PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Microchip PIC > Điều khiển nguồn

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Điều khiển nguồn Thảo luận về vấn đề thiết kế nguồn cho các thiết bị

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 28-08-2011, 04:20 PM   #1
goldstar09
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gửi: 18
:
Question DC-DC converter sử dụng dsPIC

Chào mọi người!

Hiện mình đang có dự định thực hiện một bộ DC-DC converter có sử dụng dsPIC làm bộ phát PWM và điều khiển mọi chức năng khác của sản phẩm.

Xin được hỏi mọi người, so với phương án sử dụng các IC analog chuyên dụng, thì phương án sử dụng vi điều khiển, mà cụ thể là dòng dsPIC33F, liệu có khả thi trong điều kiện sử dụng thực tế hay không?

Mình cũng chưa thạo về các họ dsPIC, thông qua tìm hiểu mình được biết, đối với các ứng dụng liên quan đến chuyển đổi năng lượng, có thể dùng dsPIC33F "GS"series đóng vai trò là bộ điều khiển mọi chức năng được tích hợp của sản phẩm. Theo các bạn, ngoài dòng dsPIC33 nêu trên, thì mình có thể thực hiện được với những dòng dsPIC33 nào khác nữa không? Đối với dòng dsPIC chuyên về điều khiển động cơ có hỗ trợ tốt cho chức năng này hay không?

Trong ứng dụng của mình, bộ DC-DC converter sử dụng kiểu push-pull (vì sử dụng điện áp từ acquy), nhưng nguyên lý hoạt động có khác kiểu push-pull thông thường một chút. Đó là duty cycle của hai kênh PWM luôn > 50% thay vì luôn < 50% trong kiểu push-pull thông thường. Có nghĩa giữa hai tín hiệu PWM không cần có khoảng dead time.

Vậy xin cho mình hỏi là, với dsPIC33 mình có thể lập trình để có được hai kênh PWM có duty >50% được hay không?

Rất mong được mọi người ủng hộ và giúp đỡ.

Thân!
goldstar09 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-08-2011, 07:07 PM   #2
lead_inovation
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Bài gửi: 19
:
Hi Goldstar09,

Hoan toan kha thi , PWM tren dspic33FJ "GS series" rat tot cho ung dung SMPS (High speed and high resolution,16-bit 120Mhz). Ban nen su dung dong GS series nay vi Microchip thiet ke chuyen cho SMPS.

Sorry vi khong co bo go tieng Viet. Hi vong giup duoc ban.
lead_inovation vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 31-08-2011, 10:15 AM   #3
goldstar09
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gửi: 18
:
Sao không thấy còn ai tham gia nữa vậy?
goldstar09 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2011, 01:39 AM   #4
cachep
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Bài gửi: 5
:
Trích:
Nguyên văn bởi goldstar09 View Post
Sao không thấy còn ai tham gia nữa vậy?
Bác goldstar làm đến đâu rồi?
Tôi đọc thấy trên Microchip họ hướng dẫn dùng dsPIC33F "GS". Dùng các dòng điều khiển động cơ chuyên dụng thì cũng không bằng được dsPIC33F "GS".
Theo bác dùng IC chuyên dụng thì có lợi hơn hay không? Theo tôi thấy nếu dsPIC33F "GS" thì có thể giảm được tối đa các linh kiện bên ngoài, và có thể dùng luôn dsPIC để như bác muốn "điều khiển mọi chức năng khác của sản phẩm".
cachep vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2011, 10:37 AM   #5
goldstar09
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gửi: 18
:
Trích:
Nguyên văn bởi cachep View Post
Bác goldstar làm đến đâu rồi?
Tôi đọc thấy trên Microchip họ hướng dẫn dùng dsPIC33F "GS". Dùng các dòng điều khiển động cơ chuyên dụng thì cũng không bằng được dsPIC33F "GS".
Theo bác dùng IC chuyên dụng thì có lợi hơn hay không? Theo tôi thấy nếu dsPIC33F "GS" thì có thể giảm được tối đa các linh kiện bên ngoài, và có thể dùng luôn dsPIC để như bác muốn "điều khiển mọi chức năng khác của sản phẩm".
Hi,

Hiện tại mình cũng chỉ là đang tiếp cận, lựa chọn giải pháp bạn ạ. Có lẽ mình sẽ dùng dòng dsPIC33 "GS". Bởi dòng này chuyên dùng cho ứng dụng SMPS (tất nhiên mình không có ý phủ nhận khả năng của các dòng dsPIC "MC", hay kể cả PIC16/18 ). Bên cạnh đó là muốn nghiên cứu về dsPIC.

Mình nghĩ dùng IC chuyên dụng hay VĐK mỗi cái đều có lợi thế riêng. Nếu chỉ dùng IC chuyên dụng thì đương nhiên phần cứng sẽ nhiều lên, có thể gặp phải sai số do linh kiện, độ mềm dẻo linh hoạt giảm đi. Còn dùng vđk thì bớt đi được phần cứng thì lại nặng về phần mềm, nhưng được cái là tăng tính thông minh cho sản phẩm. Nhưng cả hai phương án đều cần có sự thiết kế tốt về nguyên lý cũng như thiết kế mạch, nhất là khi dùng vđk để giảm thiểu nhiễu không mong muốn. Một vấn đề liên quan nữa là môi trường mà sản phẩm sẽ hoạt động, nó ảnh hưởng rất lớn đến độ bền, ổn định và việc lựa chọn giải pháp analog hay digital.

Mục đích mình muốn dùng dsPIC, tất nhiên sẽ là điều khiển mọi tính năng của sản phẩm rồi.

Thân ái,

thay đổi nội dung bởi: goldstar09, 01-09-2011 lúc 10:44 AM.
goldstar09 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2011, 02:13 PM   #6
cachep
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Bài gửi: 5
:
Bác goldstar09 làm xong cho tôi đăng kí 1 bộ DC-DC converter của bác nhé!
cachep vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-09-2011, 02:36 AM   #7
cachep
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Bài gửi: 5
:
Trích:
Nguyên văn bởi goldstar09 View Post
Hi,

Hiện tại mình cũng chỉ là đang tiếp cận, lựa chọn giải pháp bạn ạ. Có lẽ mình sẽ dùng dòng dsPIC33 "GS". Bởi dòng này chuyên dùng cho ứng dụng SMPS (tất nhiên mình không có ý phủ nhận khả năng của các dòng dsPIC "MC", hay kể cả PIC16/18 ). Bên cạnh đó là muốn nghiên cứu về dsPIC.

Mình nghĩ dùng IC chuyên dụng hay VĐK mỗi cái đều có lợi thế riêng. Nếu chỉ dùng IC chuyên dụng thì đương nhiên phần cứng sẽ nhiều lên, có thể gặp phải sai số do linh kiện, độ mềm dẻo linh hoạt giảm đi. Còn dùng vđk thì bớt đi được phần cứng thì lại nặng về phần mềm, nhưng được cái là tăng tính thông minh cho sản phẩm. Nhưng cả hai phương án đều cần có sự thiết kế tốt về nguyên lý cũng như thiết kế mạch, nhất là khi dùng vđk để giảm thiểu nhiễu không mong muốn. Một vấn đề liên quan nữa là môi trường mà sản phẩm sẽ hoạt động, nó ảnh hưởng rất lớn đến độ bền, ổn định và việc lựa chọn giải pháp analog hay digital.

Mục đích mình muốn dùng dsPIC, tất nhiên sẽ là điều khiển mọi tính năng của sản phẩm rồi.

Thân ái,
Cho tôi hỏi thêm 1 chút, trong sản phẩm của bác thì dùng nguồn 3.3VDC nuôi dsPIC từ đâu?
cachep vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-09-2011, 03:02 PM   #8
goldstar09
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gửi: 18
:
Trích:
Nguyên văn bởi cachep View Post
Cho tôi hỏi thêm 1 chút, trong sản phẩm của bác thì dùng nguồn 3.3VDC nuôi dsPIC từ đâu?
Hi,

Dạo này ít vào picvienam.com vì chủ đề này không thấy sôi nổi như bên dientuvietnam.

Vấn đề nguồn 3.3V nuôi dspic mà bạn hỏi, mình nghĩ ta có thể dùng các ic hạ nguồn 5V xuống 3.3V như lm117 chẳng hạn.
goldstar09 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-09-2011, 03:05 PM   #9
goldstar09
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gửi: 18
:
Mà không hiểu sao một số post của một số bạn trong topic này đã mất đi đâu rồi vậy mọi người ơi? Giờ vào không thấy đâu nữa.
goldstar09 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-09-2011, 11:40 AM   #10
tihon12c2
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Sep 2011
Bài gửi: 2
:
ý! đang cần tài liệu về mấy con dsPic này để làm cái bộ điều khiển động cơ servo, ai có tài liệu gì post lên cho mình với !! thank !
tihon12c2 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-11-2011, 11:57 AM   #11
metylacrylat
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gửi: 2
:
Mình cũng đang làm về dsPIC33F. mình muốn tạo xung 50Hz, nhưng vấn đề là giới hạn tần số pwm ko cho phép đạt dc tần số 50Hz, có đúng ko nhỉ?
metylacrylat vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-11-2011, 01:01 AM   #12
trungle_nt89
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Sep 2011
Bài gửi: 15
:
mình cũng đăng nghiên cứu về vấn đề này, mình dùng băm xung cho mosfet dùng trong mạch Cuk để điều khiển nạp cho acquy, có vấn đề là không biết loại diode schottly nào phù hợp, mong được chỉ giáo,
Mình mới mua GTP_USB nhưng mạch này lại không nạp được cho dspic nên muốn bán lại với giá 180k, bạn nào hứng thú thì liên hệ với mình qua mail: nktrungle@gmail.com( 01228629293/01696975748)
trungle_nt89 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-01-2012, 12:49 AM   #13
chairman_t
Đệ tử 2 túi
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gửi: 36
:
Trích:
Nguyên văn bởi goldstar09 View Post
Chào mọi người!

Hiện mình đang có dự định thực hiện một bộ DC-DC converter có sử dụng dsPIC làm bộ phát PWM và điều khiển mọi chức năng khác của sản phẩm.

Xin được hỏi mọi người, so với phương án sử dụng các IC analog chuyên dụng, thì phương án sử dụng vi điều khiển, mà cụ thể là dòng dsPIC33F, liệu có khả thi trong điều kiện sử dụng thực tế hay không?

Mình cũng chưa thạo về các họ dsPIC, thông qua tìm hiểu mình được biết, đối với các ứng dụng liên quan đến chuyển đổi năng lượng, có thể dùng dsPIC33F "GS"series đóng vai trò là bộ điều khiển mọi chức năng được tích hợp của sản phẩm. Theo các bạn, ngoài dòng dsPIC33 nêu trên, thì mình có thể thực hiện được với những dòng dsPIC33 nào khác nữa không? Đối với dòng dsPIC chuyên về điều khiển động cơ có hỗ trợ tốt cho chức năng này hay không?

Trong ứng dụng của mình, bộ DC-DC converter sử dụng kiểu push-pull (vì sử dụng điện áp từ acquy), nhưng nguyên lý hoạt động có khác kiểu push-pull thông thường một chút. Đó là duty cycle của hai kênh PWM luôn > 50% thay vì luôn < 50% trong kiểu push-pull thông thường. Có nghĩa giữa hai tín hiệu PWM không cần có khoảng dead time.

Vậy xin cho mình hỏi là, với dsPIC33 mình có thể lập trình để có được hai kênh PWM có duty >50% được hay không?

Rất mong được mọi người ủng hộ và giúp đỡ.

Thân!
bác chắc đã hoàn thành được phần này, sử dụng loại dspic nào vậy?
__________________
cao thủ không bằng tranh thủ
chairman_t vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:44 PM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam