Vấn đề này thực sự hay.
Đệ xin có một số đóng góp như sau:
1. Giải bài toán động học ngược bằng phương pháp số có ưu điểm là có thể áp dụng cho mọi mô hình Robot với cùng thuật giải. Còn giải bằng phương pháp giải tích thì máy tính sẽ phải tính toán ít hơn, nhưng nhược điểm là mỗi một mô hình Robot lại giải khác nhau.
2. Giải bài toán động học ngược cũng sẽ phân ra các trường hợp thế này
Nếu gọi n là số tọa độ suy rộng. Vị trí của khau thao tác (hiểu theo nghĩa vị trí và hướng) được xác định thông qua m thông số, ví dụ x,y và góc của khâu thao tác với trục z chẳng hạn thì ta có m = 3
Khi đó
m = n thì Robot có cấu trúc động học cân bằng (chuẩn), và việc nghiệm của bài toán động học ngược có thể có nghiệm duy nhất
m < n Robot có cấu trúc dư dẫn động. Để giải bài toán người ta đưa các điều kiện phụ vào ví dụ như gắn thêm các rằng buộc cho khâu thao tác, hoặc thêm các điều kiện toán học ví như tìm nghiệm tối ưu theo một nghĩa nào đó ...

m > n để bài toán có nghiệm thì cần các rằng buộc về toạ độ suy rộng
Hiểu một cách nôm ma là hệ phương trình tuyến tính với n là số ẩn và m là số phương trình.
Em gõ lại một phần lý thuyết được học của ông thầy. Hi vọng sẽ được trao đổi với mọi người (mặc dù em bị ông đó đá đít rồi).
Em chẳng có tý kinh nghiệm nào về cái vụ Robot cho lắm. Mới chỉ có dùng MatLab để chứng minh lý thuyết điều khiển là OK, còn về lập trình VC++ thì mù tịt, thực tế chưa có tý nào chẳng biết làm một cái tay máy cần có những kiến thức gì nữa ...
Rất mong được mọi người giúp đỡ và cùng học tập.
@F: tài liệu trong topic này chẳng down được. Anh có time check lại nhé :|