAM, flash, bộ nhớ chương trình (code memory), bộ nhớ dữ liệu (data memory). Vậy chức năng cụ thể của từng thành phần này dùng để làm gì, đặc biệt là mấy cái flash với lại SRAM..., thú thật là em trả hiểu chúng để làm gì nữa, tại sao lại phải cần những thứ này. - Khi nào thì cần dùng đến ADC, DAC, WDT, timer/counter ? - Để học lập trình cho một vi điều khiển thì phải bắt đầu từ đâu ? Mong bác falleat cho ý kiến chỉ đạo ! Em xin cảm ơn |
Thứ nhất là bạn hỏi mỗi faleat nên đợi bạn falleat trả lời nhé.
Thứ hai là trên diễn đàn không có ai có nick là falleat cả. hehe |
Trích:
Điều mà BDH làm là cố gắng truyền đạt cách học, cách làm việc. Những câu hỏi của bạn ở trên rất hợp lý, đó là những phần cơ bản mà F viết trong "Vài điểm về vi điều khiển", F có nói đến cần phải hiểu các khái niệm nó là gì, nó hoạt động như thế nào... Vấn đề này F nghĩ rằng hiện nay có rất nhiều bạn đang quan tâm, và F xin phép để lại cho các bạn thảo luận. Làm thế nào để định nghĩa và giới thiệu cho người khác một cách thật ngắn gọn về các khái niệm dùng trong VDK, đó là một điều tương đối phức tạp đấy chứ nhỉ. Chúc vui |
Ai biết xin chỉ giúp mình với! Mình sử dụng HTPIC viết cho PIC 18F452. Sau khi định nghĩa chân như sau.
#define sensor LATD0 //định nghĩa chân vào sensor là RD0 và có lệnh cấu hình chân RD0 là input TRISD0=1; khi dùng câu lệnh sau vẫn chạy nhưng không có tác dụng như ý muốn. while(sensor==1) do {execute();} stop(); Nhưng nếu sử dụng tên nguyên gốc thì chương trình nạp xong chạy đúng: while(RD0==1) do {execute();} stop(); Cả hai cách viết trên khi biên dịch vẫn OK nhưng khi nạp vào chỉ có cách 2 là chạy đúng. Đối với định nghĩa các chân là output thì không gặp phải vấn đề gì cả. |
Hi! Chào các bạn !
Mình có vấn đề thắc mắc như sau: Flash dùng để ghi dữ liệu mà người lập trình đưa vào (code program), SRAM là bộ nhớ truy suất ngẫu nhiêu , nghĩa là chương trình khi thực chương trình sẽ thực hiện trên bộ nhớ này. EEPROM là bộ nhớ dùng để ghi lên thôi, không mất dữ liệu khi mất điện. Ở trong con PIC6F887 nó cho là Flash(words)=8192, SRAM(bytes)=368,EEPROM(bytes)=256. Cho mình hỏi là khi nạp chương trình code của mình sẽ lưa vào Flash( Program memory), thế thì cái thằng EEPROM mình sẽ dùng vào việc gì nhỉ??? |
Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:48 PM. |
Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam