PDA

View Full Version : Thắc Mắc Về PWM và Điều Khiển Động cơ DC


thienmenh03
24-11-2008, 10:47 PM
Gửi bác namqn và mọi người!
Hiện nay em đang nghiên cứu về cách điều khiển động cơ DC bằng PWM. Em đã đọc qua Tutorial 5 của bác namqn, có vài điều không hiểu mong mọi người và bác namqn giải thích giúp em. Trong Tutorial có nói về việc dùng override và tạo thời gian chết (Dead time) cho chế độ dùng ngõ ra bổ phụ , em chưa rõ là tác dụng của override và việc tạo thời gian deadtime trong việc điều khiển động cơ. Em cũng có tìm hiểu về dead time và hiểu như sau: việc tạo thời gian dead time để tránh hiện tượng trùng dẫn khi điểu khiển động cơ thông qua cầu H, nhưng theo em hiểu thì chỉ cần điều khiển nửa bán cầu H là động cơ hoạt động rồi làm sao có hiện tượng trùng dẫn được, càng tìm hiểu em càng rối.Và cho em hỏi luôn là trong 1 module PWM có PWMH và PWML khi điều khiển động cơ chi cần dùng 1 chân tạo xung, vậy 2 chân đó khác nhau như thế nào khi sử dụng. Mong bác namqn và mọi người giúp đỡ, nếu có hỏi gì sai mong sửa dùm em.

namqn
25-11-2008, 12:10 AM
Gửi bác namqn và mọi người!
Hiện nay em đang nghiên cứu về cách điều khiển động cơ DC bằng PWM. Em đã đọc qua Tutorial 5 của bác namqn, có vài điều không hiểu mong mọi người và bác namqn giải thích giúp em. Trong Tutorial có nói về việc dùng override và tạo thời gian chết (Dead time) cho chế độ dùng ngõ ra bổ phụ , em chưa rõ là tác dụng của override và việc tạo thời gian deadtime trong việc điều khiển động cơ. Em cũng có tìm hiểu về dead time và hiểu như sau: việc tạo thời gian dead time để tránh hiện tượng trùng dẫn khi điểu khiển động cơ thông qua cầu H, nhưng theo em hiểu thì chỉ cần điều khiển nửa bán cầu H là động cơ hoạt động rồi làm sao có hiện tượng trùng dẫn được, càng tìm hiểu em càng rối.Và cho em hỏi luôn là trong 1 module PWM có PWMH và PWML khi điều khiển động cơ chi cần dùng 1 chân tạo xung, vậy 2 chân đó khác nhau như thế nào khi sử dụng. Mong bác namqn và mọi người giúp đỡ, nếu có hỏi gì sai mong sửa dùm em.
Dead-time để tránh trùng dẫn trong trường hợp các cặp ngõ ra là bổ phụ. Về nguyên tắc, các ngõ ra luôn có trạng thái ngược nhau (một tích cực và một không tích cực). Tuy nhiên, vì bản chất vật lý của các khóa công suất, việc bật một khóa này và tắt khóa kia của cùng một nửa cầu thường không diễn ra đồng thời, mà là khóa được bật sẽ dẫn trước khi khóa được tắt ngưng dẫn hẳn, đưa đến tình trạng trùng dẫn ở một nửa cầu và ngắn mạch nguồn.

Các cặp chân PWM cũng có thể hoạt động độc lập, khi đó người ta có thể dùng chế độ override để đặt trạng thái logic của các chân này.

Các chân PWMxH và PWMxL có thể được dùng để điều khiển một nửa cầu, gồm hai khóa công suất. Tôi không rõ bạn muốn phân biệt các chân này về phương diện nào. Hai khóa của một nửa cầu có thể được điều khiển độc lập hay bổ phụ, kiểu nào thì cũng đều cần hai tín hiệu điều khiển.

Thân,

thienmenh03
25-11-2008, 02:18 AM
Qua sự giúp đỡ của bác namqn em đã hiểu về deadtime. Còn về các chân PWMxH và PWMxL em thắc mắc là khi điều khiển động cơ thông qua cầu H, ví dụ như mình muốn động cơ quay thuận thì dùng 1 trong 2 chân PWM để điều khiển nửa cầu H là được hoặc ngược lại, vậy 2 chân PWM đều có tác dụng như nhau.Em thắc mắc có tác dụng như nhau mà lại có tới 2 chân. Em lần đầu làm về điều khiển động cơ nên không rành lắm, bác namqn có tài liệu thì cho em với.

namqn
25-11-2008, 02:38 AM
Qua sự giúp đỡ của bác namqn em đã hiểu về deadtime. Còn về các chân PWMxH và PWMxL em thắc mắc là khi điều khiển động cơ thông qua cầu H, ví dụ như mình muốn động cơ quay thuận thì dùng 1 trong 2 chân PWM để điều khiển nửa cầu H là được hoặc ngược lại, vậy 2 chân PWM đều có tác dụng như nhau.Em thắc mắc có tác dụng như nhau mà lại có tới 2 chân. Em lần đầu làm về điều khiển động cơ nên không rành lắm, bác namqn có tài liệu thì cho em với.
Xét một nửa cầu H, nút giữa hai khóa sẽ được nối vào một cực của tải (động cơ chẳng hạn). Khóa phía trên khi được bật sẽ nối cực đó của tải vào cực dương của nguồn công suất (dòng điện đi từ dương nguồn qua mạch tải), còn khóa phía dưới khi được bật sẽ nối cực đó của tải vào cực âm của nguồn công suất (dòng điện đi qua mạch tải về âm nguồn). Như vậy các khóa này có tác dụng như nhau hay không?

Cầu H cho phép điện áp đặt vào tải mang cả hai cực tính, tức là cho phép đổi chiều động cơ DC bằng cách đảo chiều điện áp phần ứng bằng mạch điện tử. Ngoài phương pháp đổi chiều này, người ta còn có thể dùng một rơle cơ khí để hoán đổi các cực của mạch tải được nối vào mạch công suất, khi đó chỉ cần dùng một khóa công suất là đủ để thực hiện việc điều chế độ rộng xung. Nên chú ý là rơle cơ khí có tốc độ đóng/ngắt thấp, độ bền không cao, dễ phát sinh tia lửa điện, ...

Thân,

thienmenh03
25-11-2008, 10:52 AM
Em sẽ thực hiện làm mạch để hiểu rõ hơn, chân thành cám ơn bác namqn.

ducphu_pro
03-10-2009, 12:48 AM
anh em nào có cách điều xung mạch cầu H cho mình xem với!!!

dung h
04-10-2009, 04:31 PM
cam ơn bác namqn về những chia sẻ bổ ích của bác cho em và mọi người!
năm nay em làm robo bọn em có dự định dùng điều khiển động cơ bằng 1 FET + 1 role
bác nói hoàn toàn đúng đó là nó đảo chiều chậm và phát sinh tia lửa điện.
vấn đề phản ứng chậm thì có thể chạm nhận được ,nhưng vấn đề đánh tia lửa điện thì nó có ảnh hưởng gì? và khắc phục như thế nao?
bác có thể so sánh mạch dùng cầu H và mạch dùng 1FET+1 ROLE về ưu nhược điểm được o?
kiến thức em còn hạn chế mong được sự giải đáp của mọi người!
thanks!

thienhaiblue
19-10-2009, 11:12 AM
Các bạn có thể tham khảo mạch này mình đã làm!
có góp ý gì các bạn cứ đưa ra trực tiếp ở đây để mình và mọi người tham khảo !
http://www.dientuvietnam.net/forums/showthread.php?p=216904#post216904