Mình nghĩ là việc chọn loại mạch lọc nào phụ thuộc chủ yếu vào quán tính của đôi tượng cần đo. Với đối tượng đo là nhiệt độ có quán tính lớn, tốc độ thay đổi khoảng dưới 20 K/s , lại cộng thêm quán tính của bản thân senser nhiệt nữa,thì chỉ nên dùng mạch lọc RC. Không nên dùng mạch lọc tích cực nữa vì bản thân mạch lọc cũng sinh ra nhiễu. Nếu mạch lọc tích cực của bạn gép với ADC 8 bit như loại 0809 thì không co vấn đề gì. Tuy nhiên gép với loại 10 bit sẽ sinh ra nhiễu đáng kể. Để lắp loại mạch này cần có OPAM chất lượng cao. Lọc số thì quá phiền phức.
Vấn đề còn lại là chọn giá trị R,C như thế nào ?.
Trong mạch RC, điện trở R là khâu tiêu tán. C đóng vai trò khâu tích phân. Có nghĩa là tín hiệu S sau khi đi qua mạch RC sẽ bằng phẳng hơn, đạo hàm theo thời gian: dS/dt giảm đi. Giả sử như bạn dùng senser nhiệt LM x35 chẳng hạn, đầu ra của nó thay đổi 10mV/K, tốc độ tôi đa của bạn chọn là 20K/s, thi đầu ra của senser có dV/dt<=200mV/s. Hằng sồ thời gian mạch RC là: T=RC phải nằm trong khoảng 1/5 đến 1/7 của giá trị dV/dt khi dùng ADC 8 bit. Và bằng 1/7 đến 1/9 khi dùng ADC 10 bit. Cơ sở của phép tính này tôi không tiện trình bày ra đây,tuy nhiên có thể trả lời các bạn bằng email.
Giả dụ , chọn giá tri 1/7 : T=1/7*0.2=0.0286.
Điện trở R không nên chọn nhỏ vì sẽ gây tổn hao công suất tác dụng mạch senser => sai số. Ta chon R=270k =>C=0.1uF.
trong khi thử ngiêm, nếu thấy nhiệt độ hiển thị vấn quá nhạy thì có thể tăng giá trị tụ điện.
Nếu diễn dải trên của mình quá ngây ngô thì cũng mong mọi người thông cảm.
Địa chỉ email của mình:
Tranktung14@yahoo.com.