Hix, lâu quá vẫn thấy anh F cổ vũ cho OSS như vậy

Hiện nay thì việc bỏ hẳn windows hay là cài linux song song với windows rồi lúc cần cái này hay cái kia thì restart xem ra không hiệu quả. Cho nên cài andlinux (thực chất nó là colinux, chạy linux kernel như một service của windows, nên hiệu quả hơn hẳn dùng vmware - chạy vmware, rồi cái vmware mới chạy linux kernel) có thể xem là một giải pháp hay

Theo em thấy trên các blog của những người thường xuyên phải làm việc với cả 2 HĐH và các forum thì đây là cách mang lại hiệu suất cao nhất.
Khi đã xác định phải dùng đến colinux như thế này, thì xem như là tất cả các ứng dụng giải trí, đọc doc, pdf, cá nhân,... là dùng các chương trình windows. Cho nên những thứ như là Konqueror, giải trí, ... họ thường là remove tất. Chỉ giữ lại và cài thêm những gì họ cần cho công việc (ví dụ như GCC - hehe, bỏ cái này đi thì còn gì là cái linux workstation nữa, PIKDEV, GTKWaveform, ICarus hay CVer, Vim...). Việc cấu hình để có giao diện GUI cho các chương trình cần GUI, cũng như chia sẻ file với windows cần phải làm = tay 1 chút. Sau khi làm xong cái đấy thì mình cũng biết được 1 ít kiến thức về thằng linux và mạng rồi

Thằng Andlinux này nó dùng colinux với 1 số thứ cấu hình sẵn cho mình, nhưng không hoàn chỉnh, cho nên anh phải vào root
Dù sao thì, cứ cài riêng 2 HDH như Windows và Ubuntu vẫn là cách dễ nhì, dễ nhất là cài thằng kia lên vmware hay virtual machine. Nhưng làm kiểu colinux này cũng có cái thú vị, có khi mình không phân biệt được cửa sổ nào của windows, cửa sổ nào của linux, chụp hình lên thấy Vi và Winamp chạy cùng nhau ai cũng tròn xoe mắt
