![]() |
|
Tài trợ cho PIC Vietnam |
dsPIC - Bộ điều khiển tín hiệu số 16-bit Theo dự kiến của Microchip, vào khoảng năm 2011 dsPIC sẽ có doanh số lớn hơn PIC |
![]() |
|
Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
![]() |
#16 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 14
: |
Bác Namqn ah, em đang cần dùng các hàm làm việc với ma trận như MatrixAdd, MatrixScale, MatrixInvert nhưng dữ liệu của em là float, mà hình như các hàm này chỉ hỗ trợ int hoặc fractional.
Mong bác giúp đỡ. Cảm ơn bác nhiều. |
![]() |
![]() |
![]() |
#17 | |
Trưởng lão PIC bang
|
Trích:
Thanh ghi CORCON: US: Bit điều khiển dấu các phép nhân của DSP (có dấu hay không dấu) EDT: Bit điều khiển chấm dứt sớm vòng lặp DO, đọc về luôn là '0' DL<2:0>: Các bit thể hiện mức lồng của vòng lặp DO (0 đến 7) SATA: Bit cho phép thanh ghi AccA bão hòa (bị chặn) SATB: Bit cho phép thanh ghi AccB bão hòa (bị chặn) SATDW: Bit cho phép bão hòa không gian dữ liệu ghi từ DSP ACCSAT: Bit chọn chế độ bão hòa của thanh ghi tích lũy (bình thường hay siêu bão hòa) IPL3: Bit trạng thái mức ưu tiên ngắt (dùng kết hợp với IPL<2:0> trong thanh ghi trạng thái SR) PSV: Bit cho phép PSV (Program Space Visibility) trong không gian dữ liệu RND: Bit chọn chế độ làm tròn (có thiên hướng-quy ước hay không thiên hướng-hội tụ) IF: Bit chọn chế độ nhân số nguyên hay fractional Lõi DSP trong dsPIC chỉ xử lý số nguyên hay fractional, các số float sẽ được chuyển thành số fractional để xử lý, sau đó trả kết quả về dạng float trở lại. Để tăng tốc độ tính toán, dsPIC dùng 2 thanh ghi tích lũy, để load đồng thời hai toán hạng. Đây cũng là lý do để xuất hiện hai thanh ghi địa chỉ X và Y, cũng như các vùng nhớ tương ứng. Nếu dùng các lệnh DSP có đọc dữ liệu thì bắt buộc phải dùng cả hai vùng nhớ X và Y, do đó phải set up các thanh ghi XMODSRT, XMODEND, YMODSRT, và YMODEND cho chính xác. Các lệnh DSP ghi dữ liệu chỉ thông qua bus X. XMODSRT, XMODEND: các thanh ghi địa chỉ bắt đầu và kết thúc cho các bộ đệm modulo (vòng) trong không gian địa chỉ bộ nhớ dữ liệu X YMODSRT, YMODEND: các thanh ghi địa chỉ bắt đầu và kết thúc cho các bộ đệm modulo (vòng) trong không gian địa chỉ bộ nhớ dữ liệu Y Bạn xem thông tin chi tiết trong các tài liệu sau của Microchip: DS51456c: 16-bit Language Tool Libraries DS70046e: dsPIC30F Family Reference Manual DS70157b: dsPIC30F/33F Programmer's Reference Manual Về việc dùng các hàm ma trận với dữ liệu float, thư viện DSP của Microchip cung cấp hai hàm chuyển đổi giữa float và fractional, do đó bạn có thể chuyển số float thành fractional, dùng các hàm xử lý, sau đó trả lại về số float nếu bạn muốn, thông qua 2 hàm chuyển đổi này. Thân,
__________________
Biển học mênh mông, sức người có hạn. Đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ? Hãy dành ra vài phút đọc luồng sau: http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1263 |
|
![]() |
![]() |
![]() |
#18 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 14
: |
Cảm ơn bác Namqn nhiều nhé. Em đang làm luận văn đến chỗ này thì bị tắc. HIC
Bác ơi, em đã em 2 hàm Float2Fract(aVal) và Fract2Float(aval) nhưng hàm này chỉ cho chuyển số Float trong khoảng [-1;1) thì bây giờ em phải làm sao (số Float của em >1), giảm đi 10 lần à? Bác trả lời giùm em với nhé. thay đổi nội dung bởi: escapevn, 16-05-2006 lúc 02:04 AM. |
![]() |
![]() |
![]() |
#19 |
Trưởng lão PIC bang
|
Việc bạn cần làm là chuẩn hóa các giá trị (normalize), bạn dựa vào giá trị cực đại của các biến để chuẩn hóa (tức là bạn đang làm việc trong hệ đơn vị tương đối). Khi đó các biến của bạn sẽ là float trong phạm vi [-1, 1) (chú ý cái cận trên nhé).
Thân,
__________________
Biển học mênh mông, sức người có hạn. Đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ? Hãy dành ra vài phút đọc luồng sau: http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1263 |
![]() |
![]() |
![]() |
#20 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 14
: |
Bác Namqn à, cái phần normalize em đã làm xong but em thấy cái hàm Float2Fract(aVal) nó ngốn nhiều thời gian quá, đến 5888 cycles lận, còn quả Fract2Float(aVal) cũng ngốn tới 1762 cycles, tốn kém quá.
Em đang thử viết cái hàm này dựa theo AN908 (nó nói chỉ mất tất cả chỉ có 29 cycles thôi, mà có cả sample/hold nữa nhé) nhưng mà nó viết khó hiểu thật, bác có ví dụ nào về cái này không? share cho em với. ![]() thay đổi nội dung bởi: escapevn, 18-05-2006 lúc 12:44 PM. |
![]() |
![]() |
![]() |
#21 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 14
: |
Từ Float em nhân nó với 0x8000 được chứ đại ca, còn từ Fract chuyển ngược lại thì dễ rùi.
Mong sớm nhận được support của đại ca. |
![]() |
![]() |
![]() |
#22 |
Trưởng lão PIC bang
|
Hai hàm chuyển đổi giữa float và fractional của C30 được viết bằng C, do đó chúng tiêu tốn khá nhiều chu kỳ máy, nhưng nếu chúng được thực hiện chỉ khi khởi tạo các tham số thì cũng không thành vấn đề.
Tôi không nghĩ là nhân số float với 0x8000 sẽ chuyển đổi được float sang fractional (bạn hãy kiểm tra xem 0x8000 là giá trị nào trong định dạng cho số float). Nhưng nếu bạn vẫn muốn chuyển đổi nhanh giữa float và fractional, với điều kiện ràng buộc tương tự như 2 hàm của C30 (float nằm trong giữa -1 và 1, không kể giá trị 1) thì vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu định dạng của số float trong 32 bit (gồm 1 bit dấu, 8 bit cho số mũ theo cơ số 2, và 23 bit định trị), khi đó tôi tin là bạn sẽ có thể viết một đoạn chương trình cho phép chuyển đổi giữa float và fractional chỉ mất vài chục chu kỳ máy. Tôi không có thời gian để tìm hiểu kỹ hơn, nên chỉ gợi ý cho bạn như vậy thôi. Nếu bạn thử nghiệm thì nên dùng 2 hàm của C30 để khẳng định là hàm của bạn chạy tốt. Về AN908, người ta đã chuẩn hóa các phương trình ngay từ đầu, chủ yếu dùng dạng fractional trong xử lý, và tôi nghĩ họ cũng có dùng cách chuyển đổi tôi vừa nêu trên, nhưng không viết cụ thể thành một chương trình con, do đó họ có thể thực hiện được như đã khẳng định trong tài liệu. Chúc bạn thành công! Thân,
__________________
Biển học mênh mông, sức người có hạn. Đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ? Hãy dành ra vài phút đọc luồng sau: http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1263 |
![]() |
![]() |
![]() |
#23 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 14
: |
Anh Namqn à, em đã làm rồi, chuyển cả số âm và dương trong khoảng [1,-1) và thấy khi em viết không có vấn đề gì, đỡ tốn kém nhiều lắm (giảm khoảng hơn 10 lần) và em cũng đã so sánh kết quả hàm em viết với hàm của dsp.h thì thấy kết quả không sai khác là bao nhiêu (chỉ 10^-5 thôi), em nghĩ là như vậy cũng tạm ổn.
À em muốn hỏi anh là khi sử dụng các hàm với ma trận như cộng trừ nhân đảo thì có phải modify thanh ghi CORCON không? em thấy với một số ma trận đơn giản (kiểu fractional) thì em thử tính không có sai, nhưng với ma trận lớn thì chưa thử được, không biết có sao không. Mong đại ca chỉ giáo cho. |
![]() |
![]() |
![]() |
#24 |
Trưởng lão PIC bang
|
Có lẽ bạn dùng cách tương tự của AN908, các lệnh chuyển đổi mất khoảng 200 chu kỳ máy. Sai lệch của chuyển đổi float sang fractional là hiển nhiên, vì fractional chỉ có độ phân giải là
Theo tài liệu "16-bit Language Tools Libraries" của Microchip thì nhiều hàm thư viện DSP đặt chip vào chế độ làm việc đặc biệt, chúng sẽ đặt CORCON vào stack, điều chỉnh CORCON, sau đó lấy CORCON từ stack để trả về chương trình gọi khi đã thực hiện xong. Do đó bạn phải tìm hiểu xem các lệnh mà bạn dùng có xử lý thanh ghi CORCON hay không, nếu không thì bạn phải tự điều chỉnh thanh ghi CORCON cho thích hợp. Tài liệu đó cũng có đề cập đến việc hầu hết các chương trình con trong thư viện DSP sử dụng số dạng fractional 9.31 để đảm bảo độ chính xác khi tính toán, nhưng kết quả sẽ được trả về ở dạng 1.15. Cần chú ý là chương trình con tính ma trận đảo sẽ dùng số floating point ở cả đầu vào và đầu ra. Theo tôi, tùy vào độ lớn của ma trận mà bạn thực hiện scaling thích hợp để tránh việc kết quả bị tràn đối với dạng fractional 1.15, tất nhiên làm vậy thì độ chính xác sẽ bị ảnh hưởng đôi chút. Có lẽ lấy ví dụ cụ thể sẽ dễ hình dung hơn, giả sử bạn có ma trận vuông cấp 4, nếu thực hiện cộng 2 ma trận với nhau thì độ lớn của mỗi phần tử phải dưới 0.5. Nếu nhân 2 ma trận với nhau thì bạn cộng 4 tích số với nhau, mỗi tích số phải dưới 0.25, nên mỗi phần tử cũng phải có độ lớn dưới 0.5. Tôi cũng đang học dsPIC cùng với các bạn, nên không dám 'chỉ giáo' cho ai hết. Tôi rất cảm ơn nếu các bạn không dùng từ này. Thân,
__________________
Biển học mênh mông, sức người có hạn. Đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ? Hãy dành ra vài phút đọc luồng sau: http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1263 |
![]() |
![]() |
![]() |
#25 | |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 12
: |
Em dùng ds4011 truyền thông với PC. Trên PC sử dụng tiện ích HyperTerminal của Win.
- Dùng thạch anh 8MHz, PLLx4. Không hiểu sao chương trình của em ko chạy. Chương trình em bỏ chỉ dẫn đi cho dễ nhìn. Ai có mạch chạy thử giúp em chương trình này. Chương trình như sau Trích:
thay đổi nội dung bởi: pham_v_quang3i, 24-08-2006 lúc 12:30 PM. |
|
![]() |
![]() |
![]() |
#26 |
Trưởng lão PIC bang
|
Bạn thử chương trình sau nhé, tôi dùng C30 Student Edition, dịch với optimization level 1. Chương trình sau chờ nhận một ký tự qua UART1, sau đó gửi trả ký tự đã nhận cũng qua UART1.
Code:
void Init_UART1_Module(void); unsigned short temp; int main(void) { Init_UART1_Module(); while (1); } void Init_UART1_Module(void) { U1BRG = (((8000000/9600)/16)-1); //9600 bps @ Fcy = 8 MHz U1MODE = 0x8000; //Main I/O, 8-bit, no parity, 1 stop bit // U1MODE = 0x8400; //Alt I/O, 8-bit, no parity, 1 stop bit U1STA = 0x0400; //Interrupt when a character is received // U1STA = 0x04C0; //Interrupt when rec. buffer is full _U1RXIF = 0; //Clear the interrupt flag _U1RXIE = 1; //Enable UART1 Receive Interrupt IPC2bits.U1RXIP = 4; //UART1 Receiver Interrupt at priority 4 } void _ISR _U1RXInterrupt(void) { temp = U1RXREG; U1TXREG = temp; _U1RXIF = 0; //Clear the interrupt flag before returning }
__________________
Biển học mênh mông, sức người có hạn. Đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ? Hãy dành ra vài phút đọc luồng sau: http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1263 |
![]() |
![]() |
![]() |
#27 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 12
: |
Tâm sự một tý :
Em thấy C30 có nhiều cú pháp rất "loàng ngoàng", nếu mình không sử dụng các cú pháp này cũng không sao. Nhưng theo em hiểu để có được mã tối ưu thì ta nên sử dụng các cú pháp "loàng ngoàng "này. Trong " C30_Users_Guide " có viết một số kiểu cú pháp mà em đọc em chả hiểu gì. Nhưng nếu em không sử dụng các cú pháp này mà vẫn sử dụng cú pháp như C thông thường thì chương trình vẫn chạy bình thường ( Em ko nhớ là em đọc ở chỗ nào ). Vì vậy mong các đại ca thảo luận , hoặc có những câu hỏi đặt ra về một số cú pháp "loàng ngoàng" để anh em cùng trao đổi -> mới ra được vấn đề. Hoặc đại ca nào thấy không có vấn đề gì với nó thì em mong đại ca đó viết một bài tổng quan về C30 và các cú "pháp loàng" ngoàng đó. Em xin cảm ơn và hậu tạ. |
![]() |
![]() |
![]() |
#28 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 12
: |
Hôm trước em đã hỏi bác Nam một số câu hỏi , bác trả lời nhưng em chưa hiểu. Em post lại một số câu hỏi lên đây mong bác hoặc các Trưởng lão PIC bang trả lời cụ thể giúp em :
- Như em đã hỏi con 5013 của em dùng thạch anh ngoài không chạy, em thử thay bằng con 6014 ( chứ ko phải 6014A) , dùng thạch anh ngoài cũng không chạy. Cả hai trương hợp trên dùng mạch RC bên trong thì chạy, vậy em muốn hỏi, các bác đang ở trong nước , có bác nào dùng dsPIC dán ( loại có RAM lớn) lần nào chưa, nếu dùng rồi thì đó là loại gì, mua ở đâu ? Có khi nào dòng PIC này bị lỗi, hay PIC em dùng là hàng Sample , nó ko được OK lắm. - Trong "dsPIC30F Family Reference Manual" Năm 2005. Bảng 7-3 ( oscillator system -VERSION2 ) - trang 180. Bảng 7-4 ( oscillator system -VERSION3 ) - trang 182. Tùy thuộc vào giá trị của FOS<2:0>, FPR<4:0>, mà ta lựa chon nguồn clock. Em muốn hỏi . Khi nguồn ta chọn nguồn OSC là Primary , FOS<2:0> = 11; FPR<4:0>=1010 (hoặc 0001,0011 ) khác so với khi ta chọn nguồn OSC là Internal FRC ( FOS<2:0> =01) ở chỗ nào. Khác ở đây không nói đến có hay không có nhân PLL mà em muốn hỏi về bản chất. Các đại ca cứ giải thích trường hợp này thì các trường hợp EC, LPRC.... cũng tương tự - Trong file.h ở phần cuối có các chỉ dẫn config nhưng có mottj số chỉ dẫn về OSC em không hiểu Ví dụ : _FOSC(CSW_FSCM_OFF & FRC & XT_PLL16); _FOSC(CSW_FSCM_OFF & FRC & XTL); _FOSC(CSW_FSCM_OFF & FRC & FRC_PLL4); _FOSC(CSW_FSCM_OFF & LPRC & EC_PLL16); _FOSC(CSW_FSCM_OFF & LPRC & ERC); _FOSC(CSW_FSCM_OFF & LPRC & ERCIO); _FOSC(CSW_FSCM_OFF & LPRC & XT); _FOSC(CSW_FSCM_OFF & LPRC & XT_PLL4); Nguồn OSC đã là FRC thì còn có XT làm gì em ko hiểu , mong đại ca nào hiểu nói cụ thể , rõ ràng cho em. __________________________________________________ ___________ Nhân tiên đây em xin cảm ơn bác Nam vì bác đã nhiệt tình giúp đỡ em, thanks |
![]() |
![]() |
![]() |
#29 |
Đệ tử 1 túi
Tham gia ngày: Aug 2005
Bài gửi: 12
: |
Đôi lời về ngắt
Cú pháp của ngắt : - Khi khai báo sử dụng một ngắt, cú pháp khai báo đơn giản void _ISR _INT0Interrupt(void); // ngăt ngoài void _ISR _U1TXInterrupt(void) // ngắt UART void _ISR _U1RXInterrupt(void) - Trang 94 của C30_Users_Guide có định nghĩa cách khai báo đầy đủ : __attribute__((interrupt [( [ save(symbol-list)] [, irq(irqid)] [, altirq(altirqid)] [, preprologue(asm)] )] )) Trong đấy : Save : Lưu giữ biến vào của chương trình ngắt Irq : cho phép đặt vector ngắt altirq : cho phép đặt vector ngắt thay thế preprologue : cho phép insert hợp ngữ Em chỉ dịch Word - by - Word chứ chưa hiểu ý nghĩa thật sự của các mục * Trong các tài liệu hướng dẫn của microchip có một số khai báo dùng ngắt, sử dụng cú pháp trên ( trong dsPIC® Language Tools Getting Started có nhiều ví dụ về khai báo ngắt kiểu này) void __attribute__((__interrupt__(__save__(variable1,va riable2)))) _INT0Interrupt(void) /* interrupt routine code */ { /* Interrupt Service Routine code goes here */ } void __attribute__((__interrupt__)) _ADCInterrupt(void); void __attribute__((__interrupt__, __shadow__)) _T1Interrupt(void); Các đại ca ai hiểu giải thích cụ thể cho em nhé + Giải thích cụ thể về từ khóa __attribute__ , __shadow__vì em thấy nó dùng rất nhiều. + Khi nào thì mình cần dùng đầy đủ cú pháp của ngắt, em thấy dùng cú pháp đơn giản như trên cũng chẳng sao. Thanks thay đổi nội dung bởi: pham_v_quang3i, 30-08-2006 lúc 05:00 PM. |
![]() |
![]() |
![]() |
#30 | ||
Trưởng lão PIC bang
|
Trích:
Nếu bạn không dùng thạch anh ngoài được thì vẫn còn các option khác đảm bảo cho bạn có tốc độ đủ cao. Việc bạn dùng được FRC (có và không có PLL) có nghĩa là ít nhất thì chân OSC1 và khối PLL của chip làm việc tốt. Như vậy bạn có thể dùng các chế độ EC (external clock) hay ERC (RC ngoài chip). Với chế độ EC, bạn cần dùng một vi mạch dao động (đợt vừa rồi khi về nước tôi có mua được vài bộ 24.576 MHz ở chợ Nhật Tảo, tôi nghĩ là ở Hà Nội cũng có loại vi mạch dao động này). Do đó, bạn nên thử thêm các chế độ EC và ERC. Bây giờ tôi thử giải thích thêm về bảng 7-3. Các bit FPR<3:0> dùng để chọn các cấu hình khác nhau khi ta chọn primary source cho clock (tức là khi FOS<1:0> = 11, đây là chế độ mặc định, những cấu hình này cũng ảnh hưởng đến chức năng của chân OSC2. Nếu ta chọn nguồn cho clock là FRC, hay LP, hay LPRC (những nguồn này là secondary hay internal) thì các bit FPR<3:0> không có ý nghĩa vì chỉ có một cấu hình, tuy nhiên, chức năng của chân OSC2 vẫn lệ thuộc vào các FPR<3:0> như đối với trường hợp dùng primary source. Vậy có thể nói là khi ta chọn nguồn OSC là Primary , FOS<1:0> = 11; FPR<3:0> = 1010 (hay 0001, hay 0011) khác so với khi ta chọn nguồn OSC là Internal FRC ( FOS<2:0> = 01) ở chỗ Internal FRC không quan tâm đến việc FPR<3:0> = 1010 (hay 0001, hay 0011) và sẽ cấp clock cho chip bằng tần số dao động của Internal FRC, còn primary thì dùng FPR<3:0> = 1010 (hay 0001, hay 0011) để chọn hệ số nhân cho PLL, với đầu vào của PLL lấy từ Internal FRC. Nói cách khác, nếu bạn chọn Internal FRC thì bỏ qua PLL, nhưng bạn vẫn có thể dùng Internal FRC với PLL nếu bạn chọn nguồn clock cho PLL là Internal FRC (điều này không làm được với Version 1, bảng 7-2). Đây chỉ là cách phân chia các cấu hình clock thôi. Và với những giải thích ở trên, việc các cấu hình như Trích:
Hy vọng lần này tôi đã giải thích rõ hơn. Thân,
__________________
Biển học mênh mông, sức người có hạn. Đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ? Hãy dành ra vài phút đọc luồng sau: http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1263 |
||
![]() |
![]() |
![]() |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|
![]() |
||||
Ðề tài | Người gửi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới |
dsPIC Tutorial 1-Tạo và biên dịch một project (ASM30) | namqn | dsPIC - Bộ điều khiển tín hiệu số 16-bit | 16 | 22-08-2012 12:35 AM |