PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Robotics > Điều khiển

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Điều khiển Lý thuyết điều khiển và ứng dụng lý thuyết điều khiển trong những trường hợp thực tế

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 07-02-2006, 10:53 PM   #6
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Vì diễn đàn còn một số trục trặc về trình bày, cho nên F tạm thời viết không có các chức năng display tốt, các bạn thông cảm.

2.3. Một thí dụ về ước lượng

Chúng ta giả sử, có một chiếc xe di chuyển với vận tốc 20m/s theo một phương x. Vị trí ban đầu của xe là 0.

Khi đó, vận tốc của xe sẽ là:

v_xe(t) = 20m/s + v_s(t)

Trong đó, v_s(t) là nhiễu vận tốc đo.

Kết quả, nếu bây giờ chúng ta cần xác định vị trí của xe sau 2 phút. Và nếu, chúng ta giải sử chúng ta chỉ quan tâm đến cảm biến đo vị trí hoặc cảm biến đo vận tốc của xe. Chúng ta sẽ chỉ ra được 2 phương pháp ước lượng như sau:

a) Phương pháp 1:

^x1(0) = z1 = 0
^x1(1) = z2 (thời điểm tiếp theo)
^x1(2) = z3 (thời điểm tiếp theo nữa)
....

Đây là ước lượng vị trí của xe, chỉ nhờ vào cảm biến vị trí của xe, trong đó, zi là các giá trị vị trí xe đo được.

b) Phương pháp 2:

^x2(0) = x(0) = 0 (vị trí ban đầu của xe)
^x2(1) = 0 + 20 (vị trí tiếp theo nếu giả sử xe di chuyển với vận tốc 20m/s)
^x2(2) = ^x(1) + 20 = 0 + 20 + 20 (tiếp theo nữa)
...

Như vậy, cả hai phương pháp trên, cũng đều là một cách để chúng ta ước lượng vị trí của xe.

Vậy áp dụng lại 2.2, chúng ta sẽ thấy rằng, nếu dùng hai phương pháp ước lượng khác nhau, chúng ta cũng sẽ có các giá trị ước lượng khác nhau. Chúng ta sẽ tin cách ước lượng nào hơn?...

c) Phương pháp 3:

Vậy thì, chúng ta thử xem phương pháp ước lượng thứ ba như sau:

^x3(i) = alpha*^x1(i) + (1-alpha)*^x2(i)

Vậy các bạn có nhận xét gì về cách ước lượng này?

Một cách chung chung (không phải là tổng quát, chỉ là khái niệm sơ khởi), nhiệm vụ của bộ lọc Kalman, chính là tìm ra hệ số alpha tối ưu để tìm ^x(t) gần đúng với x(t) nhất.

Vậy nhiệm vụ của mạch lọc Kalman được phát biểu rõ hơn một chút, đó là tìm ước lượng ^x(t) gần đúng với x(t) nhất (giá trị ước lượng gần đúng với giá trị thực tế nhất) thông qua hiểu biết của chúng ta về mô hình của hệ thống.

Chúc vui.

thay đổi nội dung bởi: falleaf, 12-02-2006 lúc 01:32 PM.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Similar Threads
Ðề tài Người gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Bộ lọc Kalman dùng PIC falleaf RTOS và Thuật toán với PIC 19 30-01-2014 08:19 PM
Kalman filter: tutorial function ami Matlab-Simulink & Labview & 20-Sim 0 30-03-2006 10:58 PM


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:18 PM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam