Trích:
Nguyên văn bởi ntc
Oạch.
Dịch cả hai cuốn USB Complete và USB specification?
Bó tay.
|
Mình đâu có thừa hơi mà đi dịch hết cả hai cuốn USB Complete và USB specification. Mình đã nói là chỉ dịch một phần thôi mà (kết hợp với một vài tài liệu khác). Cái đó nếu mình học để biết thì thường mình cũng chẳng dịch để làm gì, đọc hiểu cho nhàn thân, lí do là phải gõ phần lý thuyết về USB vào đồ án nên mình mới dịch. Mà mình nói thật với mọi người là nếu có đọc tài liệu dịch thì chỉ là đọc tham khảo thôi, đọc để lấy vài cái khái niệm khái quát, đọc để hiểu qua loa. Chứ muốn làm sản phẩm giao tiếp USB thì phải đọc nguyên gốc bản tiếng Anh của nó (đọc tiếng Việt dễ bị tam sao thất bản lắm).
Cái tình tự nghiên cứu về USB mà ntc nêu ra ở trên thì mình thấy cũng hợp lý rồi chỉ xin bổ xung với mọi người một điều thế này để mọi người có thể nhanh chóng cho ra sản phẩm USB. Mình thấy nghiên cứu về USB thì có một phần mà mình cho là rất quan trọng đó là các lớp thiết bị được định nghĩa. Phần này sẽ giúp ta hình dung ra sản phẩm của mình sẽ trao đổi dữ liệu với host bằng kiểu truyền gì? Dùng loại điểm cuối nào? Định dạng của gói dữ liệu ra sao? Có cần phải viết driver cho sản phẩm hay không? có phải viết phần mềm ứng dụng trên host hay không?...Tuy phần này quan trọng như vậy song trong USB specification lại gần như không đả động đến còn USB complete thì dành nhiều thời gian để nói về lớp có ứng dụng mạnh nhất là lớp HID (Human Interface Device). Chính vì vậy để làm sản phẩm USB thì hai trang web sau nên là địa chỉ thăm hỏi thường xuyên của mọi người:
www.usb.org ;
www.lvr.com . Một chút xíu nữa muốn góp ý là nếu ai định dùng chip USB có lõi vi điều khiển họ MCS51 thì nên đọc cuốn USB Design by Example còn nếu không dùng chíp họ này thì cũng không cần đọc quyển đó làm gì cho mất thời gian.
Có một điều an ủi để mọi người tự tin tìm hiểu USB là chíp USB có khá nhiều chủng loại. Có loại thì chỉ là một bộ USB transceiver và một tập các thanh ghi để cho một con vi điều khiển nào đó truy cập điều khiển nó. Vi điều khiển có thể giao tiếp với USB tranceiver bằng rất nhiều chuẩn phổ biến như I2C , parallel. Có loại thì là vi điều khiển hỗ trợ giao tiếp USB (loại này là đa dạng phong phú lắm đấy). Ngoài ra với những ai chỉ có mục đích truyền một mảng dữ liệu lên máy tính chủ (host) sau đó trên máy tính có phần mềm để nhận, gửi và xử lí dữ liệu thì lại không cần nắm rõ chuẩn USB lắm đâu, chỉ cần mua con FT232BM chẳng hạn (con này thấy bảo hàng Mai Khanh có bán với giá 85k thì phải) sau đó tập trung vào khâu viết phần mềm trên máy tính thôi còn phần từ vi điều khiển hướng lên thì thành RS232 mất rồi. Chíp USB không chỉ nhiều chủng loại như mình vừa nói mà đi kèm với mỗi con chíp đó bạn còn được chăm sóc đến tận chân răng. Nói túm lại là có rất nhiều sample code, application notes, rồi có khi là cả những Project ngon lành chỉ việc đem về mà tham khảo. Các project này nó còn hướng dẫn tỉ mỉ là nếu áp dụng vào trường hợp của mình thì có thể phải sửa phần nào và tận dụng được phần nào. Chính vì vậy anh em cứ tự tin mà làm thôi!