View Single Post
Old 05-11-2007, 06:00 AM   #8
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Trích:
Nguyên văn bởi anhphuong23 View Post
Vậy còn ở Đà Nẵng thì sao ? Chắc phải chờ HCM 6 tháng , rồi HN 6 tháng rồi mới tới DN hả bác F ?

còn thông tin sau : "

Đây sẽ là những người đầu tiên đặt nền móng cho chương trình RTC Việt Nam của Microchip.

Bài học được cắt ngắn và thu gọn 50% so với giáo trình chuẩn.

"
Xin cho hỏi , nếu không được đào tạo bài bản , đầy đủ thì làm sao trở thành người đặt nền móng cho chương trình RTC Việt Nam của Microchip ? VN lúc nào cũng chỉ học nửa vời , chỉ để chạy theo thành tích vậy sao ?
1. Người Hoa có câu nói: "Trường Giang sóng sau xô sóng trước". Nếu người học sau mà không giỏi hơn người học trước, thì nói thẳng thắn một điều rằng chương trình RTC này nên mở ra.

Do vậy, mục tiêu của chương trình RTC là đào tạo ra những người ngày càng giỏi hơn những người trước đó.

2. Người đầu tiên mang tới ý tưởng open cho F không phải là F mà là bạn Mai Tuấn Đạt (ami). Lúc đó Đạt chỉ mới đầu năm thứ hai, nhưng F vẫn nhớ Đạt mang cho F một cái mạch khi F nói về vấn đề vi điều khiển (lúc đó F vẫn còn đang mày mò nghiên cứu một mình, và vẫn còn chưa trao đổi gì) ở bãi xe trường BKHCM. Đạt lúc đó làm điện tử và làm mạch đã có kinh nghiệm từ khi còn làm trưởng câu lạc bộ Ong Học Trò của trường Lê Hồng Phong. Có thể nói lúc đó Đạt hướng dẫn F, thậm chí F học chay, nên chưa biết làm mạch in, vẽ mạch in, F đến nhà Đạt, Đạt chỉ cho F vẽ mạch in bằng Orcad.

Đến khi F tốt nghiệp, F hướng dẫn đạt về vấn đề làm bộ điều khiển PID, và Đạt làm tiếp đề tài của F về UPS với một công ty ở VN, và hệ thống UPS này đã được bán sang TQ (hệ thống UPS với công suất trung bình - dưới 5kVA). Vậy lúc đó F lại hướng dẫn Đạt.

Trong một cái câu chuyện hai người này, F cho rằng mọi người đều học lẫn nhau, và cùng phát triển, chứ không phải ai là người giỏi nhất. Đạt đi vào con đường giảng dạy, F đi vào con đường kinh doanh kỹ thuật, ai sẽ giỏi hơn?

NTC, nếu các bạn cũng biết, là một người đã từng đi học với F, F hướng dẫn từ những bài code, tới việc làm một báo cáo. Ngày hôm nay F tự hào rằng NTC đã giỏi hơn F trong việc thiết kế.

Một giảng viên sẽ luôn tự hào nếu như học trò của mình chê mình. Đó là tinh thần mà F muốn xây dựng cho chương trình RTC tại Việt Nam. Nếu bạn học về Robotics bạn sẽ biết về ma trận DH, hôm giáo sư F nói về bài này, có thể F không học được gì thêm từ giáo về chuyên môn, vì cái ma trận DH này quá căn bản, nhưng F học thêm được một điều, giáo nói: "Người này (tên), tạo ra ma trận DH là do thầy của ông ta đặt vấn đề làm thế nào để giảm thiểu những tham số tính toán của ma trận, và ông ta đã thành công, thầy của thầy ông ta là người đã đặt nên móng rất quan trọng cho nền khoa học robotics. Với ba cái tên trên bảng, ông giáo chỉ vào cái tên đầu tiên và nói "Ông này chắc hẳn rất là hạnh phúc đây, vì học trò của ông là một người giỏi, và sau đó học trò của học trò ông cũng lại là một người giỏi".

3. Nếu F làm việc nửa vời, và làm việc một cách sai lầm, thì F không thể quản lý nổi hệ thống diễn đàn từ trước đến nay. Nếu F làm việc nửa vời, thì Microchip sẽ không chọn F làm nhà phân phối của Microchip. Và nếu như bạn nhìn vào con đường đi của picvietnam, bạn đã thấy được điều này qua từng lý luận của từng thời kỳ. Con đường này vẫn tiếp tục, và F chưa có ý định dừng lại ở đây.

4. Hiện nay công ty F đang có rất nhiều dự án cần được đầu tư nghiên cứu, và hiện đang thực sự chiêu mộ nhân tài, chiêu mộ những người giỏi với một tiêu chí vô cùng đơn giản "người có cái tâm".

5. Sau khoá đào tạo này, theo đánh giá của Microchip, và người trực tiếp giảng dạy, tất cả những thành viên của lớp học này đều vượt qua chương trình đào tạo một cách hoàn toàn, và có đầy đủ khả năng để đứng lớp. Đây là đánh giá trực tiếp được trao đổi trên mail chung với Joe, phó giám đốc Sales của Microchip khu vực châu Á.

6. F không kêu gọi bằng cách hô hào các bạn tới tham gia lớp học để đóng tiền cho F. Lớp học mở ra sẽ có các chi phí cho giáo viên, chi phí cho cơ sở vật chất, chi phí quản lý,... và chắc chắn sẽ có lợi nhuận cho công ty. Nếu như mọi người đều làm việc mà không tạo ra nổi một đồng tiền lợi nhuận cho mình, thì công việc đó quá tệ và không đáng làm. Nhưng điều quan trọng nhất, vào giai đoạn này, đó là R&P đang đặt một mức lợi nhuận thấp, F không chắc rằng sau 6 tháng nữa thì mức học phí hiện nay còn có thể duy trì hay không.

Trong cuộc đời, có rất nhiều cơ hội, cơ hội cứ trôi ngang qua mỗi chúng ta, vấn đề mấu chốt là làm sao chuẩn bị thật kỹ để nắm bắt được những cơ hội này. F đã phải chuẩn bị 2 năm để nắm lấy cơ hội Microchip, những người trong hình này có thể đã chuẩn bị nhiều hơn thế để nắm lấy cơ hội trở thành những kỹ sư Microchip đầu tiên ở Việt Nam, còn các bạn?...

Thị trường điện tử VN đang mở ra, và theo cá nhân F dự đoán, nó sẽ là một sự bùng nổ vào năm 2009, và tới năm 2011 thì sẽ là đỉnh điểm bão hoà của một hệ thống sản phẩm mà F đã có cung cấp cho các bạn một đề tài, chỉ có điều nhiều bạn không để ý.

Hãy nắm lấy cơ hội của các bạn, đừng bàn ra, sẽ không chỉ có một mình F làm việc, F biết có hàng loạt người đang làm việc rất giỏi và rất hiệu quả mà có thể mối quan hệ của các bạn chưa cho các bạn nhìn thấy. Một năm sau thôi, F chắc rằng một năm sau thôi, bộ mặt sẽ thay đổi nhanh lắm, đừng cố níu lấy một cách nghĩ cũ của những người hay tranh chấp trên diễn đàn. Khi ta lỡ một con sóng, hãy kiên nhẫn để lựa con sóng tiếp theo và lao lên thật cao.

Chúc vui
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn