Trích:
Nguyên văn bởi vip_007
có ai biết cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng của cảm biến tiệm cận không
|
Mình đọc trong cuốn Introduction to control system Technology của BateSon có đoạn nói về cảm biến proximity như sau:
-Cảm biến proximity là loại cảm biến dùng để phát hiện vật mà không cần tiếp xúc trực tiếp với vật đó.
-Có 3 loại phổ biến :inductive, capacitive và photoelectric proximity.
-Inductive proximity dùng phát hiện những vật bằng kim loại, gồm một cuộn dây với lõi sắt, một mạch tạo dao động và phát hiện dao động, một khóa solid-state. Dao động sẽ tạo ra từ trường trước cảm biến, tập trung xung quanh trục cuộn dây. Khi có một vật bằng kim loại nào đó đi vào trường từ thì biên độ dao động sẽ giảm xuống vì mất mác năng lượng từ trường. Bộ phát hiện dao động sẽ phát hiện sự thay đổi biên độ đó và tác động vào khóa solid_state. Khi vật kim loại ra khỏi từ trường, biên độ dao động sẽ trở lại như cũ và solid_state switch sẽ trở lại trạng thái như ban đầu.Ví dụ :máy dò mìn
-Capacitive proximity thì có thể phát hiện cả vật bằng kim loại lẫn vật phi kim loại như thủy tinh, gổ,, giấy, cao su, nhựa, nước, sửa v.v...Bất kỳ vật liệu nào có hằng số phi điện từ 1.2 trở lên đều có thể dùng capacitive để phát hiện. Hằng số phi điện càng lớn, càng dễ phát hiện.Ví dụ: phát hiện dòng chất lỏng trong một bình chứa, phát hiện mực chất lỏng trong một bình chứa thủy tinh hay nhựa.....
-Photoelectric proximity thì cũng dùng kỷ thuật giống như cảm biến quang loại diffuse scan. Tức là tia sáng sẽ chiếu vào bề mặt vật và sẽ được phản xạ theo mọi hướng. Một phần tia phản xạ đó được bộ thu đặt cùng một chổ với bộ phát thu nhận và điều khiển phát hiện.
Trên đây là phần tôi dịch lại trong cuốn sách trên, có nhiều chổ mình cũng chưa thật hiểu lắm do chưa tiếp xúc thực tế với nó bao giờ. Rất mong sự chỉ dẫn của mọi người. XIn cảm ơn