PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Truyền thông > Giao tiếp USB, CAN, I2C, SPI, USART...

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Giao tiếp USB, CAN, I2C, SPI, USART... Những giao tiếp được tích hợp trên PIC

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 31-08-2009, 12:24 PM   #15
bqviet
PIC Bang chủ
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Bài gửi: 43
:
Trích:
Nguyên văn bởi HaiAu2005 View Post
Để phát triển những ứng dụng thởi gian thực, các phần mềm (commercial) như MATLAB/Simulink cùng các Toolboxes, LabVIEW và các Modules kèm theo không rẻ (cho dù là mua chúng dùng ở trường học với giá "mềm") và thiết bị thí nghiệm chuyên dụng cũng không rẻ, sinh viên không tự mình trang trải được, cần phải có sự hỗ trợ của trường học. Tôi nghĩ giải pháp cho sinh viên ngoài việc trường học trang bị các phòng thí nghiệm có những thiết bị cơ bản ra thì thày trò viên có thể tìm thêm những giải pháp khác.

Giải pháp dùng mã nguồn mở là một hướng tốt > tuy nhiên hướng này đòi hỏi người dùng phải có những kỹ năng lập trình ở mức độ nhất định. Câu hỏi đặt ra là:

1. Cần bao nhiêu thời gian để đào tạo một người (từ kỹ năng lập trình & kiến thức về điện/điện tử v.v... từ zero) có thể sử dụng các chương trình mã nguồn mở để có thể phát triển thành các chương trình ứng dụng cho mình?

2. Sử dụng mã nguồn mở sẽ có thể tạo ra nhiều hướng phát triển khác nhau, vậy làm thế nào để có thể tạo ra các sản phẩm chuẩn cho các ứng dụng trong công nghiệp (nghĩa là các sản phẩm của hãng này phải lắp ghép được với sản phẩm của hãng khác)?

Các bạn quan tâm hãy tiếp tục trao đổi.

Hải Âu

Theo kinh nghiệm của bqviet đào tạo vài nhóm trước đây để làm điện tàu (0) giả thiết rằng nhóm đó đã tốt nghiệp ĐHBK hoặc tương đương ngành điện cỡ trung bình khá trở lên; (1) trả lương tương ứng mức kỹ sư trên thị trường, chứ không phải mức ở trường học; (2) nhóm từ 2 tới 5 người; (3) đầy đủ tài liệu, thiết bị và linh kiện thực hành - nói chung là điều kiện cơ bản đủ; (4) người đào tạo mất khoảng 4 giờ toàn thời mỗi ngày để đào tạo và tư vấn suốt cả ngày; thì trung bình một người sẽ mất cỡ 5 tháng để bắt đầu làm việc được và 18 tháng để làm được việc - hiểu theo nghĩa bắt đầu có lợi cho nhóm làm việc. Kiến thức bao gồm: hiểu rõ bài toán và biết mình phải làm gì, làm điện tử phần cứng ở mức độ cơ bản, lập trình nhúng cho vi điều khiển hoặc lập trình C++ (chỉ 1 trong 2 cái này thôi, thông thường lập trình C++ đào tạo lâu hơn).

Cái khái niệm "chuẩn" ở đây khá là "mờ". Thông thường chẳng có hãng nào muốn tuân thủ chuẩn, họ LUÔN muốn đưa ra cái gọi là chuẩn của riêng họ để lần sau khách hàng chỉ mua sản phẩm của họ mà thôi. Hiện tượng này gọi là lock-in khách hàng và anh đừng huyễn hoặc rằng đó là chuẩn quốc tế, dù cho nó thông dụng bao nhiêu đi chăng nữa.

Đã là chuẩn quốc tế thì nó phải được ban hành bởi một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, kiểu như IEC, IEEE, ANSI, ISO, W3C ... Điều duy nhất khiến cách hãng sản xuất tuân thủ chuẩn quốc tế là vì chuẩn đó đã được chấp nhận rộng rãi và nếu không tuân thủ thì không bán được hàng. Nhưng ngay cả khi tuân thủ chuẩn quốc tế, hãng sản xuất vẫn tìm cách này khác để đưa thêm phần mở rộng của họ, cài cắm theo một cách này hay cách khác.

Trái với quan niệm thông thường rằng phần mềm tự do thì phát triển tự do không kiểm soát, cộng đồng này thực tế luôn luôn tuân thủ chuẩn quốc tế ở mức tối đa. Ví dụ Firefox và Konqueror tuân thủ tất cả các chuẩn và thỏa mãn tất cả các bài test của tổ chức W3C, trong khi Internet Explorer thì không, và tới tận bây giờ bản IE8 vẫn chưa hỗ trợ đầy đủ JavaScript, chưa hỗ trợ SVG một chút nào và còn nhiều bài test chưa qua. Chi tiết có thể tham khảo từ đây http://www.w3.org/ Tương tự, Linux tuân thủ hoàn toàn The single Unix specification (http://opengroup.org/onlinepubs/007908799/) cũng như bộ chuẩn POSIX (http://en.wikipedia.org/wiki/POSIX), trong khi WinNT và các thế hệ Windows sau mặc dù nói rằng có tuân theo POSIX nhưng thực ra không thực hiện hết. Sản phẩm của hãng Sixnet (sản xuất tại Mỹ) tuân theo chuẩn truyền thông Modbus (http://www.modbus.org/) chạy hoàn toàn bình thường với phần mềm của một ông kỹ sư vô danh tại Vinashin Electric cách nửa vòng trái đất, dù rằng trước đó ông này chưa từng sờ một lần nào vào thiết bị Sixnet. Hãng Microsoft mặc dù rất lớn và từ lâu đã cố muốn đưa định dạng DOC làm chuẩn của web và tài liệu điện tử nhưng đâu có thành công ? HTML, XML và PDF mới là chuẩn chính thức, cũng là chuẩn de-factor.

Trên đây là một vài ví dụ dù chưa nhiều, nhưng vẫn tạm chứng minh rằng, chừng nào chúng ta tuân theo cái đúng là chuẩn quốc tế thì các sản phẩm tạo ra vẫn làm việc được với nhau và với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.
bqviet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:42 AM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam