PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Các Đề Tài > Luận văn tốt nghiệp

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Luận văn tốt nghiệp Nếu bạn thắc mắc vì sao chúng tôi muốn phổ biến các luận văn tốt nghiệp? Xin xem tại đây

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 21-02-2012, 08:57 AM   #1
buingocanh
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Bài gửi: 2
:
Đề tài luận văn miễn phí

1. Đặt câu hỏi: Bài luận là gì?
Sai. Câu hỏi đúng phải là: “Tại sao phải viết luận?” hay “Có cách nào không cần viết luận vẫn tốt nghiệp được không?”
Trả lời: Bài luận cần phải viết để được chấm điểm. Chấm điểm cần diễn ra để biết sinh viên hiểu vấn đề đến đâu. Điểm cần có để ghi vào tờ giấy đính kèm bằng tốt nghiệp.
Một khi đã hiểu ra rằng không có cách nào tốt nghiệp mà không cần viết luận, sinh viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chấp nhận rằng, viết luận sẽ trở thành một phần cuộc sống của mình, từ đó có cái nhìn nhân ái hơn về nó. Viết luận là cơ hội thể hiện ý tưởng và quan điểm của mình (không phải ai cũng được quyền nói ra những gì mình nghĩ), và để rèn luyện kỹ năng tổ chức và phân tích (rất cần thiết cho cuộc sống sau này).
2. Đề bài
Đọc thật kỹ đề bài, gạch dưới những từ chính, đọc lại đề bài, nhấn giọng ở những từ chính (hay gạch dưới những từ chính lần thứ hai), đọc kỹ đề bài, đọc thật kỹ, đọc… thật… kỹ…
Xin lỗi vì nhắc đi nhắc lại, bởi vì tôi đã hơn một lần (không dám nói bao nhiêu lần) bị phê là lạc đề.
3. Đọc
Đừng nghĩ tôi lạc đề vì bài đang về kỹ năng viết, sao lại xuất hiện kỹ năng đọc? Không đâu, bởi vì đọc là giai đoạn rất quan trọng trước khi viết – không có đọc thì không có viết. Vì vậy, vấn đề ở giai đoạn này trở thành “làm sao đọc có hiệu quả.”
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác chuyên về kỹ năng đọc, ở đây tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn kinh nghiệm “đối phó” của tôi.
Đọc có mục đích. Cái thuở ban đầu ngu ngơ ấy, tôi cầm cuốn nào lên cũng đọc đầy đủ, bụng nghĩ thầm không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Nhưng tôi đã lầm to, bề ngang là bề ngang mà bề dọc là bề dọc, trong cái thời buổi sách vở nhiễu nhương gác đầy thư viện thế này, chưa kịp bổ bề nào thì hạn nộp bài đã tới. Vì vậy, hãy đọc chọn lọc! Tiêu chí để chọn chính là cái đề bài. Trước tiên, chọn tài liệu từ danh mục cần đọc của môn học, rồi nếu rảnh thì tìm thêm sách từ danh mục của thư viện. Đối với sách, cầm lên, đọc tựa đề, tác giả, mở ra, năm xuất bản, mục lục, tên chương, số trang, nhảy đến trang đó, liếc liếc, lật lật, liếc liếc, liên quan đến đề bài thì cầm, không thì trả sách lại lên kệ. Đối với bài báo (thường là bản điện tử) đọc tựa đề, tác giả, tên tạp chí, năm xuất bản, bản tóm tắt, không liên quan, nhấn x để đóng, nghi ngờ liên quan, kéo chuột xuống, vừa kéo vừa liếc, vừa kéo vừa liếc.
Bắt đầu đọc thật sớm. Thường mỗi môn học, đề bài viết được cho ngay từ tuần đầu tiên, cùng với danh mục sách cần đọc của môn. Ngay lúc đó, nếu bạn đọc danh sách các đề bài để chọn, bất kỳ đề tài nào cũng đại loại như “Hãy tả cô Hoa Thị Mộng Mơ ở phố Gà Mờ” và mồ hôi bạn lấm tấm trên trán, cô Mộng Mơ là ai, phố Gà Mờ ở đâu. Chỉ có một cách để tìm ra: bắt đầu liếc ngay các tài liệu cần phải đọc của môn học đó.
Ghi chú khi đọc. Trước tiên, ghi chú tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, cứ như thể bạn sẽ gõ nó trong phần sách tham khảo ở mỗi bài viết. Sau đó thì ghi chú những nội dung khác tuỳ thích.
Một vài gợi ý khác. Có những cuốn sách dễ đọc (như truyện tranh), có những cuốn không thể nào nhai nổi (tất cả đều nằm trong danh mục sách cần đọc). Bạn cần có chiến thuật dự phòng để tiếp cận nguồn tri thức đóng kín đó. Google tên sách, tên tác giả rồi gõ thêm từ “review”, hy vọng rằng ai đó đã từng giải mã được cuốn sách sẽ chia sẻ chút ít với bạn. Hoặc vào lớp, nhìn quanh, thế nào mỗi lớp cũng sẽ có một anh chàng mắt kính thật dày, đầu tóc hơi rối, mặt mũi khôi ngô, người mà bạn nhủ thầm, “ôi, chàng sẽ ở trong trường đại học suốt đời vì cuộc đời ngoài kia rất tàn nhẫn,” bạn sẽ tìm cách tiếp cận chàng, khẽ nhắc đến tên những quyển sách kia, và chàng sẽ tự động tuôn ra nội dung quyển sách như cái máy tự động ở căng tin tuôn ra cà phê mỗi khi được bỏ tiền vào.
4. Viết
Hoá ra cái giai đoạn mà bạn tưởng là đầu tiên lại nằm tít dưới này.
Outline. Đừng bao giờ viết mà không có outline! Nếu muốn, thì cứ viết không có outline, nhưng đừng bao giờ hỏi tại sao điểm thấp.
Outline là gì? Outline là bộ xương của bài, như cơ thể con người vậy, thịt có thể đẹp, nhưng xương không vững thì đừng mong đi đứng gì được.
Bộ xương của mỗi bài luận gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận. (Đừng ngáp!) Mở bài chiểm khoảng 7-8% toàn bộ bài, kết luận 12-15%, còn lại là thân bài. Phần mở bài, sau khi à ơi đưa đẩy, bạn nhất thiết phải nói rõ mình định làm gì trong bài, nghĩa là lặp lại máy móc hay sáng tạo cái đề bài, kèm theo miêu tả bài văn sẽ gồm phần một nói về cái này, phần hai nói về cái kia, phần ba nói về cái nọ… Phần kết luận sẽ hao hao anh em cột chèo với phần mở bài, cũng lặp lại cái đề bài, tóm tắt lại những gì mình đã nói. Tuyệt đối đừng bao giờ bắt chước phim Hồng Kông câu khách bằng cách gợi ra đề tài mới trong phần kết luận.
Phần đau khổ nhất là phần thân bài. Có truyền thuyết cho rằng giáo sư chỉ đọc mở bài với kết luận thôi rồi cho điểm, nhưng trong khi đợi truyền thuyết được kiểm chứng, tốt hơn hết cứ lên kế hoạch cho phần thân bài. Đây là phần liên quan mật thiết đến phần kỹ năng đọc ở trên. Nhờ đã đọc, đã ghi chép, đã suy nghĩ, bạn mới có thể biết mình sẽ viết những gì. Lúc đọc, bạn sẽ rất hoang mang, giống như khi bạn giũ một tấm thảm cũ, bụi tung mù mịt, nhưng khi bụi lắng xuống, hy vọng bạn sẽ thấy ra cái gì đó (vài con bọ chét chẳng hạn). Hy vọng sẽ có nhiều ý tưởng nhảy ra vù vù, bạn hãy tóm lấy chúng và nhóm chúng lại, ý tưởng nào thừa thãi thì bỏ đi, đừng tham lam. Các nhóm ý tưởng sẽ là phần thân bài. Nhưng bạn phải nhớ là ý tưởng này là từ quyển sách nào nhảy ra và ghi rõ, đừng dại dột nghĩ rằng đó là ý tưởng của mình và phạm phải lỗi lầm to lớn nhất đời sinh viên là đạo văn. Và cũng đừng cãi chày cãi cối đấy là ý tưởng độc nhất vô nhị của riêng mình, bởi vì đâu đó, trong những dãy sách vô tận nằm im lìm trên kệ, một quyển sách nào đó đã nhắc đến nó rồi. Bất hạnh thay, chính ông thầy của bạn đã viết quyển sách đó. Thế thì tại sao, thay vì đưa mình ra chịu trận, bất kỳ những gì bạn nói, bạn viết, hãy tìm một bức bình phong nào đó che chở. Anh hùng Núp vẫn là anh hùng kia mà!
Ngôn ngữ. Ngôn ngữ dùng trong các bài luận thật đáng chán, nghiêm túc và cứng nhắc, không thể nào du dương, bay bổng. Biết sao được, nó vốn là vậy. Từ ngữ là da thịt của bài, đắp lên bộ xương đã có. Da thịt cũng cần đẹp, nhưng thông thường cứ theo đúng 3 phương châm sau là được,
nghiêm túc (không viết tắt, không tiếng lóng, không văn nói),
rõ ràng (ý của tôi là vầy, tôi muốn nói đúng cái ý này chứ không phải ý kia),
mạch lạc (câu sau của tôi liên quan đến câu trước, đoạn sau của tôi liên quan đến đoạn trước, cả bài của tôi là một khối thống nhất)
Nếu học ở Anh, bạn phải dùng tiếng Anh. Tiếng Anh hơi khác tiếng Mỹ. Nếu bạn đọc sách do người Mỹ viết, đôi lúc bạn gật gù tâm đắc sao mà họ viết rõ ràng dễ hiểu đến vậy. Nếu bạn đọc sách do người Anh viết, bạn vò đầu bức tóc không hiểu tác giả đang giấu điều gì sau những trang sách tiếng Anh mượt mà, đầy kín những danh từ mà bạn nghi ngờ chúng có họ hàng với tiếng Latin! Bản thân tôi luôn gặp vấn đề với những ông thầy người Anh chính gốc, đa số bài viết của tôi cao điểm hơn nếu giáo sư là người Mỹ hay người Đức. Tuy nhiên, tôi vẫn trung thành với nguyên tắc của mình. Đơn giản vì trình độ tiếng Anh của tôi không cho phép tôi bay bổng; đơn giản hơn nữa là tôi cần hiểu được mình đang viết cái gì.
5. Kiểm tra
Sau khi viết xong, nếu còn thời gian, bạn nên đọc lại và kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp, lập luận… Còn thời gian nữa thì nhờ bạn bè đọc giúp và góp ý.

Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học Mác-Lênin. Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức"[1]. Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho chúng ta bài học vô giá là: "Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng"[2]. Chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết và quan trọng khi giảng bài “ Lý luận nhận thức” giáo trình “ Triết học Mác- Lênin” cho học viên các lớp TCLLCT - HC.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, trước hết cần phải xác định rõ khái niệm thực tiễn, phân biệt nó với khái niệm hoạt động, sau đó là với khái niệm hoạt động lý luận. Trong các tài liệu khoa học, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thực tiễn, nhưng có thể nói, chưa có một ý kiến thống nhất về vấn đề này. Tính đến các quan điểm khác nhau, tôi xin trình bày vắn tắt quan điểm về khái niệm thực tiễn như sau:
Thứ nhất, thực tiễn là hình thức hoạt động đặc thù người. Khái niệm thực tiễn đặc trưng cho hoạt động sống của xã hội loài người.
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Đây là điểm khác biệt của thực tiễn so với hoạt động nhận thức.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục đích được đặt ra từ trước.
Thứ tư, thực tiễn mang tính chất lịch sử xã hội. Đó là những đặc điểm chung của thực tiễn mà nhiều tác giả đã nhất trí.
Vậy thực tiễn là gì? Theo giáo trình “ Triết học Mác- Lênin” Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
+ Là hoạt động vật chất: Con người sử dụng những công cụ vật chất, tác động vào các đối tượng vật chất
+ Có mục đích: Nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ cho cuộc sống của con người (vì vậy, thực tiễn là phương thức tồn tại đầu tiên và cơ bản của con người)
+ Mang tính xã hội: Chỉ được tiến hành trong các quan hệ xã hội
+ Tính lịch sử: Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó, bị chế ước, quy định bởi điều kiện lịch sử
Chủ*Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại không dành riêng một tác phẩm nào để nói về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng cả cuộc đời hoạt động và cống hiến cho dân, cho nước của Người là một tấm gương sáng mẫu mực về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm.
Trong các bài nói, bài viết của mình, Người dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để giúp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng: “lý luận phải liên hệ với thực tế” “lý luận phải đi đôi với thực tiễn” “lý luận kết hợp với thực hành”... Cốt lõi mà Người muốn nhấn mạnh là “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”[3]
Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm được Hồ Chí Minh chỉ ra trên tinh thần biện chứng, bổ sung cho nhau. Thực tiễn cần có lý luận soi đường, dẫn dắt chỉ đạo để không phải mò mẫm một cách mù quáng. Còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, liên hệ với thực tiễn, phục vụ cho hoạt động thực tiễn nếu không thì lý luận đó chỉ là sách vở, giáo điều.
Từ mối quan hệ đó Hồ Chí Minh cho rằng để quán triệt nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn trước hết phải khắc phục bệnh kinh nghiệm, xem thường lý luận vì lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Người chỉ rõ “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”[4] kém lý luận, không có lý luận thường dẫn tới căn bệnh giáo điều, chủ quan và làm theo kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh.
Vậy thực tiễn và hoạt động khác nhau ở điểm nào? Hoạt động hiểu theo nghĩa chung nhất là phương thức tồn tại và phát triển hiện thực lịch sử. Một số tác giả đã dựa vào câu nói của C.Mác - "Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn" - để đồng nhất hai khái niệm "thực tiễn" và "hoạt động". Câu nói mang tính nguyên tắc đó của C .Mác cần phải được hiểu là: Thực tiễn là phương thức mà con người tác động qua lại với thế giới và cải tạo thế giới đó.C. Mác đem quan điểm đó đối lập lại với quan điểm của chủ nghĩa duy vật trực quan của L.Phoiơbắc. Không phải lý luận, mà chính thực tiễn là cái tạo thành bản chất của các mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên ở trong lòng xã hội. Bản thân quan hệ lý luận cần được tách biệt và lý giải dưới dạng một thành tố không thể tách rời được của thực tiễn.
Qua đó có thể kết luận rằng phạm trù "hoạt động", xét về ngoại diên, là rộng hơn phạm trù "thực tiễn". Vậy thì vấn đề quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản nhất của hoạt động xã hội phải được hiểu như thế nào?
Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới. Kết quả của quan hệ lý luận là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình lý luận của đối tượng. Còn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật chất đối với đối tượng. Thực tiễn chỉ có mặt ở nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên thực tế, chứ không phải là trong suy nghĩ.
Vậy phải chăng thực tiễn chỉ đơn giản là sử dụng đối tượng mà không có tính chủ quan, tính hướng đích? Đây là vấn đề quan trọng để phân biệt hoạt động lý luận với thực tiễn. Đúng là thực tiễn không thể thiếu ý thức. Song luận điểm đó không chứng tỏ sự đồng nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và lý luận. Thứ nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các kết quả đã đạt được trong quá trình nhận thức trước đó. Ý thức và sản phẩm của nó, trong trường hợp này không có một giá trị độc lập, nó không có nhiệm vụ cải biến đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội. Thứ hai, đương nhiên là có một cơ chế để đưa các kết quả hoạt động lý luận vào thực tiễn. Song một điều hiển nhiên là thực tiễn cải tạo xã hội do quần chúng tiến hành đòi hỏi phải hoạch định mục đích, chương trình, phải nhận thức các nhiệm vụ chiến lược và sách lược. Chính vì vậy mà nó không thể thiếu lý luận, lý luận được tiếp biến vào các mục đích và các chương trình, phục tùng nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội.
Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực tiễn. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ).
Mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, cần được làm sáng tỏ hơn và cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ chủ thể - khách thể. Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thể. Chủ thể ở đây không đơn giản là con người có tư duy lý luận, con người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng thể các đặc trưng xã hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động đến khách thể. Hơn nữa, quan hệ lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải tạo thực tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực. Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và ý chí, thực tiễn luôn bao hàm quan hệ lý luận của chủ thể với khách thể với tư cách là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn.
Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của lý luận là có tính chất tương đối. Ví dụ, lý luận cách mạng hoàn toàn không phải là thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn xã hội, lý luận cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội. Khi tiên đoán tương lai, bản thân lý luận bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại. Lý luận hoàn thành một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội.
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, cần được-vạch rõ cả trên các bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận. Trước hết cần phải phân biệt tính chất của mối liên hệ này với tính chất của mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Vật chất có thể tồn tại thiếu ý thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu ý thức, đương nhiên là hình thức trình độ của ý thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận). Nếu các đặc tính "thứ nhất" và "thứ hai" áp dụng được vào quan hệ giữa vật chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào quan hệ giữa thực tiễn và ý thức. Nói cách khác, xét về phương diện bản thể luận, lý luận và thực tiễn tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp. Sự đối lập của chúng trong khuôn khổ của sự thống nhất này là tương đối. Mặc dù vật chất và ý thức là các mặt đối lập tương đối về mặt bản thể luận, song vật chất là tiền đề, là nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực tiễn không thể thiếu ý thức.
Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối đối lập , thì thực tiễn và lý luận lại không tuyệt đối đối lập nhau. Trong lý luận nhận thức, tri thức về đối tượng tuyệt đối độc lập với bản thân lý luận. Các nhà duy vật trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy, họ đã bất lực trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm. Nếu tuyệt đối đối lập thực tiễn với lý luận, thì chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó. Vậy, đâu là bước chuyển từ lý luận đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng được C.Mác thực hiện trong nhận thức luận chính là ở chỗ: ông đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức ở lĩnh vực mà ý thức tuyệt đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung gian, bước chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái vật chất đến cái ý niệm. Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận thức chính là do nó không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý thức về mặt nhận thức luận và do nó luôn là hệ thống những hoạt động nhằm đạt tới mục đích xác định. Do vậy, không nên tuyệt đối hoá cả tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực tiễn.
Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quán triệt nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn. Để làm được điều đó, một mặt phải ra sức học tập nâng cao trình độ lý luận và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác phải có phương pháp học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, lời nói phải đi đôi với việc làm. Người chỉ bảo “Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó trong lúc học tập lý luận chúng ta cần nhấn mạnh lý luận phải liên hệ với thực tế”[5]. Đồng thời Bác cũng nghiêm túc phê bình những cán bộ, đảng viên do chủ nghĩa cá nhân chi phối nên có động cơ học tập không đúng và người ân cần chỉ bảo “Học tập lý luận là nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng” [6]. Như vậy theo Bác học tập lý luận không phải vì mục đích lý luận thuần tuý, càng không phải vì mục đích để “có một cái vốn” để “loè thiên hạ” mà học tập trước hết để làm người rồi mới làm cán bộ và phụng sự Tổ Quốc, nhân dân cho nên đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải có thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc(7/9/1957) Hồ Chí Minh chỉ rõ “Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy vào giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”[7]
Lời chỉ bảo của Bác cho chúng ta một bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn. Trong mối quan hệ đó cần nhận thức đúng đắn vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận, vì lý luận là kết quả của sự khái quát từ thực tiễn, là sự kết tinh của thực tiễn về mặt tư duy. Một trong những biểu hiện sinh động ấy là người luôn sâu sát với thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với nhân dân. Trên cương vị Chủ Tịch Nước bộn bề công việc nhưng Bác luôn dành nhiều thời gian đi thăm hỏi, tiếp xúc với nhân dân, cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng...điều đó đủ cho thấy Bác Hồ gắn bó với quần chúng, sâu sát với thực tế, với cơ sở như thế nào.
Với tấm lòng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi chúng ta phải ra sức nghiêm túc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác “lời nói phải đi đôi với việc làm, lý luận phải gắn với thực tiễn”. Thực tiễn phong phú luôn vận động và phát triển không ngừng với những mâu thuẩn vốn có của nó, điều đó đòi hỏi thực tiễn phải thường xuyên được tổng kết một cách kịp thời để bổ sung cho lý luận, để lý luận thực sự đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn.
Đất nước ta đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhiều vấn đề mới phức tạp đang nảy sinh trong một thế giới toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc. Cùng với những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới là những vấn đề phức tạp mới nảy sinh đã và đang đặt ra trong thực tiễn, nhất là trên phương diện kinh tế như vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân, quan niệm như thế nào là bóc lột, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; hội nhập kinh tế quốc tế với bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... là những vấn đề của thực tiễn đang đặt ra cần được tiếp tục luận giải một cách khoa học để làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ngày càng có hiệu quả hơn.
Để giải quyết đúng đắn thực tiễn đang đặt ra đó đòi hỏi chúng ta phải quán triệt sâu sắc quan điểm gắn lý luận với thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, bởi lẽ lời giải cho những vấn đề đang đặt ra đó chúng ta phải tìm ở trong chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ở ngay cả trong thực tiễn đổi mới của đất nước.

NOI DUNG 2
Phương pháp luận thực tiễn ở Hồ Chí Minh cũng là sự kết hợp triết học phương Đông với triết học phương Tây và là công cụ để thực hiện các mục tiêu do hệ giá trị quy định. Nội dung cơ bản của nó là lấy thực tiễn làm căn cứ để xác định nhiệm vụ, chiến lược, sách lược và đánh giá hoạt động cách mạng. Nó không coi nhẹ nhưng cũng không tuyệt đối hoá lý luận, vì thế giúp chúng ta uyển chuyển trong hành động mà không phải từ bỏ mục đích tối cao, thống nhất trong hành động và tư tưởng mà không rơi vào giáo điều. Hồ Chủ Tịch thường nhắc nhở câu châm ngôn của người Trung Quốc: "Dĩ bất biến ứng vạn biến".
Quan điểm thực tiễn nhân đạo xuất hiện rất sớm và được thể hiện nhất quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Theo William J. Duiker, khi được Phan Bội Châu mời tham gia phong trào Đông Du, Thành hỏi cha tại sao người Nhật đạt được những thành tựu của họ về kỹ nghệ, ông Sắc đáp rằng họ học được từ phương Tây. Thành từ chối phong trào Đông Du và quyết định học tiếng Pháp, cho dù theo quan niệm lúc đó chỉ có tay sai ngoại bang mới đi học tiếng Pháp mà thôi. Cũng theo Duiker, nhiều học giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã thắc mắc tại sao một người có tư tưởng chống lại ách đô hộ của Pháp như Nguyễn Tất Thành lại từng nộp đơn xin học trường Thuộc Địa. Lời giải đáp thật ra chẳng có gì khó tìm nếu hiểu được tư tưởng của Hồ Chí Minh. Quan niệm về sáng tác là một ví dụ khác. Hồ Chí Minh luôn đặt câu hỏi: Viết cho ai, viết như thế nào, viết để làm gì. Khi cần thiết, hoặc khi sáng tác văn học thuần tuý, Hồ Chí Minh sử dụng lối văn bác học, tao nhã, đôi lúc thậm chí cầu kỳ, như trong Lời than thở của bà Trưng Trắc, Paris, hay trong thể thơ Đường. Nhưng khi cần tuyên truyền cho tầng lớp lao động, Hồ Chí Minh dùng ngôn ngữ mộc mạc, như nhiều bài trên tờ Le Paria, như truyện Giấc ngủ mười năm (1949) hay những bài vè kháng chiến. Để phổ biến Quốc tế ca, Hồ Chí Minh sẵn sàng chuyển nó thành thể lục bát.
Quan điểm thực tiễn của Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong cách tiếp cận với các học thuyết cách mạng. Hồ Chí Minh luôn coi các học thuyết chỉ là công cụ để thực hiện mục tiêu giải phong dân tộc và đem lại hoà bình, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp: "Thưa các đồng chí, trong khi các đồng chí tranh luận thì đồng bào tôi đang đau khổ, chết dần chết mòn". Sau này, trong Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin, Hồ Chủ Tịch viết: "Tôi tham gia Ðảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy- (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức... Hồi ấy, trong các chi bộ của Ðảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ hai, hay là nên tổ chức một Quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin?..Ðiều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?..Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đồng chí đã trả lời: Ðó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo...Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Ðây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!".





LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng sâu và rộng hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 7-1995, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN và nhanh chóng tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Tháng 11-1998, Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ngày 13-7-2000, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ. và hiện nay đang tích cực chuẩn bị đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Mặc dù quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại mang lại nhiều cơ hội và lợi ích rõ rệt nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức đối với mỗi quốc gia. Các nước khi tham gia vào quá trình này đều cam kết thực hiện tự do hóa thương mại nhưng trên thực tế không một nước nào, dù là nước có nền kinh tế mạnh, lại không có nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước. Và một trong những công cụ bảo hộ hữu hiệu nhất đó là sử dụng các biện pháp phi thuế quan.

Việc xây dựng chiến lược về các biện pháp phi thuế quan đóng một vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, thực lực còn rất yếu, chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp phi thuế quan cần thiết để bảo hộ một số ngành sản suất non yếu trong nước, đồng thời những biện pháp đó lại phải phù hợp với các quy định của WTO. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải cắt giảm một số hàng rào phi thuế trái với quy định của WTO để đẩy nhanh quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. Vậy, vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào? Lộ trình cắt giảm và cắt giảm những biện pháp cụ thể nào để vừa đáp ứng yêu cầu của WTO, vừa bảo vệ quyền lời của Việt Nam với ý nghĩa là một nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi? Điều này đòi hỏi phải có sự phân tích cụ thể.

Đó là lý do em chọn vấn đề “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” làm đề bài khóa luận tốt nghiệp của mình.


I.Xuất khẩu và vai trò của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu
1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu
a.Khái niệm: Xuất khẩu hàng hoá là hình thức đầu tiên của quá trình thâm nhập thị
trường quốc tế thông qua hoạt động tiêu thụ những hàng hoá được sản xuất ở trong
nước ra thị trưòng bên ngoài.
Cách đơn giản nhất để tham dự vào một thị trường quốc tế là thông qua xuất khẩu.
Việc xuất khẩu bất định kỳ/ ngẫu nhiên là một cấp độ tham gia có tính chất thụ
động qua đó công ty thỉnh thoảng xuất khẩu số lượng hàng hoá thặng dư và bán
hàng hoá cho các khách mua thường trú đang đại diện cho những công ty nước
ngoài. Việc xuất khẩu tích cực xảy ra khi công ty muốn ràng buộc vào chuyện
khuếch trương xuất khẩu sang một thị trường đặc thù nào đó. Ơí cả hai trưòng
hợp, công ty đều sản xuất tất cả các hàng hóa của mình tại trong nước. Công ty có
thể hoặc không cải tiến chúng cho thị trường xuất khẩu. Việc xuất khẩu bao hàm sự
thay đổi đôi chút về các mặt hàng, việc tổ chức, các khoản dầu tư hay nhiệm vụ của
công ty.
b. Đặc điểm của xuất khẩu
Phấn lớn các công ty bắt đầu việc mở rộng ra thị trường thế giới với tư cách là
những nhà xuất khẩu, và chỉ sau đó mới chuyển từ phương thức này sang phương
thức khác để phục vụ thị trường nước ngoài.
Việc xuất khẩu có hai ưu điểm rõ nét:
+ Tránh được đầu tư cho các hoạt động sản xuất ở nước sở tại, mà các chi phí này
thường là đáng kể.
+ Có thể thực hiện được lợi thế chi phí và lợi thế vị trí. Bằng việc sản xuất sản
phẩm ở một địa điểm tập trung và sau đó xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài
khác , công ty có thể thực hiện lợi thế qui mô đáng kể qua khối kượng bán cho thị
trường toàn cầu của mình
Hiệu quả của chiến lược xuất khẩu là nhằm hướng tới làm cho sản phẩm hàng hoá
thích ứng và thoả mãn được các nhu cầu của khách hàng và sự ưa thích của thị
trường (hoặc không bị thay đổi nếu phù hợp với thị trường). Đồng thời làm cho
chính sách giá cả, phân phối và truyền thông được liên kết chặt chẽ trong một
chiến lược marketing tổng thể.
Tuy nhiên xuất khẩu cũng có một số nhược điểm:
+ Các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ cơ sở cuả công ty ở chính quốc có thể
không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường địa phương.
+ Chi phí vận chuyển cao có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế, đặc
biệt trong trường hợp các sản phẩm cồng kềnh, hàng rào thuế quan cũng có thể làm
cho việc xuất khẩu không kinh tế.
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
Như ta đã biết cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ mua bán hàng hóa được hình thành, phát triển từ khi có sự phân công laođộng xã hội và sự trao đổi sản phẩm của lao động. Quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật khi được pháp luật điều chỉnh soạn thảo thành các điều khoản và hình thức pháp lý của nó là hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá.
Hiện nay, ở nước ta việc quy định pháp luật về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa dựa vào các văn bản: Bộ luật dân sự (28/10/1995); Luật Thương mại (10/5/1997); Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (25/9/1989) và một số văn bản khác có liên quan.
Thực tế cho thấy pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời từ năm 1989 cho tới nay cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, bởi nó có rất nhiều bất cập trong việc thi hành, bên cạnh đó thì sự ra đời của luật thương mại năm 1997 cũng quy định một số vấn đề mua bán hàng hoá với tư cách là một trong những hành vi thương mại của thương nhân. Điều đó dẫn đến nhiều mâu thuẫn, chồng chéo quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế với luật thương mại về hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá.Như vậy khi kí kết các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá các doanh nghiệp sẽ phải dựa vào những điều khoản mà văn bản pháp lý nào?Giữa 1 văn bản có hiệu lực pháp lí cao hay văn bản có hiệu lực thời gian thi hành trước hay phải áp dụng cả nhiều văn bản. Nếu áp dụng cả nhiều văn bản thì phải áp dụng như thế nào để không trái pháp luật?Bởi vậy để tiếp cận và hiểu rõ hơn về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá em xin chọn đề tài .Với đề tài nghiên cứu phân tích như trên tiểu luận có kết cấu gồm mục lục, lời mởđầu, nội dung và kết luận.
Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá; hop dong lao dong kinh te mua ban hang hoa; phan tich the nao la huy bo hop dong lao dong;

LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề nghiên cứu:
Phần lớn các ngân hàng thương mại có hai mảng dịch vụ kinh doanh
chính, đó là dịch vụ Ngân hàng bán buôn và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Cả hai
mảng dịch vụ này đều rất quan trọng đối với sự tăng trưởng phát triển của một
Ngân hàng thương mại. Nếu như dịch vụ Ngân hàng bán buôn có thể mang lại
doanh số hoạt động và phần thu nhập lớn thì dịch vụ Ngân hàng bán lẻ lại mang
lại nguồn thu nhập bền vững và ổn định. Ngoài ra, hai dịch vụ này còn có tác
dụng bổ sung cho nhau để phát triển.
Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được biết đến như chiếc cầu nối trực tiếp
khách hàng với Ngân hàng. Mà bản thân thẻ đã là cả một Ngân hàng bán lẻ, từ
khi thẻ ra đời nó đã đánh dấu sự bùng nổ của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Và được
biết đến như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hữu hiệu, với tính
năng vượt trội như nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả, tiết kiệm các chi phí. Thẻ đã
thực sự tạo tạo ra một cuộc cách mạng trong công nghệ Ngân hàng.
Mục đích nghiên cứu:
“Ứng dụng công nghệ và phát triển hàng hóa dịch vụ” - Đó là mục tiêu
lớn thứ 2 mà đề án phát triển kinh doanh ở môi trường đô thị mà Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng tới. Việc mở rộng kinh doanh dịch
vụ, phát triển ngân hàng bán lẻ, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng được Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao "trọng trách" chính cho các chi
nhánh đứng chân trên địa bàn các đô thị.

Các dự án công nghệ tin học được triển khai đã hỗ trợ quá trình giao dịch
làm tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn trên địa bàn thành phố. Nổi bật trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở khu vực đô thị trong thời gian
qua phải kể đến là hoạt động đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua
nghiệp vụ thẻ thanh toán. Cho đến nay, số lượng máy ATM được lắp đặt và đưa
vào sử dụng tại khu vực đô thị là 1.268 máy, chiếm 68% tổng số máy của toàn hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện đang hoạt động.
Phần lớn các máy ATM được lắp đặt tại trụ sở chi nhánh, khu công nghiệp lớn,
khu du lịch, nhiều tuyến phố chính, nhiều trường đại học chuyên nghiệp. Riêng
tại 5 thành phố lớn đã phát hành tới 80% tổng số thẻ ghi nợ nội địa của toàn hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Sau 10 năm không cấp phép thành lập cho bất cứ ngân hàng nào, tháng
11/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã chấp thuận về mặt
nguyên tắc với đề án thành lập ngân hàng cổ phần FPT, Bảo Việt, Liên Việt và
Tài chính dầu khí. Cuối tháng 12/2007, Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp giấy phép
của NHNN lại họp để xem xét hồ sơ xin thành lập của 5 NHTMCP khác.
Dưới sức ép cạnh tranh lớn như hiện nay, các ngân hàng đã và đang chạy
đua nhau từng xăng-ti-met. Là một Ngân hàng đang đứng vị thế dẫn đầu ngành,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng không nằm ngoài nỗi lo
mất thị phần vào tay những tập đoàn khác.
Về dịch vụ thẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam vẫn đứng sau các ngân hàng khác như ngân hàng Ngoại thương

(Vietcombank), ngân hàng CP Đông Á (Dongabank), …ở một số khu vực thị
trường thành thị.
Nhằm góp phần phát triển và gia tăng số lượng thẻ ghi nợ nội địa (thẻ
Success), đồng thời làm tăng uy tín của ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam trong tương lai. Sau một thời gian tìm hiểu về
hoạt động cũng như về dịch vụ thẻ của ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, tôi xin chọn đề tài: “Giải pháp truyền thông cổ động cho
thẻ Success của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Đề tài được thực hiện nhằm hệ thống hóa lý luận về truyền
thông cổ động theo một trình tự hợp lí. Vận dụng cơ sở lí luận để phân tích hoạt
động kinh doanh và thực trạng của hoạt động truyền thông cổ động cho sản phẩm
thẻ ATM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trên cơ
sở lí luận và nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những hạn
chế còn tồn đọng để đưa ra các giải pháp khắc phục và phát triển phù hợp với
tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu lí luận về nội dung liên quan đến truyền thông cổ
động. Thu thập, phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để hiểu về thực trạng hoạt
động kinh doanh và truyền thông cổ động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam. Xây dựng các căn cứ để đưa ra các giải pháp cho đề
tài.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: tập trung nghiên cứu về hoạt động truyền thông cổ động cho
mặt hàng là sản phẩm thẻ ATM. Tập trung nghiên cứu các công cụ truyền thông
được xem là thích hợp nhất cho hoạt động cổ động sản phẩm thẻ trong giai đoạn
hiện nay (giai đoạn năm 2008-2009)
Phạm vi nghiên cứu: đề tài đi sâu phân tích tìm ra các công cụ được
xem là thích hợp nhất đối với sản phẩm thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn này, kết hợp các công cụ để tăng
thêm hiệu quả cho toàn bộ chương trình truyền thông.
Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu được thu thập từ năm 2005-2007, các
biện pháp được áp dụng cho giai đoạn 2008-2009 và có sự điều chỉnh để phù hợp
với giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với sự vận dụng của nhiều phương pháp, bao
gồm phương pháp lý luận, thống kê, dự đoán và phương pháp nghiên cứu
marketing thực tế qua nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Bên
cạnh đó, đề tài còn sử dụng kỹ thuật xử lí SPSS, kỹ thuật biểu đồ trên phần mềm
Excel.
Lý thuyết liên quan đã sử dụng
Lý thuyết về nghiên cứu marketing,
Lý thuyết về truyền thông cổ động,
Lý thuyết về hoạt động của ngân hàng thương mại,
Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng…
Kết cấu của đề tài

Đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận thì gồm ba phần:
PHẦN I: Cơ sở lí luận về Marketing Ngân hàng và truyền thông cổ động.
PHẦN II: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng thị
trường thẻ hiện nay nói chung và thẻ Success của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn.
PHẦN III: Giải pháp truyền thông cổ động cho thẻ Success của ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn áp dụng trong giai đoạn 2008-2009.
Khi bắt gặp 1 đề NLXH, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:
1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?
* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:
- Đạo dức - nhân sinh.
- Tư tưởng văn hoá.
- Lịch sử.
- Kinh tế.
- Chính trị.
- Địa lý, môi trường.
* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.

=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.

- Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.
Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:
Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn
Luận văn khoa học là chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặc công nghệ do một người viết nhằm mục đích:
- Rèn luyện về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học;
- Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập hay một vấn đề khoa học quan tâm;
- Bảo vệ công khai trước Hội đồng hoặc được chấm để lấy bằng tốt nghiệp đại học hoặc học vị thạc sỹ, tiến sỹ

Luận văn khoa học bao gồm:

- Tiểu luận môn học, Thu hoạch (báo cáo) thực tập: là báo cáo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn tại một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận hay đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra, có độ dài không quá 30 trang;

- Khoá luận tốt nghiệp hay Đồ án tốt nghiệp: là chuyên khảo mang tính chất tổng hợp, thể nghiệm kết quả sau một khoá đào tạo đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hay khoa học kỹ thuật, được chấm hay bảo vệ để lấy bằng cử nhân hay kỹ sư, có độ dài khoảng 80 trang;

- Luận văn Thạc sỹ: là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể, chứng tỏ học viên đã nắm vững kiến thức đã học, nắm được phương pháp nghiên cứu và có kỹ năng năng thực hành về vấn đề nghiên cứu, có độ dài khoảng 100 trang và được bảo vệ trước Hội đồng để lấy học vị thạc sỹ.

Mục đích chính của luận văn là học tập, phản ánh kết quả học tập, đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện lao động khoa học nghiêm túc, độc lập, sự tìm tòi, sáng tạo của người viết, những ý tưởng khoa học của người viết. Luận văn là một công trình khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt yêu cầu:luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn; số liệu và các nguồn trích dẫn phải chính xác và đáng tin cậy; văn phong mạch lạc, chuẩn xác; được trình bày đúng quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.

Để viết một luận văn, cần tiến hành các bước sau đây:

1- Lựa chọn và đặt tên đề tài luận văn:

Đề tài luận văn có thể do Khoa, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó. Tốt hơn cả là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình.

Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế; nghe thấy sự kêu ca phàn nàn của những người khác; đi dạo …

Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài.

Để đảm bảo cho chất lượng luận văn, đề tài phải:

- Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại … ; những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …

- Có giá trị thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, quản lý … ; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của ngành, của địa phương …;

- Có tính khả thi : có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian…;

- Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu .

Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trong vì tên đề tài chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất. Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa. Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin, như:

- Vài suy nghĩ về …

- Thử bàn về …

- Về vấn đề …

- Góp phần vào …

Cách đặt tên đề tài mập mờ trên đây chỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích hợp cho một công trình khoa học, như luận văn, luận án và các công trình khoa học khác. Trong quá trình xác định tên đề tài, sinh viên nên tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo hoặc người hướng dẫn.

2- Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu:

a- Xây dựng đề cương: Trên cơ sở tên đề tài đã được thông qua, sinh viên xác định đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu cũng chính là bố cục của luận văn, bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương phải phù hợp với (thể hiện) tên đề tài; tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương; tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn … Đối với một luận văn khoa học, đề cương nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, thường gồm 3 (ba) chương.

Chương 1 thường đề cập đến những vấn đề lý luận chung, như: khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, những vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu; Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (đối với khoá luận tốt nghiệp hay luận văn thạc sỹ) …

Chương 2 thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm …

Chương 3 nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề. Trong mỗi chương không nên có quá nhiều mục lớn mà nên bố cục khoảng 3 mục.
MỤC SÁCH
1. Mở bài :
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người
- Trích dẫn câu nói
2. Thân bài :
a) Giải thích ý nghĩa câu nói :
Sách là gì ?
+ Là kho tàng tri thức :
- Về thế giới tự nhiên
- Về đời sống con người
- Về kinh nghiệm sản xuất
+ Là sản phẩm tinh thần :
- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại
- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài
- Hàng hóa có giá trị đặc biệt
+ Là người bạn tâm tình gần gũi :
- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời
- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người :
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực :
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học xã hội
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian :
- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai
- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước
b) Bình luận về tác dụng của sách
+ Sách tốt :
- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết

- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân
- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo
+ Sách xấu :
- Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng
- Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách
c) Thái độ đối với việc đọc sách :
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài
- Cần chọn sách tốt để đọc
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu
3. Kết bài :
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân mình.

"Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người"

Như vậy, ghi thành sách những hiểu biết của con người là nhu cầu của con người và nhu cầu của xã hội, để nó bảo đảm cho sự hiểu biết không bị mất đi, và được phát triển thêm. Nó giúp cho những người sau này không phải mò mẫm đề tìm ra những phương thức sống đã được phát hiện, vì tất cả phương thức đó đều được tìm thấy trong sách. Sự phát triển của khoa học là một quá trình dài và liên tục, trong đó có sự đóng góp của hết thế hệ này đến thế hệ khác, hết người này đến người khác, sách chính là cầu nối giữa họ để những người đi sau không phải mò mẫm đi tìm con đường khoa học mà những người khác đã đi trên đó..... Người ta đọc sách để có thêm kiến thức, củng cố và phát triển sự hiểu biết của mình.... Sách còn là nơi để con người truyền tải những cảm xúc của mình, những quan niệm nhân văn và xã hội ... nó là phương tiện hữu hiệu để giúp con người nhận ra và thực hiện tính nhân bản của mình, giúp con người được khai sáng. Chừng nào con người còn tồn tại thì sách (được coi như là một phương thức ghi lại sự hiểu biết, cảm xúc, quan niệm ... của con người) cũng sẽ cùng tồn tại với họ, soi sáng cho trí tuệ của họ ...
321zaq
09-03-2010, 17:49
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.
Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.
stary
14-03-2010, 14:53
Tham khảo dàn ý tại link sau: [Only registered and activated users can see links]
muasaobang_197
19-03-2010, 14:38
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.
Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.

luận văn, luận văn tốt nghiệp, luận văn miễn phí, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, kết luận báo cáo thực tập, đồ án, ebook, sách, ebook hay , sách điện tử, thư viện điện tử, hướng dẫn sử dụng photoshop, photoshop, thuế thu nhập cá nhân, biểu thuế nhập khẩu 2012, kế toán thuế, báo cáo thuế hàng tháng, kế toán tài chính, luật thuế, kế toán thuế, báo cáo thuế, kế toán, báo cáo tài chính, học kế toán trực tuyến, luật kế toán mới nhất, kế toán tổng hợp
buingocanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:16 AM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam