Trích:
Nguyên văn bởi tuoitrequaypha
Giải thích như trên là không đúng! Hehehe...Khi thay đổi chu kỳ làm việc - duty cycle (không ai gọi là "chu kỳ nhiệm vụ" như trưởng lão namqn viết trong đường link về động cơ dc của mình! hehehehe) để điều chỉnh tốc độ thì độ nhấp nhô Tr của mô-men (torque ripple) cũng thay đổi.
Lý do gì mà phần trăm của dao động tốc độ tăng lên? Với cùng một động cơ và dùng cùng tần số PWM thì giá trị phần trăm này chỉ còn phụ thuộc chủ yếu vào thông số thiết kế của bộ PID chứ ít còn phụ thuộc vào trị trung bình của điện áp đặt vào động cơ; tức là không phụ thuộc vào duty cycle nữa. Heheheheeh
|
Bạn có thể giải thích rõ hơn được không?
Liệu có khả năng khi bạn giảm duty cycle thì giá trị trung bình của điện áp phần ứng giảm xuống, nhưng độ dao động của dòng điện phần ứng vẫn như cũ không? Xét trường hợp tương tự là buck converter ở chế độ dòng điện liên tục chẳng hạn. Khi đó chẳng phải độ dao động của mômen vẫn như cũ hay sao? (Việc chọn thuật ngữ tiếng Việt cho duty cycle vẫn còn chưa được thống nhất, và ở khoa Điện của ĐHBK HCM vẫn có người gọi nó là chu kỳ nhiệm vụ, tôi chỉ là người đi sau, gọi theo cách gọi của người đi trước).
Với cùng hệ truyền động, nếu độ dao động mômen không đổi thì độ dao động tốc độ cũng không đổi, nhưng giá trị trung bình của tốc độ thì giảm đi. Như vậy chẳng phải phần trăm của độ thay đổi tốc độ so với tốc độ trung bình tăng lên hay sao?
Mời bạn cho ý kiến.
Ở đây vẫn chưa bàn gì về bộ điều khiển PID, mà chỉ nói đến hành vi của động cơ đối với phương pháp điều khiển điện áp phần ứng bằng PWM.
Thân,