View Single Post
Old 16-11-2006, 04:10 PM   #9
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Trước tiên mình trả lời vài ý của bạn về vấn đề nội dung thông tin

Trích:
Nguyên văn bởi odense View Post
Bản Quyền:
- Việc p2p ngày nay bị coi là công cụ của việc ăn cắp bản quyền nhưng không vì thế mà chúng ta có thể coi tác giả của p2p là người làm sai luật. Lỗi nằm ở người sử dụng, nhận thức của người sử dụng và mục đích sử dụng p2p mà thôi.
TLVN cũng chẳng có lỗi gì cả, vấn đề nhận thức nằm ở người sử dụng mà thôi. TLVN chỉ là một công cụ, cho phép người ta upload, download, cho phép ngừoi ta viết báo. Còn việc người ta sử dụng nó sai mục đích thì sao lại quy chụp cho F? Lỗi của F là chưa ban hành cái gọi là điều lệ, vậy thì F sẽ ban hành để miễn trách nhiệm cho TLVN, nhưng không phải lúc này, vì công nghệ nó chưa ổn lắm.

Trích:
- muốn được TG thừa nhân, muốn chơi được với TG thì chúng ta phải chấp nhận LUÂT CHƠI CHUNG, mà trong trường hợp của VN thì chúng ta phải theo luật chơi chung của TG là chính, thay vì chúng ta bắt TG theo luật của chúng ta ). Xin nhấn mạnh rằng, tại sao chúng ta phải mất 11 năm theo dõi, học hỏi, và cuối cùng là đàm phán để được gia nhập WTO. Câu trả lời là vì chúng ta còn thiếu quá nhiều thứ để có thể theo kịp và đáp ứng cuộc chơi này. Nói như ông Vũ Khoan hay ông Trương Đình Tuyển thì nguyên nhân chính là chung ta phải thay đổi lại cơ cấu luật pháp, phải tích lũy và phát triển năng lực (nội lực) để đáp ứng với yêu cầu mà cuộc chơi này đề ra và sự chuẩn bị đó để chúng ta không bi knock out ngay khi chúng ta ra nhập. Vi vậy, theo O thì có thể WTO không ngay lập tức thay đổi được mọi thứ nhưng việc đầu tiên nó giúp chung ta thay đổi rất nhiều về nhận thực trong việc hòa nhập và cùng phát triển với thế giới, cái mà chúng ta đang rất thiếu (nói như lời của rất nhiều lanh đạo doanh nghiệp trong nước). Và theo O thì khi đã thay đổi được nhận thức, hiểu được luật của cuộc chơi thì chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng khả năng của chúng ta (kể cả lách luật) để đạt được mục đich chúng ta muốn.
Nói thiệt, nó chuyện quá xa xôi, F không nói được, chuyện của các bác to để các bác ấy giải quyết. F người nhỏ, làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. F chỉ đơn giản nhận thấy một điều, chúng ta cần giải quyết vấn đề bản quyền. Khoan nói TLVN, nói về picvietnam thôi.

Chúng ta thấy rất rõ, chúng ta cần giải quyết vấn đề bản quyền cho picvietnam. Oki gần như xong. Còn chuyện bản quyền của TLVN, để TLVN giải quyết. Sắp tới đây, toàn bộ những cái gì gọi là không có bản quyền, thì sẽ được di chuyển đi chỗ khác hết. Picvietnam trong sạch!

Chuyện nào ra chuyện đó, toàn bộ hệ thống diễn đàn về điện tử: www.dientuvietnam.net, www.picvietnam.com, www.avrvietnam.com, ... và nhiều trang cộng tác khác nữa, sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề bản quyền. Như vậy, nói về mặt tỉ lệ, chúng ta có khoảng 10 trang có bản quyền, và chỉ có một trang không có bản quyền là TLVN. Thay vì nếu không làm TLVN, thì 1 chục trang, tên nào cũng tay nhuốm máu.

Các bạn thừa nhận điểm này chứ. Nếu thừa nhận điểm này, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề của TLVN sau. Có lẽ sẽ thảo luận ở mục cuối cùng dưới đây.

Trích:
- Đúng, ngôn ngữ chỉ là công cụ, không hơn không kém. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng chính là điều kiện rất cần thiết để chúng ta có thể mở toang được cánh của tri thức ra với thế giới (giống như chúng ta ra nhập WTO vậy). Xin hỏi rằng, F sang Korea học bằng tiếng gì, Odense đoán chắc đó là tiếng Anh. Xin hỏi rằng, GS của F sử dụng tiếng Anh có nhiều không, O đoán rằng, hiện giờ ông ta sử dụng nhiều chăng kém gì tiếng Hàn cả (vì ông ta phải làm việc với F, phải dậy SV nước ngoài, phải đọc sách và cập nhật kiến thức, phải trả lời email với bạn bè trên thế giới, phải tổ chức hội thảo, thuyết trình....). Rồi sinh viên bản địa của Hàn làm thế nào để học khi ông GS đó giảng bằng Tiếng Anh, mặc dù ông ta là người hàn ).
Chuyện nào ra chuyện đó, không thể đưa một dẫn chứng sai để nói sự việc được. Coi chừng chính O nhận định sai vì thiếu thông tin.

Ở Hàn, đa số người Hàn không nói được tiếng Anh, hoặc nói tiếng Anh rất tệ. Toàn bộ ngôn ngữ, chữ, tên phim.. đều dịch ra tiếng Hàn. Tờ Mi Ne Y To, Rốt Te... Ko Ka Ko La (coca cola)... đại loại vậy, ghi trên sản phẩm bằng chữ Hàn.

Giáo viên Hàn có một vài người trong building dạy bằng tiếng Anh, số còn lại dạy bằng tiếng Hàn, cho nên thường chỉ học với các giáo viên dạy tiếng Anh.

Ở Pháp, năm 2004, họ dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp, đi thực tập nhiều nơi dùng tiếng Pháp. Riêng Lab F làm trước đây bên ICA thì lab này nói tiếng Anh. Hầu hết tất cả mọi nơi trên đất Pháp, người ta biết tiếng Anh, nhưng nói khó, và không thích nói. Ngoại trừ Paris là chỗ du lịch, nói tiếng Anh hơi bị ngon, nhất là mấy em bán vé ở các ga lớn, vừa xinh đẹp vừa nói tiếng Anh hay.

Đây là 2 nơi F biết và sống ở đó ít ra 1 năm mỗi nơi. Còn nơi khác thì F không rành lắm. Còn về vấn đề ngoại ngữ, thử xem diễn đàn English Forum xem tốc độ phát triển của nó thế nào, có thu hút được không, thì chúng ta sẽ đánh giá được tình hình.

Nói chứ, F đi dọc đất nước mình cũng nhiều nơi, cái các bác nói 70\% đó là hình như các bác còn nương nhẹ. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngoại ngữ ra, nhất là các trường dân lập, hoặc một số trường ngoài HN và HCM... F không bao giờ có ý chê bai, nhưng F nói là sự thật, chúng ta nên nhìn vào sự thật và tìm cách giải quyết, chứ đừng vỗ ngực quá mạnh, sẽ bị đau...


Trích:
Và vì vậy Odense không nghĩ như F nói rằng vì Hàn thành con Rồng vì họ dich sách đâu, chỉ một phần nào thôi. Nói đúng hơn là chỉ để đáp ứng tạm thời tại một thời điểm nhất định. Có lẽ nó nằm từ chính sách giáo dục đây bạn à, mà trong đó theo O nghĩ thì việc cần thiết mà hộ làm được đó là hiệu quả hóa việc dạy và học ngôn ngữ nước ngoài, chứ không như Vn chúng ta khi mà chúng ta đều được học ít nhất 7 năm ngoại ngữ Trung Học và thêm 4 Nằm Đai học nhưng chẳng mấy bạn nói được một câu đẩy đủ ngoài I love you. Có lẽ nó là văn hóa sống và làm viêc của tưng dân tộc như Odense đề cập ở trên đó.
Nhưng, không phải vì vậy mà Odense phủ nhận đi cái hay, hay thiếu sự coi trong với tiêng Viêt đâu nhé. Tiếng viêt của chúng ta rất tuyệt đây (nhất là chuyện cười và chuyện hài VN các bác nhỉ, thâm thúy lắm). Tuy nhiên, nếu F yêu một cô nào đó người nước khác thì F chẳng phải nói I love you hay sao )))) hoặc một cô người Hàn thi không Sa rang he ah )) Hay F lại nói "Anh Yeu Em" với họ ))). Tiếp cận với thế giới nó cũng chẳng khác khác gì có cô người yêu người nước ngoài đâu các bác ạ (nói như bác Trương Đình Tuyên đề cập về vự chúng ta ra nhật WTO: "chúng ta đa cưới vợ đúng thời điểm") .
Vì thông tin O cung cấp sai, cho nên kết luận này mình không bình luận, vì nó không có giá trị lý luận, với thông tin không xác thực.

Việc tiếp theo thảo luận với bác HA, F xin không thảo luận, vì quan điểm của O với mình về vấn đề ngôn ngữ dân tộc hoàn toàn khác nhau, và nó không liên quan đến kỹ thuật, nên mình miễn tranh luận.


Trích:
Cuối cùng, mong các bạn hiểu rằng, nhưng thảo luận của O về bản quyền, về việc dich thuật chỉ là những ý kiến chéo chiều, nhằm giúp chúng ta sáng tỏ hơn, đinh hướng đúng hơn những gì chung ta đang theo đuổi. Với ý tưởng rất hay của những forum như thế này, của tlvn, nhưng tranh luận này chì là từ suy nghi của Odense khi Odense mong muốn các bạn chọn được đường đi cho đúng để không vấp ngã trước khi tới đích.
Mong sự tranh luận và góp ý thẳng thắn.
P/S: Về việc làm thế nào để hóa giải con dao hai lưỡi như HA đề cập, Odense cũng có biết vài cách, xin được trao đổi cùng bạn sau nhé. Chúc vui!
Rất muốn nghe ý kiến của bạn, để giải quyết vấn đề tlvn. F nghiên cứu về haptics. Với nhiều người, haptics là robot, với F, haptics là cái tool, tùy người ta sử dụng như thế nào mà thôi. Con dao cũng vậy, đừng cố bọc con dao lại, hoặc mài bằng nó đi, hãy học cách múa con dao với những ngón tay. Đó là ý đồ của F là vậy, còn ý của bạn thì F cũng rất muốn nghe.

Quen thuộc....

Chúc vui
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn