Code:
\section{Bố cục báo cáo của PIC Việt Nam}
Báo cáo của picvietnam được trình bày theo bố cục mà các bạn đang nhìn thấy trong file .pdf của phiên bản này. Các bạn chú ý rằng, phần tạo ra các khung tiêu đề, đã là mặc định, việc định chuẩn trang giấy cũng đã là mặc định của template được cung cấp ở \cite{HIEP140107} và \cite{HIEP160107}. Do vậy, chúng ta không cần quan tâm ở đây.\\
Ở đây, tôi nhắc lại một vài điều cơ bản về Latex, để các bạn có thể sử dụng được Latex cho báo cáo của picvietnam. Hãy quên tất cả những gì mà người ta nói là lập trình, hoặc xây dựng mẫu văn bản Latex phức tạp như thế nào. Tất cả những cái đó đã được làm rồi, và bây giờ là việc sử dụng. Khi sử dụng nó, tôi cam đoan một điều rằng nó đơn giản và dễ dùng 100\%.\\
\normalsize
\begin{verbatim}
\section{Bố cục báo cáo của PIC Việt Nam}
Báo cáo của picvietnam được trình bày theo bố cục ...
\end{verbatim}
\policenormale
Các bạn nhìn vào đoạn tex tôi vừa viết ở trên, đó chính là cái đoạn mà các bạn đọc được từ mục 1 lớn của báo cáo này. Điều đó có nghĩa là gì, để tạo ra một mục lớn trong báo cáo của template picvietnam, các bạn chỉ cần đơn giản sử dụng từ khoá \texttt{section}. Đây là điểm đầu tiên các bạn cần nhớ. Việc tạo ra số thứ tự, Latex sẽ tự làm. Khi bạn xem file source này, các bạn sẽ thấy mỗi khi kết thúc một mục lớn, và bắt đầu một mục lớn tiếp theo, tôi dùng một dãy các kỹ tự \% để phân cách.\\
Nếu như các bạn để section nào lên trước, trong file corps này, thì nó sẽ tạo ra số thứ tự nhỏ trước, và bắt đầu từ 1. Như vậy, mục Bố cục báo cáo của picvietnam, sẽ có thứ tự là 1. Điều này hoàn toàn tự động làm bởi Latex. Vì vậy, từ đây về sau, các bạn không cần phải quan tâm đến việc đánh số thứ tự. Các bạn cứ viết từng mục riêng, rồi muốn mục nào hiển thị ra trước, thì copy để nó lên trên. Việc đánh số, trình bày font chữ, các bạn không cần phải lo lắng gì.\\
Nào đây là bố cục đơn giản của mẫu báo cáo picvietnam. Các bạn thử viết một vài cái vào các mục xem sao nhé, và nhấn F1 để Quick Build (build nhanh).
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\section{Đây là mục thứ hai đây}
Các bạn thử viết gì vào đây xem nào. Viết text bình thường thôi. Bài này tôi muốn các bạn hiểu về cách bố cục trước đã.\\
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Bây giờ là một mục con}
Bây giờ các bạn thử copy cái mục con này, và gắn lên trên section ở phía trên xem điều gì xảy ra nhé?
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Lại một mục con nữa ở đây}
\label{ss:lainua}
Nếu các bạn so sánh trong file template và file này, các bạn sẽ thấy thiếu các label bên dưới các section và subsection. Mục tiêu của các label này để làm gì? Nó dùng để tham chiếu lại khi cần.\\
Tôi đưa ra một thí dụ, đó là ngay trong subsection này, tôi đặt một label là "ss:lainua" (các bạn mở source ra sẽ thấy). Dưới đây là đoạn code tôi trình bày lại phần trong source.
% Đoàn này để hiển thị cái code subsection ra ngoài trang in.
\normalsize
\begin{verbatim}
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Lại một mục con nữa ở đây}
\label{ss:lainua}
\end{verbatim}
\policenormale
Như vậy, nếu tôi trích dẫn như sau:
\normalsize
\begin{verbatim}
Xem Mục~\ref{ss:lainua}
\end{verbatim}
\policenormale
thì nó sẽ hiển thị ra như sau\\
\\
Xem Mục~\ref{ss:lainua}\\
Hay nói cách khác, ngoài việc tự đánh số cho các section và subsection, nếu như các bạn có một tham chiếu tới section hoặc subsection đó, thông qua label (được viết ngay bên dưới section hoặc subsection), thì khi tham chiếu lại với lệnh ref như ở trên (nhớ viết có dấu ngã, xuyệt ngược, ref, ngoặc móc, label muốn tham chiếu, ngoặc móc), thì nó sẽ hiển thị ra đúng cái số thứ tự, của section hoặc subsection đó để mình tham chiếu tới. Khi tạo ra file pdf, bạn chỉ vào chỗ tham chiếu và nhấp chuột, nó sẽ quay về đúng chỉ mục đó. Các bạn có thể thử nghiệm ngay tại đây.
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\subsection{Một số ký hiệu đặc biệt trong Latex}
Dấu xuyệt ngược $ \backslash $ đặt trước một từ khoá để xác định một lệnh của latex. Các bạn thấy trước chữ section hoặc subsection luôn có dấu xuyệt ngược này.\\
Khi mở file source này, các bạn sẽ thấy cuối mỗi đoạn văn, tôi có dấu $ \backslash\backslash $. Dấu này dùng để ký hiệu xuống dòng. Các bạn xem 3 đoạn code sau và sự hiển thị của nó.\\
\normalsize
\begin{verbatim}
Tôi viết liên tục.
Trong file tex có xuống dòng
nhưng không có dấu xuyệt ngược
và ở đây tôi cách ra một dòng,
nhưng cũng không có dấu hết dòng
\end{verbatim}
\policenormale
\textbf{Hiển thị của nó sẽ là}\\
\\
Tôi viết liên tục.
Trong file tex có xuống dòng
nhưng không có dấu xuyệt ngược
và ở đây tôi cách ra một dòng,
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\
\textbf{Đoạn này tôi sửa lại một chút như sau:}\\
\normalsize
\begin{verbatim}
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\
và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\
\end{verbatim}
\policenormale
\textbf{Hiển thị ra sẽ như sau:}\\
\\
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\
và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\
\textbf{Bây giờ tôi lại sửa thêm một chút,} nếu ở chỗ dòng cách ra, tôi thêm một dấu hết dòng, các bạn hãy để ý chữ đầu dòng nhé (và ở đây tôi cách ra một dòng)\\
\normalsize
\begin{verbatim}
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\
\\
và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\
\end{verbatim}
\policenormale
\textbf{Hiển thị sẽ là như thế này:}\\
\\
Tôi viết có kết thúc dòng\\
Trong file tex có xuống dòng\\
và có dấu hết dòng\\
\\
và ở đây tôi cách ra một dòng,\\
nhưng cũng không có dấu hết dòng\\
Cuối cùng, tôi nhắc một điểm nữa, đó là dấu \% cũng giống như trong một số phần mềm lập trình (Matlab chẳng han) dùng để quy định từ sau dấu \% này là không có giá trị biên dịch.\\
Như vậy, làm sao tôi có thể hiển thị dấu \% như thế này? Nó dụng đến một số vấn đề về các ký tự đặc biệt mà Latex quy định, nhưng nếu gặp một số lỗi, các bạn hãy thảo luận thêm trong luồng này. Ở đây tôi nói sơ qua, đó là khi gặp các ký tự đặc biệt, các bạn hãy dùng dấu xuyệt ngược đặt trước nó. Cụ thể là ở đây tôi viết $ \backslash $\% thì nó sẽ hiện ra là \%. Nếu không, nó sẽ làm cho các phần phía sau trong đoạn văn này trở thành vô nghĩa.\\
Trong Texmaker, khi các bạn viết dấu \% mà không có xuyệt ngược đằng trước, nó sẽ tô xám đoạn sau đó của dòng, xem như là comment và không biên dịch đoạn đó.
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
\section{Kết luận}
Các bạn hãy thử xoá các nội dung tôi viết, thay thế các phần section, viết các chỉ mục lớn, chỉ mục con,... Sau đó, các bạn viết thành đoạn dài, xuống dòng, kết thúc dòng, xuống dòng, cách dòng, không kết thúc... Các bạn thử viết một cái báo cáo mà các bạn định viết, xem nó gặp lỗi gì không? Nếu gặp lỗi, hãy gửi lên luồng này và chúng ta cùng chỉnh sửa. Hãy dùng trích dẫn code của diễn đàn để trình bày code latex của các bạn.
%%%%%% PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO %%%%%%
\begin{thebibliography}{b}
\bibitem{HIEP140107} ĐOÀN HIỆP, "REP01.01.TMP.HD.140107", www.picvietnam.com, 2007.\\
\bibitem{HIEP160107} ĐOÀN HIỆP, "TUT01.01.LPVN.HD.160107", www.picvietnam.com, 2007.\\
\end{thebibliography}