View Single Post
Old 16-11-2008, 02:10 PM   #10
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Trích:
Nguyên văn bởi dvnccbmacbt View Post
Anh F nói về việc làm luận văn tốt nghiệp như là nghiên cứu 1 đề tài khoa học. Em thấy thắc mắc chỗ này : Nghiên cứu như thế nào thì gọi la nghiên cứu khoa học? Nghiên cứu sâu đến mức nào thì gọi là nghiên cứu khoa học? Ví dụ như bạn nào đó làm về siêu âm như anh nói. Thay vì chế ra cái siêu âm thì ta đi mua về và ứng dụng vào việc gì đó. Vậy thì làm 1 đề tài, tức là ta lắp ghép các module với nhau, lắp ghép những cái đã có (tất nhiên phải học mới biết từng module và cách lắp ghép ). Vậy như thế có phải là nghiên cứu không? Hay là ta phải tìm hiểu kỹ về từng môdule(giống như tìm hiểu cái siêu âm vậy)? Vì một đề tài thường bao gồm nhiều phần. Nếu ta chỉ chủ yếu là lắp ghép thì không hiểu sâu, còn nếu tìm hiểu quá sâu thì lại không có thời gian và đôi khi không cần thiết ( mặc dù theo em cảm thấy thì tìm hiểu sâu giống nghiên cứu khoa học hơn là lắp ghép).
Và còn 1 câu hỏi nữa : Mọi người thấy thế nào về toán học trong nghiên cứu khoa hoc? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của toán học? Em hỏi câu này em em rất yếu môn toán..hic...hic..
Thành thật xin lỗi vì đã quá lâu F không đọc lại luồng này, mặc dù biết có rất nhiều người đọc, nhưng trao đổi là khó, bởi như F đã nói, mỗi trường hợp ta sẽ có cách xử lý khác nhau.

Nghiên cứu thế nào gọi là nghiên cứu khoa học? Hãy đọc lại 5 điểm mà F nêu ra cho một đề tài nghiên cứu khoa học. Nếu bạn trả lời được 5 điểm này, thì một đề tài của bạn được gọi là nghiên cứu khoa học.

1. Vấn đề chúng ta cần giải quyết là gì? (objectives, problems)
2. Đã có những người nào giải quyết vấn đề đó, và họ giải quyết như thế nào? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ, đối với vấn đề mà chúng ta đặt ra? (previous works)
3. Chúng ta vận dụng những kiến thức đã có, kiến thức thu thập thêm trong quá trình làm đề tài, và một chút lý luận sáng tạo, sau đó đề xuất ra cách giải quyết của chúng ta (propose)
4. Giải quyết vấn đề và đưa ra kết quả để chứng minh rằng cách giải quyết của mình đảm bảo yêu cầu đã đặt ra, hoặc nếu một đề tài tốt, có thể chỉ ra được cái mình làm có gì mới hơn, tốt hơn so với những đề tài mà người khác đã giải quyết (results)
5. Những vấn đề mình chưa giải quyết được, những vấn đề mình có thể phát triển lên (conclusion)


Toán học là tuyệt đối cần thiết trong nghiên cứu khoa học, hầu như ở tất cả các ngành. Chính vì vậy trường BKHCM mới mở ra một khoa mới (2004) là khoa Khoa học Ứng dụng, trong đó có các bộ môn Toán Ứng dụng, Vật lý Ứng dụng,...

Chúc vui
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn