PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Ban Điều Hành > Đóng góp ý kiến

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Đóng góp ý kiến Nơi tiếp nhận những ý kiến đóng góp của thành viên

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 16-11-2006, 08:45 AM   #8
odense
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Bài gửi: 23
:
O rất vui vì ít nhất cũng đã có thêm người quan tâm đến vấn đề này ngoài F, O, Sumo. Qua đây, O cũng nẩy ra một câu hỏi (tự hởi thì đúng hơn) rằng còn những thành viên khác của picvietnam và các bạn viếng thăm thì sao? Có phải là các bạn đó không quan tâm đến vấn đề này vì nó chẳng đáng quan tâm )
Xin trao đổi thêm với F và HA về vấn đề bản quyền và dịch thuật là thế này:

Bản Quyền:
Những gì F nói ở trên, theo O là không có tính thuyết phục và không hợp thức hóa được vấn đề. Vấn đề ở đây theo O có thể nằm từ sự nhận thức đối vấn đề bản quyền và chưa coi nó nắm ở tầm nghiêm trong. Tai sao?
- F lấy ví dụ về việc bon nước ngoài nó ăn cắp của VN từ trang www.joomlart.com và sau đó hỏi rằng ai ăn cắp ở đây ). Trước hết, O nghĩ rằng F không nên phân biết Thằng Ăn Cắp VN với Thằng Ăn Cắp Nước Ngoài mà chỉ nên hợp nhất lại là THẰNG ĂN CẮP thôi ). Đã là ăn cắp thì không thể biên minh gì cho hành động đó được và cứ căn theo luật thì là phạm tội, VN hay Nước ngoài cũng thế thôi.
- Tiếp theo, F lấy ví dụ về p2p và nhấn mạnh là nó được làm bởi bọn nước ngoài. Đúng vậy, tác giả của nó là hai thằng người Denmark và Sweden, (thêm chút thông tin vui: hai thằng này cũng là tác giả của Skype thì phải )) hai nước phát triến và sạch sẽ bậc nhất thế giới về luật pháp và sự minh bach trong luật pháp, trong đó bản quyền là một vấn đề luôn được đề cao. Tuy nhiên, p2p thì chẳng có tội gì cả và tác giả của p2p thì chẳng có phạm tội gì cả. Việc p2p ngày nay bị coi là công cụ của việc ăn cắp bản quyền nhưng không vì thế mà chúng ta có thể coi tác giả của p2p là người làm sai luật. Lỗi nằm ở người sử dụng, nhận thức của người sử dụng và mục đích sử dụng p2p mà thôi. Nó chẳng khác gi việc chúng ta thì dùng dao để thái đồ ắn nhưng thằng giết người thì nó dùng dao để giết người, vậy thì làm sao kết tội rằng tác giả sáng tạo ra con dao là có tôi được ). Và xin được nói thêm là, những sách e-book mà chúng ta có là tự việc phân tán từ những phương tiện dịch vụ như là p2p, trong đó tiếp tay chính lại từ nhưng người làm khoa học có điều kiện tập hợp thông tin, tài liệu nhưng là phân tán nó mà không có nhận thức một cách đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của người đó trong môi trường họ đang làm việc.
- Điều cuối, F có đề cấp đến việc nó chuyện với một GS người Đức và có đề cập đến việc Châu Âu đang làm gì đó cho vấn đề bản quyền và sau đó nói về WTO như một cái mốc (chắc là tham chiếu tới chuyện O lấy WTO làm ví dụ để minh chứng cho việc cần phải làm gì khi chúng ta muốn tham dự vào cuộc chơi chung, cuộc chơi có tính quốc tế). Xin được trình bày quan điểm cá nhân cho vấn đề này như sau: Thứ nhất, F nói đúng rằng là rằng ông GS Đức đó chỉ nói dông dài về vấn đề bản quyền. Đúng vậy, tại sao? Vì có thể ông ta không thật sự quan tâm lắm đến vấn đề copyright vì ông ta chỉ là nhà khoa học thuần túy. Mặt khác, theo O được biết thì bởi vì ở Châu Âu, việc giáo dục, phổ cập, và truyền bá luật pháp đã có từ khá lâu trong văn hóa sống và làm việc, và được làm ngay từ khi những đứa trẻ mới bước vào trường học. Chính vì thế, việc Nhận Thức của dân Châu Âu về nhưng vấn đề liên quan đến pháp luật rất rõ ràng và có chứng kiến về vấn đề này. Theo O, có thể ông GS này không nắm được luật cụ thể, các điều khoản ABC nào đó về bản quyền, nhưng chắc chắn ông ta nhận thức rất đúng đắn cho việc ông ta làm liên quan đến vấn đề về bản quyền, tác quyền. Và theo O cũng được biết, ở Á Châu thì sự nhận thức này lại chưa được cao như người dân Châu Âu vì nó nằm nhiều ở văn hóa sống và lạm việc, và vấn đề truyền bá cũng như minh bạch thông tin, pháp luật, kể cả nhưng nước rất phát triển như Nhật, Hàn Quốc, hay cả Singapore nữa vẫn còn nhiều yếu kém trong vấn đề này chứ không nói gì đến TQ hay VN (hai nước đứng đầu trong danh sách sổ đen của TG về vấn đề ăn cắp bàn quyền, tác quyền). Nói vậy thì cũng phải nói lạ là, không có nghĩa dân Châu Âu họ không làm sai. Sự khác biệt nằm ở chỗ họ biết đó là sai và họ phải lựa chọn cho việc chấp nhận trả giá cho cái sai đó hay không mà thôi. Nhận Thức, theo O đó là sự khác biệt chính giữa các nước Châu Âu và Á Châu. Và đề cập đến việc vào WTO, F nói cũng rất đúng rằng nó không Ngay Lập Tức thay đổi được tốc độ phát triển thông tin của VN nói riêng, và các nước khác nói chung. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc Odense đề cập đến việc VN ra nhập WTO chỉ nhấn mạnh một điều rằng: muốn được TG thừa nhân, muốn chơi được với TG thì chúng ta phải chấp nhận LUÂT CHƠI CHUNG, mà trong trường hợp của VN thì chúng ta phải theo luật chơi chung của TG là chính, thay vì chúng ta bắt TG theo luật của chúng ta ). Xin nhấn mạnh rằng, tại sao chúng ta phải mất 11 năm theo dõi, học hỏi, và cuối cùng là đàm phán để được gia nhập WTO. Câu trả lời là vì chúng ta còn thiếu quá nhiều thứ để có thể theo kịp và đáp ứng cuộc chơi này. Nói như ông Vũ Khoan hay ông Trương Đình Tuyển thì nguyên nhân chính là chung ta phải thay đổi lại cơ cấu luật pháp, phải tích lũy và phát triển năng lực (nội lực) để đáp ứng với yêu cầu mà cuộc chơi này đề ra và sự chuẩn bị đó để chúng ta không bi knock out ngay khi chúng ta ra nhập. Vi vậy, theo O thì có thể WTO không ngay lập tức thay đổi được mọi thứ nhưng việc đầu tiên nó giúp chung ta thay đổi rất nhiều về nhận thực trong việc hòa nhập và cùng phát triển với thế giới, cái mà chúng ta đang rất thiếu (nói như lời của rất nhiều lanh đạo doanh nghiệp trong nước). Và theo O thì khi đã thay đổi được nhận thức, hiểu được luật của cuộc chơi thì chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng khả năng của chúng ta (kể cả lách luật) để đạt được mục đich chúng ta muốn.

Dich Thuật:
Đầu tiên, phải nói rõ là O chưa bao giờ phản đối hay hiểu sai về lợi ích của Dich Thuật. Như đã thảo luận ở trên, Odense chỉ nhấn mạnh rằng việc sử dụng được tài liệu gốc mà không qua dich thuật là tốt nhất (ai ai cùng hiểu vấn đề này rồi) và sự phiên toái trong vấn đề bàn quyền, khả năng và kỹ năng dich thuật mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta phải nhìn nhận ở đây là MỤC ĐÍCH và HƯỚNG ĐI khi chúng ta (nói rõ là F, HA và bạn bè, tôi thì chưa xây dựng được gì cả hehe) xây dựng forum, xây dưng kho tài liệu để cho nhưng người làm khoa học và yêu thích khoa học vào đó tìm hiểu. Vậy vấn đề chúng ta cần nhìn nhận về đối tượng tham gia, phương thức xây dựng, khả năng và năng lực cho phép... để quyết định hướng làm. Odense xin phân tích vui như sau:
- Đối tượng tham gia: là các bạn trẻ đang làm khoa hoc và yêu thích khoa hoc vào để thảo luận vể robotics, về điện tử, về viên thông... Vậy ít nhất họ cũng có kiến thức, và đam mê nhất định về vấn đề này và họ chắc cũng khá quen với việc sử dụng Internet để tìm hiểu nhưng vấn đề họ cần, việc tiếp cận với Tiêng Anh, tiêng Pháp ... hay Tiếng Hàn, Nhật chắc cũng có rất nhiêu người đã làm.
- Phương thức xây dựng: tạo ra một cộng đồng và thúc đẩy cộng đông đó trong khoa học. Tạo ra một thư viện online để giúp các thành viên trong cộng đồng có thể học tập và chia sẻ từ thư viện đó. Tuy nhiên, phải thấy rằng đồng sẽ chỉ bó hẹp trong VN nếu như chúng ta dùng tiếng me. đẻ và lúc đó F hay anh HA sẽ lại đóng vai trò như tutor mà thôi, nó là vấn đề MỘT CHIỀU như Odense đề cấp trước đây ). Hơn nữa, thư viện mở thì sẽ dính đến vấn đề bản quyền, tác quyền cho các văn bản dịch và truyền bá bản dịch đó nếu như chúng ta không nắm rõ cho từng trường hợp cụ thể.
- Khả năng và kỹ năng dịch: chắc là cả F, anh HA và O đây cũng không thể nó cứng rắng tiêng anh của chúng ta Ok, chuyên môn của chúng ta cũng Ok để chúng ta có thể chuyển tải tốt được những từ bản dich gốc. Ví dụ đơn giản mà chung ta đểu biết rằng tốt hơn hết chúng ta nên đọc và hiểu tiếng nước ngoài (VD: tiếng anh) bằng tiếng anh, thay vì hiểu nó bằng tiếng me. đẻ vì có rất nhiều câu, thuật ngữ chung ta chằng thể nào dich được nó chọn vẹn sang tiếng me. đẻ của chung ta cả. Tôi nghĩ F, các admin và công tác viên tích cực của forum này đều biết và hiểu điều đó rất rõ.

Vậy, trong giới hạn của forum này, của tài liệu online kia, và dựa trên đối tượng của forum và thư viện, mục địch của forum và thư viện cũng như khả năng mà chúng ta có, chúng ta nên lựa chọn hướng đi nào để có thể phát triên cộng đồng một cách nhanh nhất ???
Odense suy nghĩ là:
- Đúng, ngôn ngữ chỉ là công cụ, không hơn không kém. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng chính là điều kiện rất cần thiết để chúng ta có thể mở toang được cánh của tri thức ra với thế giới (giống như chúng ta ra nhập WTO vậy). Xin hỏi rằng, F sang Korea học bằng tiếng gì, Odense đoán chắc đó là tiếng Anh. Xin hỏi rằng, GS của F sử dụng tiếng Anh có nhiều không, O đoán rằng, hiện giờ ông ta sử dụng nhiều chăng kém gì tiếng Hàn cả (vì ông ta phải làm việc với F, phải dậy SV nước ngoài, phải đọc sách và cập nhật kiến thức, phải trả lời email với bạn bè trên thế giới, phải tổ chức hội thảo, thuyết trình....). Rồi sinh viên bản địa của Hàn làm thế nào để học khi ông GS đó giảng bằng Tiếng Anh, mặc dù ông ta là người hàn ). Xin hỏi anh HA rằng có thể anh sang Nhật anh học bằng tiếng Nhật (ko biết bác HA có học ở Nhật không nữa, cứ lấy ví dụ vây đi), tuy nhiên GS nếu có dậy bác bằng tiếng Nhật thì sách và tài liệu cũng bằng tiếng Anh nhiều làm phải không bác? và bản thân bác thì cũng khoai tiêng anh hơn phải không? Chắc là vậy rồi vì sử dụng tiếng anh thì có thể đi hội thảo quốc tế một cách thoải mái, tìm kiếm tại liêu, thông tin cũng nhanh hơn, tiên hơn mà. Và xin được nói thêm là O đã ở Hàn 3 tháng, ở Nhật 3 tuần và tiếp xúc và làm việc với rất nhiều các nghiên cứu viên người Hàn, Nhật trong công việc cũng như ở hộ thảo. Điều mà O cảm nhận thấy và bản thân nhưng người bạn đó chia sẽ chính là sự yếu kém của họ trong vấn đề sử dụng tiêng anh, chủ yếu là nói (viết họ viêt rât tốt và hay) và họ tâm sự rằng đó là cũng đang là sự tư ti của họ khi đi ra với thế giới đó các bạn ạ. Thêm nữa rằng, F ở Hàn thì F chắc biết rằng rất nhiều Prof (có thể cả Prof của F) hầu như đều tốt nghiệp từ Mỹ, Canada, Anh..., vì sao vậy? Chắc chắn việc lựa chon các nước nói tiếng anh cũng là sự ưu tiên chính của đây bạn a. Vậy mà họ vẫn còn khá tự ti khi đi ra ngoài thế giới đó.
Và vì vậy Odense không nghĩ như F nói rằng vì Hàn thành con Rồng vì họ dich sách đâu, chỉ một phần nào thôi. Nói đúng hơn là chỉ để đáp ứng tạm thời tại một thời điểm nhất định. Có lẽ nó nằm từ chính sách giáo dục đây bạn à, mà trong đó theo O nghĩ thì việc cần thiết mà hộ làm được đó là hiệu quả hóa việc dạy và học ngôn ngữ nước ngoài, chứ không như Vn chúng ta khi mà chúng ta đều được học ít nhất 7 năm ngoại ngữ Trung Học và thêm 4 Nằm Đai học nhưng chẳng mấy bạn nói được một câu đẩy đủ ngoài I love you. Có lẽ nó là văn hóa sống và làm viêc của tưng dân tộc như Odense đề cập ở trên đó.
Nhưng, không phải vì vậy mà Odense phủ nhận đi cái hay, hay thiếu sự coi trong với tiêng Viêt đâu nhé. Tiếng viêt của chúng ta rất tuyệt đây (nhất là chuyện cười và chuyện hài VN các bác nhỉ, thâm thúy lắm). Tuy nhiên, nếu F yêu một cô nào đó người nước khác thì F chẳng phải nói I love you hay sao )))) hoặc một cô người Hàn thi không Sa rang he ah )) Hay F lại nói "Anh Yeu Em" với họ ))). Tiếp cận với thế giới nó cũng chẳng khác khác gì có cô người yêu người nước ngoài đâu các bác ạ (nói như bác Trương Đình Tuyên đề cập về vự chúng ta ra nhật WTO: "chúng ta đa cưới vợ đúng thời điểm") .

Xin được tranh luận thêm với bác HA về vấn đề dich thuật như sau:
- Đâu tiên, O đống ý với quan điểm về phát triên dịch thuật của bác và những con số thông kê cơ bản bác dưa ra là những dân chúng đúng cho vấn đề này (nếu không muốn nói là hơi quá số người có thể đọc và hiểu tai liệu bằng tiêng Anh tốt, vì rất nhiều Prof nhà mình con chưa nói được chữ TA nào mà, chính vì vậy trong luật phong Prof mới mới có thêm điểm khoản là phải thông thạo ngôn ngữ ) hơi buồn cười với yếu câu này và O chằng thấy nó cần thiết gì cho lắm, nhất là GS về VN học hoặc Hán nôm học mà lại bắt phải nói thông viết thạo 3 ngoại ngữ mà không có tiếng TQ thì phải hehe). Tuy nhiên, thời gian vần đều trôi, thế giới này vẫn phát triển, theo O, nếu chúng ta có phương án giáo dục và thúc đẩy giáo dục đúng hướng thì chỉ 20, 30 nắm nữa người Vn cũng có thể sử dụng TA, Tieng Phap... tốt chằng khác các dân tộc khác, như khối Bắc Âu chẳng hạn. Nhân đây, lấy một ví dụ buôn cười của Malaysia về vấn đề này để bác thấy: Malaysia bi chiêm đông bởi Uk vì vậy trước kia TA được sử dụng rộng rãi ở đây, kể cả trong trường học, tuy nhiên, vì đầu thập niên 80, chính phủ Malay muốn tiếng Malay được coi trong hơn và vị vậy, họ bắt các trương từ mực High School trở xuống phải dậy tiếng Malay và coi TA chỉ là ngôn ngữ nước ngoài. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thử nghiêm, nên giáo dục của hộ thụt lùi, kinh tế anh hưởng bởi sản phẩm đào tạo không đáp ứng được, đâu nhưng nắm 90, Malaysia đã thay đổi giáo dục trở lại băng TA. Tuy nhiên, khi tôi sang Malaysia thì thấy mọi người vẫn nói với nhau bằng tiếng Malay, chỉ khi tôi nói TA họ mới trả lời băng TA thôi, kể cả mấy chú lái xe Taxi cũng nói TA khá OK. Ví dụ đó nói lên điều gì, chằng có gì phải lo việc hạn chế sách vở bằng tiếng Việt và cũng chẳng sợ mất đi sự phong phú của TV, nếu chúng ta có chính sách đúng. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng tốt TA sẽ chỉ giúp chúng ta dễ hòa nhập với TG hơn mà thôi.
Và chính vì vậy, theo tối, việc dich thuật bây giờ vẫn là cần thiết nhưng chỉ để giải quyết cho nhưng người đã ko có điều kiện để học ngoại ngữ thôi (nói vui là số người tồn đọng vì thời thế) và chắc chỉ tồn tại khoăng 20-30 năm nữa là tối đa. Nếu bác để ý, thì đợt vừa rồi báo chỉ Vn có nói đến nhiều việc thành lập Đai Học Quốc Tế với việc sự dụng TA là chính để có thể mời giáo sư nước ngoài vào dậy. Rồi một số trường tiểu và trung học ở Saigon, Chu văn An ở Hanoi đã phổ cập ngoại ngữ như tiêng Anh, tiêng Nhật rồi đó sao.
Tai sao SV VN phải sang Hàn, Nhật, rồi cả Malaysia, Philipin để học bằng TA??? Tai sao chúng ra không làm gì để SV các nước khác sang VN học bằng TA nhỉ??? Tai sao không? Chúng ta phải bắt đầu như thế nào, làm gì từ bây giờ. Và chỉ với diễn đàn nhỏ này này, chúng ta nên làm gi để thúc dẩy cộng đồng hướng đến khoa học???. Tai sao chúng ta không thúc đẩy các bạn sử dụng TA nhiêu hơn, tự khám phá nhiêu hơn thay vì cần một cầu nối dich thuật ở giữa mà các bạn ấy qua trông chờ vào chẳng hạn. Tai sao chung ta không thể xóa nhòa đi Danh Giới của vấn đề NHẬN THỰC và THÓI QUEN nhỉ???

Cuối cùng, mong các bạn hiểu rằng, nhưng thảo luận của O về bản quyền, về việc dich thuật chỉ là những ý kiến chéo chiều, nhằm giúp chúng ta sáng tỏ hơn, đinh hướng đúng hơn những gì chung ta đang theo đuổi. Với ý tưởng rất hay của những forum như thế này, của tlvn, nhưng tranh luận này chì là từ suy nghi của Odense khi Odense mong muốn các bạn chọn được đường đi cho đúng để không vấp ngã trước khi tới đích.
Mong sự tranh luận và góp ý thẳng thắn.
P/S: Về việc làm thế nào để hóa giải con dao hai lưỡi như HA đề cập, Odense cũng có biết vài cách, xin được trao đổi cùng bạn sau nhé. Chúc vui!
odense vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Similar Threads
Ðề tài Người gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Một vài địa chỉ download datasheet các loại (Upd. 21/09/2005) falleaf Thực hành 3 04-08-2008 01:29 PM
Download các tài liệu về Điều khiển falleaf Điều khiển 9 12-07-2008 03:55 PM
Không download được falleaf Đóng góp ý kiến 9 30-09-2007 07:01 PM
Ngành điện tử VN được ưu tiên nhưng không có chiến lược falleaf Trao đổi ngoài luồng 0 17-06-2006 07:39 PM
Link download của tất cả tài liệu trong forum plz! vaiduakhu Đóng góp ý kiến 1 23-05-2006 09:58 AM


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:55 PM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam